5 điều bạn cần ghi nhớ khi kinh doanh với người Nhật
Được coi là quốc gia đi đầu về các phương thức đột phá trong kinh doanh với những bí quyết rất riêng biệt, nét riêng biệt làm nên “phong cách Nhật”. Vậy nên, có 5 điều bạn cần ghi nhớ nếu kinh doanh với người Nhật.
Xã hội Nhật Bản đề cao tư tưởng theo đạo Khổng Tử kết hợp với việc tôn vinh tầng lớp võ sĩ đạo, vì vậy con người Nhật Bản có tinh thần Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí– Tín rất rõ nét, tạo nên một sự tôn ti trật tự trong xã hội. Điều này cũng thể hiện một cách rõ ràng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật.
1. Người Nhật coi trọng chữ tín
Chữ tín chính là đặc điểm nổi bật của con người nơi đất nước Mặt trời mọc. Dù làm bất kỳ việc gì, từ việc nhỏ nhất họ cũng luôn giữ chữ tín, luôn tuân thủ nguyên tắc và lời hứa với đối tác. Điều này đã mang lại sự thành công rất lớn cho người Nhật.
Với người Nhật, chữ tín trong kinh doanh và lòng tin trong những cư xử xã hội luôn được đề cao. Người Nhật luôn tin nhau bởi tính trung thực, tự giác đã trở thành văn hóa. Khách hàng luôn tin tưởng những công ty Nhật bởi cách làm chuyên nghiệp, có trách nhiệm, cam kết thực hiện đúng những gì đã hứa.
Đức tính đó được hình thành, giáo dục từ nhỏ, được rèn luyện qua thời gian. Chính vì vậy, nó không phải việc làm nhất thời mà trở thành “phong cách Nhật”.
Người Nhật đề cao tư tưởng theo đạo Khổng Tử kết hợp với việc tôn vinh tầng lớp võ sĩ đạo, vì vậy con người Nhật Bản có tinh thần Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí– Tín rất rõ nét.
Một ví dụ rõ nét nhất về tinh thần trọng chữ tín của người Nhật là câu chuyện về Fujita – công ty chuyên sản xuất dao, nĩa để cung cấp cho các công ty thực phẩm.
Theo hợp đồng, Fujita sẽ giao 3 triệu chiếc dao nĩa cho một công ty thực phẩm ở Chicago (Mỹ) vào ngày 1/9. Tuy nhiên, một vài sự cố thiết bị xảy ra khiến lô hàng chỉ được hoàn tất vào ngày 30/8, tức truớc hạn giao đúng…1 ngày. Nếu áp dụng cách giao hàng như đã thỏa thuận (vận chuyển bằng tàu, thời gian giao mất 1 tháng) đồng nghĩa với việc lô hàng không thể đến Chicago đúng hạn.
Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, công ty Fujita đã quyết định thuê trọn gói chiếc máy bay Boeing 707 để chở toàn bộ lô hàng đến công ty đối tác ở Chicago đúng hạn đã cam kết, mặc cho số tiền bỏ ra cao gấp trăm lần so với giá cước thuê tàu, và việc làm này dẫn đến lợi nhuận của Fujita bị sụt giảm nghiêm trọng.
Hành động này khiến công ty thực phẩm của Mỹ vô cùng cảm động và khâm phục. Chính vì vậy những năm sau đó, họ tiếp tục đặt mua dao nĩa của Fujita với số lượng tăng gấp đôi, gấp ba và trở thành khách hàng thân thiết của hãng trong suốt thời gian dài.
Người sáng lập công ty khóa kéo YKK Yoshida Tadao từng nói: “Không suy nghĩ cho lợi ích của khách hàng thì doanh nghiệp không thể làm ăn phát đạt. Muốn có lợi trước hết ta phải gieo mầm thiện, cho người cái thiện, sau đó cái thiện sẽ báo đáp cho ta”.
Bằng cách thẳng thắn nhận trách nhiệm, biết đặt uy tín lên trên lợi ích, lợi nhuận của công ty là cách giúp người Nhật tạo có được lòng tin và sự tín nhiệm của khách hàng.
Bên cạnh đó, việc nỗ lực khắc phục những sai sót, đồng thời duy trì chất lượng ổn định, nhất quán trong suốt quá trình dài là cách các công ty Nhật Bản chiếm được lòng tin và phát triển bền vững dù có bất kỳ biến động nào xảy ra.
Trái ngược lại hoàn toàn với câu chuyện kể trên, những ngày gần đây dư luận trong nước xôn xao vụ lùm xùm bán hàng “made in China” của thương hiệu nổi tiếng Khaisilk cho thấy ý thức kinh doanh kém và tinh thần trách nhiệm của người Việt.
2. Người Nhật coi trọng giờ hẹn
Đúng giờ là một nét văn hóa đẹp của người Nhật, nó còn thể hiện tinh thần trách nhiệm, lối sống khoa học và sự chuyện nghiệp trong công việc của một người. So với các dân tộc khác, người Nhật rất tôn trọng giờ hẹn, giờ đi làm, giờ dự tiệc hoặc giờ tham dự một buổi họp. Nên họ rất nghiêm khắc với bản thân về việc giờ giấc. Vì thế họ luôn là người đi trước và vận nước của Nhật Bản đã đổi thay diệu kỳ từ tiêu chí này.
Điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi đối chiếu lịch trình giờ tàu chạy với điểm thời gian thực tế mà tàu đến ga, hoặc khi sắp xếp một cuộc hẹn với người Nhật và luôn thấy họ đến trước giờ hẹn ít nhất 5 phút. Thói quen đó ăn sâu vào mỗi cá nhân và dần trở thành một quy tắc ngầm, một ý thức cơ bản. Người Nhật luôn tránh làm phiền người khác. Do vậy tới trễ hẹn được coi là hành vi thiếu lịch sự, làm tổn hại tới người khác. Việc đúng giờ là điều nên làm trong mọi tình huống. Vì thế mà ta có thể dễ dàng bắt gặp cảnh tượng nhân viên công ty chạy vội cho kịp giờ làm, cảnh bước chân vội vã trên khắp các đường phố Nhật.
3. Người Nhật coi trọng danh thiếp
Tại Nhật Bản, một trong những việc quan trọng trong nghi thức xã giao trong kinh doanh, đó là trao danh thiếp. Mặc dù đây chỉ là một cách giới thiệu, nhưng công việc sẽ không thể bắt đầu nếu như thủ tục này chưa hoàn thành. Trong các tình huống giao dịch kinh doanh ở Nhật, một người có địa vị thấp không nên trao đổi danh thiếp với người có địa vị cao hơn nếu không được sự giới thiệu của cấp trên của họ, điều này có nguồn gốc từ văn hóa “theo đẳng cấp” của người Nhật.
Khi trao danh thiếp nên để ý đến tư thế của người Nhật, nếu họ khom lưng nhiều, nét mặt khiêm tốn, chân thành thì chức vụ của người trao danh thiếp sẽ thấp. Ngược lại, nếu người khom lưng ít, vẻ mặt tự tin hơn thì chức vụ sẽ cao hơn.
việc quan trọng trong nghi thức xã giao trong kinh doanh, đó là trao danh thiếp. Mặc dù đây chỉ là một cách giới thiệu, nhưng công việc sẽ không thể bắt đầu nếu như thủ tục này chưa hoàn thành.
4. Người Nhật coi trọng chất lượng hàng hóa
Triết lý kinh doanh của người Nhật là nói ít, làm nhiều và sản phẩm chất lượng phải được đầu tư tỉ mỉ trong quy trình quản trị chất lượng từ khâu: lựa chọn nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, sản xuất, bảo quản, kiểm định,.. Họ quan niệm tất cả sản phẩm tạo ra phải đạt chuẩn tốt nhất. Do đó, người Nhật luôn đầu tư công nghệ cao trong quy trình sản xuất, áp dụng những quy chuẩn đánh giá sản phẩm khắt khe nhất trong bất kỳ lĩnh vực nào.
Nói về chất lượng sản phẩm, Nhật Bản luôn được nằm trong top 5 những đất nước mang lại sản phẩm hoàn hảo và độc đáo nhất, gần gũi và tiện dụng với cuộc sống con người. Cũng chính bởi vậy, hàng Nhật Bản có chất lượng rất cao, vô cùng đảm bảo và trên cả là an toàn với sức khỏe người tiêu dùng.
5. Người Nhật coi trọng gặp mặt trước khi thực hiện hợp tác
Người Nhật rất coi trọng chuyện gặp mặt trước khi bàn bạc hợp tác và rất chu đáo trong việc chăm sóc khách hàng. Việc mời ăn, đón, tiễn sân bay cũng rất được chú trọng. Trong buổi gặp mặt, họ rất coi trọng các yếu tố thể hiện sự quan tâm chăm sóc khách hàng. Nếu bạn mời họ, bạn nên chủ động mời đối tác Nhật và không để họ phải tự rót đồ uống trong suốt thời gian bữa tiệc.
Nếu bạn giao tiếp thành công trong những lần gặp ban đầu, bạn hoàn toàn có thể có được đơn đặt hàng từ công ty Nhật. Thông thường ban đầu các đơn đặt hàng có giá trị nhỏ thôi, nếu bạn giữ chữ tín và thực hiện các đơn hàng giá trị nhỏ đó một cách tốt đẹp, bạn sẽ có được đơn hàng lớn. Một khi bạn lấy được sự tin cậy của đối tác Nhật, đối tác đó sẽ trở thành khách hàng trung thành của công ty bạn.
Chân Tâm – Nhật Hạ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét