XEM BẢN ĐỒ TRUNG CỘNG THẤY GHI RÕ BẢN ĐỒ VÙNG BÁCH VIỆT CỦA CHÚNG TA BỊ GIẶC HÁN CHIẾM MÀ RƠI NƯỚC MẮT
BS Lê Văn Sắc
Vào internet, tra bản đồ nước Tầu của Trung Cộng thấy có ghi rõ bản đồ vùng lãnh thổ Bách Việt của chúng ta bị giống Hán chiếm mà rơi nước mắt, nhưng cũng chẳng biết làm gì. Ngày xưa, đọc sử biết giòng giống Bách Việt của tổ tiên mình sống tại châu thổ sông Dương Tử, đất rộng mênh mông, mà buồn não nuột. Vùng đất này rất rộng, nhưng tỉnh Quảng Đông là một trong các vùng rộng lớn nhất và vì là vùng rộng lớn như vậy nên chứa nhiều sắc dân Bách Việt. Nhưng vì không đến vùng Hoa Nam này bao giờ nên người viết chẳng biết gì rõ ràng, bèn phải tìm hỏi các người có học, từng về học trung học tại vùng Nam Hoa này. Nhờ các vị này, nên người viết mới biết vùng Quảng Đông này có nhiều sắc dân gốc Bách Việt sinh sống. Đông nhất là dân Quảng Đông, rồi đến Tiều Châu, rồi Hẹ, rồi Choang.., kế bên là Quảng Tây, Vân Nam, Phúc Kiến (bao gồm cả Đài Loan)… Theo như các vị này nói thì người Tiều Châu sống tại vùng Tây Bắc của tỉnh Quảng Đông, giáp ranh với tỉnh Quảng Tây và vì là ở sâu trong vùng phía Tây Bắc tỉnh Quảng Đông, khuất nẻo, xa biển nên người Tiều Châu thường tìm cách đi xuống, dọc theo biên giới tỉnh Quảng Tây, bọc phía Nam Quảng Đông, xuống vùng biển Hải Nam rồi vào Việt Nam nên ở Miền Bắc Việt Nam, người Tiều Châu ở Miền Bắc Việt Nam rất đông, nhưng vì không quy tụ thành nhóm (bang chúng) như ở Miền Nam Việt Nam. Nguyên do, tại Miền Nam có hiện tượng có nhiều bang chúng như bang Quảng Đông, bang Tiều Châu, bang Phúc Kiến… vì các tướng lãnh nhà Minh (là các tướng thuộc các sắc dân gốc Bách Việt ở trên đã viết) thua giặc Mãn Châu (Nhà Thanh) chạy xuống Nam Việt, được Chúa Nguyễn cho vào định cư tại vùng cực Nam của Việt Nam thời đó, sống quy tụ cùng các người cùng gốc mà thành các vùng bang chúng Tiều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông mà nổi nhất vẫn là dân Tiều Châu. Vì người Tiều Châu di dân đi đến các nơi khác nhiều hơn, đặc biệt đến Bắc Việt Nam, gần nhất, nên người Việt Nam (Ố Nàm) quen gọi người Tiều Châu là Tầu (Tiều, Châu=Tầu) lâu ngày thành quen, gọi người đến từ phía Bắc (Trung Hoa) xuống là người Tầu, lâu ngày thành quen, gọi Trung Hoa là Tầu như vậy (xin xem Việt Nam Sử Lược của cụ Trần Trọng Kim hoặc đọc lại các số báo Bạc Liêu cũ có viết về các viên tướng như Trần Thượng Xuyên, Mạc Cửu…thua trận chạy đến Việt Nam), ngoài ra cũng có một số tướng lãnh gốc Bách Việt –Tiều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến chạy xuống Đông Nam Á như Miên, Lào, Thái Lan, Mã Lai, Singapore)…
Trong các bản đồ mà Trung Hoa phổ biến về nguồn gốc Bách Việt, ta thấy rõ các dân tộc gốc Bách Việt gồm Đông Việt, Âu Việt, Tây Việt, Việt Thường, Nam Việt, Choang, Hẹ, Hải Nam… thuộc các vùng Bách Việt ấy…
Vì là đất Bách Việt cũ bị giống Hán (Chin) chiếm và cai trị nên sau này người Tây Phương đến giao thương với Trung Hoa, chỉ biết người Hán (chin) nên gọi người Trung Hoa là người Hán (Chin à Chinese), nhưng người Bách Việt vẫn nhận mình là gốc giống Bách Việt như Quảng Đông, Tiều Châu, Phúc Kiến và vẫn nói ngôn ngữ riêng của mình và các thứ tiếng ấy khá nhiều như tiếng Tiều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hẹ... Ngày xưa, khi còn học Trung Học tại Saigon, người viết cũng từng mua sách dậy tiếng Quảng Đông để học, song vì phải học để thi cử lấy bằng cấp Tú Tài và bác sĩ rất khó khăn, chương trình rất nặng nề nên đành bỏ dở, không học được… Hôm nọ, gặp một bà đi qua nhà, thấy bà nói chuyện có chữ “chế” bèn tưởng bà là người Tiều, liền hỏi bà là gốc Tiều Châu phải không thì bà ngạc nhiên rồi nói bà là gốc Quảng Đông… Người viết bèn giải thích lý do nhầm bà là người Tiều Châu vì người Tiều Châu gọi chị là chế, anh là hia, cậu là cửu, dì là ý, mợ là kiểm và bà xác nhận là người Quảng…
Tóm lại, nguồn gốc của người Nam Hoa là Bách Việt và xin đăng nguyên các bản đồ vùng Nam Hoa với các chú thích về nguồn gốc Bách Việt với các vùng Quảng Đông, Phúc Kiến, Quảng Tây, Đài Loan gồm cả các tên cũ Đông Việt, Tây Việt, Mân Việt, Choang, U Việt, Cán Việt, Dạ Lang, Tây Âu, Điền Việt, Lạc Việt, Chiêm Việt… Mong quý vị nào biết rõ hơn viết đầy đủ hơn để con cháu nhớ lại nguồn gốc dân tộc của mình.
BS Lê Văn Sắc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét