Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

TÌM HIỂU TỔ CHỨC BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ Vũ linh

Tuần qua, tình hình chiến sự lắng động, không có cuộc bầu sơ bộ nào. Diễn Đàn này lợi dụng cơ hội hưu chiến, viết lại bài về thủ tục bầu cử tổng thống Mỹ.
Phần lớn bài này đã được đăng trên Việt Báo đầu năm 2012, nhưng xin phép được đăng lại để những độc giả lần đầu tiên chú ý đến bầu cử ở Mỹ có dTÌM HIỂU TỔ CHỨC BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸịp hiểu rõ.
        Bài viết cũ nhưng được chỉnh sửa, thêm nhiều chi tiết và cập nhật.

Trong cuộc bầu tháng Mười Một năm nay, sẽ có hàng chục ngàn người được bầu vào các trách nhiệm quan trọng đủ cấp liên bang, tiểu bang và địa phương. Hầu hết các cuộc vận động tranh cử sẽ chỉ thực sự bắt đầu khoảng hai hay ba tháng trước ngày bầu thôi. Nhưng có một cuộc bầu đặc biệt đã bắt đầu từ cả năm trước rồi, đó là bầu tổng thống. Trong phạm vi bài này, chúng ta sẽ thử tìm hiểu về cuộc bầu tổng thống vì đó là cuộc bầu quan trọng nhất.

Dĩ nhiên, trong tinh thần tự do đa dạng của chính trị Mỹ, có cả chục đảng đang hoạt động, thuộc đủ mọi khuynh hướng, cũng có thể đưa ra ứng cử viên cho mọi chức vụ, kể cả chức vụ tổng thống. Trên nguyên tắc, mỗi lần bầu là có cả năm bẩy chục ứng cử viên tổng thống trên cả nước, tuy tuyệt đại đa số ứng cử viên chỉ ghi danh được trên vài tiểu bang thôi.
Trên thực tế, cuộc bầu tổng thống chỉ là cuộc bầu giữa hai chính đảng Dân Chủ và Cộng Hòa thôi. Trong lịch sử cận đại Mỹ, thỉnh thoảng cũng có được một ứng cử viên độc lập có chút hậu thuẫn như tỷ phú Ross Perot đã đạt được gần 20% phiếu, khiến TT Bush cha thua thống đốc Bill Clinton năm 1992.
Ở đây, ta tìm hiểu về thủ tục bầu cử tổng thống. Cũng phải nói ngay sinh hoạt chính trị Mỹ hết sức lỏng lẻo nhưng lại cực phức tạp, không thể nào viết cho đầy đủ trong khuôn khổ một bài báo ngắn. Những khẩu hiệu “đảng của dân nghèo” hay “đảng nhà giàu”, “đảng da trắng” hay “đảng dân thiểu số” chỉ là những khẩu hiệu thô thiển chỉ thể hiện những cái cái mánh tuyên truyền rẻ tiền. Tất cả các tổng thống DC đều là triệu phú hết, trong khi chưa có một tổng thống CH nào cắt một xu trợ cấp nào hết.
Trong nhiều bài viết gần đây, kẻ viết này đã cố tóm lược chính sách của hai đảng, trên lý thuyết cũng như thực tế, nhưng dù sao cũng vẫn chỉ là những tóm lược rất phiến diện.

Cách thức bầu bán cũng vậy, cực kỳ phức tạp, khác biệt từng tiểu bang, từng quận này đến hạt kia, và cũng tùy theo hai đảng luôn. Các ứng cử viên tổng thống phải trả bạc triệu cho các chuyên gia hiểu rõ thủ tục bầu cử của các địa phương vì đó chính là chìa khoá của thành công. Sau đó phải bỏ thêm bạc triệu để thực hiện những quảng cáo có tính đặc thù gần như cho riêng mỗi đơn vị bầu cử hay mỗi khối cử tri. TT Obama đã bỏ ra hơn bẩy trăm triệu năm 2008, và gần một tỷ năm 2012 để được đắc cử, một số tiền chưa từng thấy trong lịch sử tranh cử thế giới.
Những tổng thống đắc cử đều là những người nắm vững thể thức bầu cử cũng như nhu cầu đặc biệt của hàng ngàn đơn vị bầu cử, hàng ngàn khối cử tri khác biệt qua việc dùng những nhóm chuyên gia kiệt xuất. Ông Bush conđã không bao giờ có thể trở thành tổng thống nếu không có phụ tá Karl Rove, trong khi Obama cũng chẳng thể nào vào Nhà Trắng nếu không có cố vấn David Axelrod. Bà Hillary thua năm 2016 vì có ông giám đốc vận động tranh cử Robby Mook bị hầu hết các chuyên gia chê là quá dở.

Đặc điểm của ông Trump là ông là cố vấn cho chính ông, không cần các ông Rove hay Axelrod gì hết. Mà thắng cử đấy. Ai dám chê ông Trump dốt chính trị?
Ông đã chú tâm đặc biệt đến cử tri lao động của các tiểu bang kỹ nghệ then chốt trong vùng Đại Hồ nên đắc cử. Trong khi bà Hillary quá tự tin, lơ là những cử tri này mà lo đi kiếm cho thật nhiều phiếu khắp nơi, kể cả những tiểu bang hoàn toàn theo CH như Texas và Louisiana, vừa mất thời giờ, vừa tốn tiền vô ích. Đó chính là lý do bà được nhiều phiếu hơn nhưng không vào Tòa Bạch Ốc được. Không hiểu thể thức bầu bán thì bà không thể nào đắc cử và không đáng đắc cử, đó là thực tế chính trị Mỹ. Có khiếu nại cỡ nào cũng vô ích. Những người giờ này vẫn còn lải nhải chuyện bà Hillary được nhiều phiếu hơn cũng chỉ là những người hoặc là chẳng hiểu gì về chính trị Mỹ, hoặc là hiểu nhưng vẫn cố bám víu, tìm lý cớ bào chữa cho sự thất bại của bà Hillary.
Ở đây, phải nói ngay những thăm dò dư luận ta thấy đầy rẫy trên truyền thông cho đến nay thật ra mang rất ít ý nghiã. Tất cả tùy thuộc số cử tri thực sự đi bầu tại đâu. Đầu năm 2008, tất cả mọi thăm dò đều cho thấy bà Hillary hạ ông Obama ít ra 25 điểm. Năm 2016, vài ngày trước bầu cử, ông Trump chỉ có 2% hy gọng thắng trong khi bà Hillary có tới 98% vì tất cả các thăm dò đều cho thấy bà Hillary được khoảng 55% hậu thuẫn trong khi ông Trump được nhiều lắm là 45%. Kết quả, ai cũng đã biết rồi.
Đại diện chính thức của hai chính đảng được tuyển lựa qua các cuộc bầu gọi là sơ bộ -primaries- tức là bầu đại diện cho mỗi đảng. Như đã nói, thủ tục bầu sơ bộ khác biệt từ đảng Dân Chủ đến đảng Cộng Hoà, rồi ngay trong nội bộ một đảng, cũng khác nhau tùy tiểu bang, do đó, ở đây chỉ có thể bàn một cách tổng quát.
image.png

Khác với các đảng cộng sản, ở Mỹ chẳng có đảng nào có Bộ Chính Trị, cũng chẳng có Trung Ương Đảng hay chủ tịch hay tổng bí thư đảng gì hết. Mỗi đảng chỉ có một Ủy Ban Quốc Gia -National Committee, đóng vai trò phối hợp hết sức giới hạn là vận động gây qũy cho các ứng cử viên của đảng và phối hợp việc tranh cử của họ trên cả nước, cũng như làm trọng tài để các đồng chí cùng đảng đừng đánh nhau quá mạnh.
Cả hai chính đảng cũng chẳng có đảng viên với thẻ đảng hay phải đóng niên liễm hay tuyên thệ trung thành với đảng gì hết. Chỉ là đến ngày bầu, cử tri ghi vào phiếu bầu mình là DC hay CH hay không đảng nào cũng được.
Ủy Ban Quốc Gia chẳng đề ra cương lĩnh hay chương trình gì cho đảng hết. Chương trình hành động của mỗi đảng do một ủy ban đặc nhiệm gồm cả trăm đại diện các tiểu bang được bầu trong đại hội đảng thảo ra rồi được biểu quyết ngay trong đại hội đó luôn. Cái oái ăm của chính trị Mỹ là thiên hạ, kể cả cử tri ghi danh theo đảng, chẳng ai biết gì về chương trình của đảng, mà cái chương trình đó có khi cũng chẳng giống chương trình của ứng cử viên tổng thống chút nào, kiểu ông nói gà bà nói vịt. Chỉ cần nhìn vào hơn hai tá ông bà DC đang đánh nhau thì thấy chính đảng ở Mỹ chẳng thể nào có một chương trình hay cương lĩnh gì. Thực tế, cương lĩnh thường được viết tại đại hội, sau khi đã biết ai sẽ đại diện đảng rồi, để hợp với đường lối của người đó.

Tất cả các công dân trên 35 tuổi, sanh tại Mỹ đều có quyền ra tranh cử làm đại diện cho bất cứ đảng nào trong cuộc bầu tổng thống. Như trường hợp ông Trump, từ trước đến giờ, chưa khi nào ghi danh là theo đảng CH hết.Hay ông Bloomberg là loại cắc kè đổi màu tùy thời tiết, lúc thì ghi danh là CH khi thì độc lập, bây giờ ra tranh cử với tư thế DC.
Các ứng cử viên tự đưa ra chương trình hành động, có thể khác nhau một trời một vực so với các đồng chí cùng đảng, rồi tự tìm cách vận động lấy hậu thuẫn của cử tri, kiếm phiếu của cử tri đoàn của mỗi tiểu bang.
Tính độc lập của các ứng cử viên đưa đến nhiều tình trạng quái lạ. Năm 2000, thượng nghị sĩ DC Joe Lieberman đứng chung liên danh làm Phó TT cho ông Al Gore. Năm 2008, cũng ông Lieberman đó công khai chống Obama và đi vận động cho ứng cử viên CH McCain, và xém chút nữa đã trở hành ứng cử viên Phó TT của McCain.
Thứ tự bầu sơ bộ của các tiểu bang là đề tài tranh dành tay ba triền miên giữa các tiểu bang, các ứng cử viên, và ủy ban phối hợp của đảng. Trên căn bản, cả hai đảng đều không muốn các tiểu bang nhỏ bị lép vế, nên dành các cuộc bầu sơ đầu tiên cho các tiểu bang nhỏ, có tính tiêu biểu.
Tiểu bang đầu tiên là Iowa, miền trung nước Mỹ, rồi đến New Hampshire miền đông bắc, rồi đến Nevada miền tây, rồi South Carolina miền đông nam. Bốn tiểu bang tiên phong này sẽ bầu trong tháng Hai.
Tuy là những tiểu bang nhỏ ít dân, nhưng kết quả sẽ được truyền thông thổi phồng lên để rồi chiến thắng hay thất bại tại những nơi này sẽ có tiếng vang rất lớn. Ứng cử viên vô danh Obama năm 2008 chỉ nhờ thắng tại Iowa mà sẵn trớn đánh bại guồng máy khổng lồ của bà Hillary luôn. Dù vậy, vẫn không có nghĩa thắng tại Iowa và New Hampshire là thắng luôn. Bên CH, tại Iowa năm 2008, ông Huckabee thắng, năm 2012, ông Santorum thắng, nhưng rồi cả hai đều rớt đài sớm. Nói cách khác, tháng Hai này chỉ là tháng các ứng cử viên thực sự bắt đầu thử lửa với cử tri.
Qua tháng Ba, trong hai tuần đầu, có bầu sơ bộ tại gần hai tá tiểu bang, phần lớn là các tiểu bang miền nam có khuynh hướng bảo thủ, thành đồng của đảng CH, như Alabama, Georgia, Arkansas, Oklahoma, Tennessee, Kentucky, Kansas, Louisiana, Mississippi, và nhất là Cali và Texas. Riêng một ngày 3/3, sẽ có bầu sơ bộ tại 14 tiểu bang, tuyển ra hơn 60% đại diện đi bầu tại đại hội đảng.
Tháng Tư là tháng các cuộc bầu di chuyển lên các tiểu bang đông bắc, thường có khuynh hướng cấp tiến hơn. Những cuộc bầu quan trọng là tại Nữu Ước và Pennsylvania.
Tình trạng này đưa đến cái lủng củng là những tiểu bang có bầu sơ bộ muộn, tháng Năm hay tháng Sáu, đều không còn tiếng nói quan trọng nữa vì đến khi họ bầu thì ứng cử viên gần như đã được chọn xong từ lâu rồi. 
Ở đây, phải nói lại cho rõ ta đang bàn về bầu cử tri đoàn đại diện các tiểu bang đi dự đại hội đảng để tuyển đại điện đảng, chưa nói đến cử tri đoàn bầu tổng thống.
Hình thức bầu cử sơ bộ cũng khác biệt từ tiểu bang này qua tiểu bang khác. Có tiểu bang tổ chức bầu cử trực tiếp cho các cử tri ghi danh theo từng đảng, có tiểu bang cũng bầu trực tiếp nhưng mở rộng cho tất cả mọi người tham gia, bất kể ghi danh đảng nào, muốn bầu ai cũng được. Có tiểu bang bầu qua hình thức hội thảo nhóm –caucus- rồi bỏ phiếu nhiều vòng như Iowa, đưa đến tình trạng các ứng viên điều đình trước với nhau, nếu bị loại ở những vòng đầu thì sẽ dồn phiếu cho ai, như TNS Obama và TNS Edwards đã hợp tác với nhau để hạ bà Hillary năm 2008 tại Iowa.
Đảng CH sẽ bầu 2.509 đại biểu được phân phối theo tỷ lệ dân số của mỗi tiểu bang, và theo tỷ lệ số phiếu mỗi ứng cử viên đạt được trong cuộc bầu sơ bộ. Đảng DC sẽ tuyển lựa 3.520 đại biểu tương tự như bên CH, nhưng muốn có đại biểu, một ứng cử viên phải đạt được tối thiểu 15% phiếu trong cuộc bầu sơ bộ. Chính vì vậy mà qua hai cuộc bầu sơ bộ tại Iowa và New Hampshire vừa qua, cụ Biden và bà Warren chẳng ai có được một đại biểu nào vì chưa đạt được 15% phiếu cử tri.  
Trong lần biểu quyết bầu đầu tiên tại đại hội đảng, tất cả các đại biểu này sẽ phải bỏ phiếu cho ứng cử viên mình đại diện. Nếu không có ai có trên 50% phiếu thì các đại biểu có quyền muốn bỏ phiếu cho ai thì bỏ trong các vòng đầu phiếu sau. Đây là lúc các phe nhóm sẽ điều đình đổi chác với nhau trong hậu trường.
Riêng đảng DC, còn có thêm 795 ‘siêu đại biểu’ -super delegates- gồm các tai to mặt lớn của đảng như tất cả các thống đốc, dân biểu, nghị sĩ DC đương nhiệm, các cựu đại quan như cựu tổng thống hay đồng chí có uy tín lớn trong đảng như các cựu ứng cử viên tổng thống, phó tổng thống dù đã thất cử -như bà Hillary hay các ông John Kerry, Al Gore chẳng hạn. Các siêu đại biểu này ngay từ đầu, muốn bỏ phiếu cho ai cũng được. Đây chính là yếu tố khiến bà Hillary thua ông Obama năm 2008. Trên nguyên tắc, bà Hillary hơn phiếu đại biểu do dân bầu nhưng lại thua số phiếu 'siêu đại biểu, do đó bị cấp lãnh đạo đảng áp lực rút lui.
Đến mùa hè là hai đảng tổ chức đại hội đảng để đại diện tiểu bang đến bầu đại diện của đảng ra tranh cử tổng thống. Đại hội đảng DC năm nay sẽ được tổ chức từ 13 đến 16 tháng 7, tại Milwaukee, tiểu bang Wisconsin, và đại hội đảng CH tiếp theo một tháng sau, từ 24 đến 27 tháng 8, tại Charlotte, tiểu bang North Carolina.
Các đảng thường tổ chức đại hội tại các tiểu bang gọi là ‘xôi đậu’ -swing states, có thể ngả qua bất cứ bên nào, và lựa tiểu bang mà họ cho là quan trọng nhất.
Tại đại hội đảng, mỗi tiểu bang gửi đến đại hội một số đại biểu như đã bàn ở trên. Đại diện ra ứng cử chức phó tổng thống thường do ứng cử viên tổng thống lựa chọn tuy cũng phải được đại hội bầu cho có lệ.
Rồi đến bầu tổng thống giữa hai đảng.
Nói chung, cho đến nay, bên CH thì sáng tỏ như ban ngày vì sẽ là màn độc diễn của TT Trump. Bên DC thì mọi việc đều mù mờ. Khởi đi với hơn hai tá ứng cử viên, cho đến nay, 15 người đã rớt đài, bây giờ còn 7-8 người.
Sau khi hai đảng đã bầu đại diện chính thức, hai bên sẽ tranh chức tổng thống được tổ chức qua một cuộc phổ thông đầu phiếu mở rộng cho tất cả công dân Mỹ không phân biệt đảng phái, được cử hành trên toàn quốc ngày Thứ Ba sau ngày Thứ Hai đầu tiên của tháng Mười Một (nếu Thứ Ba là ngày đầu tiên của tháng, thì phải đợi đến Thứ Ba tuần sau). Năm nay nhằm ngày 3 tháng 11.
Cuộc bầu cử phổ thông này cũng là một cuộc bầu gián tiếp, để bầu một cử tri đoàn chính thức đại diện cho 50 tiểu bang và vài khu vực chưa phải là tiểu bang. Mỗi tiểu bang được ấn định một số đại biểu là tổng kết của số dân biểu và nghị sĩ liên bang của tiểu bang đó. Ví dụ Cali là tiểu bang lớn nhất, có 2 thượng nghị sĩ và 53 dân biểu liên bang, do đó được đại diện bởi 55 đại biểu, với 55 phiếu. Con số dân biểu được tính theo dân số được kiểm tra mỗi 10 năm, do đó hiện nay đang có tranh cãi lớn giữa hai đảng về việc kiểm tra, có thể tính di dân lậu hay không. Tiểu bang Cali là thành đồng của đảng DC, tính hay không tính di dân lậu sẽ thêm hay bớt cả chục dân biểu cho tiểu bang này, từ đó sẽ có nhiều hệ quả lớn trong các biểu quyết của Hạ Viện cũng như trong các cuộc bầu tổng thống.
Thông thường thì ứng cử viên nào thắng tại một tiểu bang sẽ lãnh hết số phiếu cử tri đoàn của tiểu bang đó. Nhưng cũng có vài tiểu bang chia số phiếu theo tỷ lệ của cuộc phổ thông đầu phiếu.
Các đại diện cử tri đoàn trên nguyên tắc phải bỏ phiếu cho ứng cử viên thắng tại tiểu bang của mình. Nhưng vấn đề này chưa có luật lệ rõ rệt. Đang có nhiều vụ thưa kiện và Tối Cao Pháp Viện có thể trong năm tới sẽ có phán quyết xem các đại diện này có bị bắt buộc phải bầu cho người được nhiều phiếu nhất trong tiểu bang hay không. Đảng DC, sau khi bà Hillary thua, đã cổ võ cho việc bắt các đại diện phải bầu cho người nào được nhiều phiếu phổ thông hơn trên toàn quốc, nhưng đề nghị này khó thành công.
Tổng cộng có 540 phiếu cử tri đoàn, kể cả 5 đại diện các nơi chưa có đại biểu tại quốc hội như Puerto Rico, Guam, District of Columbia (DC). Ứng viên nào thu được 271 phiếu sẽ đắc cử tổng thống Mỹ. Sau đó, cử tri đoàn đại diện các tiểu bang sẽ chính thức bỏ phiếu bầu tổng thống Mỹ vào đầu tháng Mười Hai. Đây mới là cuộc bầu tổng thống chính thức của Mỹ, mặc dù chỉ có tính cách chính thức hóa cuộc bầu tháng Mười Một.
Thượng Viện liên bang họp tháng Giêng để chính thức phê chuẩn và kết quả được đương kim Phó Tổng Thống kiêm Chủ Tịch Thượng Viện tuyên đọc. Chỉ sau khi phó tổng thống chính thức xác nhận thì ứng cử viên mới được coi như chính thức đắc cử.
Nếu hai bên ngang phiếu nhau với 270 phiếu, thì Hạ Viện sẽ bầu tổng thống và Thượng Viện bầu phó tổng thống. Trường hợp này chưa bao giờ xẩy ra. Trường hợp giả tưởng TT Trump và ứng cử viên của DC ngang phiếu nhau, Hạ Viện sẽ bầu ông/bà DC làm tổng thống trong khi Thượng Viện sẽ bầu ông Trump làm phó tổng thống. Chính trị Mỹ đúng là quái chiêu!
Thể thức bầu cử gián tiếp này có mục đích xác nhận Hoa Kỳ là một liên bang của 50 tiểu bang chứ không phải là một nước thuần nhất, và tổng thống là do các đại diện các tiểu bang bầu. Vì là một liên bang nên có nhu cầu phải cho các tiểu bang nhỏ hay thưa dân một tiếng nói quan trọng. Nếu chỉ dựa trên tổng số phiếu của dân chúng thì các ứng cử viên của hai đảng chỉ cần thắng lớn ở vài tiểu bang lớn như New York, Cali, New Jersey, Florida, Texas, Ohio, Illinois, Pennsylvania,... là đủ thắng trong khi hoàn toàn lơ là các tiểu bang ít dân như Dakota, Idaho, Alaska, hay nhỏ bé như Maine, Delaware. Hậu quả là mấy tiểu bang sau này có thể sẽ rời bỏ liên bang và liên bang tan vỡ.
image.png
Thể thức này hợp lý, trên căn bản có tiếng nói tương đối đồng đều cho tất cả các tiểu bang. Nhưng lại có thể đưa đến nghịch cảnh là dù lãnh được nhiều phiếu của quần chúng hơn nhưng lại vẫn có thể không đắc cử vì thua phiếu cử tri đoàn.
Chìa khoá thành công thực tế không phải là kiếm được đa số trong hơn 250 triệu phiếu của cử tri Mỹ, mà là kiếm được ít nhất 271 phiếu trong khối 540 cử tri đoàn. Bởi vậy mà bà Hillary hơn ông Trump gần ba triệu phiếu trên toàn quốc, vẫn thua ông Trump, đưa đến việc đảng DC và bà Hillary vẫn làu bàu khiến nại từ ba năm qua. Thực ra, bà Hillary thắng ông Trump tới 6 triệu phiếu riêng tại tiểu bang Cali không thôi, nhưng thua ông Trump đến 3 triệu phiếu trên 49 tiểu bang còn lại, nên tổng kết bà chỉ hơn ông Trump có 3 triệu phiếu. Do đó, có thể nói bà Hillary là tổng thống Cali trong khi ông Trump là tổng thống Mỹ.

*Phần lớn kết quả bầu cử tại các tiểu bang hiện nay đều có thể tiên đoán khá chính xác được. Trong những cuộc bầu cử gần đây, cũng như cuộc bầu năm nay chẳng hạn, Nữu Ước và Cali chắc chắn sẽ bỏ phiếu cho ứng viên DC, trong khi ứng viên CH chắc chắn sẽ thắng tại Texas và các tiểu bang miền nam. Trên căn bản chỉ có một chục tiểu bang gọi là “xôi đậu” (swing states), có thể ngả về bất cứ bên nào. Đây mới chính là những tiểu bang có tiếng nói quyết định, mà các ứng viên sẽ bỏ ít ra là 80% thời giờ và tiền bạc để vận động. Những tiểu bang “xôi đậu” lớn nhất trước đây là Florida, Ohio, North Carolina, Colorado, và Virginia. Riêng năm nay, các tiểu bang kỹ nghệ với nhiều dân lao động da trắng như Pennsylvania, Michigan, Wisconsin trước đây là thành đồng DC, đã bỏ phiếu cho ông CH Trump năm 2016, do đó bây giờ cũng biến thành nơi tranh dành giữa hai đảng.

Tính theo biến chuyển của dân số Mỹ, đảng DC càng ngày càng có nhiều cử tri, vì các khối dân thiểu số như dân nghèo, dân da màu chịu khó đẻ hơn, lại có thêm di dân tương đối nghèo vào Mỹ mỗi năm mỗi nhiều (đó chính là lý do đảng DC cổ võ cho việc nhận di dân, lậu và không lậu), trong khi các cụ da trắng thì càng ngày càng ít đi. Do đó, đảng DC muốn hủy bỏ hình thức bầu gián tiếp qua cử tri đoàn để nắm chắc phần thắng. Nhưng việc này khó thực hiện vì sẽ đưa đến sự tan vỡ của liên bang.
Trên thực tế, chuyện thay đổi này sẽ không bao giờ có được vì phải sửa Hiến Pháp, đòi hỏi hai phần ba các tiểu bang (34) chấp nhận trong khi hiện nay đảng DC chỉ kiểm soát được có 20 tiểu bang.
Vũ Linh

Thủ Tục Bầu Tổng Thống

Thủ Tục Bầu Đại Diện Đảng


--
************************************
DIỄN ĐÀN PHỤNG SỰ XÃ HỘI
************************************

Muốn gia nhập: PhungSuXaHoi+subscribe@googlegroups.com
Muốn đăng bài: PhungSuXaHoi@googlegroups.com
---
Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "Phụng Sự Xã Hội".
Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến PhungSuXaHoi+unsubscribe@googlegroups.com.
Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/PhungSuXaHoi/DM6PR06MB5593001688295B03F3E24DC7DEEE0%40DM6PR06MB5593.namprd06.prod.outlook.com.

'Janey My' via Phụng Sự Xã Hội

2:05 AM (9 hours ago)
to PhungSuXaHoiGDPHClbSVDDVN-TDlongtien@yahoogroups.comHNCGroupNguyenTraiTHAOLUAN9phungsuxahoi
Trích từ bài viết của Anh Vũ Linh ..... 

      Trong khi bà Hillary quá tự tin, lơ là những cử tri này mà lo đi kiếm cho thật nhiều phiếu khắp nơi, kể cả những tiểu bang hoàn toàn theo CH như Texas và Louisiana, vừa mất thời giờ, vừa tốn tiền vô ích. Đó chính là lý do bà được nhiều phiếu hơn nhưng không vào Tòa Bạch Ốc được. Không hiểu thể thức bầu bán thì bà không thể nào đắc cử và không đáng đắc cử, đó là thực tế chính trị Mỹ. Có khiếu nại cỡ nào cũng vô ích. Những người giờ này vẫn còn lải nhải chuyện bà Hillary được nhiều phiếu hơn cũng chỉ là những người hoặc là chẳng hiểu gì về chính trị Mỹ, hoặc là hiểu nhưng vẫn cố bám víu, tìm lý cớ bào chữa cho sự thất bại của bà Hillary.

Phải chi thời đó Bà Hillary nhờ Anh Vũ Linh làm cố vấn đặc biệt trong bầu cử thì Bà Hillaty đã trở thành Tổng Thống Mỹ rối

Janet My

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét