Thứ Tư, 3 tháng 4, 2019

“Nha Trang không có ngày về !”

Nhân đọc:
Nha Trang không có ngày về !
" Đọc mà cảm thấy xót xa, ngao ngán trên mảnh đất quê hương thân yêu đã bị “Bầy Heo Xổng Chuồng” (Tên gọi trong bút ký của côEcho Wang do Marie Gil Migullas chuyển sang tiếng Anh: Pigs on the Loose: Chinese Tour Groups) từ Hoa Lục du lịch sang Thái Lan. Và, trong vài năm gần đây, từ phương Bắc tràn xuống phương Nam gieo kinh hoàng cho người dân địa phương ở Việt Nam, trong đó có Nha Trang. Bầy heo nầy là dân Hoa Lục, gọi là Tàu đỏ ...
Du khách Hoa Lục di chuyển bằng đường bộ qua Lào đến Chiang Mai, Thái Lan dễ dàng nên con số “bầy heo xổng chuồng” khoảng 50 ngàn người mỗi tháng. Các cơ quan du lịch của thành phố kêu gọi phải giáo dục những du khách này trước khi đến Thái Lan nhưng bọn thất học nầy bị tiêm nhiễm văn hóa suy đồi đã lâu, không thể giáo dục nếp sống văn minh xứ người !
Loài heo nầy cũng tinh quái và khôn đáo để khi du lịch sang Thái, Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia … thể hiện bản chất xấu xa và thú tính của nó. Trên đất nước Hoa Kỳ, thượng tôn pháp luật, không chừa bất cứ sắc dân, quan chức… súc vật nào, gây xáo trộn, quậy phá, trộm cắp… đều bị phạt !
 "
 

Nhân đọc:
Nha Trang không có ngày về !

Vương Trùng Dương

Nhật báo Viễn Đông ở Little Saigon, Chủ Nhật, 31/3/2019 đăng bài viết của Nguyên Quang “Nha Trang không có ngày về”.. Đọc mà cảm thấy xót xa, ngao ngán trên mảnh đất quê hương thân yêu đã bị “Bầy Heo Xổng Chuồng” (Tên gọi trong bút ký của cô Echo Wang do Marie Gil Migullas chuyển sang tiếng Anh: Pigs on the Loose: Chinese Tour Groups) từ Hoa Lục du lịch sang Thái Lan. Và, trong vài năm gần đây, từ phương Bắc tràn xuống phương Nam gieo kinh hoàng cho người dân địa phương ở Việt Nam, trong đó có Nha Trang. Bầy heo nầy là dân Hoc Lục, gọi là Tàu đỏ để phân biệt với người Hoa khi Mông Cổ thống trị Trung Hoa đời nhà Thanh, đàn áp dã man nên người Hoa ở khu vực Đông Nam tìm cách lánh nạn sang Việt Nam và trải qua bao đời đã hội nhập trong xã hội và nếp sống ở quê hương thứ hai cho đến nay.
Nha Trang, thành phố biển hiền hòa, đẹp và nên thơ, với tôi, rất nhiều kỷ niệm khó quên !
Bài viết Tình Khúc… Gởi Nha Trang, tôi viết cho Đặc San Nha Trang – Khánh Hòa.  Hè 2003 (sau đó có in vào tác phẩm Văn Nhân & Tình Sử). Trích lại những dòng chính:
“Mùa Hè đầu thập niên 1960, từ Đà Nẵng, chúng tôi mở cuộc “du hành phương Nam” vào thành phố Nha Trang. Dũng có người bà con ở dưới Cầu Đá, đã nhiều lần vào Nha Trang, mô tả vùng trời phương xa thật hấp dẫn, ba đứa còn lại được nghe bạn kể nên rất náo nức, được dịp rủ rê nên chớp ngay cơ hội sau vài ngày nghỉ hè. Bốn đứa mang theo hai chiếc xe đạp để tiện việc di chuyển, đáp chuyến xe đò Phi Long từ mờ sáng, đến Nha Trang vào lúc mặt trời lặn.
Hình ảnh thành phố biển nên thơ và dễ thương đó đã in đậm trong tôi theo dòng thời gian. Giữa thập niên 1960, tôi bước chân vào quân ngũ và hình như có duyên nợ với núi rừng cao nguyên, từ ngày tháng ở quân trường cho đến khi chọn đơn vị. Thỉnh thoảng có dừng chân nơi thành phố biển, và lúc chia xa, lòng còn vương đôi chút. Khung trời Nha Trang qua dòng nhạc, lời ca của Minh Kỳ và Hồ Đình Phương tạo thành bức tranh huyền ảo, linh động, rất có hồn, khi nghe, gợi trong lòng nỗi nhớ thương man mác. Một nơi chốn với đôi nét chấm phá, thoảng nghe cũng mường tượng khung cảnh trữ tình:
“Nha Trang là miền quê hương cát trắng
Trông lên xanh êm màu trời
Nhìn ngoài nước thắm xa khơi ...
Nha  Trang là miền khách du muốn tới. Cho phai bao nhiêu bụi đời
Để tìm nguồn yêu sống vui ...
.... Là đây biển tình bao la
Ngồi trông sóng chiều vươn xa
Lòng đôi lứa thề trăm năm duyên tơ....”
Có lẽ hình ảnh trong ca khúc “Nha Trang” chưa bày tỏ hết tâm trạng giữa cảnh và tình nên tác giả gởi thêm vào cung bậc trong “Nhớ Nha Trang” để dàn trải tâm tư, tình cảm:
“... Từ ngày được trông Nha Trang, tôi càng mến yêu quê nhà:
Đây là đóa hoa muôn đời còn hương.
Từ ngày biệt ly Nha Trang, mỗi lần trông nắng vàng tới, xót xa hồn tôi ...”.
Cảm nhận hình ảnh nơi chốn được thể hiện trong lời ca, tiếng nhạc là lẽ thường tình trong cuộc sống, nhưng khi nơi chốn đó đã in sâu bao kỷ niệm, khi rơi vào nghịch cảnh, hoàn cảnh trớ trêu gắn liền với hệ lụy của cuộc đời, như vết hằn in sâu trong lòng, bao nỗi xót xa”...
Cuối năm 1970, tôi thuyên chuyển về Nha Trang, Hè năm 1971, tôi rời Nha trang để theo khọc Khóa 3 Trung Cấp CTCT ở quân trường cũ tại Đà Lạt. Sau khóa học, tôi về phục vụ tại Đà Nẵng và sau đó trở lại quân trường nầy cho đến ngày mất nước. Trong quãng thời gian đó, tôi thường về Nha Trang, nơi chốn tôi “dừng bước giang hồ” khi lập gia đình.
“Mùa hè năm 1982, tôi trở lại Nha Trang sau những năm trong vòng lao lý.. Thăm bãi biển Nha Trang, nơi để lại trong tôi nhiều kỷ niệm không bao giờ phai ! Tôi lặng lẽ đi dưới ánh trăng thượng tuần tỏa ánh nhạt nhòa trên bãi cát. Tình khúc “ Nha Trang Ngày Về ” của Phạm Duy như nỗi lòng, tâm trạng của kẻ chiến bại, mang nỗi khổ đau với bao vết hằn chồng chất đang tìm về nơi thiên đường đánh mất. Đâu rồi “con đường tình sử” của Bá Đa Lộc, mỗi lần thả bộ, nhà tôi lại nhắc đến những hình ảnh bạn bè giữa thập niên 60, năm Đệ Nhất A của trường Võ Tánh; đâu rồi những góc phố thân thương, những hàng quán ban đêm với món ăn mang đặc sản Nha Trang... tất cả đã chết theo thời gian và còn lại nơi đây cảnh đìu hiu của “đất Hán Hồ”. Đâu rồi “Những người muôn năm cũ. Hồn ở đâu bây giờ ?” (Vũ Đình Liên) .....
“Nha Trang ngày về, mình tôi trên bãi khuya
Tôi đi vào thương nhớ, tôi đi vào cơn gió
Tôi xây lại mộng mơ năm nào
Bờ biển sâu, hai đứa tôi dìu nhau.
..... Năm xưa, biển nầy người yêu trong cánh tay
Đêm nay còn cát trắng, đêm nay còn tiếng sóng
Đêm nay còn trăng soi, nhưng rồi
Còn mình tôi trên bãi khuya khóc người tình ...!
..... Nha Trang biển đầy, người yêu không có đây !
Tôi như là con ốc, bơ vơ nằm trên cát
Chôn sâu vào thân xác lưu đày
Dã tràng ơi! sao lấp cho mối sầu nầy !”
Tháng 7 năm 1990, gia đình tôi từ Đà Lạt về thăm Nha Trang trước khi lên đường định cư ở Hoa Kỳ (HO 4).
Ngoài ca khúc Nha Trang, Minh kỳ & Hồ Đình Phương, còn còn có nhạc phẩm Nhớ Nha Trang:
“Nha thành mến yêu, một ngày trời sang mùa mới
Gió từ biển khơi lộng về mừng khách ngàn nơi
Ôi nguồn vui sống nắng nhuộm vành môi nàng má hồng
Nắng say lướt nhanh qua lòng người trai đùa sóng...
Nha thành đón tôi gặp đời bình yên vừa tới
Cát vàng biển xanh rợp màu đẹp bóng thùy dương
Câu thề câu nói kết thành ngàn khúc nhạc ấm lời
Gió ơi gió ơi, ngân hoà thêm tiếng lòng tôi !
….. Bây giờ nơi ấy có còn người trai đùa sóng cười
Để cô gái xuân ngây nhìn thương mến đầy vơi”.
Bãi biển Nha Trang đẹp tuyệt vời, nơi chốn hẹn ho` của tôi thời chinh chiến. Khi viết về nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, tôi nhắc đến ca khúc "Cát Biển" viết chung với Y Vân:
“Kể từ một chiều vắng tuổi mộng ước chưa tròn,
Một mình nhìn cồn sóng hôn bờ cát hoa.
Thường hay mơ ước tìm người bạn đường,
Bàn tay êm ái nụ cười dịu dàng,
Làm đẹp cuộc sống của những ngày gió sương.
Rồi một chiều vàng bỗng nàng là áng mây ngà,
Chẳng hẹn mà cùng đến bên bờ cát hoa.
Kề vai sánh bước biển dài nhịp nhàng,
Bàn chân trên cát đều đặn một hàng.
Nào ngờ làn sóng.... xô đến phai mờ luôn !
….. Dã Tràng ngoài biển cát ôm mộng vẫn xe hoài.
Tình người thường một lối, không hề thiếu ai !”.
Tháng 11 năm 2015, sau 25 xa cách, lần đầu tôi trở về thăm Nha Trang. Cuộc đổi đời năm 1975, đổi đời con người, cuộc sống và nếp sống tình người. Tiếc nuối một thời cho Nha Trang ngày tháng cũ. Lúc đó Tàu đỏ đã “nhập” vào Nha Trang nhưng “bầy heo” chưa phức tạp, quậy phá, lập chuồng trại… chỉ 3 năm thôi, mà thành phố nầy dung nạp bọn Tàu đỏ tràn lan !!!
***
Trong thời gian qua, có nhiều bản tin đề cập đến bọn Tàu đỏ biến Nha Trang thành bãi rác, quán xá ồn ào, khạc nhổ, thực khách coi như chỗ không người ! Đêm nay, nhân đọc bài bút ký của Nguyên Quang “Nha Trang không có ngày về !” trong nỗi ngậm ngùi:
“Tựa bài viết lấy từ cảm hứng (mà cũng là cảm hoài !) từ ca khúc Nha Trang Ngày Về của nhạc sĩ Phạm Duy. Bài hát tuy buồn nhưng vẽ ra một Nha Trang đẹp, thánh thiện và yên bình với một “cố nhân” trở về, cảm nhận nỗi cô đơn của kiếp nhân sinh sau một hành trình đánh mất. Nhưng đó là một Nha Trang của xa xưa. Nha Trang ngày nay sau những tháng ngày du lịch, thời mà đi đâu cũng gặp Tau`phu`, mat. re^p. , thời của kim tiền và bất chấp, dường như, nếu như sống lại, có lẽ nhạc sĩ phải thảng thốt khi nhận ra Nha Trang không còn ngày về... Một Nha Trang của một thế giới khác !

Nha Trang kỳ vị Bắc Kỳ
Một người bạn vong niên của tôi ở Nha Trang đã nói như vậy và lý giải, “Nha Trang của một thế giới khác bởi hai lý do: Nha Trang bây giờ đã đậm vị Bắc Kỳ (giống Sài Gòn) và, Nha Trang với Bắc Kỳ trầm tư thì ít mà Nha Trang với Bắc Kỳ nhặng xị thì quá đông ! Chính vì lẽ này mà Nha Trang trở thành một tâm điểm hút người Trung Quốc”.
Bác nói vì Nha Trang đậm vị Bắc Kỳ mà trở thành tâm điểm của người Trung Quốc nghĩa là sao ?
Ông Quốc, tên người bạn vong niên và cũng là người nặng lòng với nước mắm gia truyền, với bờ biển, hải đảo… trầm ngâm, nói như đang tự nói với mình, “Người Nha Trang gốc cũng giống như người Sài Gòn gốc vậy, mà đã là người miền Nam thì quen với phong cách Tây hơn là phong cách Tàu”.
Bác có thể nói rõ hơn một chút không ?
- “Nghĩa là trước 30 tháng 4 năm 1975, thành phố Nha Trang này là một phố biển đẹp, thơ mộng và người Mỹ cũng rất ưa nó, giới trí thức, thượng lưu hay giới bình dân lao động đều sống chan hòa nơi đây. Cái cung cách nhẹ nhàng, mặc dù thời chiến nhưng người ta lại sống chậm, không vồ vập và lòng tự trọng, tính nhân ái cao , chứ không như bây giờ, nó lộn xộn quá !”
Nhưng bác nói vậy thì liên quan gì đến người Bắc ?
- “Có chứ, sau 1975, người Bắc vào đây rất đông, mà Bắc 1975 thì khác hoàn toàn với Bắc 1954. Bắc 1975 vào Nam với tinh thần hãnh tiến và bất chấp, đạp đổ mọi giá trị của miền Nam để áp đặt cái thứ văn hóa của họ lên đó. Bắc 1954 thì nền nã, có học thức và có tôn giáo, có đạo đức...”
Một quãng lặng trôi qua, ông tiếp: “Nói ra thì đâm thành kỳ thị Bắc Nam, vùng miền. Nhưng sự thật là vậy, thành phố Nha Trang này sở dĩ có đông người Trung Quốc đến độ người ta nhầm đây là một thành phố của Tau` cũng chỉ vì người Bắc. Họ vào đây từ mấy chục năm nay và có nhà ở vị trí đắc địa, khi hệ thống chính quyền thành phố Nha Trang nay` (cũng phần đông là người Bắc) mở những tour từ Trung Quốc thì hầu hết người Nha Trang gốc thấy lo nhưng người Nha Trang gốc Bắc lại thấy như mở cờ trong bụng !”
“Bằng chứng của việc này là anh thử đi các quán có người Bắc làm chủ, họ chỉ tiếp khách nước ngoài và hành xử với người Việt rất tệ bạc. Đặc biệt là họ rất ưu ái với Tau`phu` ! Dần dần, dân Nha Trang gốc cũng thấy nếu muốn cạnh tranh làm ăn thì phải tốt với Trung Quốc nên chi bây giờ người Trung Quốc được ưu ái nhất ở đây !”.
Cháu nghĩ khách nước nào được ưu ái nhất vẫn chưa phải là vấn đề, mà còn một thứ gì đó sâu xa hơn , bác nghĩ sao ?
-“Đúng rồi, vấn đề là người Trung Quốc và người miền Bắc sống rất gần nhau, ảnh hưởng nhau rất nhiều, từ cung cách, điệu sống cho đến những thói xấu của họ. Và nó xấu như thế nào, chắc tôi không bàn thêm, mà muốn cho sinh động thì chút nữa các anh chị thử đi dạo một vòng, chịu khó ghé các quán, thử gọi món và nhớ hỏi giá trước nha ! Lúc đó cậu sẽ hiểu !”
Tạm biệt ông Quốc, chúng tôi lại lang thang. Có thể nói rằng Nha Trang là thành phố khá hẹp so với mọi thành phố. Nếu xét trên khía cạnh du lịch thì mọi hoạt động của thành phố này xoay quanh trục đường Trần Phú chạy dọc bờ biển và các con đường xương cá nối tiếp với con đường này. Lòng vòng các con đường qua Chợ Đầm, thăm Tháp Bà Ponagar, xuống Cầu Đá ghé viện Hải Dương học Nha Trang… Xế trưa, cả nhóm đói bụng và tìm thấy một quán bún bò Huế,
thôi thì ghé vào đó cho nó đậm tình miền Trung.
Bước vào quán, một người đàn ông chừng 75 tuổi, đon đả chạy ra mời chào, với giọng Bắc Kỳ ngọt lịm: “Dzạ mời các anh chị vào. Dzạ có phở tái, nạm, viên và bún bò Huế, các anh chị dzùng gì ạ ?”
Cả nhóm order cụ ông bảy bát bún nạm gân bò Huế cho người lớn và ba bát bún bò nạm Huế cho em bé không bỏ sa tế, ông chủ lại “dzạ” rất lịch sự rồi đi vào trong. Chừng mười phút sau, có bảy bát bún bò Huế được mang ra và ba bát phở nạm viên. Người trong nhóm lắc đầu: “Hình như bưng nhầm ba bát phở rồi em ơi, vì lúc nãy bàn này
gọi ba bát bún bò Huế nạm không bỏ cay cho em bé mà !”
Cô nhân viên lại chạy ra, chắc là định nói câu của ông chủ mà cô vừa nghe thì có giọng ông chủ nói vói theo “Họ gọi ba bát phở, tôi nghe zất zõ !” Có vẻ vì vậy mà cô đành phải phớt lờ khách và nói rằng, “Dạ, lúc nãy mấy anh gọi ba bát phở cho em bé, ông chủ nói vậy !”.
Vậy là chúng tôi đành ngậm bồ hòn và nhờ cô ấy cho thêm ba bát bún cho em bé vì mấy đứa nhỏ không ưa phở..

Rời quán, chúng tôi tìm đường đến thăm làng nước mắm truyền thống Bình Tân, ở đây, tiếp chuyện chúng tôi cũng một người gốc Bắc, mà Bắc 1975 chứ không phải 1954, ông Sơn, chủ nước mắm Châu Sơn nổi tiếng ở Nha Trang.. Ông là một người đàn ông điềm đạm, sắc sảo và chừng mực, không nhiệt tình thái quá, cũng không lạnh lùng, luôn sẵn sàng trả lời với khách bất ky` câu hỏi gì, cách trả lời chân tình, thiện chí. Khi nghe chúng tôi hỏi về chuyện dân Bắc, dân Nam ở Nha Trang, ông cười, “Đúng vậy, nhưng không hẳn đúng hoàn toàn. Tôi cũng là Bắc 1975, nhưng tôi yêu biển, yêu người Việt Nam, yêu những hòn đảo trong dải Trường Sa, Hoàng Sa, yêu ngư trường sắp mất vào tay giặc…”..
“Chú nghĩ sao về chuyện người Trung Quốc và người Bắc làm thay đổi Nha Trang ?”
“Người Bắc, ngoài cái dở mà các anh chị đều thấy thì họ cũng có cái hay là tính tiết kiệm. Người Nam có tính hào sảng, phóng đạt nhưng cũng dễ sa đà trong chuyện chơi. Vấn đề là có bao nhiêu người đàng hoàng, tử tế khi vào đây sống mới quan trọng. Đã là người Việt với nhau, ai cũng có quyền sống tử tế và ai cũng có trách nhiệm yêu nước thương nòi !”
“Thời du lịch, tiền bạc dễ kiếm, người ta cũng dễ sinh ra ích kỉ và sống cẩu thả, sống vội. Nhiều khi thấy cũng buồn mà chẳng biết nghĩ sao cho nó thoát !”
Câu chuyện tiếp tục với những tâm tư nghề làm nước mắm truyền thống và cả việc Nha Trang giờ ra sao khi ông dẫn chúng tôi thăm cơ sở làm nước mắm của mình.
Trời xế chiều, rời khỏi hầm nước mắm, tạm biệt ông Sơn, chúng tôi quay lại đường Trần Phú và ghé thăm tháp Trầm Hương, một trong những công trình có thể được xem là biểu tượng du lịch mới của Nha Trang trước khi ghé chợ đêm.. Từ đây có thể nhìn thấy bờ biển Nha Trang trải dài ngút tầm mắt, chạy xuống đến tận Viện Hải Dương Học. Và bờ biển Nha Trang có nét giao thoa giữa bờ biển Đà Nẵng với bờ biển Vũng Tàu, nước trong xanh, hàng dương thơ mộng, nhìn giống Đà Nẵng, nhưng các khu nghỉ mát cao cấp chen chúc nhau trên bờ và có nhiều nơi che những buồng vải trắng thì lại na ná Vũng Tàu. Có vẻ, tuy Nha Trang xây dựng cao cấp hơn Vũng Tàu nhưng cảm giác chen chúc thì giống hệt.
Tầm gần 7 giờ tối, xe cộ rộn ràng hơn. Người Trung Quốc ở đây kéo nhau đi rầm rộ. Có người đi theo tour có người hướng dẫn, có người đi theo nhóm lẻ. Cả những nhóm khách Nga và lâu lắm, cả đoạn dài mới thấy bóng dáng vài vị khách Tây (hiểu theo nghĩa không phải là Nga). Thinh thoảng chúng tôi nghe thấy tiếng cãi vã của những đoàn người Tau` phu` chen lấn trong các khu chợ hoặc các ngã tư đường. Lúc này tôi bỗng sực nhớ lại câu nói chua chát của một chị bạn mới quen hồi cùng đi xe, chị này định cư bên Úc cùng chồng và mới về thăm nhà được vài tuần: “Nha Trang giờ nhặng xị lắm em ! Nói là về thăm nhà nhưng về đến nơi chị chỉ muốn trốn đến xứ khác ! Giờ em ít gặp Tây ở đây lắm, chỗ nào mà Tau` phu` chiếm số đông là khách Tây bỏ đi hết à !”
Thấy một thanh niên làm kem thủ công trong một nhà hàng hải sản khá đẹp, chung quanh anh ta là một nhóm khách Trung Quốc đang chụp hình, quay phim, chúng tôi cũng ghé lại đứng xem, anh chào “nị hạo !” Tôi trả lời: “Người Việt, anh ơi !”. Sau đó anh ta không nói gì, cũng không thèm nhìn, tiếp tục làm kem. Tôi lấy máy ảnh ra, định chụp một tấm như nhóm người kia. Mới giơ máy, thì anh nói: “Người Việt không được chụp anh !”. Tôi hạ máy xuống, “Xin lỗi anh, vì tôi đường đột không xin phép anh, nhưng cũng vì tôi thấy họ chụp đông quá nên tôi nghĩ anh cho chụp thoải mái !”.
- “Đúng rồi, cho chụp thoải mái, không cần xin phép, nhưng việc đó dành cho khách du lịch !”
“À, dạ, chúng tôi cũng là khách du lịch đây, chụp được phải không anh ?”
- “Tôi nói là không được, người Việt thì không được chụp !”
Tôi định hỏi thêm anh có phải là người Trung Quốc, nhưng thấy vẻ mặt hung hăng, hai tay lăm lăm cầm dao nĩa (làm kem kiểu Thái) thấy ớn quá, thôi đi (!) cho nó lành !
Một ngày chiêm nghiệm Nha Trang, chúng tôi lướt qua chợ đêm và về khách sạn với đủ thứ câu hỏi trong đầu.
“Nếu nhạc sĩ Phạm Duy còn sống và đặt thời điểm ông viết bài "Nha Trang Ngày Về" vào thời điểm này thì chắc là chết !” Một người bạn trong nhóm nói.
“Chết là chết thế nào ?”
Tìm đâu ra thơ mộng, thánh thiện, tìm đâu ra Nhà thờ đá yên tĩnh không bóng người, tìm đâu ra Nha Trang cát trắng biển xanh tĩnh lặng, tìm đâu ra những con người thấy ốc nằm thì suy ngẫm về thân phận, giờ mà ông Phạm Duy thấy cảnh đời nó ăn ốc xì xụp thì có dám mơ tôi như là con ốc nữa không ?! Thời thế thay đổi, Nha Trang bây giờ giống như một cổ máy hút tiền và bất chấp nhân tính.. Tôi nghe người ta nói nhiều. Giờ tôi thấy nó vậy, đây là không khí chung, tôi vẫn tin rằng còn những chủ nhà hàng, chủ doanh nghiệp tử tế và có tinh thần ái quốc. Nhưng hiếm quá, hiếm đến độ Mẹ Nấm phải cô đơn mà giã biệt quê nhà !
Câu chuyện tự dưng trở nên trầm lắng hơn, và Nha Trang cũng trở nên xa lạ hơn khi nhắc nhớ hình ảnh Mẹ Nấm, một phụ nữ cô đơn và không lối thoát ngay trên thành phố thân yêu của mình. Cô đơn, bởi vì cô quá yêu sự thật, không lối thoát, bởi vì cô quá yêu mảnh đất đã sinh ra cô !
Ôi, Nha Trang không có ngày về !” (Nguyên Quang)
***
Trong giai phẩm Xuân Kỷ Hợi 2019, tôi viết bài “Heo, Lợn & Người”, ở phần cuối, tôi đề cập đến giống heo mới phát sinh từ Hoa Lục:
“Trở lại chuyện con heo, trong mấy năm qua, bút ký của Echo Wang do Marie Gil Migullas chuyển sang tiếng Anh : Pigs on the Loose: Chinese Tour Groups (Bầy Heo Xổng Chuồng: Bọn Du Khách Tàu) gây xôn xao trong công luận.
Cô Yunmei (Echo) Wang, sinh viên đang theo học Master tại Assumption University ở Bangkok, Thái Lan. Khi chứng kiến thành phố Chiang Mai ở miến Bắc Thái Lan, cổ kính, đẹp, yên tĩnh của đất nước cô đã bị đoàn du khách Hoa Lục du lịch, chẳng khác nào từng bầy heo từ rừng rú tràn vô quậy phá làm người dân kinh tởm ! Chứng kiến tất cả hình ảnh ấy, cô viết bút ký nầy.
Sách gồm 14 chương, hai chương đầu nói về du khách ở Hoa Lục rồi kế tiếp với những chương: Heo tại sân bay; Heo trên máy bay; Heo trong nhà hàng; Heo ô nhiễm; Heo di chuyển; Heo mua sắm; Heo và tôn giáo; Hình ảnh Heo trên mạng điện tử; Những người chăn Heo; Heo ở nhà.
Trong phần Giới Thiệu, tác giả cho biết: “Trước kia, tôi thường hãnh diện về gốc Hoa của mình và mỗi khi người ta lầm tưởng tôi là người Hàn, Thái, Việt Nam hay Philippines, tôi luôn luôn sửa họ và nói rằng "tôi là người Hoa". Thế nhưng, bây giờ thì tôi giấu kín quốc tịch thật và nếu người ta có lầm tôi với người nước khác thì tôi cứ mặc kệ… Cuốn sách này hy vọng cho thấy lý do tại sao lại phải cảm thấy ngượng mỗi khi nói “Tôi đến từ Hoa Lục”.
Theo ghi nhận của tác giả, đa số những du khách này thuộc thành phần nông dân thất học, có một ít tiền sau khi bán đất đai nên quyết định đi du lịch nước ngoài. Ở làng quê, họ có thể ra đồng, ra sông, ra hồ để giải quyết một vài nhu cầu của cơ thể , thì ra nước ngoài họ lại cứ thế mà làm ...! Bởi cai' thói quen đó, họ tự nhiên thoải mái cởi quần áo tắm rửa ở ngay tại các vòi phun nước, tiểu tiện ở các góc phố, đại tiện xuống hồ bơi ! Đến ăn ở các tiệm buffet thì mang theo bao giấy, lấy đồ ăn mang về khách sạn. Đi ngoài đường thì thoải mái ngoáy mũi, xỉa răng, khạc nhổ bừa bãi, ăn uống xì xụp, nhai ồn ào, lớn tiếng gây gổ với nhau bất cứ ở đâu kể cả tại các nơi tôn nghiêm !
Người dân Chiang Mai rất ghê tởm những cách hành xử của những toán du khách Hoa Lục từ lối ăn nói ồn ào, lỗ mãng, không chịu xếp hàng chờ đến phiên mình, xô đẩy nhau, la lối om sòm, xả rác xuống sàn nhà, mặt đường, vi phạm tất cả những luật lệ của thành phố, ngay cả trong những chuyến họ đi thăm di tích văn hóa, chùa chiền, đại học…, bọn họ coi như nơi rừng rú.
Du khách Hoa Lục di chuyển bằng đường bộ qua Lào đến Chiang Mai, Thái Lan dễ dàng nên con số “bầy heo xổng chuồng” khoảng 50 ngàn người mỗi tháng. Các cơ quan du lịch của thành phố kêu gọi phải giáo dục những du khách này trước khi đến Thái Lan nhưng bọn thất học nầy bị tiêm nhiễm văn hóa suy đồi đã lâu, không thể giáo dục nếp sống văn minh xứ người !
Trước đây, tác giả Bá Dương sinh ra tại Hoa Lục, lớn lên ở Đài Loan, từng sống ở cả hai nơi, dù cảm thấy đau lòng cho gốc gác của ông nhưng phải viết cuốn Xú Lậu Đích Trung Quốc Nhân (Người Trung Quốc Xấu Xí ) phơi bày tất cả thói hư, tật xấu, làm xấu hỗ của đất nước đã tự hào có nền văn hóa lâu đời từ mấy nghìn năm trước.
Tất cả hình ảnh xấu xa đó, tác giả Chiang Mai đã phơi bày sự thật qua từng chương. Ở trong nước, người dân cũng chứng kiến “bầy heo xổng chuồng” nhan nhản khắp nước ! Điển hình như ở Nha Trang, báo chí đã đăng tải bọn nầy vào ở khách sạn, trước khi trả phòng, vơ vét từ bàn chải đánh răng, xà phòng, drap trải giường… Vào Hè, người dân địa phương ngại ra bãi biển vì bọn nầy vừa tắm biển vừa phóng uế ! Giới chức địa phương vì nguồn lợi du lịch nên phó thác cho "bầy heo Tau` phu`" tác quái !
Từ đời nhà Đường ở Trung Hoa, chàng Trư bị đọa xuống trần, con người đầu heo nhưng biết hướng thiện nên trở thành con người lương thiện, nay cũng trên đất nước nầy, con người lại biến thành heo. Chỉ mong bọn súc vật nầy đừng đầu thai trên mảnh đất quê hương”.
Loài heo nầy cũng tinh quái và khôn đáo để khi du lịch sang Thái, Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia… thể hiện bản chất xấu xa và thú tính của nó. Trên đất nước Hoa Kỳ, thượng tôn pháp luật, không chừa bất cứ sắc dân, quan chức… súc vật nào gây xáo trộn, quậy phá, trộm cắp… đều bị phạt !!!
Thỉnh thoảng bắt gặp bầy heo nay` ở shopping, outlet… nhưng chủ của nó đã cảnh báo trước , nên chung' cũng biết sợ !
Little Saigon. March 31, 2019
Vương Trùng Dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét