Lãnh đạo tập đoàn Tencent của Trung Quốc trong một hội thảo ở Hồng Kông tháng 3/2015.REUTERS/Bobby Yip
Bắc Kinh và Bruxelles bàn thảo những gì nhân thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu-Trung Quốc mở ra ngày 09/04/2019 ? Sau nhiều năm mở rộng cửa đón các doanh nghiệp Trung Quốc, châu Âu bắt đầu dè chừng với ông khổng lồ châu Á này khi thấy Trung Quốc đã ít nhiều làm chủ một số hải cảng lớn và sân bay quốc tế trên Lục Địa Già, mua lại nhiều tập đoàn công nghiệp từng làm nên tên tuổi của châu Âu.
Mũi nhọn công nghệ thế kỷ 21 : Châu Âu mất thế thượng phong
Cuối tháng 02/2019 Paris và Berlin đã thông qua kế hoạch mang tên "Chiến lược công nghiệp châu Âu". Bước sang đầu tháng 3/2019, Ủy Ban Châu Âu thành lập một tổ nghiên cứu mang tên European Innovation Council (EIC). Mục tiêu đề ra nhằm "đưa Liên Hiệp Châu Âu vào trung tâm bàn cờ công nghệ cao của thế giới". Ngân sách hoạt động dành cho EIC trong giai đoạn đầu tiên dự trù 2 tỷ euro. Bruxelles đang tăng tốc các dự án đầu tư vào công nghệ số, vào công nghệ high tech sau khi đã nhận thấy rằng có một sự chậm trễ thực sự so với Hoa Kỳ và cả với Trung Quốc.
Báo Les Echos số ngày 11/03/2019 cho biết trong năm 2018 vào lúc Mỹ đầu tư 31 tỷ euro cho lĩnh vực "công nghệ mới", 28 nước trong Liên Hiệp Châu Âu mới huy động được 6 tỷ.
Riêng với Trung Quốc, Ủy Ban Châu Âu cho công bố một tài liệu báo động, trong một thời gian ngắn kỷ lục những ông "khổng lồ high tech" của Trung Quốc đã lần lượt ra đời và đang trở thành một mối đe dọa đối với các tập đoàn của châu Âu. Một trong những nguyên nhân chính là Trung Quốc không mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp châu Âu vào quốc gia này.
Văn bản nói trên chỉ ra rằng nhìn đến những lĩnh vực được coi là "chiến lược trong tương lai", Trung Quốc đang chiếm 50 % thị trường xe hơi điện thế giới, và đang làm chủ công nghệ chế tạo bình điện sử dụng trong công nghiệp chế tạo xe hơi. Về năng lượng mặt trời, 7 trong số 10 tập đoàn sản xuất pin mặt trời hàng đầu thế giới là Trung Quốc, châu Âu không chen chân được vào câu lạc bộ khép kín này.
Chưa hết, nếu nhìn đến 50 tập đoàn đang thống lĩnh thế giới về công nghệ cao, về kỹ thuật số, 5 ông khổng lồ lớn nhất là các hãng của Mỹ như Microsoft, Apple, Facebook, Google hay Amazon ; tiếp theo sau, từ hạng 6 đến hạng thứ 10 là bốn doanh nghiệp châu Á mà hai trong số này mang nhãn hiệu Trung Quốc : Tencent và Alibaba.
Tập đoàn đầu tiên của châu Âu ở hạng mục này là hãng Thụy Điển Spotify cung cấp dịch vụ nghe nhạc và tải tài liệu âm thanh trên mạng ...
Trong số 50 tập đoàn đang làm chủ công nghệ thời đại kỹ thuật số, Mỹ và châu Á ngang ngửa nhau với 22 tập đoàn mỗi bên, châu Âu chỉ có 5 công ty đại diện. Nhìn về thị phần, các hãng Mỹ chiếm 70 %, châu Á là 27 % ... Châu Âu bị bỏ xa với 3 %.
Với bản phân tích này, mọi người dễ hiểu là Bruxelles đã cấp tốc khởi động chiến dịch để "đưa Liên Hiệp Châu Âu vào trung tâm bàn cờ high tech của thế giới".
Điều ngạc nhiên là châu Âu không thiếu nhân tài và các doanh nhân châu Âu nổi tiếng là có đầu óc sáng tạo và cũng không thiếu phương tiện để đầu tư vào các nền công nghệ tương lai. Nhưng từ năm 1996, Đài Quan Sát Khoa Học và Kỹ Thuật của Pháp (OST) đã báo động : châu Âu đang mất dần thế thượng phong trong những lĩnh vực then chốt của nền công nghệ thế giới thế kỷ 21. Tài liệu được công bố cách nay 23 năm nêu đích danh một số lĩnh vực như công nghệ sinh học, điện tử, viễn thông ...
Vẫn báo cáo này khi đó đã lưu ý : Châu Âu đang bị Mỹ và cả châu Á bỏ lại phía sau. Châu Âu đã bị các đối tác Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á qua mặt. Nghiên cứu của đài quan sát OST năm 1996 không đề cập đến trường hợp của Trung Quốc.
Vậy hơn 20 năm qua, chẳng lẽ Liên Hiệp Châu Âu đã lơ là về chiến lược phát triển và đâu là những thiếu sót của Liên Âu ? Julien Marcilly, kinh tế gia cơ quan bảo hiểm ngoại thương Pháp, COFACE cho rằng Liên Âu thiếu những đại tập đoàn kiểu như Tencent hay COSCO của Trung Quốc, những Walmart, General Electric của Mỹ ...
Nhà nghiên cứu Guntram Wolf thuộc trung tâm Bruegel tại Bỉ, thì cho rằng châu Âu không có được những trung tâm nghiên cứu và những "lò phát minh" tầm cỡ như MIT của Hoa Kỳ.
Nhưng có lẽ nhược điểm của Bruxelles là không có được một tầm nhìn xa về chính sách công nghiệp và đã quá ngây thơ khi tin vào hiệu quả của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, xem WTO lá bùa hộ mạng, trước những đòn cạnh tranh bất bình đẳng giữa các thành viên ?
Giành lại sân chơi
Giữa tháng ba vừa qua, đúng vào lúc chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình viếng thăm châu Âu, quảng bá cho dự án Một Vành Đai Một Con Đường, còn gọi là Con Đường Tơ Lụa thế kỷ 21 kết nối Bắc Kinh với phần còn lại của thế giới, Liên Hiệp Châu Âu lần đầu tiên coi Trung Quốc là một "đối thủ kinh tế, là một mối đe dọa nguy hiểm" và đề xuất một lộ trình 10 điểm để tự vệ trước những tham vọng kinh tế của Bắc Kinh. Bởi Trung Quốc không chỉ vượt qua châu Âu trong những lĩnh vực "công nghệ mới", công xưởng sản xuất của thế giới này còn đe dọa cả mạng lưới công nghiệp truyền thống của châu Âu. Sự cạnh tranh khốc liệt của các tập đoàn Trung Quốc đã khai tử nhiều hãng của Tây Âu, người ta nói đến hiện tượng phi công nghiệp hóa trên Lục Địa Già. Ngành dệt may và điện tử chẳng hạn tại nhiều quốc gia đã bị xóa sổ. Do vậy kế hoạch của Bruxelles khá đơn giản : giành lại sân chơi, tránh để mạng lưới công nghiệp của châu Âu "chết dần chết mòn", như ghi nhận của bộ trưởng Kinh Tế Pháp và Đức.
Nhưng liệu rằng sự thức tỉnh đó có quá trễ ?
Giới quan sát đồng thanh đưa ra kết luận rằng, châu Âu đang trong thế trên đe dưới búa và không có sự lựa chọn nào khác, giữa một bên là chính sách America First của Donald Trump và bên kia là giấc mơ của Tập Cận Bình đưa Trung Quốc lên thành "siêu cường số 1 thế giới vào năm 2050". Thống kê châu Âu - Eurostat chỉ ra rằng, vào lúc Mỹ dành ngân sách tương đương với 2,73 % GDP cho các chương trình nghiên cứu và phát triển (R&D), Trung Quốc là 2,13 %. Trong Liên Hiệp Châu Âu, trung bình, các thành viên chỉ dành khoảng hơn 2 % GDP cho khoản này.
Năm 2013 Bắc Kinh đã huy động 150 nhà nghiên cứu, học giả và cả những quan chức trong chính quyền tìm ra một hướng đi mới. Một năm sau, Trung Quốc thông báo kế hoạch Made in China 2025. Trong đó 10 lĩnh vực được coi là "chìa khóa" cho phép Trung Quốc "nuốt chửng châu Âu và qua mặt luôn cả Hoa Kỳ" trong một vài thập niên sắp tới. Những lĩnh vực then chốt đó gồm công nghệ thông tin, trang thiết bị cung cấp năng lượng, ngành công nghệ bào chế thuốc ngành sản xuất robot phục vụ cho cỗ máy sản xuất … từ trí thông minh nhân tạo đến công nghệ không gian.
Cuối tháng 02/2019 Paris và Berlin đã thông qua kế hoạch mang tên "Chiến lược công nghiệp châu Âu". Bước sang đầu tháng 3/2019, Ủy Ban Châu Âu thành lập một tổ nghiên cứu mang tên European Innovation Council (EIC). Mục tiêu đề ra nhằm "đưa Liên Hiệp Châu Âu vào trung tâm bàn cờ công nghệ cao của thế giới". Ngân sách hoạt động dành cho EIC trong giai đoạn đầu tiên dự trù 2 tỷ euro. Bruxelles đang tăng tốc các dự án đầu tư vào công nghệ số, vào công nghệ high tech sau khi đã nhận thấy rằng có một sự chậm trễ thực sự so với Hoa Kỳ và cả với Trung Quốc.
Báo Les Echos số ngày 11/03/2019 cho biết trong năm 2018 vào lúc Mỹ đầu tư 31 tỷ euro cho lĩnh vực "công nghệ mới", 28 nước trong Liên Hiệp Châu Âu mới huy động được 6 tỷ.
Riêng với Trung Quốc, Ủy Ban Châu Âu cho công bố một tài liệu báo động, trong một thời gian ngắn kỷ lục những ông "khổng lồ high tech" của Trung Quốc đã lần lượt ra đời và đang trở thành một mối đe dọa đối với các tập đoàn của châu Âu. Một trong những nguyên nhân chính là Trung Quốc không mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp châu Âu vào quốc gia này.
Văn bản nói trên chỉ ra rằng nhìn đến những lĩnh vực được coi là "chiến lược trong tương lai", Trung Quốc đang chiếm 50 % thị trường xe hơi điện thế giới, và đang làm chủ công nghệ chế tạo bình điện sử dụng trong công nghiệp chế tạo xe hơi. Về năng lượng mặt trời, 7 trong số 10 tập đoàn sản xuất pin mặt trời hàng đầu thế giới là Trung Quốc, châu Âu không chen chân được vào câu lạc bộ khép kín này.
Chưa hết, nếu nhìn đến 50 tập đoàn đang thống lĩnh thế giới về công nghệ cao, về kỹ thuật số, 5 ông khổng lồ lớn nhất là các hãng của Mỹ như Microsoft, Apple, Facebook, Google hay Amazon ; tiếp theo sau, từ hạng 6 đến hạng thứ 10 là bốn doanh nghiệp châu Á mà hai trong số này mang nhãn hiệu Trung Quốc : Tencent và Alibaba.
Tập đoàn đầu tiên của châu Âu ở hạng mục này là hãng Thụy Điển Spotify cung cấp dịch vụ nghe nhạc và tải tài liệu âm thanh trên mạng ...
Trong số 50 tập đoàn đang làm chủ công nghệ thời đại kỹ thuật số, Mỹ và châu Á ngang ngửa nhau với 22 tập đoàn mỗi bên, châu Âu chỉ có 5 công ty đại diện. Nhìn về thị phần, các hãng Mỹ chiếm 70 %, châu Á là 27 % ... Châu Âu bị bỏ xa với 3 %.
Với bản phân tích này, mọi người dễ hiểu là Bruxelles đã cấp tốc khởi động chiến dịch để "đưa Liên Hiệp Châu Âu vào trung tâm bàn cờ high tech của thế giới".
Điều ngạc nhiên là châu Âu không thiếu nhân tài và các doanh nhân châu Âu nổi tiếng là có đầu óc sáng tạo và cũng không thiếu phương tiện để đầu tư vào các nền công nghệ tương lai. Nhưng từ năm 1996, Đài Quan Sát Khoa Học và Kỹ Thuật của Pháp (OST) đã báo động : châu Âu đang mất dần thế thượng phong trong những lĩnh vực then chốt của nền công nghệ thế giới thế kỷ 21. Tài liệu được công bố cách nay 23 năm nêu đích danh một số lĩnh vực như công nghệ sinh học, điện tử, viễn thông ...
Vẫn báo cáo này khi đó đã lưu ý : Châu Âu đang bị Mỹ và cả châu Á bỏ lại phía sau. Châu Âu đã bị các đối tác Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á qua mặt. Nghiên cứu của đài quan sát OST năm 1996 không đề cập đến trường hợp của Trung Quốc.
Vậy hơn 20 năm qua, chẳng lẽ Liên Hiệp Châu Âu đã lơ là về chiến lược phát triển và đâu là những thiếu sót của Liên Âu ? Julien Marcilly, kinh tế gia cơ quan bảo hiểm ngoại thương Pháp, COFACE cho rằng Liên Âu thiếu những đại tập đoàn kiểu như Tencent hay COSCO của Trung Quốc, những Walmart, General Electric của Mỹ ...
Nhà nghiên cứu Guntram Wolf thuộc trung tâm Bruegel tại Bỉ, thì cho rằng châu Âu không có được những trung tâm nghiên cứu và những "lò phát minh" tầm cỡ như MIT của Hoa Kỳ.
Nhưng có lẽ nhược điểm của Bruxelles là không có được một tầm nhìn xa về chính sách công nghiệp và đã quá ngây thơ khi tin vào hiệu quả của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, xem WTO lá bùa hộ mạng, trước những đòn cạnh tranh bất bình đẳng giữa các thành viên ?
Giành lại sân chơi
Giữa tháng ba vừa qua, đúng vào lúc chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình viếng thăm châu Âu, quảng bá cho dự án Một Vành Đai Một Con Đường, còn gọi là Con Đường Tơ Lụa thế kỷ 21 kết nối Bắc Kinh với phần còn lại của thế giới, Liên Hiệp Châu Âu lần đầu tiên coi Trung Quốc là một "đối thủ kinh tế, là một mối đe dọa nguy hiểm" và đề xuất một lộ trình 10 điểm để tự vệ trước những tham vọng kinh tế của Bắc Kinh. Bởi Trung Quốc không chỉ vượt qua châu Âu trong những lĩnh vực "công nghệ mới", công xưởng sản xuất của thế giới này còn đe dọa cả mạng lưới công nghiệp truyền thống của châu Âu. Sự cạnh tranh khốc liệt của các tập đoàn Trung Quốc đã khai tử nhiều hãng của Tây Âu, người ta nói đến hiện tượng phi công nghiệp hóa trên Lục Địa Già. Ngành dệt may và điện tử chẳng hạn tại nhiều quốc gia đã bị xóa sổ. Do vậy kế hoạch của Bruxelles khá đơn giản : giành lại sân chơi, tránh để mạng lưới công nghiệp của châu Âu "chết dần chết mòn", như ghi nhận của bộ trưởng Kinh Tế Pháp và Đức.
Nhưng liệu rằng sự thức tỉnh đó có quá trễ ?
Giới quan sát đồng thanh đưa ra kết luận rằng, châu Âu đang trong thế trên đe dưới búa và không có sự lựa chọn nào khác, giữa một bên là chính sách America First của Donald Trump và bên kia là giấc mơ của Tập Cận Bình đưa Trung Quốc lên thành "siêu cường số 1 thế giới vào năm 2050". Thống kê châu Âu - Eurostat chỉ ra rằng, vào lúc Mỹ dành ngân sách tương đương với 2,73 % GDP cho các chương trình nghiên cứu và phát triển (R&D), Trung Quốc là 2,13 %. Trong Liên Hiệp Châu Âu, trung bình, các thành viên chỉ dành khoảng hơn 2 % GDP cho khoản này.
Năm 2013 Bắc Kinh đã huy động 150 nhà nghiên cứu, học giả và cả những quan chức trong chính quyền tìm ra một hướng đi mới. Một năm sau, Trung Quốc thông báo kế hoạch Made in China 2025. Trong đó 10 lĩnh vực được coi là "chìa khóa" cho phép Trung Quốc "nuốt chửng châu Âu và qua mặt luôn cả Hoa Kỳ" trong một vài thập niên sắp tới. Những lĩnh vực then chốt đó gồm công nghệ thông tin, trang thiết bị cung cấp năng lượng, ngành công nghệ bào chế thuốc ngành sản xuất robot phục vụ cho cỗ máy sản xuất … từ trí thông minh nhân tạo đến công nghệ không gian.
__._,_.___
Reply via web post | • | Reply to sender | • | Reply to group | • | Start a New Topic | • | Messages in this topic (1) |
Have you tried the highest rated email app?
With 4.5 stars in iTunes, the Yahoo Mail app is the highest rated email app on the market. What are you waiting for? Now you can access all your inboxes (Gmail, Outlook, AOL and more) in one place. Never delete an email again with 1000GB of free cloud storage.
SPONSORED LINKS
.
__,_._,___
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét