Ba mũi (1)
Dear all,
Không biết các huynh trưởng và bạn trẻ có đọc bài của Nguyễn Vĩnh Long
Hồ chưa? T xin gửi ba bài rất hay, hy vọng mọi người sẽ thích thú. Để
tránh mỏi mệt khi đọc bài quá dài, cho nên T sẽ gửi làm 3 lần khác
nhau.
TỔNG THỐNG TRUMP TIÊU DIỆT TÀU CỘNG BẰNG “BA MŨI GIÁP CÔNG” (BÀI I)
Ngày 31/5/2019, Lưỡng viện Hoa Kỳ tuyên chiến với Bắc Kinh. Trong đó
có 13 nghị sỹ trình dự luật dài 27 trang đòi trừng phạt Tàu Cộng quân
sự hóa Biển Đông & Hoa Đông và bao trùm sang các lĩnh vưc khác như an
ninh, kinh tế, quân sự. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng nhấn mạnh
rằng: “Hoa Kỳ có mặt ở Á Châu là để hành động,” ông nói. “Chúng tôi
chủ động, giới quân sự của chúng tôi. Chính quyền của TT Donald Trump
hoàn toàn khác với thời Obama trước đây”.
Trước đó vào tháng 2/2019, Đô đốc Philip Davidson, Tư lệnh BCH Ấn Độ –
Thái Bình Dương (INDOPACOM), trong phiên họp điều trần trước Ủy ban
Quân sự Thượng viện Hoa Kỳ, tố cáo Bắc Kinh thất hứa không quân sự hóa
các đảo nhân tạo trên Biển Đông. Ông nói: “Tập Cận Bình đã phát lờ các
cam kết, chúng ta thấy họ đã hoàn tất các phi đạo dài 3.000m, kho chứa
đạn dược, các hỏa tiển phòng thủ cùng các thiết bị quân sự cho không
lực của họ…”.
Biển Đông là tuyến đường hàng hải chiến lược mà mỗi năm có trên 5.000
tỷ USD hàng hóa được vận chuyển thông qua khu vực Biển Đông, trong đó
có trên 1,2 ngàn tỷ USD hàng hóa của Mỹ. Chính vì vậy, Hải quân Mỹ
tiếp tục gia tăng các hoạt động tuần tra tự do hàng hải, hàng không
(FONOPS). Chẳng những Hoa Kỳ mà bà Ursula von der Leyen, Bộ trưởng
BQP Đức, người vừa được đề cử giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC)
cũng đã lên tiếng báo động về mối hiểm họa Tàu Cộng đối vớí châu Âu
trong thế kỷ này.
Theo chuyên gia Mathieu Duchâtel, Giám đốc chương trình châu Á thuộc
viện Montaign, Paris, nhận định: “Đó là tầm quan trọng của việc ủng hộ
tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông là một chiến lược không chỉ liên
quan đến sức mạnh hải quân và an ninh hàng hải theo đúng nghĩa quân
sự. Phía Quốc hội Mỹ khởi xướng nhiều dự án liên quan đến Tàu Cộng và
vấn đề Tân Cương. Mỹ hiện có một chính sách rất cứng rắn đối với Bắc
Kinh mà người ta vẫn nhắc đến sự “cạnh tranh chiến lược”. Trong đó,
yếu tố dễ nhận thấy nhất là “thuế quan”, sau đó là những gì liên quan
đến cạnh tranh công nghệ….”
TT TRUMP TIÊU DIỆT TÀU CỘNG BẰNG 3 MŨI GIÁP CÔNG:
Theo các nhà phân tích chính trị nhận định: Nếu từ đây tới năm 2020 là
năm bầu cử tổng thống Hoa Kỳ mà Tàu cộng vẫn duy trì được đà phát
triển kinh tế như những năm trước đây thì GDP của Tàu Cộng sẽ vượt mặt
Mỹ và trở thành đệ nhất siêu cường trên thế giới và Hoa Kỳ sẽ trở
thành quốc gia hạng nhì sau Tàu Cộng. Tiếng nói của cường quốc hạng
nhì sẽ không còn trọng lượng, sẽ trở thành lạc lỏng giữa các cộng đồng
quốc tế, chẳng còn ai muốn lắng nghe. Trong tương lai, nếu Mỹ từ bỏ
vai trò “lãnh đạo thế giới” thì nước Mỹ sẽ không còn là nước Mỹ nữa.
Vì vậy, TT D.Trump phải đánh tan Tàu Cộng bằng 3 mũi giáp công trước
năm 2020 hoặc trễ lắm là trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai trước khi
quá muộn. Tập Cận Bình không bao giờ từ bỏ tham vọng thống tri ịthế
giới.
“Giấc mộng Chệt” tham vọng của Tập Cận Bình được xây dựng trên nền
tảng vết xe đổ của Nhật Bản vào thế kỷ XX trước đây. Tưởng cũng nên
nhắc lại, vào những năm 1980, Nhật Bản được coi là mối đe dọa kinh tế
lớn nhất của Hoa Kỳ, những cáo buộc về hành vi trộm cắp tài sản trí
tuệ, thao túng tiên tệ, chính sách công nghiệp do nhà nước bảo trợ của
Nhật. Sự suy giảm của ngành chế tạo Hoa Kỳ và sự thâm thụt thương mại
lớn của Mỹ với Nhật. Trong cuộc xung đột giữa Mỹ và Nhật, cuối cùng
Nhật đã nhượng bộ, nhưng họ phải trả giá đắt khi phải nhượng bộ Mỹ.
Trải qua 3 thập niên mất mát với nền kinh tế trì trệ và giảm phát.
Ngày nay, lịch sử đã được tái diễn, nhưng nạn nhân đã được Tập Cận
Bình lập lại chính là Tàu Cộng. Giống như việc trừng phạt Nhật vào
những năm 1980. Việc trừng phạt Tàu Cộng ngày nay xuất phát từ sự mất
cân bằng kinh tế vĩ mô và sự thâm hụt thương mại lớn tạo bối cảnh cho
các cuộc chiến cách nhau trên 30 năm. TT Donald Trump mở rộng nhiều
mặt trận sẽ tiêu diệt Tàu Cộng bằng 3 mũi giáp công: Kinh tế, quân sự
và chính trị .
KINH TẾ :
CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI:
Bắc Kinh công bố số liệu vào ngày 15/7/2019, cho thấy nền kinh tế chỉ
đạt được mức tăng trưởng 6,2% trong quý II/2019, mức tăng trưởng thấp
nhất kể từ những năm đầu 1990. Đây là chỉ dấu cho thấy cuộc chiến
thương mại với Mỹ đã gây tổn thất không nhỏ cho kinh tế Tàu Cộng. Cục
thống kê TC cho biết nền kinh tế nước này đã phải đối mặt với một tình
huống kinh tế phức tạp và sự bất ổn địa chính trị ảnh hưởng từ bên
ngoài ngày càng tăng. Reuter đưa tin, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới
cũng phải đối mặt với áp lực giảm giá rất lớn do những lệnh cấm vận từ
Hoa Kỳ, gây ra những tổn thất khổng lồ không thể tính bằng những con
số.
Trong nhiều thập niên, con đường phát triển đất nước thần kỳ, nhưng
điều đó đã chấm dút. Tàu Cộng sẽ phải chấp nhận một trật tự thế giới
do Mỹ thống trị. Sẽ không có thế kỷ Thái Bình Dương và tất cả những
ngụy tạo sai trái lịch sử về Biển Đông và “đường lưởi bò 9 đoạn” sẽ
được họ sửa chữa, chắc chắn là như vậy nhưng không phải là lúc này.
Các nhà lãnh đạo ĐCSTQ vẫn thật khó chấp nhận thực tế rằng, con đường
dẫn đến vinh quang phục hưng dân tộc Trung Hoa thống trị thế giới sắp
kết thúc.
Chính cuộc chiến thương mại đã phơi bày những yếu huyệt của nền kinh
tế Tàu Cộng. Giờ thì rõ ràng Huawei, hy vọng lớn của TC về công nghệ
cao, cùng với ZTE và một số công nghệ thông tin khác, không phải là
thực lực bất khả xâm phạm, không có phần cứng, giấy phép hoạt động và
phần mềm của Hoa Kỳ, các công ty này sẽ rơi vào khó khăn. Họ sẽ chậm
hơn ít nhất 10 năm về mặt công nghệ và không thể phát triển các kỹ
năng cần thiết để tồn tại trong tình thế hiện nay.
Tình trạng khó khăn hiện tại cũng diễn ra trong ngành kỷ nghệ nặng
quốc phòng như chiến đấu cơ, tàu chiến, vũ khí chiến lược… TC thiếu
chiều sâu về kỹ thuật bằng sáng chế và công nghệ cần thiết để sản xuất
các sản phẩm cao cấp có thể cạnh tranh với các nước trên thế giới.
Ngày nay, việc ăn cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ qua hệ thống gián
điệp tinh vi dàn trải khắp nước Mỹ đã chấm dứt và họ sẽ bị trục xuất
về Tàu, các mặt hàng nhái rẻ tiền không thể giành chiến thắng trên
thương trường… Tập Cận Bình phải nhớ rằng chống lại Hoa Kỳ là từ bị
thương cho tới chết…
Phát biểu tại một cuộc họp nội các ở Tòa Bạch Ốc vào ngày 16/7/2019,
TT Trump nói: “Chúng ta vẫn còn một chặng đường dài để đi nếu muốn
đánh thuế nhập cảng lên hàng hóa TC. Vẫn còn 325 tỷ USD hàng hóa TC mà
chúng ta có thể đánh thuế nếu muốn,” ông nói. “Chúng ta đang đàm phán
một thỏa thuận thương mại với TC, nhưng tôi ước họ đã không phá vỡ
thỏa thuận từng có”. Cuối cùng, TT Trump muốn Tập Cận Bình phải tuân
theo hệ thống thị trường tự do của phương Tây cùng với sự chấm dứt chế
độ độc đảng. “Hãy làm theo cách của chúng tôi” chính là thông điệp ở
đây và hãy nhớ rằng nước Mỹ là siêu cường toàn cầu không đối thủ. Ngày
01/8 vừa qua, TT Trump bất ngờ công bố về áp thuế 300 tỷ USD lên hàng
hóa TC đã đưa thương chiến Mỹ – Trung lên một cấp độ mới. Hành động
trên của TT Trump hầu như toàn bộ hàng hóa của TC nhập cảng vào Mỹ đều
bị áp thuế quan bổ sung.
Theo Ruchir Sharma, tác giả bài viết “How China fell off the miracle
path” (phép màu kinh tế China đang chấm dứt như thế nào) được The New
York Times đăng số ra ngày 03/5/2016 đã trở thành hiện thực. Tăng
trưởng ở mức 6% là một điều rất khó khăn với bất kỳ một quốc gia nào.
Trong nổ lực vượt qua mục tiêu đó, Bắc Kinh đã bơm những khoảng nợ,
những dự án lãng phí và họ đang tự đào một cái hố sâu tự chôn mình.
Theo GS Xiang Songzuo, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Tiền tệ Quốc tế
thuộc ĐHND TQ, là một nhà kinh tế nổi tiếng, ông đưa ra một số nhận
định trong bài viết với chủ đề: “The pitiful state of the Chinese
economy” (Tình hình bi đát của nền kinh tế TQ). Những biến đổi lớn
chưa từng thấy trong 40 năm qua. Xin tóm lược những điểm chính:
Năm 2018, kinh tế TQ liên tục đi xuống, chủ yếu là kinh tế chậm lại.
Tăng trưởng GDP năm 2018 theo công bố của Cục Thống Kê TQ là 6,5%,
nhưng theo báo cáo công bố nội bộ hôm 15/12/2018 thì chỉ tiêu này thấp
hơn nhiều.
Thị trường tài chánh trực tiếp dù là trái phiếu hay chứng khoán đã bị
giảm một nửa trong năm 2018 và nhiều công ty đã vỡ nợ. Trong 3
quý/2018, tổng vỡ nợ đã vượt 120 tỷ NDT. Hiện nay nhiều doanh nghiệp
đã phá sản.
Nợ địa phương là một rắc rối lớn trong thị trường tài chánh TC.
Thị trường chứng khoán TC yếu kém cho thấy nền kinh tế đang ở trong
tình trạng rối loạn.
NHIỀU DOANH NGHIỆP THÁO CHẠY KHỎI TQ:
Việc TT Trump tiếp tục tăng mức thuế quan lên các mặt hàng xuất cảng
của TC khiến nhiều doanh nghiệp đua nhau tháo chạy khỏi Tàu Cộng để
tránh thuế. Các doanh nghiệp rút khỏi thị trường TC không chỉ mang
theo nguồn vốn lớn. Ngày 10/5/2019 vừa qua, các mặt hàng TC nằm trong
danh sách 200 tỷ USD nhập cảng vào Mỹ bị tăng mức thuế lên 25% . Ngoài
ra TT Trump còn đưa danh sách 300 tỷ USD hàng TC có thể bị áp thuế
25%.
Tại 4 thành phố lớn của TC gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và
Thẩm Quyến, có hơn 20.000 doanh nghiệp nước ngoài: QUẢNG CHÂU: chiếm
62% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố, THƯỢNG HẢI: Doanh
nghiệp nước ngoài đóng góp 2/3 tổng giá trị sản xuất công nghiệp và
đóng góp 70% cho nền kinh tế Thẩm Quyến. Có thể nói, các doanh nghiệp
nước ngoài tháo chạy khỏi Đại Lục sẽ gây ra ảnh hưởng lớn ngoài sức
tưởng tượng với nền kinh tế nước này. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận
định, cuộc chiến tranh thương mại lần này đã ảnh hưởng to lớn đến nền
kinh tế TC và gây áp lực nặng nề với chánh phủ Bắc Kinh.
Do đo khiến nhiều doanh nghiệp tháo chạy khỏi Đại Lục. Trước đó, đã có
báo cáo có khoảng 400 công ty vốn đầu tư Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi thị
trường Đại Lục. Liệt kê những công ty điển hình:
Hãng Apple sẽ chuyển dây chuyền sản xuất sang Ấn Độ.
Foxconn đã mở 3 nhà máy tại Ấn Độ và kế hoạch trước năm 2020 sẽ xây
dựng từ 10 tới 12 nhà máy nữa và sẽ tạo công ăn việc làm cho khoảng 1
triệu người dân Ấn Độ.
Hãng điện tử Olympus của Nhật Bản đã đóng cửa nhà máy sản xuất ở Thẩm
Quyến và chuyển sang VN.
Một vài nhà máy sản xuát dây chuyền công nghiệp nặng của Tập đoàn
Sumitomo tại TC cũng chuyển dần về Nhật Bản.
Kobe Steel, công ty thép của Nhật cũng cho biết, họ đã chuyển nhà máy
sản xuất linh kiện máy đào thủy lực sang Thái Lan và Mỹ.
Các công ty Nhật Bản như Mitsubishi Electric, Komatsu và Toshiba cũng
đã chuyển một số dây chuyền sản xuất ở TC sang các nước khác.
Trong khi đó, Microsoft, Google, Amazon, Sony và Nintendo cũng muốn
chuyển các dây chuyền đang sản xuất ra khỏi công xưởng thế giới.
Tới lượt Samsung đóng cửa nhà máy cuối cùng tại Chiết Giang
Theo USA Today, 41% công ty Mỹ đang xem xét chuyển sản xuất khỏi TC
sang các nước ĐNÁ và Mexico ít hơn 6% số này tính chuyện chuyển về Mỹ.
TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP TẠI ĐẠI LỤC:
Tờ New York Times đưa tin, ngày 4 và 5/6/2019, chánh phủ Bắc Kinh uy
hiếp các công ty nước ngoài không được rút vốn. Các hãng kỹ nghệ lớn
như Microsoft, Dell, ARM, Nokia, Cisco, Samsung và SK đều có đại diện
tham dự cuộc họp này. Cuộc chiến thương mại đã khiến các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài tại Đại Lục, đẩy nhanh tốc độ thoái vốn, từ
đó dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng tỷ lệ thất nghiệp tại Đại Lục. Các
học giả cho rằng, tỷ lệ thất nghiệp khảo sát các khu vực đô thị toàn
quốc là 4,9 %, trên thực tế phải lớn hơn gấp 3 lần so với con số chính
thức mà chính quyền Bắc Kinh công bố.
Hồi đầu năm 2019, giới truyền thông Nhật Bản cũng đưa tin, cuộc chiến
thương mại khiến cho khoảng 5 triệu công ty Đại Lục phải đóng cửa và
số lượng người thất nghiệp cũng không ngừng tăng lên, tổng số người
chịu ảnh hưởng có thể lên đến 400 triệu người. Các nhà máy đang phải
cắt giảm việc làm, một xu hướng đáng báo động đối với TC, vì họ lo
ngại rằng bất ổn xã hội sẽ bùng lên nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.
Các chủ nhà máy tại Đại Lục ngày càng bi quan về tình hình đơn đặt
hàng xuất cảng trong năm 2019 và tâm lý bi quan này đã được thể hiện
qua tốc độ tăng trưởng xuất cảng chậm lại.
Theo ông Colin Graham, Giám đốc đầu tư (CIO) của Eastspring
Investments nhận xét: “Các nhà máy ở Đại Lục có đang sa thải công nhân
do lượng đơn đặt hàng giảm sút? Nếu điều này xảy ra, mục tiêu tạo công
ăn việc làm cho người dân của chính phủ Bắc Kinh sẽ bị ảnh hưỏng…Đây
là vấn đề quan trọng đối với chính phủ Bắc Kinh. Số liệu công bố cho
thấy xuất cảng trong tháng 6/2019 của TC giảm so với cùng kỳ năm
ngoái, nguyên nhân được cho là thuế quan mà Mỹ áp lên hang hóa TC.
Nhập cảng vào Đại Lục trong tháng 6/2019 cũng giảm do nhu cầu trong
nước giảm”.
Theo bà Hà Thanh Liên, một nhà kinh tế nổi tiếng của TC, hiện đang
sống ở Mỹ đã cho biết: “Tính đến giữa năm 2015, Đại Lục đã có tới 500
triệu người thất nghiệp và gây sự phẫn nộ của quần chúng”. Theo báo
cáo 2013 của Ngân hàng Thế giới (WB), có khoảng 300 triệu người dân
nghèo Hoa Lục chi tiêu ở mức 01 USD/ngày. Nhiều công nhân làm việc
trong khu vực công nghiệp nặng đã bị mất việc. Có một áp lực rất lớn
về nạn thất nghiệp nhất là các nghành chế tạo, hầm mỏ và các công
nghiệp cũ như thép & nhôm.
ĐCSTQ thường tự hào đã tạo hơn 2.130 đại gia có tổng số tài sản bằng
cả nền kinh tế nước Anh. Bên cạnh những người giàu có này thì số người
bị “bần cùng hóa” gia tăng với tốc độ chóng mặt, có khoảng 55% số hộ
gia đình hầu như vô sản. Sự phân hóa giàu nghèo đang diễn quá nhanh và
sâu sắc đủ để nhấn chìm nước trong vũng lầy kinh tế. Trong những năm
gần đây, xã hội Đại Lục xuất hiện một thuật ngữ mới là “cừu phú” (căm
thù người giàu) và “cừu quan” (câm thù tham quan).
Trả lời Epoch Times, nhà văn Kinh Sở nổi tiếng Đại Lục nhận định:
“Những sự kiện kháng nghị trong xã hội Đại Lục ngày càng nhiều, cho
thấy tình trạng bất công xã hội gia tăng mức độ ngày càng nguy hiểm
hơn. Vì thế tình cảnh mọi người bất mãn, đấu tranh đòi quyền lợi ngày
càng nhiều là hệ quả khó tránh khỏi”. Tân Hoa Xã ghi nhận, con số các
cuộc biểu tình với đông đảo quần chúng ngày càng gia tăng, có trên
200.000 vụ mỗi năm. Chính quyền Bắc Kinh đã phải chi trên hàng trăm tỷ
USD để duy trì ổn định xã hội.
NGUY CƠ VỠ NỢ:
Sự thiếu hụt USD, loại tiền tệ rất quan trọng đối với hoạt động tài
trợ cả trong và ngoài nước. Các khoản nợ USD kết hợp tại 4 ngân hàng
thương mại lớn nhất của TC đã vượt quá tài sản bằng USD của họ vào
cuối năm 2018. Vào năm 2013, 4 ngân hàng có tài sản USD cao hơn 125 tỷ
so với số nợ phải trả, nhưng hiện nay họ nợ các chủ nợ và khách hàng
nhiều hơn so với nợ họ có. Sự đảo ngược là hậu quả từ một ngân hàng:
“BANK OF CHINA”. Từ nhiều năm qua, ngân hàng nầy nắm giữ nhiều tài sản
bằng USD hơn bất kỳ nhà cho vay nào khác. Nhưng điều đó đã kết thúc
vào năm 2018 khi nợ phải trả của nó cao hơn 72 tỷ USD.
Tàu Cộng có khoảng 3,1 ngàn tỷ USD dự trử ngoại hối, vẫn là kho dự trử
ngoại tệ an toàn trong những trường hợp khủng hoảng tài chánh. Trong
những dự án to lớn của Tập Cận Bình chi tiêu bằng USD là các dự án
“Vành đai & Con đường”, vốn được tài trợ rất nhiều bằng đồng bạc xanh
và đang gởi USD ra nước ngoài dưới hình thức các khoản vay của TC. Bắc
Kinh đã tập trung sức mạnh tài chánh nhằm tăng cường tầm ảnh hưởng
quốc tế trong những năm gần đây.
Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo số dư tài khoản vãng lai của TC sẽ
xuống mức âm vào năm 2020 do chịu ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại
với Mỹ. Khoản tiền dự trữ ngoại tệ khổng lồ của TC đang âm thầm chảy
khỏi Đại Lục. Tổng cộng 1.200 tỷ USD đã bốc hơi khỏi số liệu thống kê
của Bắc Kinh.
Nợ tín dụng tại Đại Lục đã tăng gấp 6 lần kể từ 2012. Cơ quan xếp hạng
tín nhiệm S&P cho biết các khoản vay khác hạng không bảo đảm tại Đại
Lục có khả năng tăng với tốc độ 20% mỗi năm trong vòng 2 năm tới. Tỷ
lệ nợ hộ gia đình trên GDP của TC đã tăng từ 20,9% năm 2012 lên 53,2%
năm 2018, theo số liệu từ CEIC cơ quan cung cấp số liệu tài chánh. Nợ
hộ gia đình tại TC đạt 7.400 tỷ USD tính đến cuối tháng 3/2019, theo
CEIC.
Đại Lục đang chìm ngập trong khoản nợ công 30.000 tỷ USD (tương đương
259% GDP) và con số này được các chuyên gia dự báo sẽ tăng lên 327%
GDP vào năm 2022 nếu Bắc Kinh không có biện pháp đối phó hiệu quả. Tờ
Nikkei Asian Review kết luận: “Sau một thập kỷ tăng trưởng mạnh mẽ,
chính phủ Bắc Kinh đang tiến hành một cuôc chiến toàn diên về quả “bom
nợ”.
Viện Tài chánh Quốc Tế có trụ sở tại Washington D.C vừa công bố số
liệu thống kê cho thấy nợ công của Tàu Cộng đã tăng lên gần 304% so
với GDP trong 3 tháng đầu năm 2019 tức hơn 40.000 tỷ USD (tương đương
15% tổng số nợ trên toàn cầu) theo Reuter hôm 17/7/2019.
TTCK BỐC HƠI 2.300 TỶ USD NĂM 2018:
Tính đến thứ sáu 26/12/2018, chỉ số Shanghai Composite Index giảm gần
25% so với mức khởi điểm năm 2018, khiến nó trở TTCK lớn hoạt động kém
nhất thế giới. Sự bùng nổ của cuộc thương chiến giữ Mỹ – Trung khiến
TTCK sụt giảm 2,300 tỷ USD so với thị trường của TC trong năm 2018
tính tới ngày 26/12. TC nhường lại vị trí là TTCK lớn thứ hai thế giới
cho Nhật Bản vào đần năm nay. Giá giao dịch trung bình hàng ngày trên
cả 2 sàn giao dịch Thượng Hải và Thẩm Quyến đã giảm xuống còn khoảng
369 tỷ NDT (54 tỷ USD) trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2014, dữ
liệu của Bloomberg cho thấy, chỉ có 263,8 tỷ NDT được giao dịch vào
ngày 27/12/2018, bằng khoảng 1/10 mức cao nhất của năm 2015.
KẾT LUẬN:
Chiến tranh thương mại là một vấn đề quan trọng chi phối sự quan tâm
của người dân Hoa Lục. Bắc Kinh hiện đối mặt những bong bong kinh tế
đang càng ngày càng phình to ra trên nhiều lĩnh vực với nguy cơ sẽ
phát nổ, nó có thể làm rung chuyển chế độ. Thương chiến với Mỹ khiến
các công ty công nghệ lớn của TC đánh mất khả năng cạnh tranh trên thị
trường quốc tế khi bị hàng loạt các công ty Mỹ và châu Âu tẩy chay.
Bắc Kinh đang phải đối mặt với nhiều lĩnh vực vô cùng nghiêm trọng
tưong lai.
Bong bóng bất động sản khiến giá nhà trên toàn quốc tăng cao ngất
ngưỡng, cấp số nhân tài sản cho các tham quan và các đại gia đầu cơ,
nó chôn vùi giấc mơ bắt đầu cuộc sống gia đình tự lập của thế hệ thanh
niên nước này.
Quỹ lương hưu có nguy cơ phá sản mang tính cách lâu dài và khó tìm ra
cách giải quyết ổn thỏa.
Tỷ lệ hôn nhân thấp dẫn tỷ lệ sinh giảm dẫn đến thiếu hụt lực lượng
lao động, khi dân Tàu ngày càng già đi, số người nghĩ hưu tăng lên mà
quỹ luơng hưu thì cạn dần.
Ngay khi Bắc Kinh công bố tăng trưởng GDP quý II/2019 là 6,2%, mức
thấp nhất kể từ năm 1992. Nhưng các nhà phân tích cho rằng, cuộc chiến
tranh thương mại kéo dài không phải là lực cản chính lớn nhất đối với
nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tăng trưởng giảm tốc liên quan đến
nhiều nợ nần và sức mua giảm và vì nền kinh tế Tàu Cộng quá lệ thuộc
vào xuất cảng.
Nếu xét về triển vọng phát triển kinh tế thì Hoa Kỳ vẫn chiếm thế
thượng phong trên TC về nhiều mặt và có nền tảng vững chắc hơn. Một số
ý kiến cho rằng, sức mạnh nền kinh tế của Tàu Cộng hoàn toàn có khả
năng vượt Mỹ trong 10 năm tới, nếu xét theo GDP. Nhưng, nhiều kinh tế
học đã phản biện rằng điều đó là “viễn tưởng”. Thậm chí có chuyên gia
còn khẳng định rằng, TC chỉ tăng trưởng ở mức 1%. Bên cạnh đó, Bắc
Kinh còn đang phải đối mặt với một “núi nợ công” khổng lồ 40.000 tỷ
USD. Nợ là tổ mối khổng lồ đã và đang đụt rỗng ruột bên trong thân cây
đại thụ mang tên Trung Quốc và không biết lúc nào nó sẽ đổ xuống…
Tổng hợp & Nhận định
NGUYỄN VĨNH LONG HỒ
Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020
Thứ Năm, 27 tháng 2, 2020
Tóm Tắt Lại Sự Kiện Vũ Hán
From:
T2009 – Quách Đức Ngân phát hiện ra một điểm chí mạng của virus SARS có tên là nsp14.2012 – Charles Lieber, giáo sư công nghệ nano, kỳ tài từ Hoa Kỳ bắt đầu giúp Vũ Hán xây dựng phòng nghiên cứu cấp cao về virus ở Vũ Hán2014 -- Xiangguo Qiu – khoa học gia Trung Quốc bắt đầu gửi các mẫu nghiên cứu của mình từ Phòng Thí Nghiệm Vi Sinh Quốc Gia Canada NML về China - nghiên cứu của Xiangguo về HIV.2015 – Thạch Chính Lệ cùng sự hỗ trợ từ đại học North Carolina, nghiên cứu thành công việc lai ghép corona virus dựa trên bộ khung của Sars (virus này của Thạch Chính Lệ không thể dùng các vaccine hiện thời trị được)2019 – Tháng 3, giới chức Canada điều tra Xiangguo về các kiện hàng gửi về China2019 – Tháng 7, Xiangguo bị áp giải ra khỏi phòng thì nghiệm NML.2019 – Tháng 9, Vũ Hán tập trận chống chiến tranh sinh học.2019 – Tháng 11, phe Giang Trạch Dân và Vương Kỳ Sơn bán khống lượng lớn cổ phiếu2019 – Tháng 12, râm ran trong giới bác sĩ một dịch bệnh tương tự như SARS đang bùng phát, Lý Văn Lượng bị bắt vì “tung tin đồn nhảm”2020 – Tháng 1, dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán. Giới chức khẳng định virus này không thành vấn đề gì, rất khó lây nhiễm.- 20/1 Một nhóm các nhà Khoa Học ở ba nơi, Thượng Hải, Bắc Kinh, và Kỹ Thuật Quân Đội phát hiện ra virus này chủ yếu lây lan mạnh ở nhóm người Đông Á.- 28/01 Charles Lieber bị bắt tại Hoa Kỳ.- 30/1 Trong suốt tuần, các nhà nghiên cứu từ Ấn Độ, Hy Lạp,… liên tục cho rằng Virus này không thể có nguồn gốc tự nhiên, và có các phần chèn từ virus HIV.2020 – Tháng 2,1/2 - Nhóm Expose Revolution của Tỷ Phú tỵ nạn Cộng Sản Quách Văn Quý gặp Trump cùng các chuyên gia ở dinh thự Mar-a-Largo.4/2 - Nhóm Expose Revolution tuyên bố (solemnly) rằng virus do Quách Đức Nhân tổ chức chế tạo.5/2 - Liên tục trên trangXilu.com, trang mạng của quân giải phóng nhân dân Trung Hoa, đăng bài khẳng định đây là một vụ tấn công sinh học của Mỹ. Hoa Kỳ bắn tên lửa minuteman có khả năng tải đầu đạn hạt nhân về một mục tiêu giữa biển Thái Bình Dương từ căn cứ California, tầm xa tối đa của tên lửa này là 8 ngàn dặm, có thể vươn tới đập Tam Hiệp trong nội địa Hoa Lục.7/2 - Xuất hiện bài viết của Wu Xiaohua chứng minh ở góc độ kỹ thuật rằng Thạch Chính Lệ dối trá đổ thừa cho dơi. Và chỉ đích danh Thạch Chính Lệ là thủ phạm. Đồng thời bóng gió rằng có thế lực đứng sau Thạch Chính Lệ làm chuyện tày đình.9/2 - Khoa học gia trưởng, đứng đầu tổ điều tra nghi vấn virus Vũ Hán được tạo ra từ phòng Thí Nghiệm bị đột tử. Nghi vấn bị ám sát ở Kenya.11/2 - Epochtimes (không liên can gì tới Đại Kỷ Nguyên Tiếng Việt), một tờ báo uy tín những năm gần đây phỏng vấn một chuyên gia thượng thặng về vũ khí sinh học người Mỹ, ông khẳng định virus Vũ Hán 100% là nhân tạo. Sau đó ba bài phỏng vấn chuyên sâu này bị xóa. Epochtimes cũng không giải thích hay đính chính ?! Nghi vấn là có Pentagon (Lầu Năm Góc) can thiệp vì lí do an ninh quốc gia.12/2 - Virus Vũ Hán có thời gian ủ bệnh là 24 ngày, chứ không phải 14 ngày.Trump luôn miệng khen Tập, ngoài ra không nói gì khác.13/2 - Virus được tổ chức Y tế thế giới WHO đặt tên là Covid-19 (Co là Corona, Vi là virus, D là Disease, 19 là năm 2019 phát xuất bệnh).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)