Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016

Siêu quyền lực và bầu cử Tổng Thống Mỹ





Siêu quyền lực và bầu cử Tổng Thống Mỹ
"Chiến tranh lớn sẽ diễn ra rất nhanh, tàn phá lớn, các bên xử dụng vũ khí nguyên tử là chắc chắn, nhưng việc khắc phục hậu quả của chiến tranh là rất lâu dài, khiến cho Mỹ lại phải xắn tay áo lên can dự sâu rộng hơn vào mọi ngõ ngách của thế giới. Bốn năm tới là thử thách quan trọng nhất đối với trật tự thế giới mới, khi đó mọi định chế quốc tế đều phải cải cách cho phù hợp với thế giới sau chiến tranh lớn, và như định mệnh lịch sử, Mỹ vẫn bị buộc phải can dự sâu hơn nữa vào lục địa Eurasia, điều mà Mỹ đã cố tránh từ sau thế chiến II đến nay.
Thống nhất nhân loại là tất yếu lịch sử không thể đảo ngược được; Vì chính nghĩa nhân loại, khi không thể ngăn chặn được chiến tranh thì phải biết điều tiết chiến tranh để cố giảm thiểu mất mát; mục tiêu càng lớn thì chiến tranh càng lớn mới cải cách toàn cầu được, chiến tranh này rồi ra sẽ vẽ lại bản đồ toàn cõi Eurasia cũng như nhiều vùng ở Châu Phi, vài vùng ở Nam Mỹ, chỉ trên nền tảng đó mới khôi phục lại cách ứng xử trong tinh thần trọng pháp giữa các nhà nước với nhau mà thôi.
Sự trở lại với chủ nghĩa Dân Túy tại nhiều nơi trên thế giới cho thấy: “toàn cầu hóa đẩy quá xa quá sớm về phía trước đã thất bại hoàn toàn, vì cách biệt giầu nghèo ngày càng mở rộng khắp nơi, nên phải lui lại để khôi phục lại quyền lực quốc gia cũng như các giá trị nền tảng của xã hội, để có thêm phương tiện trợ giúp cho đại bộ phận quần chúng bị đẩy lùi lại phía sau, chính nghĩa nhân loại là vậy. Do thế cuộc bầu cử TT Mỹ năm nay mới trải qua nhiều nghịch lý, nhưng cuối cùng thì bà Clinton không có chân mạng đế vương nên chẳng thể làm TT Mỹ sắp tới. " [LVX]


TRẬT TỰ CHINA VS TRẬT TỰ MỸ
Bắc Kinh vẫn luôn phát biểu là: họ trỗi dậy trong hòa bình, nhưng những gì mà họ làm hoàn toàn đi ngược với điều họ nói, như vậy phát triển trong hòa bình chỉ nhằm che đậy mục tiêu xâm lăng thế giới mà thôi, cụ thể là: 
1-     Thế giới phải để cho họ tự do bồi đắp các đảo nhân tạo trên khắp vùng biển quốc tế, để họ mở rộng vùng lãnh thổ trên biển tại bất cứ nơi nào mà họ coi là quyền lợi an ninh của họ
2-     Phát triển trong hòa bình có nghĩa là, thế giới phải để cho họ tự giải thích luật pháp cũng như tập quán quốc tế sao cho có lợi nhất cho họ.
3-     Phát triển trong hòa bình có nghĩa là, phải để cho họ tự do xâm lăng các vùng lãnh thổ mà họ coi là không gian sinh tồn của họ để thiết lập trật tự Hán trên quy mô toàn cầu
4-     Phát triển trong hòa bình có nghĩa là phải để cho họ khai thác lợi thế thương mại để khối dự trữ ngoại tệ (Forex) của họ không ngừng gia tăng, để họ xử dụng công cụ tài chánh mua lại các công ty Phương Tây, mở đường cho Hán-Hoa xâm nhập thị trường tài chánh-kỹ thuật của các nước Âu Mỹ, đồng thời tung tiền mua chuộc các công ty cùng đất đai tại các nước đang phát triển nằm trong tầm ngắm của China, để di cư dân Hán đến sinh sống, chiếm đoạt ngay khi có thể.
5-     Phát triển trong hòa bình có nghĩa là để cho Hán Hoa có đủ thời gian xây dựng và củng cố quốc phòng để tạo sức mạnh hậu thuẫn cho chủ trương bành trướng của China trên khắp thế giới.
Như thế, trỗi dậy trong hòa bình, với Hán-Hoa, mang ý nghĩa tổng quát là bành trướng trong hòa bình, để Hán-Hoa thiết lập trật tự Hán-China trên quy mô toàn cầu. Mọi hoạt động của Hán-Hoa trên trường quốc tế đều đang diễn ra như vậy, họ tuyên bố vùng biển ĐNÁ là lãnh thổ trên biển của họ, họ có quyền bồi đắp các bãi cạn để biến thành lãnh thổ trên biển, từ lãnh thổ nhân tạo đó họ xác lập chủ quyền thềm lục địa theo công ước về luật biển được quốc tế công nhận mà họ cũng đã cam kết thi hành, họ xua 50,000 tầu cá xuống tàn phá nguồn sống trên vùng biển ĐNÁ là ngư trường chính của các nước ĐNÁ và cũng là vùng biển quan trọng với lượng hàng hóa di chuyển trị giá 5000 billion dollar hàng năm.
Mạnh lên thì cần thị trường tiêu thụ cũng như nguyên liệu và một đạo quân hùng mạnh để bảo vệ quyền lợi của mình, thế là đi vào con đường xâm lăng, chiếm đoạt, chiến tranh, bại trận, rồi bị suy tàn, bài học lịch sử này được lập lại nhiều lần đối với lịch sử đông/tây, kim/cổ; China đang đi ngay vào con đường như vậy. Bài viết này nhằm duyệt lại ít điều liên quan đến chiến lược của China muốn thiết lập trật tự China trên toàn cõi Eurasia, sau đó là toàn cầu, đã được China để lộ ra trong thời gian qua, cho nên gồm nhiều vấn đề đã diễn biến trong ba tháng qua.
Cuộc Đụng Độ Đông VS Tây, ghi dấu 500 năm lịch sử
Theo ghi nhận của tổ chức Hàng Hải Quốc Tế, trên 90% các vụ gây va chạm trong vùng biển quốc tế DNÁ đều do lực lượng tuần duyên Hán-Hoa gây ra, họ xử dụng dàn khoan HD981 làm công cụ cắm cột mốc lưu động xâm nhập sâu vào hải phẩn các quốc gia trong vùng, mới đây nhất, sách giáo khoa của Hán-China còn vẽ ra bản đồ Thái Bình Dương gồm 251 đoạn bao gồm luôn Hawai và quần đảo Micronesia và hầu hết Thái Bình Dương (Viện Đại Học Yale đã đem vấn đề này ra thảo luận hồi tháng 5-2016).
China coi việc tiến chiếm biển Đông Nam Á là mấu chốt trong chiến lược biển của họ, để từ đó mở đường đến Ấn Độ Dương, song song với nỗ lực tung toàn bộ sức mạnh tiến chiếm Eurasia trên bộ cũng như trên biển, qua hàng loạt các dự án xây dựng dãy căn cứ nằm trong chuỗi căn cứ duyên hải mà Hán gọi là dãy đảo ngọc trai (ý muốn nói đến vùng vịnh Bengal từ xưa vốn nổi tiếng với ngọc trai). Trong một diễn biến khác, China vẫn âm thầm tiến chiếm các đảo thuộc quần đảo Micronesia bằng nhiều cách, như: tung hàng hóa xâm nhập buôn lậu để đổi lại việc họ mua lại các vùng lãnh thổ, để từ đó họ đưa dân Hán đến cư trú, khi trở thành công dân sở tại nắm khối đa số, họ chiếm luôn hải đảo đó mà không tốn một viên đạn, từ đó họ thiết lập vùng lãnh hải theo luật quốc tế hiện hành.
Đặng Tiểu Bình đã từng nói: “nếu phải chờ trăm năm để thống nhất Đài Loan, Hán vẫn chờ” câu nói đó ứng dụng vào kế tằm ăn dâu hiện đang được Bắc Kinh vận dụng công khai, bí mật, kín đáo trên mọi hướng, mọi lãnh thổ, mọi lãnh vực văn hóa-chính trị-khoa học kỹ thuật-kinh tế. Hiểm họa do China gây ra lớn hơn hẳn so với những gì được nói tới trong chỗ công khai bởi các phương tiện truyền thông đại chúng.
Lịch sử trong 500 năm qua chỉ cho ta thấy: khởi đầu thế kỷ luôn diễn ra những sự kiện lớn ảnh hưởng suốt thế kỷ đó, xin đan cử vài thí dụ:
1-     thế kỷ 15 khởi đầu bằng việc Tây Ban Nha đánh bại nhà nước Hồi Giáo Moorish đã cai trị bán đảo Iberia từ năm 711,
2-     Thế kỷ 16 đánh dấu việc TBN và BĐN chiếm Châu Mỹ, cũng như Viễn Đông, đồng thời tìm đường đến Viễn Đông băng qua Thái Bình Dương.
3-     Thế kỷ 17 đánh dấu việc Anh Quốc bắt đầu trở thành quyền lực hàng hải chống lại Tây Ban Nha, được đánh dấu bởi chiến thắng của hải quân Anh với đại hạm đội liên quân TBN-BĐN và Pháp năm 1588, sau chiến thắng này Anh bắt đầu tung lực lượng tiến chiếm Bắc Mỹ cùng với Pháp, đẩy lực lượng TBN lui dần về phía Trung và Nam Mỹ, việc này càng làm tăng thêm mâu thuẫn giữa Anh với Âu Châu lục địa liên quan đến chế độ đế quốc Âu Châu trong 300 năm sau.
4-     Thế kỷ 18 đánh dấu đối đầu giữa hai thế lực hàng hải Anh với thế lực lục địa Âu Châu về các tranh chấp lãnh thổ tại Âu Châu cũng như tại Bắc Mỹ, kết quả là Anh Quốc trở thành thế lực hàng hải thống lĩnh thế giới, nhưng nước Mỹ được chánh thức thành lập tại Bắc Mỹ đẩy Anh ra khỏi lãnh thổ Hoa Kỳ. Pháp với Nga tùy lúc tùy việc đứng sau Mỹ chống lại Anh vì các vấn đề tại Âu Châu là vậy.
5-     Thế kỷ 19 đánh dấu việc Hoa Kỳ tiếp tục mở rộng ảnh hưởng tại bắc Tây Bán Cầu, trong khi đó Âu Châu bị chi phối bởi hàng loạt cuộc chiến, khởi đầu bằng chiến tranh Napoleonic War năm 1805, càng ngày cảng đẩy Âu Châu vào bất ổn chính trị xã hội, tự họ không thể giải quyết được, nên đã mở đường cho Mỹ trở lại Âu Châu trong thế kỷ 20.
6-     Thế kỷ 20 đánh dấu sự xuất hiện của Hoa Kỳ như hệ thống kinh tế- chính trị hiện đại nhất, trong khi Âu Châu ngày càng lún sâu vào bế tắc không lối thoát giữa các nước Tây Âu với nhau cũng như giữa Tây Âu với Nga, cũng như giữa Âu Châu với đế chế Hồi Giáo đang suy yếu là Ottoman; Hai thế chiến và chiến tranh lạnh đã tạo cơ hội để China vươn lên nuôi tham vọng tái lập đế chế Hán-China cổ.
7-     Thế kỷ 21 đang bị chi phối bởi tham vọng bành trướng của China muốn thống lĩnh thế giới, thay thế trật tự Mỹ mà China tự coi là hết sứ mệnh lịch sử.
Như vậy cuộc đối đầu hiện nay giữa China với thế giới (cụ thể với Mỹ) là cuộc chiến tất yếu phải sảy ra, để giải quyết các tồn đọng lịch sử trong 500 năm qua kể từ khi Phương Tây tiếp xúc với Phương Đông thực sự. Mọi cuộc chiến trước đây thực tế diễn ra giữa các thế lực Phương Tây-Kyto Giáo với nhau nhằm tranh đoạt thế giới, trong năm trăm năm đó văn minh nhân loại tiến rất nhanh như định mệnh lịch sử (xin cứ tạm gọi: đó là vòng quay của trung tâm văn minh) để dẫn đến cuộc đụng độ Đông vs Tây vào thời điểm này của lịch sử. Cho nên cuộc chiến này phải là cuộc chiến lớn nhất so với mọi cuộc chiến đã từng diễn ra trong 500 năm, do thế, hình thái cùng quy mô chiến tranh sẽ khác hẳn với tất cả những gì mà người thường có thể mường tượng ra được.
Thống nhất nhân loại trên con đường dân chủ-tự do là hướng đi tất yếu của lịch sử, đó là con đường duy nhất để chấm dứt chiến tranh giữa người với người trên trái đất này, China không chọn con đường đi đúng đắn đó, vì họ coi kế hoạch thống nhất nhân loại đã được thi hành trong 500 năm qua, rốt cuộc cũng chỉ là cách giải thích khác để biện minh cho quyền thống trị tuyệt đối của Phương Tây mà thôi. Họ càng nghĩ rằng, trật tự thế giới mới phải do khối đa số, cũng chính là khối có thị trường lớn nhất quyết định hướng đi của nhân loại này, như thế họ đang tàn phá thế giới một cách có hệ thống.
Cũng chẳng thể trách quyền lực thế giới (các hội kín) là những người đã tiến hành thẩm định lịch sử nhân loại toàn diện và thấu đáo, để hình thành cùng lúc cả hai thế lực thiện với ác trên từng vùng địa chính trị - vừa tàn phá các giá trị cũ đã lỗi thời lạc hậu, song song với việc hình thành thế lực mới đại diện cho hướng đi phù hợp với vùng địa chính trị đó - để cuối cùng như muôn dòng sông nhỏ kết hợp thành dòng chảy lớn hợp nhất nhân loại về một mối, trớ trêu thay, mỗi bước hợp nhất đều được ghi dấu bằng cuộc chiến tranh theo kiểu nào đó.
Thế kỷ 18 đối với văn minh nhân loại là thế kỷ ánh sáng (Illuminati) mở đường cho kế sách hợp nhất nhân loại một cách cụ thể, liên tục thi hành cho đến hôm nay và sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức thế giới này trong tương lai. Cho nên toan tính muốn thiết lập trật tự China trên quy mô toàn cầu đã được nhìn thấy từ cả trăm năm trước. Bài Quốc Tế Ca có câu thế này: “đấu tranh đây là trận cuối cùng, kết đoàn lại để ngày mai” thực ra là bài ca do một nhạc sỹ am hiểu hướng đi của nhân loại này viết ra, mà nói rõ hơn chính là sản phẩm của Illuminati, cộng sản chỉ là công cụ mang tính tàn phá, tính răn đe, chẳng thể xây dựng được thứ gì cho ra hồn.
Eurasia ngày càng bất ổn, China Nam Tiến, Ấn Đông Tiến. Mỹ Pivot to Asia
China coi ĐNÁ trên biển cũng như trên bộ là sân sau của họ, theo cái kiểu mà China nghĩ về vai trò của Mỹ coi vùng biển Caribbean là sân sau của Mỹ vậy; Nhưng biển Caribbean bao bọc bởi các nước nhỏ, không chiếm vị trí địa chiến lược sinh tử đối với thế giới, nên các nước nhỏ trong vùng Caribbean rất cần Mỹ giúp họ duy trì hòa bình, dựa trên luật hàng hải được quốc tế công nhận để các phía phân định lãnh hải đã được họ thỏa thuận. Vả lại vùng biển Caribbean dân thưa, tài nguyên dồi dáo nên họ không có nhu cầu bành trướng, chiếm đoạt như vùng Viễn Đông TBD, China nại lý do an ninh của mình đã cố tình bóp méo lịch sử, ngang nhiên tuyên bố chủ quyền trên vùng biển ĐNÁ, bồi đắp đảo nhân tạo tại vùng biển ĐNÁ. Các diễn biến đó chỉ mới là khởi đầu cho kế hoạch bành trướng sang Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương cũng như Thái Bình Dương mà thôi. 
Vịnh Bengal được Hán coi là ưu tiên cao trong nỗ lực bành trướng sang Ấn Độ Dương, ảnh hưởng của Ấn Độ chi phối an ninh vùng biển này, ba nước trong vùng đều đang trải qua các tranh chấp bộ tộc, như Sri Lanka với lực lượng vũ trang Hổ Tamil, Miến Điện hiện có đến 20 tổ chức vũ trang thuộc các nhóm thiểu sô, Bangladesh liên tục bị cực đoan Hồi Giáo tấn công,
Vai trò của China trong việc cung cấp vũ khí, tiền bạc cùng hỗ trợ tin tức cho các tổ chức chống đối chính quyền trong vùng là điều China luôn phủ nhận, mặc dù trong thực tế ai cũng biết có bàn tay của China trong các hoạt động gây bất ổn chính trị trong vùng này. China cần chiếm vùng này, kết nối với vùng biển Đông Nam Á để mở rộng lãnh thổ trên biển cũng như trên bộ, từ đó mở đường biển nối liền vùng Vân Nam-Tứ Xuyên với Ấn Độ Dương trong toàn bộ sách lược OBOR (one belt, one road) của họ, để tránh bị tắc nghẽn tại eo biển Malacca.
China đầu tư xây dựng kinh đào Kra băng qua lãnh thổ Thái Lan để mở đường đi thẳng vào vùng biển Andanan Sea (thuộc vịnh Bengal) nơi có hai dãy hải đảo là Nicobar ở phía nam và dãy đảo Andanan ở phía bắc, hiện là lãnh thổ của Ấn Độ. Hai dãy đảo này vốn được coi là người lính gác giặc trên vùng biển Bengal, dĩ nhiên trở thành mục tiêu mà China phải chiếm cho bằng được.
Nhưng nếu Ấn để mất hai dãy hải đảo này thì toàn bộ mặt trận trên biển Bengal sẽ xụp đổ, khi đó tỉnh Arunachan Pradesh sẽ mất về tay China, kéo theo toàn bộ mặt trận phía nam Hy Mã Lạp Sơn bị đổ vỡ hoàn toàn; Khi đó nước Ấn sẽ bị cắt làm nhiều mảnh vụn, nhất là với sự tiếp tay của Pakistan ở phía bắc, vốn đã có quá nhiều hiềm khích với Ấn Độ. Lịch sử quan hệ Ấn-Pakistan luôn sảy ra chiến tranh mỗi khi thế giới chứng kiến sự kiện lớn. Thí dụ năm 1965 khi quân Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng, Ông Sukarno đảo chánh lật đổ Tổng Thống Suharto sau đó lên làm TT Indonesia, thì Ấn và Pakistan đụng lớn; năm 1971 khi China đồng ý đứng hẳn về phía Mỹ (Henry Kissinger đến China qua ngả Pakistan) thế là Pakistan lại tung quân đánh Ấn Độ. Như vậy khi biến cố lớn sắp sảy ra trên vùng Tây Nam Á thì chắc chắn Pakistan sẽ tấn công Ấn Độ trên quy mô lớn hơn hẳn so với mọi cuộc đụng độ trước đây.
Ảnh hưởng còn lan truyền đến nhiều vùng khác trên thế giới, trên bộ cũng như trên biển, đặc biệt liên quan đến chiến lược toàn cầu của Mỹ, cũng như việc bố trí quân Mỹ trên Thái Bình Dương, Châu Phi, Trung Đông cũng như Âu Châu. Cho nên Ấn phải tìm mọi cách tái vũ trang đồng thời mở rộng liên minh với các quyền lực hàng hải Âu Mỹ, Nhật, dĩ nhiên Mỹ càng phải dành cho Ấn mọi trợ giúp cần thiết để Ấn ngăn chặn đà bành trướng của China, nhưng không vi phạm cam kết giữa Mỹ với China theo tinh thần Thông Cáo Chung Thượng Hải 1972.
Mới đây hải quân Ấn đã nã pháo bắn cháy một tầu nhỏ chở vũ khí của Hán China cung cấp cho một nhóm vũ trang nào đó hoạt động trong vùng này, cũng chỉ tuần trước, hải quân Ấn đã ghi nhận sự xuất hiện của tầu ngầm nguyên tử của Hán trong vùng vịnh Bengal, Ấn đã lên tiếng báo động về sự xuất hiện ngày càng tăng của hải quân Hán trong vùng. Tình hình này có vẻ cho thấy việc xây dựng kinh đào Kra đang tiến triển mạnh mẽ, nên hải quân Hán mới gia tăng hiện diện trong vùng biển Andanan, nhưng Hán hoàn toàn im lặng về tiến độ thi công kinh đào Kra.
Thực ra thì Hán đang mở rộng mạng lưới một dãy căn cứ hải-không quân kết hợp Thủy Quân Lục Chiến, cùng các phương tiện thám sát điện tử suốt dọc từ biển ĐNÁ đến Ấn Độ Dương, vào Hồng Hải cũng như duyên hải Châu Phi (China gọi là dãy hạt trai). Cảng Gwadar trên duyên hải tỉnh Baluchistan tiếp giáp với Iran được coi là căn cứ bình phong cho hải và không quân Hán, kế đến là căn cứ tại Djibouti nằm trên Hồng Hải tiếp giáp với Bộ Tư Lệnh Châu Phi của Mỹ cũng thuộc nước nhỏ bé này, thêm vào đó Hán đang tiến hành thương thảo để Hán xây dựng vài căn cứ khác dọc theo duyên hải Đông Phi, đang xây dựng căn cứ tại Sri Lanka, Miến Điện và Seychelle. Hệ thống liên hoàn các căn cứ quân sự trá hình như vậy chính là để chống lại Mỹ, từng bước củng cố ảnh hưởng của China như thế lực toàn cầu.
Cần đặc biệt lưu ý là quân Hán đang phối hợp với quân Nga trên chiến trường Syria, biết đâu họ cũng đang có mặt tại cả Iraq thì sao, có điều chắc chắn là quân Hán dưới danh nghĩa quân LHQ đang có mặt tại Nam Sudan.Cho nên China đã lợi dụng danh nghĩa quân LHQ để thuyết phục Djibouti đồng ý cho Hán xây căn cứ trên duyên hải nước nhỏ bé này, để nhòm ngó Bộ Tư Lệnh Châu Phi của Mỹ đóng gần đó. Hán đang xử dụng chiêu bài quân LHQ để tung quân Hán đi bất cứ nơi nào mà LHQ cần, LHQ cũng đang rơi vào vòng ảnh hưởng của China, khi đó ảnh hưởng của Mỹ sẽ giảm xuống, mai này trụ sở LHQ nếu gặp trở ngại thì chắc chắn China sẽ bỏ tiền xây ngay một thành phố LHQ trên lãnh thổ China.
Để thực hiện chiến lược bành trướng, quyết chiếm lấy biển ĐNÁ, Ấn Độ Dương, ngòai việc đóng mới chiến hạm nổi cùng tiềm thủy đỉnh nguyên tử loại tấn công, Hán đang tiến tới giai đoạn chót hạ thủy chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai vào năm 2017, như thế đến năm 2020 Hán sẽ có hàng không mẫu hạm thứ ba, đến năm 2025 China sẽ có HKMH thứ tư cùng hạm đội tầu ngầm lớn nhất thế giới, kết hợp với các lực lượng quy ước và phi quy ước khác, Hán sẽ đủ sức đẩy Mỹ ra khỏi tuyến hải đảo thứ nhất.
Khi đó Ấn Độ sẽ không thể nào đương cự với Hán được, vì bị vây hãm mọi mặt; trên bộ qua con chủ bài Pakistan vốn là đối thủ sinh tử với Ấn, nhưng đang ngày càng trở thành đồng minh cốt lõi của Hán trong vùng Tây Nam Á, trên biển thì các căn cứ thuộc dãy hạt trai mà Hán đang dồn nỗ lực xây dựng dọc theo duyên hải các nước từ ĐNÁ (Cambodge và VN) đến Ấn Độ Dương. Hai dân biểu Mỹ là Ted Coe và Dana Rohrabacher đã đệ trình một dự thảo nghi quyết, coi Pakistan không phải là đồng minh của Mỹ, vì Pakistan chứa chấp bin Laden cũng như tổ chức khủng bố Haqqani.
Xa hơn về phía bắc là nước Nga đang bất hòa với cả NATO lẫn Mỹ. Cho dù Nga là nước cung cấp gần 90% vũ khí cho quân đội Ấn Độ. Nhưng Nga phải chọn lựa liên minh với China để có được ưu đãi đầu tư-thương mại cũng như an ninh, với hy vọng sẽ giữ được quân bình với Mỹ trên nhiều vùng chiến lược sung yếu đối với an ninh của Nga (Baltic, Balkan-Hắc Hải, Đông Bắc Á). Sự kết hợp Nga-Hoa-Pakistan là hoàn hảo để Nga tái lập ảnh hưởng trên các nước: Kazakhstan, Turkmenistan, Uzbekistan, Turmenistan, Kyrgyzstan, Tajikistan, thậm chí bao gồm cả Iran và Trung Đông
Hải và Không quân hai nước tập trận bắn đạn thật trên vùng biển Hoa Đông để dằn mặt Nhật Bản, Taiwan, Nam Triều Tiên và cả ASEAN, cùng thời gian đó Bắc Triều Tiên thử thành công hỏa tiễn tầm trung cũng như đầu nổ nguyên tử. Hai sự kiện này đặt ra nghi vấn là ai đứng sau thành công bất ngờ của Bắc Triều Tiên, TT Mỹ Barack Obama chỉ cho ta thấy: chính một công ty của China đã cấp cho Bắc TT 500 triệu dollar (dĩ nhiên cả kỹ thuật hỏa tiễn và nguyên tử, tiền trả cho một nước thứ ba) để Bắc TT đạt được tiến bộ vừa kể, TT Obama đã cảnh báo Thủ Tướng China Lý Khắc Cường nhân dịp hai người gặp nhau bên lề đại hội LHQ mới đây.
Tại Trung Đông hải và không quân Nga cùng phối hợp tham chiến tại Syria, Nga gởi chiếc HKMH duy nhất của họ đến duyên hải Syria để tham gia tấn công bất cứ lực lượng nào chống lại Assad. Hành động này của Nga vừa để tập dợt vừa chuẩn bị cho chiến tranh lớn trên biển phối hợp với hải và không quân Iran, Pakistan và China trên vùng biển trải rộng từ Địa Trung Hải đến biển Indo-Pacifica. Cho nên hải quân China tại căn cứ Djibouti (sát nách căn cứ Mỹ cũng tại nước nhỏ bé này) làm công tác dọ thám các hoạt động của Mỹ trong vùng bán đảo Ả Rập cũng như Châu Phi để phối hợp hoạt động với Iran cũng như Nga trên toàn vùng.
Cuộc đói đầu giữa Saudis Arabia và Iran nhằm dành quyền kiểm soát vịnh Persia cũng như vai trò thống lĩnh thế giới Hồi Giáo ngày càng trở nên quyết liệt, cả hai phía đều tìm cách lôi kéo Mỹ nhập cuộc chơi, trong khi Mỹ chỉ muốn là thế lực đứng ngoài, chờ xem. Tầu tuần của hải quân thuộc lực lượng Vệ Binh Cộng Hòa Hồi Giáo Iran đang gia tăng quấy nhiễu hải quân Mỹ di chuyển trong vùng vịnh Persia. Hôm nay oct 7th  2016Iran nói với quân đội Saudis đang tập trận trong vùng vịnh Persia là: hãy rời khỏi hải phận của Iran; như vậy tình hình trong vùng ngày càng trở nên nguy hiểm, nhất là Mỹ không muốn dính líu đến tranh chấp giữa hai bên.
Cả Iran lẫn Saudis đều đang chơi kiểu chiến tranh mượn bảng hiệu tại Iraq cũng như Syria, tin hôm nay 9-27th trên Yahoo cho hay: tổ chức thánh chiến Shia/Hebollah hiện coi tổ chức thánh chiến Sunni/Jihadist có tên là Washabish hiện được Saudis yểm trợ phía sau, là kẻ thù nguy hiểm nhất chứ không phải là Do Thái.
Trong khi đó Saudis gia tăng nỗ lực mua thêm chiến cụ từ Mỹ, doanh vụ lên tới cả trăm tỷ dollar, mua thêm chiến cụ có nghĩa là thêm sự can thiệp của Mỹ đứng về phía Saudis; Chính quyền Saudis mới đây đã tỏ cho phía Mỹ thấy, họ sẽ thực hiện cải cách sâu rộng đối với xã hội Hồi Giáo. Saudis từ xưa đến nay được coi là cực kỳ bảo thủ, như vậy việc họ giảm hẳn yểm trợ tài chánh cho các tổ chức Hồi Giáo tại các nước khác là dấu hiệu tích cực, phía Mỹ đã thúc ép Saudis cởi mở đối với xã hội từ rất lâu trước đây..
Quan hệ Ấn/Hoa ngày càng xấu, Ấn Độ càng ngả theo Phương Tây thì liên minh Hán-Pakistan càng được củng cố về kinh tế cũng như quân sự; Dự án đầu tư 46 tỷ dollar lấy cảng Gwadar làm gốc để nối kết Pakistan - băng qua Hy Mã Lạp Sơn đến vùng tây bắc China - là dự án huyết mạch kết hợp hải-lục trong kế hoạch OBOR (one belt, one road) của Hán. Khi Pakistan đứng hẳn về phía China thì mọi nỗ lực của Ấn nhắm tạo ảnh hưởng tại Afghanistan trở thành vô vọng, Pakistan càng không thể để cho Ấn tăng ảnh hưởng tại Afghanistan (thực ra lịch sử chưa hề chứng kiến việc thế lực ở phương nam tấn công phương bắc mà thành công, chỉ có phương bắc tấn chiếm phương nam mà thôi).
Quân Pakistan và quân Ấn gia tăng đụng độ trên vùng biên giới Kachmir phân chia hai nước, cuộc đụng độ mới nhất sảy ra vài ngày trước (sept 18th) trên vùng Jammu-Kachmir làm 18 quân Ấn bị chết, Ấn dọa trả đũa, Pakistan đang gia tăng nỗ lực ứng phó với cuộc tấn công có thể tung ra bởi quân Ấn. Nhiều khả năng, nếu sảy ra đơn phương trong tháng này hoặc tháng sau, thì chiến cuộc chưa có cơ hội mở rộng thành chiến tranh lớn ngay. Nhưng hai phía sẽ tiếp tục leo thang chuẩn bị chiến tranh song song với diễn biến tại các nơi khác - thí dụ như tại vùng bang Arunachan Pradesh, Bắc triều Tiên, vịnh Persia giữa Iran với Saudis, Hắc Hải giữa Nga với nhiều nước trong vùng - thì khi đó cả hai sẽ lao vào cuộc chiến không giới hạn, kể cả nguyên tử..  
Kế Hoạch lấn chiếm biển Andanan của China
Trọng tâm của kế hoạch bành trướng trên biển của Hán chính là kế hoạch nối kết biển ĐNÁ và biển Andanan trên vịnh Bengal qua kinh đào Kra, điều này giúp giải thích tại sao kinh đào Kra lại mang tầm cỡ chiến lược sinh tử đối với kế hoạch bành trướng của Hán.Khi Hán làm chủ hai vùng biển này, kết hợp với nỗ lực mở rộng hành lang trên bộ băng qua Miễn Điện thì Ấn Độ bị mất ảnh hưởng trên phần phía đông của Ấn Độ Dương. Từ kinh đào Kra trên đất Thái, kết hợp với căn cứ liên hợp trên lãnh thổ Miến Điện, cũng như tại Bangladesh và Sri Lanka. Hiện đang được Hán kín đáo xây dựng, dựa trên dự án đầu tư được các nước nêu trên nhượng quyền xây dựng, khai thác, đổi lại China cho vay vốn đầu tư phát triển, theo cách mà Hán đã làm với Pakistan hay với Cambodge. Thực tế các dự án đó đều do các công ty bình phong của quân đội Hán thực hiện để biến thành căn cứ quân sự trá hình, như cảng Gwadar thuộc Pakistan trên duyên hải tỉnh Baluchistan thuộc Pakistan
Dự án về kinh đào Kra được nói tới hồi 1970, Thủ Tướng Thái hồi 1976 là Thanin Kraivichien là người quen với dự án này, nên đã hai lần ông nói tới dự án (tháng 10-1976 và tháng mười 1977), sau đó chính phủ quân sự Thái nói để chờ chính phủ dân sự quyết định. Đến thời Thủ Tướng Thatsin, dự án được đem ra thảo luận, nhiều công ty China tỏ ý muốn tham gia, chi phí ước tính sơ khởi dự trù là 28 tỷ dollar. Nhưng theo nhiều giới quan sát thì dự án này tốn phí khoảng 210 tỷ dollar và xây dựng trong 10 năm, nếu xử dụng kỹ thuật hiện đại thì thời gian xây dựng rút xuống còn 7 năm, nhưng phí tồn tăng lên đến 360 tỷ dollar. Cho đến nay cả Thái Lan và China đều không lên tiếng về dự án này, riêng đại sứ China tại Thái lan nói: China không liên can đến dự án kinh đào Kra, như vậy mọi sự có vẻ như Thái Lan tự làm một mình, vậy: tiền đâu mà làm. Sự thực thì chỉ các cơ quan tình báo biết việc gì đang diễn ra tại vùng nam Thái Lan, nơi dự án kinh đào Kra được xây dựng, vụ này còn liên hệ đến Malaysia cũng như Miến Điện, và một phần nào đó giải thích tại sao phe Hồi Giáo tại Nam Thái Lan nổi lên chống chính quyền Thái.
Cho nên bang Arunachan Pradesh thuộc Ấn Độ hiện đang bị áp lực nặng nề của Hán từ hướng Tibet, từ Tứ Xuyên đến biên giới Hán-Ấn tại bang Arunachan Pradesh khá gần, chỉ hơn 1000 km tính từ Tứ Xuyên đến bắc Miến Điện. Hán đã củng cố hệ thống giao thông đường bộ và đường hỏa xa, cùng ít nhất 5 phi trường quân sự lớn trong vùng bắc Miến Điện kéo dài đến phía đông Butan cùng một số phi trường dã chiến dành cho các đơn vị cấp sư đoàn.
Thật rõ ràng là binh lực Hán đang dồn quân để tung đòn uy hiếp quân Ấn trên lãnh thổ tỉnh bang Arunachan Pradesh, từ hai hướng trên bộ kết hợp với hải và không quân Hán trên vùng vịnh Bengal, đặc biệt Bengladesh chặn ngay cửa ngõ vào bang Arunachan Pradesh sẽ dễ dàng ngả theo Hán để đổi lại được Hán cho vay cũng như tài trợ cho các dự án đầu tư. Dĩ nhiên Ấn cũng phải tăng cường binh lực trong vùng, nhưng sức của Ấn chỉ tương đương với 1/3 sức của Hán. 
Giả định thế này: nếu mặt trận Tây Nam Á bị tan vỡ thì ngay tức khắc mặt trận ĐNÁ, cùng Ấn Độ Dương sẽ vĩnh viễn bị Hán thao túng, khi đó hạm đội 5 của Mỹ tại Bahrain, quân Mỹ tại Trung Đông bị đe dọa bởi liên quân Hoa-Nga, với nỗ lực quân sự do quân Nga tung ra trên vùng Baltic cũng như tại Hắc Hải, Địa Trung Hải, kế đến là căn cứ Diego Garcia trên Ấn Độ Dương bị đe dọa, quân Mỹ tại Tây TBD sẽ bị đẩy lùi về phía Hawai. Như thế xét về khía cạnh quân sự thuần túy, cả China lẫn Mỹ đều đang đối đầu nhau quyết liệt trên mọi trận địa, cho nên các tướng Tư Lệnh Mỹ không ngớt lên tiếng cảnh báo về tình hình là hoàn toàn đúng, nên Bộ Quốc Phòng mới là tiếng nói chính đối với tình hình tại Indo-Pacifica là chẳng sai.
Cụ thể: Tướng Mark Milley Tham Mưu Trưởng Lục Quân Mỹ nói: “Our enemies wents to school on us and will test us in the future, and Future war with Russia or China would be extremely lethal and fast”. Đô Đốc Tư Lệnh các cuộc hành quân Hải Quân Mỹ (CNO) nói: “quân Mỹ dư sức đánh ngay trong nội địa của cả China lẫn Nga” tình hình tại Viễn Đông TBD cũng như Địa Trung Hải đang trở nên ngày càng nguy hiểm dễ dẫn đến đụng độ lớn.
Tầu và Nga đăng ra sức tăng sức mạnh trên vùng biển Indo-Pacifica, với sự phân công rõ rệt giữa quân lực Nga và China, Nga chịu trách nhiệm Địa Trung Hải và Đại Tây Dương cùng vùng biển Oskhost (Viễn Đông) trong khi China trách nhiệm từ biển Hoa Đông đến vịnh Persia bằng lực lượng hải và không quân đang được hiện đại hóa cũng như tăng số lượng nhanh chóng, kết hợp với mạng lưới cảng được China gọi là dãy hạt trai vừa được xử dụng như căn cứ tiếp vận, do thám nhằm yểm trợ cho lực lượng viễn chinh China sẽ được bố trí trên toàn cầu dưới danh nghĩa quân LHQ, cũng như hạm đội viễn dương được dự trù xuất hiện khắp đại dương chỉ trong vài mươi năm tới.
Trước mối đe dọa ngày càng tăng áp lực do China và Pakistan tung ra, Ấn phải thi hành chủ trương Đông Tiến nhắm vào vùng biển ĐNÁ, để kết hợp với Nhật, Úc và Mỹ. Mỹ nhìn rõ hiểm họa do China gây ra, trước sau cũng dẫn đến chiến tranh lớn, nên Mỹ phải ra sức đề phòng, không phải bằng cách thiết lập dãy căn cứ như China đang làm, mà là tăng cường, củng cố các liên minh đã được hình thành trong suốt thế kỷ qua. Nên thực tế Mỹ không bao giờ lui binh toàn diện bằng cách hủy bỏ cam kết với các thành viên thuộc các liên minh nồng cốt cho an ninh toàn cầu như nhiều người nghĩ; tùy theo tình hình cụ thể, họ chỉ tạm lui binh, hoặc điều chỉnh lại chủ trương cho phù hợp với tình hình mới (thí dụ với Pakistan, trước đây là đồng minh, nay đang trở thành thế lực không thiện cảm của Mỹ). Nhưng khi tình hình thay đổi họ sẽ trở lại ngay (như với Phi Luật Tân, dù Ông Duterte có nói gì thì liên minh Mỹ-Phi vẫn bền vững) hoặc xây dựng liên minh mới, thí dụ với Ấn Độ, thậm chí ngay cả với VN.
G/S Joshep S. Nye thuộc viện đại học Harvard cựu Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng và Chủ Tịch Hội Đồng Tình Báo Mỹ đã phát biểu thế này: “Sức mạnh của Mỹ dựa trên các liên minh chứ không phải trên các thuộc địa và quốc gia nào có nhiều liên minh nhất cũng chính là quốc gia hùng mạnh nhất”. Ứng dụng quan điểm mà G/S Nye đưa ra cho thây, dọc theo khu vực ĐNÁ đến Ấn Độ Dương, Mỹ đã xây dựng một loạt các liên minh, liên minh mới nhất và quan trọng nhất tại Ấn Độ Dương chính là với Ấn Độ
 Khối Kinh Tế-Tiền Tệ SCO
One Belt, One Road gọi tắt là OBOR là tên gọi của dự án lớn tái lập đường tơ lụa trên biển và trên lục địa, điểm đến là Paris, ngân hàng AIIB (ngân hàng hạ tầng cơ sở Á Châu) China chiếm cổ phần sáng lập lớn nhất là ngân hàng cung cấp tín dụng (dĩ nhiên bằng đồng Yuan), China cũng là nhà cung cấp tín dụng lớn nhất đối với mọi kế hoạch xây dựng hạ tầng cơ sở cho Á Châu vượt xa khả năng của IMF cũng như Ngân hàng Phát Triển Á Châu ADB, sắt thép cùng các vật liệu khác, cùng đội ngũ công nhân do Hán cung cấp với giá rẻ không ai có thể cạnh tranh, dự án OBOR được ước tính tốn 1 trillion dollar.
Bắc Kinh cả tin ở khối dự trữ ngoại tệ FOREX vào thời điểm 12 tháng trước là 4 trillion dollar, nay giảm xuống còn khoảng 3,2 trillion dollar (theo ước tính của nhiều hệ thống tài chánh quốc tế), kết hợp với guồng máy sản xuất khổng lồ cùng với đội ngũ nhân công đang ao ước được đi ra ngoại quốc sinh sống để tránh cái ngột ngạt bên trong nước Hán, càng thúc đẩy giới lãnh đạo CS China phải tìm mọi cách bành trướng ra bên ngoài. Nạn thiếu phụ nữ để kết hôn là vấn đề xã hội quan trọng đối với đàn ông Hoa Lục, nên họ chấp nhận đồng lương rẻ mạt, thậm chí hình thành cả hệ thống tham nhũng rộng khắp từ trên xuống dưới để đưa người ra hải ngoại, nhà thầu chỉ phải trả lương tượng trưng mà còn được hưởng tiền lại quả (tham nhũng).Nên các công trình do China xây dựng có chất lượng rất thấp, công nhân China đi đến đâu cũng tìm mọi cách vơ vét, buôn lậu là tệ nạn chẳng thể ngăn chặn được, đối với công nhân Hoa Lục, đi ra ngoài là cơ hội đầu tư buôn bán, nên họ phải có lời.
Biến cố 9-11 kết hợp với sự đổ vỡ của nền kinh tế dot.com cuối thời Bill Clinton, đã khiến cho Mỹ dưới thời George W Bush phải tung tối đa tiền của cho hai cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq, như thế tám năm cầm quyền của Ông Bush đã thi hành chủ trương giữ đà tiêu thụ tối đa khối hàng hóa do China sản xuất (bằng cách tung tiền vào thị trường Mỹ để dân Mỹ tiếp tục tiêu thụ). China trở thành động lực thúc đẩy kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng nhờ giá dầu cao gần trăm dollar/barrel, khi Ông Obama nắm quyền với lời hứa lui binh tại Afghanistan cũng như Iraq. Tám năm qua, quân Mỹ rút khỏi Iraq, chỉ để lại mươi ngàn quân tại Afghanistan, khiến chi phí quốc phòng của Mỹ giảm từ 5.3% năm 2008 xuống còn 3.7% năm 2015
Kinh tế dot.com tan rã cuối thời Bill Clinton, sau đó là khủng bố 9-11 nên kinh tế Mỹ dưới thời Ông Bush thực ra rất yếu kém. Mỹ xử dụng đòn bẩy tiền tệ để duy trì đà bình ổn kinh tế Mỹ cũng như thế giới, trong 8 năm cầm quyền của Ô Bush, Mỹ tung vào thị trường trên 6 trillion dollar để trang trải cho hai cuộc chiến cũng như gia tăng các biện pháp bảo vệ an ninh nội địa Mỹ, kết quả là dollar mất giá trên thị trường quốc tế, nhưng lại tạo cơ hội để China gia tăng tối đa việc khai thác lợi thế thương mại với Mỹ. Dự trữ ngoại tệ của China tăng liên tục lên đến 4.1 trillion dollar vào cuối năm 2014, trái phiếu Ngân Khố Mỹ do china nắm giữ tăng lên 1.2 trillion. 
Nội Các Bush, ngoài việc tham chiến tại hai chiến trường hải ngoại, tăng cường an ninh nội địa, còn có nhiệm vụ khác là: chuẩn bị cho kế hoạch cải tổ hệ thống tài chánh cùng guồng máy sản xuất tại Mỹ. Nên khủng hoảng tín dụng năm 2008 là cơ hội để Mỹ tung tiền cứu nguy hệ thống tài chánh không còn thích nghi được với thế giới mới, với sự xuất hiện của thế lực mới nổi thuộc khối BRIC’s nhưng China đóng vai trò dẫn đạo. Các kế hoạch hiện đại hóa kinh tế Mỹ, bằng cách ứng dụng kỹ thuật tiên tiến nhất trong các lãnh vực năng lượng, kỹ thuật IT mới nhất, big data, 3D copie, Robotic, đã đẩy nước Mỹ vượt lên phía trước đối với mọi đối thủ cạnh tranh.
Ngày nay thực ra nước Mỹ dư sức không cần nhập hàng của bất cứ nhà sản xuất nước ngoài nào, nhưng như vậy hệ thống toàn cầu sẽ bị tan rã, Mỹ cũng tự giết mình, điều đó đi ngược lại với lý thuyết kinh tế đã được Adam Smith luận giải trong tác phẩm kinh tế kinh điển của ông được xuất bản năm 1776 với tên là: “The Wealth of Nations” coi Thị Trường Tự Do là nền tảng tạo ra sức mạnh, giầu có cho quốc gia. Cho nên Mỹ không thể nại bất cứ lý do gì để ngăn chặn China tiếp tục khai thác lợi thế thương mại đối với thị trường Mỹ để làm giầu. 
Vấn đề được nhiều giới chức Mỹ nêu ra là: “đâu là giới hạn để Mỹ giảm bớt trách nhiệm với thế giới mà không tự giết mình; cũng như không vi phạm lý thuyết kinh tế thị trường tự do, mà vẫn kềm chế được tham vọng bành trướng của China; để tiếp tục củng cố vai trò dẫn đạo thế giới của Mỹ, trong điều kiện thế giới ngày càng thay đổi nhanh hơn, để giữ cho hệ thống toàn cầu vẫn ổn định (xin tạm gọi hệ thống đó là quân bình động).”
Vụ Lehman Brother vỡ nợ năm 2008 kinh tế Mỹ tạm thời thu hẹp lại trong khi kinh tế China tiếp tục mở rộng, PPP (purchase power parity) của China vượt Mỹ khiến China tự tin rằng GDP của China cũng sẽ vượt Mỹ chỉ trong mươi năm tới. Thực tế đó khiến Mỹ giảm vai trò của cảnh sát quốc tế, giảm nhập cảng nguyên liệu và năng lượng, China trở thành nhà nhập cảng năng lượng lớn nhất thế giới trong thời gian hơn 10 năm qua. Việc này đẩy nhiều nước chuyên xuất khẩu năng lượng và nguyên liệu, quy tụ dưới trướng của China, nhưng đồng thời còn khuyến khích các nhóm cực đoan Hồi Giáo nổi dậy chống Mỹ, khiến thế giới càng trở nên bất ổn hơn. Bế tắc ngày càng tăng cao khi tương quan China với Mỹ thay đổi có lợi cho China, khiến China mạnh dạn nói: “thế kỷ 21 là thế kỷ của China”, ý muốn nói: sứ mệnh lịch sử của Mỹ đã hết, China sẽ thay Mỹ lãnh đạo thế giới.
Với khối dự trữ ngoại tệ lớn (hiện còn khoảng 3.2 trillion dollar, trong đó khoảng 1.2 trillion dưới dạng trái phiếu Ngân Khố Mỹ), thêm vào đó làn sóng chống đối không ngừng gia tăng tại các nước Hồi Giáo nhắm vào Phương Tây, nên China dù muốn hay không cũng bất đắc dĩ trở thành thủ lãnh một khối mới thành lập do nghịch lý của lịch sư cận đại.
Tổ chức Hiến Chương Thượng Hải (SCO Shanghai Cooperation Org) là đầu mối quy tụ Nga cùng các nước Trung Á trở thành thành viên của SCO do China lãnh đạo. China càng bành trướng trên biển, càng thực hiện kiểu thương mại xâm lăng, càng không tôn trọng luật quốc tế, thì bất ổn càng gia tăng, chiến tranh là khó tránh. China thành lập Ngân Hàng Xây Dựng Hạ Tầng Châu Á AIIB, thực ra là cách để China xử dụng khối ngoại tệ (Forex) để tài trợ cho các dự án khổng lồ trên bộ băng qua Trung Á đến Trung Đông, Nga và Âu Châu, trên biển từ biển ĐNÁ, đến Ấn Độ Dương, Châu Phi, cũng như Địa Trung Hải và nam Đại Tây Dương. Chính ngân hàng AIIB là nồng cốt cho kế hoạch mở rộng đường tơ lụa trên biển và trên lục địa, gọi tắt là OBOR (one belt, one road).
Tổng thể của kế hoạch, thực ra chính là tìm cơ hội tiêu thụ hết sản phẩm sắt thép vĩ đại do China sản xuất, khiến giá thép giảm rất mạnh giết chết kỹ nghệ luyện kim thế giới, China đã đầu tư quá lớn vào ngành công nghiệp luyện kim khiến guồng máy sản xuất do China làm chủ vượt quá xa nhu cầu tiêu dùng toàn cầu đang trong chiều hướng suy giảm. Thực ra kinh tế China đang phải đối diện với thực tế rất khó giải quyết vì kỹ thuật mới đang giết chết các ngành công nghiệp cũ, khi đó nền công nghiệp mà China cố công xây dựng dễ dàng trở thành bãi rác khổng lồ.
Khối nhân công quá lớn chưa hẳn đã tạo sức mạnh thị trường (để xâm lăng nước khác) như ước tính của các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh, vì hầu hết các kỹ thuật sản xuất mới đều dựa trên tự động hóa, robotic, nên đông dân trở thành gánh nặng đối với tương lai nhân loại và là đe dọa đối với an ninh toàn cầu. Nên phúc trình 2000 được quỹ Rockefeller tài trợ do Ông Brezinsky lãnh đạo nhóm nghiên cứu bàn đến vấn đề Depopulation, thực ra cũng chẳng quá đáng, khi tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ làm đảo lộn hoàn toàn thế giới này, vào thời điểm này.
Cho nên bế tắc của China là không thể giải quyết được, dân chủ hóa càng tạo cơ hội để dân nổi dậy chống lại đảng CS, xâm lăng lân bang là con đường dẫn đưa China vào chiến tranh, cả hai tình huống đó đều dẫn đến chỗ chia năm xẻ bảy nước China. Vấn đề là: khi nào và trong tình huống nào thì khối dân chúng đó sẽ nổi loạn phá sập cơ đồ mà CS/China cố xây dựng, trước khi CS/China có thể khai thác được sức mạnh của khối dân số hơn tỷ người để thiết lập trật tự China trên toàn cầu. Hiện China đang tìm mọi cách tái xuất khảu máy móc và cả ô nhiễm môi sinh ra bên ngoài, để China tiếp tục nắm giữ vi trí là nhà cung cấp lớn nhất thế giới đối với mọi hàng hóa, thông qua mạng lưới các đại công ty do China làm chủ, hiện đang tìm mọi cách cắm dùi trên mọi duyên hải suốt dọc từ ĐNÁ đến Ấn Độ dương và Châu Phi, cũng như mua lại các công ty Âu Mỹ, để tạo cơ hội mở rộng hoạt động trên quy mô toàn cầu, thực chất chính là: “xây dựng nước Tầu Hải Ngoại, theo cách mà Mỹ đã làm trong trăm năm qua”.
Mỹ và China hoàn toàn khác nhau, Cty Mỹ hoạt động tại hải ngoại thường thuộc ba nhóm sau đây: nhóm kỹ thuật cao, nhóm tài chánh-tiền tệ và nhóm dịch vụ thương mại; Nước Mỹ hải ngoại ngoài việc kinh doanh kiếm lời, họ còn giúp các nước phát triển kỹ năng, nên chỉ kẻ ngu mới chống Mỹ. Cty China không như vậy, đến đâu là phá hoại, vơ vét vào là châm ngôn của giới kinh doanh China, họ bị ghét cũng là đúng thôi; Trang mạng Stratfort mới đây đã đặc biệt lưu ý thế giới về âm mưu này của China. Formosa là cụ thể nhất, dự án đầu tư mang tiếng là của tập đoàn Formosa gốc Đài Loan, máy móc tháo gỡ từ China do công ty Do Thái trách nhiệm lắp đặt, tiền VN vay của China để tham gia dự án, bây giờ trở thành đống sắt vụn, nợ vẫn là VN. Mai này muốn hoạt động phải tăng vốn, VN lại phải vay, thế là lại bán đất, China vẫn làm chủ nhà máy, thâu lời, công nhân VN vẫn bị bóc lột bởi giới tư bản tài phiệt tham lam và biển lận gấp trăm lần tư bản Phương Tây.
Do thế China phải cố công xuất khẩu tối đa số sắt thép thặng dư, vừa để biến đồng Yuan thành chỉ tệ có khả năng giao hoán toàn cầu song hành với dollar, nhưng vẫn lợi dụng được thặng dư thương mại với Mỹ để gia tăng khối dự trữ ngoại tệ. China rất cần ngoại tệ và vàng ròng để bảo đảm cho đồng Yuan đủ sức cạnh tranh với dollar, cũng từ số ngoại tệ đó China mua hoặc ăn cắp kỹ thuật mới để thay thế kỹ thuật đang mau chóng trở nên già nua của ngành công nghiệp China. Đồng Yuan bắt đầu từ Oct 1st 16 chánh thức trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu, điều đó có nghĩa là: “tín dụng cấp cho dự án OBOR sẽ được thanh toán bằng đồng Yuan, như thế khoản dự trữ ngoại tệ của China không bị ảnh hưởng nhiều, trừ khi họ thực hiện thương mại với các nước nằm ngoài dự án OBOR”.
China tự tin ở thị trường khổng lồ trên toàn cõi Eurasia mà China nắm chắc sức mạnh thao túng nhờ guồng máy sản xuất khổng lồ của họ, để buộc các nước trên lục địa Eurasia phải theo China chống lại quyền lực Mỹ và Phương Tây là thế lực vốn sợ lún sâu vào lục địa Eurasia (nên Do Thái hợp tác với China không phải là điều lạ, mà cũng chẳng có gì để phải lo ngại).
Như thế SCO là công cụ bành trướng mang tính tổng hợp mọi sức mạnh mà China có thể huy động được, công/thủ liên hoàn, kinh tế-chính trị-quân sự cùng phối hợp, lấy Eurasia là địa bàn chính để đẩy văn minh Phương Tây-Kyto Giáo ra khỏi Phương Đông, để từ đó thiết lập trật tự China trên quy mô toàn cầu; Nhưng đời không dễ như China nghĩ.
Pax Sinica
Ước tính của China là: cho dù Phương Tây cùng khối G7 có tiến bộ đến đâu thì khối thị trường trên 3 tỷ người mà China và Nga coi như nắm chắc trên toàn cõi Eurasia - bao gồm cả ĐNÁ với gần 600 triệu người, Ấn Độ được giả định là 50% theo Phương Tây, 50% theo China – sẽ bảo đảm cho China nắm quyền định đoạt hướng đi cho nhân loại trong thế kỷ 21 cũng như các thế kỷ sau. Như vậy đối với China, đối đầu với Mỹ chỉ là một phần của cuộc đối đầu rộng lớn hơn giữa khối đa số da mầu-Phương Đông với khối da trắng-Phương Tây, Hán-China tự tin rằng họ sẽ đạt chiến thắng cuối cùng cho dù cuộc đối đầu này kéo dài suốt thế kỷ 21.
Bản tin của tờ Huffington Post hôm 21-9-16 có bài viết nhan đề là: “as distrust mounts, US and China battle over new rules of global order” nội dung bài báo nói về OBOR cùng nhiều vấn đề khác, có đoạn viết thế này: “both sides need to direct their efforts at clearly explaining to their people the strategic intent of no conflict and no confrontation. Bài viết cũng dẫn lời ông Henry Kissinger viết trong cuốn hồi ký của ông nhan đề là One China như sau: “China and US should establish relationship of co-evolution in which, both continues pursue their domestic imperatives, cooperating where possible and adjust their relations minimize conflict, I think co-evolution also means peaceful competition”
Câu hỏi là: liệu hai phía có thể cạnh tranh trong hòa bình hay không như lời ông Kissinger nói về Peaceful Competition, cạnh tranh trong tinh thần thượng võ theo kiểu Phương Tây thực ra rất xa lạ với cách nghĩ của người China, họ chỉ quen chiếm đoạt bất cứ thứ gì có thể chiếm đoạt được, để cuối cùng áp đặt trật tự China trên quy mô toàn cầu (Pax Sinica). Như thế phát biểu của Ông Kissinger cần được hiểu nôm na là: “Mỹ sẽ không tấn công China trước chừng nào China chưa đụng đến quyền lợi sinh tử của Mỹ, hoặc nói theo cựu đại sứ China mới đây là: Cold Peace” cần lưu ý rằng Kissinger là cố vấn cho China trong kế hoạch hiện đại hóa China trong gần 40 năm qua.
Cẩn trọng quan sát các diễn biến quốc tế, cho thấy: chủ trương của Mỹ đối với China hiện không do Bộ Ngoại Giao trách nhiệm mà là do Bộ Quốc Phòng đảm trách, bằng chứng là Ông Obama đến Á Châu thì Ngoại trưởng không đi theo, song song với việc đó là Bộ Trưởng Q/P và Đô Đốc Tư Lệnh TBD rất hay lên tiếng về vấn đề China cũng như liên quan đến các đồng minh của Mỹ trong vùng. Cụ thể như mới đây Tư Lệnh TBD yêu cầu Úc xác định rõ lập trường là đồng minh của Mỹ, B/T Carter nói truyện trên HKMH Carl Vinson tại San Diego 9-29-16 nguyên văn như sau: “U.S-Philippine Military alliance ironclad, ông cũng tuyên bố là sẽ gia tăng sức mạnh Mỹ tại Á Châu Thái Bình Dương, điều này cho thấy, Mỹ đang gấp rút chuyển hướng chiến lược về Á Châu để TT tới tiếp tục thi hành. Việc tăng quân Mỹ tại Iraq và tại Syria cũng như oanh tạc Libya cũng đều nằm trong chiều hướng đó, cho nên bốn năm tới TT Mỹ phải giải thích nhiều với dân và quân Mỹ về sự thể Mỹ sẽ phải tham chiến khắp nơi trên thế giới trong lâu dài là vậy.
Cho nên phía Mỹ trong thực tế, vẫn hợp tác quân sự với China để tránh hiểu lầm - tức là Peace Competitive hoặc là Cold Peace - nhưng vẫn gia tăng nỗ lực xây dựng khối đồng minh, tăng cường sức mạnh quân sự trong vùng, sẵn sàng ứng phó với chiến tranh lớn có thể diễn biến bất cứ lúc nào, vì chiến tranh trong thế kỷ 21 khác hẳn với chiến tảnh trong các thế kỷ trước, ngày nay tinh thần thượng võ theo cách như thời trung cổ ở Âu Châu chả được Phương Đông tôn trọng. RAND corp đánh giá khả năng sảy ra chiến tranh giữa Mỹ-China ngày càng tăng, họ tính toán khả năng thắng thua của hai bên dựa trên các số liệu cùng tình huống cụ thể trong thế tương quan lực lượng của hai phía, kết luận chung là: “hai phía đang đối đầu quyết liệt trên mọi trận địa, China không phát triển trong hòa bình như họ vẫn thường rêu rao.”
Trong một tính toán khác, ngân hàng China cấp ngân khoản trên 1 trillion dollar, vượt xa mọi loại tín dụng mà World Bank cấp phát; Cho nên China tự cảm thấy rằng: “họ xứng đáng nhận lãnh vai trò lãnh đạo khối các nước nghèo chưa phát triển để thiết lập trật tự phù hợp với trình độ của các nước Phương Đông nói chung, đối lại với trật tự thế giới do Phương Tây áp đặt bằng sức mạnh kỹ thuật-vũ khí”. China tự coi là họ có chính nghĩa khi dành quyền lãnh đạo khối các quốc gia Phương Đông, họ có quyền xác lập trật tự thương mại-tiền tệ, chính trị-quân sự theo cách của China, cụ thể hơn nữa là họ phải có tiếng nói mang tính quyết định đối với hệ thống phát hành tiền tệ toàn cầu, ít nhất cũng phải ngang hàng với Mỹ trước mọi quyết định đối với kinh tế chính trị thế giới.
Cụ thể là: “Ngân Hàng China PBOC phải có toàn quyền phát hành đồng Yuan song song với đồng dollar, điều đó có nghĩa là China phủ nhận trật tự đã được hình thành tại Bretton Wood năm 1944, đầu tháng mười này đồng Yuan chánh thức nằm trong giỏ tiền tệ thế giới, đồng Yuan sẽ tiếp tục tăng tiến vị thế ngày càng lấn lướt so với dollar nếu Mỹ không làm gì cả. Thực ra lịch sử tiền tệ trong thế kỷ 20 cho thấy, Mỹ chánh thức nhập cuộc chơi toàn cầu vào đầu thế kỷ 20, nhưng mãi đến cuối thập kỳ 1950 đồng dollar mới chiếm phần ưu thế so với đồng Bảng Anh trong giao dịch quốc tế. Cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa dollar với Yuan là một khía cạnh khác của cuộc chiến toàn cầu giữa một thế lực nghĩ rằng họ đang lên là China với thế lực có vẻ đang già là Mỹ, China muốn trở thành ngân hàng đồng phát hành như FED của Mỹ. Giả sử một hệ thống như vậy được hình thành, ta chả còn tên gọi nào khác, đó là hệ thống song hành. Nhưng cỗ xe nhân loại này thêm ngựa kéo thì tốt, nhưng hai hoặc ba nài cùng đòi dẫn đạo thế giới thì quả lai tai họa cho mọi người.
Điều kiện của thế giới từ sau thế chiến II đã thay đổi nhiều, khoa học kỹ thuật đã đạt đến bước tiến nhảy vọt, cho phép nhân loại đủ khả năng giải quyết các vấn đề toàn cầu một cách khôn ngoan, làm thăng tiến cuộc sống của mọi dân tộc, giải quyết rốt ráo các mâu thuẫn hằng tồn tại đã nhiều ngàn năm qua. Phương Tây đã từ bỏ con đường chiếm đoạt theo lối cũ, trong trăm năm qua đã làm tất cả những gì có thể làm được để làm thăng tiến Phương Đông để thế giới đạt đến trình độ như hôm nay, để trên căn bản đó sắp đặt lại trật tự thế giới có thể chấp nhận được đối với mọi phía.
Vấn đề là Hán-China qua mọi hành vi của mình, để lộ cho thấy, họ hoàn toàn không muốn hội nhập với thế giới, họ muốn đưa thế giới đi vào lối mòn xưa mà lịch sử đã vượt qua, họ đang trở lại với truyền thống đế quốc kiểu cổ mà Hán Tộc vẫn đi theo suốt mấy ngàn năm qua.
Như thế cuộc đối đầu này thực tế là Do or Die với mọi phía chứ chẳng chơi, tuy Mỹ chính thức tuyên bố đứng ngoài, cố giữ vai trò điều tiết, nhưng được bao lâu, khi khối kinh tế/ thương mại/tiền tệ/quân sự mới đang hình thành bao gồm toàn cõi Eurasia, với các thành viên chính là China-Nga-Pakistan-Iran, đang ngày càng trở nên hiếu chiến. 
China bành trướng bằng cách kết hợp thương mại, đầu tư với quân sự nhằm thiết lập trật tự Hán trên toàn cầu là hiển nhiên (Pax Sinica), lịch sử của các dân tộc chưa đủ văn minh luôn diễn biến như vậy, China không thể ngoại lệ được. Chỉ quyền lực nào đạt đến trình độ văn minh vượt xa trình độ của thời đại này, mới biết thi hành các chính sách hướng tới mục tiêu thống nhất nhân loại về một mối; Cho nên liên minh China-Nga-Iran-Pakistan bất quá cũng chỉ được coi là các cản trở của các thế lực lỗi thời lạc hậu đang ở phía sau của lịch sử mà thôi.
Chiến lược OBOR của Bắc Kinh là sự kết hợp toàn diện giữa: kinh tế, chính trị, quân sự, trên biển cũng như trên bộ, bằng nỗ lực kết hợp các nước nằm trên trục tiến của OBOR để thành Liên Minh Chiến Lược-kinh tế-tiền tệ bao phủ toàn Eurasia, trước mắt là bao vây Ấn Độ, tìm mọi cách đẩy Mỹ và Phương Tây ra khỏi Viễn Đông TBD và Ấn Độ Dương.
Như vậy OBOR chính là: tái lập kiểu trường chinh trên bộ của Genghis Khan Mông Cổ hồi thế kỷ 13 kết hợp với cuộc phiêu lưu trên biển hướng đến Ấn Độ Dương được thực hiện dưới thời Minh (thực ra con đường biển nối Trung Đông với Viễn Đông là do người Ả Rập khám phá ra từ thế kỷ thứ 6 AD, thầy trò Đường Tăng từ Tây Trúc trở về bằng đường biển chính là nhờ tầu của thương nhân người Hồi Giáo). Ưu tiên chiến lược của Bắc Kinh là OBOR và biển ĐNÁ, vùng Đông Bắc Á còn trì hoãn được ít ra 10 năm miễn sao đừng đẩy Nhật Bản và Mỹ vào chiến tranh trực tiếp với Hoa Lục trên vùng biển ĐNÁ, vấn đề Nga và Hồi Giáo sẽ được giải quyết có thể trong 50 năm tới theo tính toán của Bắc Kinh
Ước tính chiến lược của China là: Phương Tây không thể tự cô lập khỏi thị trường tiêu thụ toàn cầu, cho dù họ tiến bộ đến đâu, cũng như Phương Tây không bao giờ dám gây chiến tranh với cả Hồi Giáo lẫn China, nên China vẫn lợi dụng được hệ thống tự do thương mại toàn cầu để thu hút ngoại tệ từ các thị trường Phương Tây, tiếp tục làm nghèo khối G7 để China hoàn thành mục tiêu thiết lập trật tự thế giới kiểu China trong thế kỷ 21 này. (ghi chú, năm 1980 Mỹ bắt đầu thâm thủng thương mại với China, nhưng cán cân thanh toán vẫn lợi cho Mỹ; từ năm 2000 đến nay, theo US Census March-2016 trung bình mỗi năm thâm thủng thương mại của Mỹ đối với China hàng năm là 500 tỷ dollar, riêng năm 2003 tăng lên đến 800 tỷ dollar, khu vực Âu Châu mỗi năm thâm thủng thương mại với China khoảng trên trăm tỷ dollar)
Chiến lược OBOR ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh sinh tử của Ấn Độ là quốc gia dân chủ hơn 1 tỷ dân, trong đó hơn 160 triệu người theo Hồi Giáo và khoảng trên trăm triệu người Sikh (tôn giáo Sikh là dạng biến cải của Ấn Giáo), luôn tranh chấp với Pakistan về nguồn nước trên thượng nguồn sông Indus cũng như về bang Kashmir. Ấn Độ tuy dân đông, nhưng lại thiếu quyết tâm so với China theo chế độ độc tài, lợi tức tính theo GDP cũng như sức mạnh quân sự được ước tính chỉ bằng 1/3 sức mạnh của China, nên China phải thực hiện chiến lược bao vây Ấn Độ trên mọi hướng, để buộc Ấn phải quy phục China. 
Hai khối khổng lồ ở hai bên triền núi Hy Mã lạp Sơn chưa bao giờ đụng nhau thật sự, ngoài vụ đụng độ hồi 1962, China chiếm đóng một phần lãnh thổ thuộc Ấn Độ. Trong chiến tranh lạnh, Ấn thi hành chủ trương trung lập giữa Mỹ với Liên Xô, nên Ấn Độ từ khi thâu hồi độc lập đến nay chưa bao giờ lâm chiến với bất kỳ nước nào theo nghĩa là chiến tranh toàn diện (mấy lần đụng với Pakistan, một lần với China hồi 1962 chưa thể coi là chiến tranh toàn diện). Cuộc đụng độ Hoa-Ấn là không tránh khỏi, vì China đã liên minh với Hồi Giáo cả Shia lẫn Sunni trên bộ cũng như trên biển, Ông Putin nước Nga thực tế cũng thi hành chủ trương ve vuốt Hồi Giáo để hình thành khối liên minh chiến lược sâu rộng, trước mắt khuất phục Ấn Độ, xa hơn là quật ngã thế giới Phương Tây.
Đối với Mỹ cùng khối G7, nếu Ấn Độ bị China uy hiếp - với sự tiếp tay của Pakistan, Iran và Nga (Nga cung cấp 90% quân dụng cho Ấn Độ) - thì cục diện trên toàn cõi Eurasia đảo lộn hoàn toàn, khi đó toàn bộ Eurasia trở thành vùng lãnh thổ rộng lớn do Hán thống lĩnh. Khi đó căn cứ Diego Garcia tại Ấn Độ Dương, hạm đội 5 cùng quân Mỹ tại vịnh Persia phải bị tháo lui về Âu Châu, Châu Phi sẽ mất về tay China, cuối cùng Hawai, Úc và Tân Tây Lan cùng các hải đảo tại Tây Thái Bình Dương sẽ trở thành lãnh thổ của Hán, lúc đó Hán mới tính truyện với Mỹ về bắc cực. 
Chiến Tranh trong thế kỷ 21
Thế kỷ 20 với hai thế chiến và chiến tranh lạnh là chiến tranh giữa Phương Tây với Phương Tây, giữa nhà nước với nhà nước, nên họ chiến đấu trong tinh thần thượng võ, rất quyết liệt. Chiến tranh lạnh được coi là chuyển tiếp kiểu chiến tranh Neo-Clasical sang kiểu chiến tranh mà nhân loại đang chứng kiến hôm nay. Chiến tranh trong thế kỷ 21 khác hẳn với chiến tranh trong quá khứ, giới chuyên môn Âu Mỹ gọi là Culture Shock, gọi là tận thế (Apocalypse) chính là ám chỉ tính phức tạp của cuộc đối đầu hiện nay, cuộc đối đầu nhằm dành quyền lãnh đạo thế giới đi vào tương lai, với mục đích tối hậu là: “khuất phục chứ không phải là hủy diệt mọi thế lực hung đồ theo kiểu lịch sử cổ đại”   
Thế kỷ 21 đánh dấu khúc quanh cực kỳ quan trọng đối với thế giới, là cuộc đối đầu quyết liệt giữa Phương Đông với Phương Tây, giữa Hồi Giáo với các tôn giáo khác, chỉ sơ xuất một chút là bị mang tiếng là diệt chủng hoặc thánh chiến, nên lãnh đạo khối G7 cùng các nước thuộc văn minh Kyto Giáo Phương Tây (bao gồm cả Nhật Bản) đều phải rất cẩn trọng.
Chính trị toàn cầu trong thế kỷ 21 này đòi hỏi giới hoạch định chiến lược cũng như các giới lãnh đạo tinh thần thế giới phải cực kỳ cẩn trọng trong mọi toan tính của mình, dù tâm chính (tức là muốn làm việc tốt cho con người) nhưng hành động không khéo sẽ bị coi là kẻ phá hoại, đi ngược lại với định hướng mà nhân loại đang theo đuổi. Cho nên sự cẩn trọng là quả đúng, để lịch sử nhân loại sau này không thể trách cứ Phương Tây, là kẻ gây chiến nhằm diệt da vàng, hoặc chiến tranh tôn giáo. Nếu không đánh giá đúng thực tế này, Phương Tây sẽ phạm sai lầm chết người không thể sửa chữa được, thay vì gỡ bỏ bất hòa thì lại mang tiếng ác là đẩy bất hòa lên cao hơn, cột nhau vào hận thù miên viễn (hận thù nên cởi, chẳng nên cột là vậy, xin cứ hỏi Đức Giáo Hoàng La Mã, Đức Đạt Lai Lạt Ma là rõ).
Cho nên Phương Tây rất sợ bị mang tiếng ác là tác nhân gây ra chiến tranh lớn (Big War) nếu tình huống như vậy sảy ra, sau này lịch sử sẽ mãi mãi lên án và cơ hội hòa giải giữa người với người sẽ không thể thực hiện được, thế giới sẽ đi vào Apocalypse thật sự, Phương Tây cũng như lãnh đạo thế giới sẽ để mất chính nghĩa nhân loại, đó mới là cái giá nặng nhất đối với những ai có trách nhiệm với thế giới hôm nay. Thực tế này giúp giải thích tại sao Mỹ và G7 đã nỗ lực khuyên dụ China, Nga hợp tác với thế giới để tìm một giải pháp cho các vấn đề toàn cầu, cụ thể là giải giới nguyên tử tại Iran và Bắc TT. Việc này cũng giúp giải thích cách thức mà Phương Tây đã xử dụng mọi mạng truyền thông để cảnh báo thế giới về hiểm họa rộng lớn đối với nhân loại này (kể cả UFO người ngoài hành tinh, Bible, Maya) cùng hàng loạt phim ảnh cảnh báo về hiểm họa chiến tranh lớn đối với văn minh nhân loại.
Bài học lịch sử từ thời La Mã để lại vẫn luôn được giới học giả Phương Tây suy ngẫm và ứng dụng, đó là sự kiện toàn quyền Philato cai trị Jerusalem xử chúa Jesus: ông rửa tay sạch trước mặt mọi người rồi tuyên bố: “ta vô can trong truyện này” kể cũng la, chúa Jesus mới là người đích thực đe dọa an ninh của La Mã, vì thực tế chúa Jesus kêu gọi bình đẳng, công bằng tức là chống lại giới cai trị dù La Mã hay Do Thái, nhưng Philato cao tay ấn hơn, dụng giáo sỹ Do Thái giết người Do Thái, nên Philato vô can là vậy.
Bài học này, ứng dụng vào tình thế hiện nay của thế giới, không cho phép bất cứ quốc gia Phương Tây nào dám chủ động gây chiến với Phương Đông, cho dù Phương Đông phá phách cách mấy cũng phải chấp nhận, ngoài việc cẩn trọng đề phòng, phòng thủ thụ động để chờ xem tình hình diễn biến ra sao. Do thế nếu bảo rằng, thế giới đang trong chiến tranh lạnh, thì chỉ mới đúng một phần mà thôi, thực ra thế giới đang trong thế chiến, đúng như lời phát biểu của Đức Giáo Hoàng Francis I mới đây khi ngài dự đại hội giới trẻ ở Ba Lan, vì khái niệm chiến tranh hiện nay hoàn toàn khác hẳn với thế kỷ trước.
Theo giới học giả Âu-Mỹ, chiến tranh trong thế kỷ 21 sẽ diễn ra trên mọi trận địa, mọi quốc gia, mọi người đều có thể trở thành nạn nhân, cũng có thể trở thành chiến binh của phe này phái nọ, chiến tranh giữa các nhà nước với các tổ chức tội ác toàn cầu, như: băng đảng ma túy, các nhóm làm hàng giả, buôn người, buôn vũ khí, để khuynh loát các nhà nước bị thất bại (Failed nation) bài học Taliban với Al-Queda, Syria, hoặc Lybia, băng đảng ma túy Mexico là cụ thể nhất.
Như vậy chọn lựa duy nhất đối với Phương Tây gồm hai hướng chính yếu sau đây: thứ nhất là củng cố liên minh với các quốc gia hiện bị Hán-China uy hiếp về quân sự và chính trị, thứ hai là: quay trở về bảo vệ thị trường truyền thống của các nước tuân thủ nguyên tắc thị trường tự do trong tinh thần trách nhiệm cùng liên kết quốc tế để kiện toàn trật tự thương mại toàn cầu, cũng là trật tự thế giới mới. Hai chủ trương nêu trên cho phép các quốc gia Phương Tây gia tăng khả năng tự bảo vệ mình khỏi khối các nhà nước hung đồ do China lãnh đạo, sẵn sàng can thiệp quân sự-chính trị-kinh tế nhằm bảo vệ các nước hiện đang xây dựng dân chủ với kinh tế thị trường, và chỉ trong trường hợp bất đắc dĩ mới can thiệp quân sự để bảo vệ hòa bình thế giới mà thôi.
Kế sách nêu trên hiện được chuẩn bị cụ thể từ thời TT Bush đến Obama, và đang diễn biến theo các diễn biến của cuộc bầu cử TT Mỹ hiện nay, cũng như hàng loạt các tín hiệu (thật giả lẫn lộn) được liên tục phát ra để báo hiệu hướng hành động của Phương Tây, cũng qua đó dự kiến thế giới có thể trong trăm năm tới.
Vùng Tây Ural, Trung Đông-Hồi Giáo
Nhiều người trách TT Bush đưa Mỹ vào chiến tranh tại Afghanistan và Iraq, tức là đem quân Mỹ vào ổ kiến lửa Hồi Giáo, bế tắc không lối thoát, lui binh cũng không được, khủng bố gia tăng trên quy mô toàn cầu. Người khác lại trách Ông Obama lui binh vô điều kiện, quá mềm yếu đến độ đẩy Trung Đông Hồi Giáo vào nội chiến, tạo điều kiện để China chiếm biển ĐNÁ, đe dọa toàn vùng Indo-Pacifica trên bộ cũng như trên biển, cả hai lối đả kích nêu trên đều là chính trị kiểu quần chúng.
Cần ghi nhớ là: thời Ô Bush thì hai thế lực cực đoan là Taliban/Afghanistan và Saddam Hussein của Iraq đều là các thế lực sẵn sàng đẩy vùng trung tâm của thế giới Hồi Giáo vào chiến tranh, trong khi China đang trỗi dậy, để lâu chắc chắn sẽ gây bất ổn lớn. Như vậy chiến tranh mà Ông Bush trách nhiệm tung ra, thực tế mang tính phòng ngừa để chuẩn bị cho Ông Obama đẩy Hồi Giáo vào nội chiến, việc này chỉ một mình ông Obama làm được mà thôi, vì cha ông là người Hồi Giáo. Nên chỉ ông mới đóng vai TT Mỹ cực kỳ ôn nhu trước nguyên thủ các nước khác, trước ống kính của giới truyền thông quốc tế mà thôi; Mưu thuật thâm sâu là vậy, bà Hillary Clinton cũng tham gia đóng màn trình diễn này và bà ấy đã làm xuất sắc công việc được giao phó (nhưng không có nghĩa là sẽ trở thành TT Mỹ sắp tới được, vì màn trình diễn sắp tới khác với màn cũ).
Vị thế địa chính trị cũng như lịch sử và trình độ phát triển của thế giới Hồi Giáo tại Trung Đông cũng như Châu Phi thích hợp với chiến tranh nhỏ giữa các nước nhỏ (nhằm vẽ lại bản đồ), cho nên Trung Đông/Hồi Giáo chỉ được coi là phần phụ đối với tình hình tại phía Đông Eurasia, China mới là thế lực chính cần bị khuất phục, khi đó Hồi Giáo sẽ yên thôi. 
Hồi Giáo không thể tự giải quyết các bất đồng giữa họ với nhau cũng như với thế giới, nên mọi sự can thiệp từ bên ngoài không thể thay người Hồi Giáo giải quyết các vấn đề của Hồi Giáo được. Nội chiến giữa Sunni với Shia là tất yếu, đối với thế giới, vấn đề là: “làm thế nào để điều tiết nội chiến giữa hai giáo phái Sunni với Shia, song song với nỗ lực hướng Hồi Giáo vào con đường hòa với cộng đồng nhân loại mà thôi”.
Bên cạnh cuộc chiến nhỏ trong lòng Hồi Giáo tại Syria, Iraq - còn lâu mới kết thúc rồi kéo Nga bị sa lầy ở đó như họ đã bị sa lầy tại Afghanistan hồi thập kỳ 1980 – ta phải kể đến cuộc chiến giữa Iran với Saudis, cả hai đang dành quyền kiểm soát vịnh Persia, việc này trở thành sinh tử đối với Iran liên quan đến phái Shia tại Iraq cũng như tại Syria và tại Yemen. Xa hơn nữa là vị thế của Nga tại Địa Trung Hải cũng như Hắc Hải, Nga để mất ảnh hưởng tại Trung Đông, vị thế của Nga trên thế giới sẽ bị suy xụp, cho nên Nga phải chiếm Crimea, gây sự với EU về Đông Âu là vậy, Nga đứng hẳn về phía China là lẽ tự nhiên.
Cuộc chiến lớn tất yếu phải sảy ra, xuất phát từ tham vọng tái lập đế quốc China trên căn bản toàn cầu, sẽ phá hủy mọi thế lực đế quốc thực dân cổ, để trên nền tảng hình thành trật tự mới, cải tiến trật tự cũ được hình thành từ sau thế chiến II đến nay. Cũng trên nền tảng  đó, nhiều nhà nước mới sẽ được hình thành trên toàn cõi Eurasia, Châu Phi, cũng như tại vài vùng tại Trung và Nam Mỹ.
Cẩn trọng quan sát các diễn biến thế giới, ta sẽ nhận thấy rất rõ cách thức mà các nước Âu Mỹ chuẩn bị ứng phó với cuộc chiến lớn như thế nào, kế đến là bản đồ ranh giới giữa các nhà nước mới sẽ được vẽ lại ra sao. Hợp-Tan, Tan-Hợp là lẽ thường tình của tiến hóa, lịch sử Phương Tây đã chuyển hóa như vậy, hôm nay phần còn lại của thế giới chuyển hóa vào con đường đó là hoàn toàn phù hợp với khách quan.
 Hán dụng kế xua Dân Quân chiếm biển, ứng phó của thế giới
Nga luôn bị vây hãm trên lục địa bởi quyền lực hàng hải kết hợp với quyền lực duyên hải, được lãnh đạo bởi quyền lực hàng hải Anh-Mỹ. Muốn thoát vòng vây, Nga đã ứng dụng mọi chiến lược trong hơn 200 năm qua, nhưng họ vẫn chỉ là đế quốc thảo nguyên, Nga cố tạo sức mạnh hàng hải ngang hàng với Mỹ-Anh, vốn là quyền lực hàng hải có chiều dày lịch sử được tiếp nối từ văn minh Địa Trung Hải Cổ Đại đến nay, nhưng Nga bị thất bại. Nga vẫn bị vây hãm trên lục địa vả lại họ chẳng có gì để trao đổi buôn bán với thế giới, xã hội Nga vẫn là xã hội nông nghiệp, đến đầu thế kỷ 20 chế dộ nông nô vẫn tồn tại trong xã hội Nga. Chiến tranh lạnh giúp tạo cơ hội để chủ nghĩa dân tộc China trỗi dậy, nhưng China biết rõ rằng họ không thể tự mình đối đầu với Anh-Mỹ cũng như toàn khối G7, nên Nga-Hoa phải liên minh với nhau là hợp lẽ.
Một mình Nga không thể mở đường ra biển khơi được, họ đã bị thất bại nhiều lần trong 2 thê kỷ qua tai Hắc Hải-Địa Trung Hải, tại Baltic-Bắc Hải (North Sea) cũng như tại vùng biển Oskhost nơi có quân cảng Vladivostok thuộc hạm đội Viễn Đông của Nga. China có nền kinh tế quốc dân, là công xưởng toàn cầu, có nhiều manh mối hải ngoại do hơn trăm triệu người Hoa hải ngoại tạo dựng, nên China đủ sức tạo thế quân bình với Phương Tây để buộc Phương Tây phải nói truyện với họ.
Liên Minh Hoa-Nga được hình thành là đúng với nhu cầu của cả hai phía; Có yên mặt bắc, China dám mạnh dạn tiến xuống phương nam trên bộ cũng như trên biển, China biết rõ là họ sẽ phải chuẩn bị cho cuộc đụng độ với các lân bang ở phía nam (ASEAN), đồng thời chuẩn bị sẵn sàng chơi xả láng với Phương Tấy trên mọi trận tuyến: từ không gian đến nguyên tử, Cyber war, sinh hóa, chiến tranh từ trường với vũ khí điện từ EMP cũng như mọi hình thái chiến tranh bất quy ước khác như: khủng bố, chiếm biển đảo bất chấp luật quốc tế. Chiến lược xử dụng dân binh chiếm biển, sẵn sàng đánh du kích trên biển bằng cách xử dụng hơn 50,000 tầu cá hiện diện khắp nơi và đang mở rộng tầm hoạt động trên khắp các đại dương là kế vô hiệu hóa sức mạnh quân sự của mọi thế lực hàng hải. Theo dự kiến của tôi, chỉ mươi năm nữa thôi, hạm đội tầu cá này sẽ lăn xả vào lãnh hải của mọi nước bất kể đại dương nào, kể cả bắc và Nam Cực, việc tầu cá China tiến chiếm lãnh hải của VN là rõ nhất. Dĩ nhiên khi đó China đã có trong tay 4 HKMH, không quân chiến lược, chiến thuật, hạm đội tầu ngầm lớn nhất thế giới cùng các loại đồ chơi khác trên vũ trụ cũng như không gian điện toán.
Các quốc gia duyên hải không thể ngăn chặn tình trạng xâm lăng bằng dân quân đang diễn ra trong thực tế trên biển ĐNÁ, cũng như không thể ngăn chặn chiến lược này mở rộng đến Ấn Độ Dương, cũng như tại các vùng biển thuộc dãy hải đảo thứ nhất trải dài từ Nhật Bản đến Úc Đại Lợi (theo định nghĩa của China đối với chiến lược an ninh của họ). Cho nên chẳng tự nhiên khi Hán đem đường biển 251 đoạn vào sách giáo khoa của Hán, việc này có ý đồ chiến lược rõ rệt, đó là dân Hán thuộc mọi thế hệ sau phải kiên định thi hành chủ trương chiếm toàn thế giới.
Như vậy hiểm họa chiếm lĩnh toàn cầu do Hán chủ trương còn nguy hiểm hơn cả kinh Quran của Hồi Giáo, vì số đông 1.3 tỷ người Hán thống nhất, có quyết tâm và có sức mạnh vật chất cũng như tinh thần vượt trội so với bất cứ thế lực nào hiện tồn trên toàn cõi Eurasia. Hán rất hãnh diện về mưu thuật vô hiệu hóa lực lượng hải quân Mỹ, biến các HKMH cùng mọi kỹ thuật hiện đại mà Mỹ sở hữu, vì Mỹ không thể xử dụng vũ khí giết hại dân quân Hán ngụy trang ngư dân trên biển quốc tế được. Ta tạm gọi chiến thuật đó là: chiến lược chiến tranh nhân dân trên biển.
Chiếm lĩnh đại dương băng dân quân, kết hợp với lực lượng hải và không quân đủ mạnh thuộc liên minh Hán-Nga-Pakistan, đồng thời tung lực lượng tầu ngầm để đẩy quân Mỹ càng lùi xa khỏi vùng A2/AD do hán thiết lập, lấy duyên hải Hán hoặc từ các vùng lãnh thổ mà Hán tự coi là lãnh thổ vòng ngoài của hán làm mốc (như Miến Điện, VN, Bắc TT). Dĩ nhiên Hán-Nga cũng phải chuẩn bị tối đa cho kiểu chiến tranh toàn diện với Mỹ, như kiểu chiến tranh không gian mạng cũng như không gian vũ trụ bằng kỹ thuật bắn hạ hoặc vô hiệu hóa hệ thống vệ tinh đối phương, quân chủng hacker mà Hán-Nga đã hình thành và luôn phối hợp với nhau hiện có quân số tổng cộng đến dăm trăm ngàn người. 
Cho nên Hán dồn tối đa nỗ lưc xây dựng lực lượng hải và không quân tầm xa, cùng với hệ thống các căn cứ duyên hải dọc, trải dài từ biển ĐNÁ đến Ấn Độ Dương đến Nam Đại Tây Dương, bao quanh lục địa Đông và Tây Phi, cũng như các hải đảo tại Tây TBD. Hơn 20 năm qua China dồn tối đa nỗ lực cho đại kế hoạch này, ngân sách quốc phòng của China tăng hàng năm trên 10% song song với đà tăng GDP của họ, Nga cố khôi phục lại sức mạnh quân sự từ thời Soviet cũ để tạo thế quân bình trong liên minh với China. Cả hai trở thành đồng minh là lẽ tự nhiên (nhưng được bao lâu lại là vấn đề khác) họ phối hợp hành động trên mọi lãnh vực thiết yếu để củng cố sức mạnh chung, nhằm làm suy yếu các nước được coi là quan trọng trên tuyến đường hình thành OBOR, biển ĐNÁ là quan trọng nhất.
Hán chiếm Biển ĐNÁ bằng cách tuyên bố chủ quyền, bồi đắp một số bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo để thiết lập căn cứ quân sự giám sát mọi di chuyển trên biển và trên không đối với toàn vùng biển ĐNÁ mà China gọi là đường 9 đoạn, xua 50,000 tầu cá với hạm đội phòng duyên cùng lực lượng hải và không quân hỗ trợ mé sau, để tước đoạt ngư trưởng của các nước duyên hải, bất chấp luật biển đã được China phê duyệt. Phi kiện China ra Tòa Án Quốc Tế, VN trong tình thế bị kẹt giữa vì nhiều căn nguyên nhưng công hàm của Phạm Văn Đồng năm 1958 cùng một số cam kết mật đã bị Hán ép buộc phải ký kết khi đảng CS/VN là chi bộ của đảng CS China, nên chỉ biết đứng ngoài chờ xem.
Phán quyết của toàn trọng tài là: “Tòa có quyền thụ lý vụ kiện, phán quyết là chung thẩm với quyết định là: không có bất cứ chứng cớ lịch sử nào chứng tỏ Hán-China đã từng làm chủ vùng biển này“ Thực ra nếu giả định là Hán có đủ chứng cớ thì luật biển vẫn phải được thi hành đối với mọi phía để bảo đảm quyền tự do lưu thông trên vùng biển quốc tế, vì luật biển của LHQ khi được các phía phê duyệt, chấp nhận thi hành thì đương nhiên phủ nhận tình trạng pháp lý của một thực thể đã được hình thành trước đó đối với quyền tự do lưu thông trên biển. Mỹ cử chiến hạm tuần tra áp sát các đảo nhân tạo do Hán bồi đắp để chứng tỏ là: hành vi của Hán là bất hợp pháp và Mỹ cũng như thế giới có toàn quyền tự do lưu thông trên vùng biển ĐNÁ.
Hán tính toán chiến lược lâu dài, cứ lấn sân từ từ để chờ cho các thế lực chống Hán suy yếu khi đó thế giới phải chấp nhận quyền sở hữu trong thực tế của Hán tại biển ĐNÁ cũng như tại vùng biển Andanan hiện do Ấn Độ quản lý, khi đó nhiều vùng biển khác trên mọi đại dương sẽ bị Hán thôn tính theo lối này,. Như vậy, hành vi của Hán tại biển ĐNÁ là hành động xâm lăng trắng trợn, nguy hiểm và quan trọng hơn hẳn so với quân phiệt Nhật chiếm Mãn Châu hồi 1937, sau đó tháng 12-1941 Nhật tấn công Trân Châu Cảng mở ra chiến tranh tại Thái Bình dương giữa Mỹ với Nhật.
Mỹ là thế lực duy nhất khiến Hán còn đôi chút e dè, nhưng hãy tưởng tượng, trong 20 năm tới thì tương quan đôi bên về mọi lãnh vực sẽ ra sao, ngay cả vào thời điểm đó Mỹ có trở thành văn minh vũ trụ, nhưng mất địa bàn trên trái đất thì cuối cùng cũng bại trận, giống như Tây Ban Nha khi xưa, sau khi tìm ra Châu Mỹ hồi 1492 cuối cùng Anh Quốc thiết lập trật tự Anh Quốc Pax Britanica sau khi hải quân TBN bị hải quân Anh đánh bại năm 1588.
Như đã trình bày trên, Mỹ bị buộc phải đứng ngoài chiêm quan tĩnh tọa, chờ xem toan tính của China, một khi trở thành cường quốc khu vực sẽ tác động thế nào đối với thế giới. Bài học lịch sử trước khi dẫn đến thế chiến II, khi đó Anh-Mỹ cũng thi hành kế lui binh, tĩnh tọa chờ xem sự trỗi dẫy của Đức-Hitler, sau đó dẫn đến thế chiến II. Cụ thể quân Đồng Minh hoàn toàn rút khỏi vùng sông Rhineland năm 1930, các nước Âu Châu tự nhiên chẳng phòng bị gì cả, năm 1938 TT Anh Chamberlain ký thỏa thuận Munich (Munich Pact) đồng ý để Hitler chiếm Sudetenland Czech sáp nhập vào lãnh thổ Đức, ông còn tuyên bố: “Peace in our time.”
Ngày nay Mỹ thi hành chủ trương trở về nhà thực ra cũng giống với việc quân Anh rời khỏi lục địa Âu Châu hồi 1930 mà thôi, sau đó 9 năm thế giới lao vào thế chiến II. Ông Obama chỉ can thiệp chiếu lệ đối với việc Hán xâm lăng vùng biển ASEAN, rút quân khỏi Trung Đông/Hồi Giáo và Afghanistan, tại Syria ông tuyên bố: nếu Assad xử dụng vũ khí sinh hóa tức là đã vượt qua làn ranh đỏ, nhưng khi Assad xử dụng vũ khí hóa học, Mỹ im lặng, quả thực sao tự nhiên Mỹ hiền lành quá vậy.
Cần ghi nhớ là, trước khi thế chiến II nô ra thì các nước Âu Châu không hề tái vũ trang, chỉ duy nhất Hitler và Mussolini (Ý Đại Lợi) tái vũ trang cùng với Nhật mà thôi; so với ngày nay, cho đến năm 2014 Ấn Độ, ASEAN cũng như EU cũng rơi vào tình trạng tương tự như đã sảy ra tại Âu Châu trước thế chiến II. Đành rằng điều kiện chính trị quân sự mỗi khu vực khác nhau kể từ sau thế chiến II đến nay: Ấn bị chi phối bởi chủ trương không liên kết, nhưng thực ra chính là Ấn Độ không có vai trò chiến lược quan trong suốt thời chiến tranh lạnh, vai trò của Ấn chỉ trở thành quan trọng khi China trở thành cường quốc có tầm cỡ vượt ra khỏi khu vực Đông Bắc Á mà thôi. ASEAN bị chi phối bởi thỏa thuận liên quan đến Thông Cáo Chung Thượng Hải 1972, chấm dứt vai trò quân sự của SEATO là tiền thân của ASEAN, thực tế mở đường cho China xâm lăng mềm khu vực ĐNÁ. Âu Châu và Nhật Bản từ sau thế chiến II trở thành khu vực được Mỹ bảo trợ an ninh, nên họ chả phòng bị gì đáng kể, NATO là tổ chức quân sự bình phong kết hợp quân đội Mỹ với Âu Châu, thực tế quân Mỹ là nồng cốt.
Tình hình đã thay đổi khi Trung Đông trải qua các cuộc cách mạng Hoa Nhài, Hoa Hướng Dương lật đổ các chế độ độc tài đã tồn tại trong vùng từ thời chiến tranh lạnh. Nga thấy rõ an ninh của Nga bị đe dọa khi Trung Đông rơi vào bất ổn, nên Nga phải ra tay trước: chiếm Crimea, đe dọa an ninh Đông Âu, Hắc Hải, Baltic cũng như vùng biển Viễn Đông/Oskhost. Thế là tương quan giữa NATO với Nga thay đổi mau chóng, song song với đà thay đổi trong tương quan giữa China với các nước trong vùng Indo-Pacifica, cũng như giữa Hồi Giáo với EU và Mỹ.
Tình hình này đòi hỏi Mỹ phải duyệt lại toàn bộ chiến lược toàn cầu, dựa trên chủ trương Pivot to Asia, thúc đẩy các nước trong khu vực Âu Châu, Ấn Độ và Nhật Bản mạnh dạn xây dựng lực lượng quân sự để hình thành tuyến phòng vệ Duyên Hải, Mỹ cùng các nước hàng hải (Úc, Anh-Quốc) hình thành trận tuyến trên biển bao vây toàn lục địa Eurasia, đồng thời yểm trợ cho thế lực duyên hải, trong đó Ấn Độ , VN là con bài chính.
TT Shinzo Abe quyết liệt hiện đại hóa Nhật Bản, tái vũ trang, sửa Hiến Pháp, quyết biến Nhật Bản thành cường quốc đối chọi với cả Nga lẫn China, đó là sự chọn lựa đúng theo lịch sử của vùng Đông Bắc Á, nơi ba thế lực lớn luôn kình chống nhau, nên phải thi hành chiến lược “quân bình lực lượng” để giữ yên vùng này. Từ sau thế chiến II đến nay, Nhật theo hiến pháp chủ hòa dưới sự bảo trợ an ninh của quân Mỹ, nay cả Nga-Hoa đều tái vũ trang thì Nhật tái vũ trang là quả đúng với tình hình. Nhưng nay quyền lực China vượt ra khỏi khu vực Đông Bắc Á, mở rộng trên toàn cõi Tây Thái Bình Dương, nên Nhật phải chuẩn bị lực lượng can thiệp không phải chỉ tại Đông Bắc Á không thôi, mà phải mở rộng vùng hoạt động theo đà mở rộng ảnh hưởng của China.
Chiến lược kềm chế Nga trên thảo nguyên thành công khi trình độ kỹ thuật còn thấp, ngày nay với kỹ thuật chiến tranh tiến bộ vượt bực trong thế kỷ 21 thì chiến lược vây hãm quyền lực lục địa (China-Nga) không còn hữu dụng nữa, vì hỏa tiễn đa đầu gắn trên oanh tạc cơ, trên tầu ngầm, hỏa tiễn liên lục địa (ICBM Intercontinental ballistics missile) sẽ xuyên thủng mọi vòng vây, lực lượng bên ngoài muốn xâm nhập vào vùng phòng thủ của đối phương cũng không dễ (A2/AD, Anti Access/ Aeria Denial). China và Nga dụng kế đẩy Mỹ cùng đồng minh Mỹ ra càng xa duyên hải càng tốt, Mỹ thì tìm mọi cách tiếp cận vùng duyên hải, đó là thế dằng co hiện nay tại Viễn Đông cũng như tại Âu Châu.
Thế trận đó đòi hỏi các đồng minh của Mỹ phải chuẩn bị sẵn sàng lâm chiến cùng với Mỹ khi tình hình trở nên tồi tệ, nhưng không phải nước nào cũng dám lao vào cuộc tỷ thí này, nhất là tại Âu Châu, nhiều nước Âu Châu lục địa vẫn hy vọng có thể tránh được cuộc chiến với Nga tại Âu Châu nên không muốn tăng cường vũ trang, cụ thể là Đức là nước có nền kinh tế lớn nhất EU. Tờ Economist số tuần này cho hay: chỉ bốn nước tại Âu Châu đạt được tỷ lệ ngân sách quốc phòng tối thiểu là 2% GDP, đó là Anh (2.2%) Estonia, Greece, Poland, Pháp khoảng 1.7%, Đức và Ý khoảng 1% mà thôi.
Tình hình này kết hợp với di dân Hồi Giáo tràn vào Âu Châu khiến Anh Quốc mau chóng rời khỏi EU (Brexit), để tự lo cho thân mình, vì Anh không phải là Mỹ nên không có nghĩa vụ phải bảo vệ Âu Châu, việc của Âu Châu, Âu Châu tự lo là vậy Do thế EU phải tự chuẩn bị thành lập Quân Đoàn Âu Châu không có Anh, Quân Đoàn Âu Châu trên 40,000 quân với hệ thống chỉ huy lỏng lẻo, kém hiệu năng, chẳng thể bảo vệ được EU, nhưng ít nhất cũng có thể giữ chân quân Nga ít nhất được một tuần lễ nếu Nga tung quân tiến chiếm một vùng nào đó thuộc Đông Âu. Vừa rời khỏi EU, Anh cho khởi động chương trình hiện đại hóa quân đội, tiếp tục đóng mới tầu ngầm nguyên tử kỹ thuật hiện đại nhất và dĩ nhiên cả HKMH nguyên tử, ít nhất cũng để chứng tỏ cho thấy, tuy đế chế Anh không còn hùng mạnh như xưa, nhưng China chớ coi thường sức mạnh của Anh Quốc. 
Khủng bố có khả năng đánh sập hạ tầng cơ sở của bất cứ nước nào
Kế tung lực lượng dân quân chiếm biển hiện đang được China ráo riết chuẩn bị, để tiến chiếm đại dương, trước mắt là biển ĐNÁ, biển Andanan, rồi Ấn Độ Dương song song với nỗ lực chiếm toàn vùng tây Thái Bình Dương đến Hawai là sự thật không thể phủ nhận. Kế sách này có phải là kế mở rộng chiến lược lấy nông thôn bao vây thành thị, nhưng được ứng dụng trên biển, để Hán xây dựng quyền lực hàng hải trong tiến trình lập trật tự Hán (Pax Sinica) trên quy mô toàn cầu hay không, là điều ta cần suy nghĩ. Nhưng rõ ràng là: “kế của Hán đã vô hiệu hóa mọi ưu thắng kỹ thuật của văn minh Phương Tây hiện do Mỹ dẫn đầu về kinh tế cũng như kỹ thuật chiến tranh, vì quân đội Mỹ không thể giết thường dân trên biển, mặc dù họ là chiến binh của Hán” Trong cuộc chiến VN trước đây, quân Mỹ cũng như quân VNCH cũng đã từng trải qua tình trạng bế tắc tinh thần và đạo đức khi chiến đấu với du kích được ngụy trang là thường dân tại thành thị cũng như tại nông thôn.
Bế tắc chiến lược của Mỹ chính là ở chỗ này đây, nhưng thế giới hôm nay quá khác lạ so với thế giới cách nay hơn 30 năm, nhiều khả năng gây ra chiến tranh lớn không nằm trong tay các chính phủ (kể cả Hán, hãy giả định là Bắc Kinh vạn bất đắc dĩ mới gây ra chiến tranh lớn). Các tổ chức khủng bố hoặc tội phạm quốc tế hiện sở đắc vũ khí nguyên tử thứ cấp, nhất là bất cứ hacker nào cũng có thể, do tình cờ, xâm nhập vào hệ thống điện toán tối mật của các quốc gia, làm tê liệt toàn hệ thống, khi đó chiến tranh lớn sẽ diễn ra ngoài tính toán của các bên. Vũ khí EMP là cụ thể nhất, ít nhất tổ chức tội ác Nhật bản Yakuza theo tin ghi nhận cũng đã mua được kỹ thuật này từ Nga sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991 nghe nói với giá trên 1 tỷ dollar, China, Ấn Độ, kể cả Brazil nghe nói cũng mua được kỹ thuật này.
Vũ khí giết người hàng loạt rất dễ bị bán ra bên ngoài khi nhà nước sở hữu chúng trở thành nhà nước thất bại (Failed nation) hiện xuất hiện ngày càng nhiều, khái niệm về nhà nước thất bại chính là các chế độ bất ổn chính trị do tranh chấp phe phái, chủng tộc, tôn giáo, chiếm vị trí chiến lược trọng yếu nên luôn bị thế lực hung đồ bên ngoài chi phối, Bắc TT, Pakistan là cụ thể nhất. Ngay cả LX sau khi tan rã thì việc kiểm soát kho vũ khí nguyên tử của Nga được coi là ưu tiên cao nhất đối với Mỹ. Một khi vũ khí hủy diệt hàng loạt bị lọt vào các tổ chức khủng bố hoặc tội ác quốc tế sẽ trở thành hiểm họa toàn cầu. Cần ghi nhớ là: băng đảng ma túy, có doanh số gần trăm tỷ dollar/năm, nên nhóm này dư tiền để mua kỹ thuật chiến tranh nếu có người cung cấp, nhóm này xử dụng ngay khi bị bị đẩy vào chân tường.
Đặc biệt là vũ khí điện từ EMP có thể cắt đứt mọi hoạt động tiện nghi hạ tầng của một quốc gia, nếu quốc gia đó là Mỹ hay China hoặc Nga thì chiến tranh lớn sẽ nổ ra ngay, toàn cầu sẽ bị black out, mọi sinh hoạt bị ngưng, thế giới bị đẩy vào chiến tranh nguyên tử, tất cả đều có thể sảy ra bất cứ lúc nào. Hiện có quá nhiều lời cảnh báo về hiểm họa black out toàn cầu, chiến tranh nguyên tử cũng như sinh hóa, Ông Warren Buffet đã cảnh báo là: “tiền không giải quyết được, vấn đề hiện nay là vũ khí nguyên tử, sinh hóa…” Để ứng phó với tình hình này, mỗi quốc gia chuẩn bị theo cách của mình, cụ thể như tại Đức, chính quyền đã chánh thức khuyến cáo dân chúng phải dự trữ thực phẩm đủ dùng trong 10 ngày, nước trong 5 ngày; tại Mỹ nếu để ý sẽ thấy cách mà họ chuẩn bị cho tình huống tồi tệ nhất có thể sảy ra, đặc biệt nhắm vào các trung tâm công nghiệp-an ninh-quốc phòng đầu não.
Tam Giác Ấn-Mỹ-China
Thời chiến tranh lạnh, Ấn thi hành chủ trương kông liên kết (non aligment) và là thành viên sáng lập của khối Không Liên Kết cùng với China và Nam Tư. Năm 1950 China tiến chiếm Tibet, năm 1962 China tiến chiếm thêm lãnh thổ trên vùng cao nguyên Tibet do Ấn kiểm soát, Ấn bắt đầu cảm nhận được hiểm họa do người khổng lồ China gây ra cho Ấn bất cứ lúc nào. Nên Ấn bắt đầu tìm kiếm chỗ dựa, hướng về Phương Tây thì Anh, Mỹ đành làm ngơ, vì họ muốn khai thác tối đa bất hòa Nga-Hoa thực tế chấm dứt liên minh từ năm 1960. Từ đó nỗ lực kéo China đứng hẳn về phía Mỹ chống lại Liên Xô được thúc đẩy mạnh mẽ, nhất là tại VN Mỹ đảo chánh TT Diệm để đẩy trên 500,000 quân Mỹ vào Miền Nam để gây áp lực tối đa với Mao . Ấn ngả theo LX để có quân viện chống lại China lúc nào cũng đe dọa an ninh của Ấn suốt dọc dãy Hy Mã Lạp Sơn. Năm 1991 LX giải thể, China ngày càng trở nên hùng mạnh về kinh tế, chính trị và quân sự, thì Ấn trải qua thời kỳ tranh chấp nội bộ giữa thế lực nhà Ghandi-Nehru là thế lực quan trọng nhất của Đảng Quốc Đại với các tổ chức chính trị khác, nên khoảng cách với China ngày càng mở rộng.
Chỉ trong dăm năm sau này khi China trở thành đe dọa hiển nhiên thì Ấn mới tỉnh ngộ, đưa ông Narendra Modi một người theo chủ nghĩa dân tộc lên làm Thủ Tướng, thi hành chủ trương quyết hướng về Mỹ để hiện đại hóa. Đối với Mỹ thì đó cũng là thời điểm chin mùi cho việc chuyển trục từ China sang Ấn Độ để giúp vùng này phát triển, đồng thời giúp cho Ấn trở thành thế lực thống lĩnh Ấn Độ Dương để tạo thế quân bình với China. Như thế, mối liên hệ tay ba Ấn-Mỹ-China tác động sâu rộng đến vùng biển Indo-Pacifica, China vẫn gia tăng tối đa nỗ lực tấn công Ấn trên biển và trên bộ, Ấn gia tăng tối đa khả năng phòng chống cuộc xâm lăng của China trên mọi trận địa, Mỹ xây dựng quan hệ với hai phía để cố tìm cách hạ giảm căng thẳng, nhưng vẫn chuẩn bị tối đa ứng phó với tình hình tồi tệ nhất có thể sảy ra bất cứ lúc nào trên toàn cõi Eurasia, nhất là giữa hai anh khổng lồ ở hai phía của Hy Mã Lạp Sơn.
Vấn đề này được Ông Mohan Malik trình bày trong bài viết nhan đề: “Balancing Act: The China-India-US. Triangle” đăng trên tờ World Affairs số spring 2016 có nội dung tóm lược như sau.
Đô Đốc Harry Harris Tư Lệnh Thái Bình Dương hoan nghênh Ấn đã tham gia cùng với Mỹ, Úc, Nhật tại hội nghị tay tư về an ninh, nhằm tìm cách giải quyết các thách đố tại vùng Indo-Asia-Pacific (Quadrilateral Security Dialogue). Nhiều người nghĩ rằng China sẽ bớt hung hăng hơn sau khi đặt vùng Thái Bình Dương trước sự đã rồi nên Nhóm tay tư được hình thành, Đô Đốc Harris kêu gọi một cuộc tập trận tay ba giữa hải quân Mỹ-Nhật-Ấn tại biển ĐNÁ nơi China đang bồi đắp đảo nhân tạo.
Khởi đầu năm 1971 khi TT Nixon kết thân với China đã đẩy hai nước Án-Pakistan vào cuộc chiến tháng 12/1971, việc này đã đẩy Ấn đứng hẳn về phía Nga, thập kỳ 90 TT Bill Clinton muốn xử dụng China để ngăn chặn Ấn sở đắc vũ khí nguyên tử. Năm 2002 sau 30 năm khi Nixon đến China thì Ấn Độ có vũ khí nguyên tử cùng hỏa tiễn với sự trợ giúp của Nga; TT Bush đành nói với Thủ Tướng Ấn lúc đó là: “A strong India can help provide the balance of power in the entire Asian region”. TT Bush bãi bỏ cấm vận với Ấn đã được thi hành từ lâu để trả đũa Ấn tìm kiếm kỹ thuật vũ khí nguyên tử, TT Obama nói với Thủ Tướng Modi khi đến thăm chánh thức Mỹ vào năm 2015 là: “American and Indian view of China’s challenge to the global order are now “strikingly similar”. 
China nói họ phát triển trong hòa bình, nhưng hành động cụ thể của họ là đẩy mọi người ra khỏi con đường họ đi, Tập Cẩm Bình phát động chủ trương OBOR đi vào trung tâm của Eurasia, chiếm Biển Đông nơi có lượng hàng hóa di chuyển hàng năm là 5.3 trillion dollar, quân phí của China gấp bốn đến năm lần Ấn. China dự trù từ nay đến năm 2025 họ sẽ có 4 HKMH và hạm đội tầu ngầm lớn nhất thế giới, cùng hỏa tiễn đủ mạnh để đẩy Mỹ ra khỏi tuyến hải đảo thứ nhất. Cựu đại sử Zhang Yan nói: China có hai đối thủ cạnh tranh chính và bây giờ đang đi vào thời hòa bình lạnh (Cold Peace); China lấn xuống phía nam thì Ấn phải hướng đông (look East, hay Act East) nên Ấn phải mua chiến cụ từ Mỹ cũng như Âu Châu.
Thương mạu Mỹ-Ấn là 100 tỷ/năm trong khi với China là 560 tỷ, theo kế hoạch của TT Modi, Ấn có thể đạt tăng trưởng GDP 8% năm. Tác giả kết luận: “Con rồng China chiếm đất chiếm biển xung quanh nước Ấn, thì nước Ấn yếu kém càng phải hướng về Mỹ để có được một liên minh vững chắc chống lại China”. (Ông Mohan Malik là giáo sư về an ninh Á Châu thuộc trung tâm Asia-Pacific Center for security Studies, Honolulu, hết phần tóm lược)
Câu hỏi là: hai đối thủ cạnh tranh chính của China được ông Zhang Yan nói tới là nước nào, phải chăng là Nhật và Ấn Độ. Phát biểu của Zhang Yan không mấy chính xác vì thực tế, China chỉ có thù chẳng có bạn, vì cách mà China nhìn nhận thế giới theo kiểu trộn lẫn giữa tự ti với tự tôn, vả lại lịch sử của tổ tiên nòi Hán là cướp bóc của Bách Việt-Hoa Nam, nên Hán tự biết rằng: “China sẽ bị bể làm nhiều mảnh một khi quyền lực trung tâm bị suy yếu” Nhưng bài học lịch sử chỉ cho ta thấy: “một đế quốc lớn khi hùng mạnh lên hay suy tàn đều gây thảm họa cho xung quanh, đế quốc càng lớn thì thảm họa càng lớn, nên cuộc chiến này lớn hơn hẳn so với mọi cuộc chiến trong thế kỷ 20 là hoàn toàn chính xác”
 Chiến Tranh Nguyên Tử tại vùng tam giác China-Pakistan-Ấn
Hán chiếm biển Đông, Việt, Phi và ASEAN không đủ sức đối đầu, Hán tiếp tục thao túng vô hiệu hóa mọi tính toán của ASEAN vốn dựa trên nguyên tắc đồng thuận, chỉ cần một ai đó không thuận thì mọi dự án đều không thể thi hành được. Nhưng việc Hán chiếm Biển Đông đe dọa an ninh toàn cầu, nhất là an ninh của Nhật, Ấn Độ, Úc trên lục địa cũng như trên hải lộ nơi hơn 5 trillion dollar hàng hóa chuyển qua hàng năm.
Đây là vấn đề thiết thân đối với an ninh sinh tử của các nước nằm vòng ngoài khối ASEAN và xa hơn là Âu Châu và Mỹ, họ vẫn làm ăn với Hán (như Úc, Đức, ASEAN, Nhật), nhưng họ vẫn phải đề phòng bằng cách tăng cường vũ trang, ký kết các hiệp ước an ninh với Mỹ, tăng cường tập trận. Cụ thể Úc chi ngân khoản lớn sắm thêm tầu ngầm cho hải quân, do công ty Pháp trách nhiệm, nhưng kỹ thuật tầu ngầm lại do Nhật Bản cung cấp, cần ghi nhớ là Nhật là nước đạt trình độ kỹ thuật tầu ngầm cao hơn Pháp, như vậy Pháp chỉ đóng vai người tổng thầu mà thôi.
Pháp cũng bán cho Ấn Độ 36 máy bay Raffale trị giá 8 tỷ Euro, Ấn tự đóng HKMH 40,000 tôn, nhưng sức mạnh quân sự của Ấn so với China là chủ đề đáng bàn luận, vì là hai tay chơi chính trên cục diện tại Indo-Pacifica. Tạp chí Economist số sept 24th 2016 cho ta vài so sánh sức mạnh đôi bên: quân số Ấn 1.3 triệu, trừ bị 1.2 triệu, dân quân 1.4 triệu, China quân số 2.3 triệu, trừ bị 0.5 triệu, dân quân 0.6 triệu, Pakistan quân số 0.6 triệu, trừ bị 0.3 triệu. đầu nổ nguyên tử Ấn Độ có từ 90 đến 110, China có dưới 260 đầu nổ, Pakistan có từ 100 đến 120 đầu nổ. Ngân sách quốc phòng Ấn là 51.3 tỷ dollar chiếm 2.3% GDP, China 214.8 tỷ dollar chiếm 1.9% GDP, Pakistan 9.5 tỷ dollar chiếm 3.4 % GDP.
Các số liệu nêu trên chỉ mới nói lên một phần nào đó trong tương quan lực lượng giữa hai anh khổng lồ ở hai phía của Hy Mã Lạp Sơn mà thôi, hơn thua liên quan đến cái thế cùng quyết tâm của đôi bên. China nuôi tham vọng lớn, nói chung lãnh đạo thống nhất đối với đa số dân chúng chấp nhận quyền lãnh đạo tuyệt đối của Hán Tộc. Trong khi Ấn Độ chỉ thống nhất trên hình thức dựa trên Ấn Giáo làm nền tảng kết hợp, nhưng lịch sử tiểu lục địa Ấn Hồi hiếm có cơ hội thống nhất thành một thế lực đế quốc như kiểu Hán-China đã bành trướng trên vùng Hoa Lục trong chiều dài lịch sử đến mấy ngàn năm. Ấn Độ ngày nay là một phần lãnh thổ thuộc đế chế Anh được trao trả độc lập năm 1945, năm sau Ấn và Pakistan tách ra làm đôi, thỏa thuận được đôi bên ký kết vào năm 1947, nhưng trong nước Ấn vẫn còn trên 160 triệu người Hồi Giáo, cùng với hơn trăm triệu người Sikhs chủ yếu sinh sống tại bang Punjab (họ cũng đã đòi tự trị vào năm 1981, nhưng nay tạm yên)
Mâu thuẫn nghiêm trọng nhất giữa Pakistan với Ấn Độ liên quan đến hai vấn đề chính: thứ nhất là nguồn nước trên thượng nguồn sông Indus, theo thỏa thuận phân đôi năm 1946 thì Pakistan đồng ý để Ấn Độ xử dụng nguồn nước trên thượng nguồn sông Indus để dùng trong nông nghiệp và điện lực, thứ hai là vấn đề bang Kachmir nơi đa số dân theo Hồi Giáo, bang này bị phân đôi theo thỏa thuận năm 1947. Kachmir trở thành tuyến phòng thủ được canh phòng cẩn mật nhất trên thế giới, mìn bãy được hai phía gài dày đặc hai bên biên giới, đụng độ giữa quân đội hai bên vẫn thường diễn ra, khiến tranh chấp Ấn/Pakistan trở thành ngòi nổ dễ dẫn đến chiến tranh lớn trên vùng Tây Nam Á.
Nếu Ấn để mất Kachmir về tay Pakistan thì đương nhiên nguồn nước trên thượng nguồn sông Indus cũng mất về tay Pakistan, lúc đó hệ thống tưới tiêu trên toàn vùng đông bắc Ấn Độ sẽ bị khô cằn khiến Ấn Độ có thể phải bị tan rã thật sự. Nên cuộc đối đầu giữa Ấn với Pakistan hoàn toàn không lối thoát, thực tế này càng khiến Pakistan ngày càng ngả về phía China để hình thành liên minh chống lại Ấn Độ trên suốt dọc biên giới phía bắc của Ấn Độ. 
Ấn Pakistan đã nhiều lần đụng độ, thường diễn ra song song với biến cố quốc tế nào đó, thí dụ năm 1965 khi quân Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng thì Ấn và Pakistan đụng độ lớn lần thứ hai liên quan đến tranh chấp lãnh thổ bang Kachmir, năm 1971 khi quan hệ Mỹ-China chuyển hướng thì Ấn và Pakistan lại đụng độ lớn. Đối đầu Ấn/Pakistan trong quá khứ có thể kềm chế được, vì ảnh hưởng của Mỹ đối với tranh chấp thế giới còn mạnh trong thời chiến tranh lạnh, cho dù Mỹ lui binh dưới thời TT Jimmy Carter, nhưng Mỹ trở lại trong vùng ngay khi LX sa lầy tại Afghanistan. LX tung quân chiếm Afghanistan 1979-87 thì Mỹ gia tăng tối đa viện trợ cho Pakistan để họ hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến bí mật chống lại Liên Xô, cùng thời điểm đó China cũng bắt đầu thi hành chiến lược hướng đến Trung Đông. Ngày nay vai trò của Mỹ đang giảm dần ảnh hưởng tại Pakistan khi Mỹ trở thành đồng minh của Ấn, nên Pakistan càng ra mặt chống lại Ấn Độ. (con bài Musaraff bị cháy là vậy, ông này hiện đang sống tại Mỹ)
Chiến tranh bí mật chống LX tại Afghanistan, sau đó là cuộc chiến chống Taliban và al-Queda tại Afghanistan trực tiếp do quân Mỹ thi hành là cơ hội tốt nhất để Hán-China, theo gương Mỹ xâm nhập và gia tăng ảnh hưởng đối với Pakistan. Khi Mỹ giảm cam kết với chính quyền Afghanistan hiện nay, đồng thời nội các Obama lại thi hành chiến lược lui binh sâu rộng hơn so với thời Carter, nên khả năng can thiệp của Mỹ đối với vùng Tây Nam Á càng giảm xuống, lẽ đương nhiên sẽ đẩy ảnh hưởng của China và Nga gia tăng trên vùng Trung Á cũng như vùng sông Indus. Thực tế đang đẩy cuộc đối đầu giữa Pakistan với Ấn Độ vào chiến tranh không tránh được là vậy, việc này nằm trong chiến lược OBOR của China quyết vây hãm Ấn Độ để buộc Ấn phải ngả theo liên minh China-Nga-Pakistan.
Tiềm lực của Ấn thua xa China chứ chưa nói đến liên minh China-Nga-Pakistan nên Ấn muốn tồn tại bắt buộc phải tìm liên minh với các nước Phương Tây, Mỹ liên kết với Ấn theo cách của Mỹ như đã trình bày trên, nhưng một số trang bị quân sự khác như tầu ngầm, chiến đấu cơ thì Ấn lại tìm cách liên kết với Âu Châu, hoặc Nhật Bản để tạo sức mạnh quân bình với liên minh China-Nga-Pakistan và sẵn sàng tham chiến một khi China và Pakistan đồng loạt gây chiến với Ấn trên cả hai mặt trận trên biển cũng như trên bộ, nói thực ra, đó là cuộc chiến nguyên tử. Theo tin từ hệ thống truyền hình CBS được Yahoo trích dẫn sáng nay sept 25th thì: “risk of nuclear attack rises.” Ấn với Pakistan, China là ba nước sở đắc vũ khí nguyên tử hiện đang đối đầu quyết liệt, không thế lực nào có thể can ngăn nên chiến tranh nguyên tử sảy ra trên vùng Tây Nam Á là không thể tránh khỏi, vấn đề chỉ là lúc nào, thế nào mà thôi.
Ứng phó của Mỹ 
Hán thi hành chủ nghĩa dân tộc, thì Nhật, Ấn cũng dân tộc chủ nghĩa, China đã đẩy Nhật Ấn cùng các nước ASEAN tái vũ trang tối đa và xây dựng liên minh với Mỹ, Mỹ mở rộng cam kết với từng nước ASEAN, chủ yếu tập trung vào VN là nước nắm giữ vị trí chiến lược then chốt trong mọi tính toán về vùng Tây Thái Bình Dương.
Như vậy Mỹ đóng vai trò điều phối cấp vùng Indo-Pacifica về kinh tế cũng như quân sự, chính trị, tuy không trực tiếp nhắm tấn công Hán, nhưng phải đề phòng tối đa mọi tình huống có thể sảy ra trên toàn cõi Eurassia. Cụ thể như:
1-     thành lập TPP bao gồm 12 nước, VN có ưu tiên tham gia, rõ ràng vì mục đích chính trị lâu dài trong kế hoạch trợ iúp kinh tế, đầu tư cùng trợ giúp kỹ thuật để VN thoát khỏi kềm kẹp của Hán về lâu dài, nếu TPP thất bại thì Hán sẽ nắm lấy cơ hội, một mình bá chủ Viễn Đông về kinh tế, Hán sẽ áp đặt luật chơi.
2-     Lấy cớ Bắc TT có vũ khí nguyên tử cũng như hỏa tiễn tầm trung có thể bắn tới Hawai, Mỹ bố trí thêm một dàn radar X Band trên biển Nhật Bản, gắn hỏa tiến THAAD tại Đại Hàn, đem B1, B2 đem bom nguyên , cùng hỏa tiễn có tầm bắn 2000 km đến vùng biển Đại Hàn, kết hợp với hạm đội 7 được tăng cường thêm nhiều chiến hạm tuần duyên ven bờ loại mới nhất (kết hợp hải quân nước sâu với kiểu tầu tuần duyên của Coast Guard đến vùng biển ĐNÁ.
3-     Quan trọng nhất là Nhật và Đại Hàn đều tăng cường tối đa sức mạnh quân sự, mạnh dạn tham gia tuần tra với hải quân Mỹ, cung cấp trợ giúp quân sự và kinh tế cho các nước bị Hán đe dọa
4-     Liên minh trong thực tế với Ấn Độ qua các nghị định thư: nghị định thư LEMOA (logistics exchange memorandum of agreement) mới ký trong tháng 9 giữa Bộ Trưởng Quốc Phòng hai nước, kế đến là CISMOA (communications and information security memorandum agreement), BECA (basic exchange and cooperation agreement). Các nghị định thư nêu trên bảo đảm cho Ấn Độ hậu thuẫn mé sau của Mỹ để Ấn yên lòng hợp tác với Nhật, Úc trong đối sách với liên minh China-Nga.
Nguyên tắc chính yếu chi phối quan hệ Mỹ với Viễn Đông (nói chung) trước sau vẫn là: việc của Á Châu, Á Châu tự giải quyết, Mỹ chỉ đóng vai trò trung gian hòa giải mà thôi, Mỹ trợ giúp cho các thế lực yếu kém trong vùng về kinh tế, chính trị và quân sự tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi nước, để ứng phó với tình huống có thể dẫn đến chiến tranh lớn vì tai nạn hoặc cố tình gây chiến. Thí dụ: với Nhật và Đại Hàn, họ vẫn bảo đảm an ninh cho vùng Đông Bắc Á trong khi chờ đợi Nhật Bản tái vũ trang để trở thành quyền lực khu vực, dĩ nhiên các bảo đảm an ninh với từng vùng từng nước sẽ được duyệt xét lại khi vùng đó có thể tự đứng vững được trước các thử thách đến từ bên ngoài, do thế Nhật và Nam TT cùng Đài Loan tự tăng cường sức mạnh đối phó với Hoa Lục như đang chứng kiến (nên Bắc Kinh rất gay gắt với Đài Loan).
Mỹ chẳng bận tâm đến chế độ cộng sản hay nhân quyền, họ nhìn nhận thực tế cần giải quyết dựa trên kế sách được chuẩn bị cẩn trọng và chi tiết, phù hợp với điều kiện cụ thể từng nước, từng vùng: Miến Điện, VN là thí dụ điển hình nhất. Mỹ dẫn dắt VNCS đi vào tiến trình hình thành thế lực đối kháng - gọi chung là CS/Dân Tộc hay CS/Quốc Gia - ngay trong nội bộ đảng CS/VN, nên Mỹ dành cho VN nhiều ưu tiên để củng cố thế lực CS/Dân Tộc đấu tranh với thế lực CS/Bảo Thủ. Kế sách này đã được âm thầm thi hành trong hơn 30 năm qua, được từng bước mở rộng khi VN mở cửa thị trường đón nhận đầu tư quốc tế, kinh tế thị trường trước sau cũng trở thành động lực thúc đẩy thay đổi chính trị và mỗi bước thay đổi đều diễn tiến phù hợp với tình hình thế giới.
 Ảnh Hưởng của tình hình thế giới đối với vài quốc gia cụ thể thuộc Á Châu-TBD
Các biến động thế giới đã ảnh hưởng đến mọi nước theo những cách khác nhau, như Venezuela tại Nam Mỹ, tại Trung Đông Hồi Giáo cũng như Châu Phi, bài viết này chủ yếu tập trung vào vài nước trong vùng ĐNÁ, là nơi chịu tác động mạnh nhất của làn sóng xâm lăng từ phương bắc cũng như chiến lược Pivot to Asia của Mỹ. Pivot to Asia của Mỹ vào thời điểm này khác hẳn với thời điểm sau thế chiến II, Mỹ Pivot to Asia là để giúp các nhà nước Asia xây dựng dân chủ-tự do-tự chủ để cùng kết hợp để hình thành quyền lực khu vực, nhiên hậu làm giảm gánh nặng mà Mỹ đã phải hứng chịu từ sau thế chiến II đến nay, kê sách này có thể kéo dài suốt thế kỷ 21 này, nên cản trở do liên minh China-Nga-Pakistan-Iran gây ra chỉ là tạm thời. Pivot to Asia lần này sẽ mở đường để quân Mỹ hiện diện lâu dài tại lục địa Eurasia để giúp ổn định tình hình, cũng giống như quân Mỹ ở lại Âu Châu sau thế chiến II để giúp ổn định Âu Châu.
Pivot to Laos
Lào là quốc gia nằm gọn trong đất liền, lịch sử Lào liên hệ mật thiết với Việt, thời cận đại Lào là nơi mọi phía đều có thể xử dụng như vùng đất trung lập, do thế họ tránh được mất mát lớn khi chiến tranh diễn ra suốt hơn nửa thế kỷ tại lân bang VN. China muốn xử dụng Lào mở hành lang trên bộ xuống phía nam đến Cambodge, cũng như đến Thái Lan và VN để mở rộng mạng lưới vận chuyển đường bộ đến toàn vùng ĐNÁ, qua hành động này, China tự coi là chủ của toàn vùng ĐNÁ.
Trong 40 năm qua, Lào tuy theo chế độ CS, nhưng ngả nghiêng lúc theo China lúc theo VN tùy theo áp lực của bên nào mạnh hơn, họ chờ xem tình hình diễn biến ra sao mặc dù họ biết là cần VN để có lối thoát ra biển nhưng vẫn cần giữ cân bằng với China cũng như Thái Lan. Mỹ Pivot to Asia, nhưng trọng tâm chiến lược nhắm vào Đông Dương nhằm thúc đẩy ba nước Đông Dương mở rộng dân chủ, dẹp bỏ bất đồng do lịch sử để lại (chủ yếu là giữa VN vói Cambodge) để sống chung hòa bình với nhau. Áp lực của China từ hướng bắc luôn đè nặng lên các nước phương nam, khiến VN bị đẩy vào thế phải xâm lăng lân bang phía nam, đóng vai như lực lượng xung kích tiên phong của China trong vùng: Chiến tranh Việt/Chăm, Việt Campuchea, cũng như chiến tranh vừa qua đều mang ý nghĩa đó.
Mỹ hiểu rõ vấn đề này, các nước trong vùng cũng hiểu rõ là: chỉ Mỹ mới có thể bảo đảm hòa bình cho vùng Đông Dương (mà thực ra là cho toàn cầu) chiến lược Pivot to Asia là cách để Mỹ trở lại Á Châu trong vai trò của thế lực hòa giải, bảo đảm an ninh cho các bên nhưng các bên cũng phải chủ động thi hành các chủ trương hướng đến con đường hòa giải. Nỗ lực thuyết phục của Mỹ tiến triển chậm chạp vì các cản trở do China gây ra, vả lại thái độ e ngại đối với Mỹ do lịch sử chiến tranh lạnh để lại vẫn chưa phai nhạt.
Các nỗ lực hòa giải do Mỹ khởi xướng trong kín đáo nhằm thuyết phục ba nước Đông Dương, chuyển từ từ sang thể chế dân chủ với thị trường tự do, là phương cách tốt nhất giúp toàn vùng chấp nhận sống chung trong hòa bình với nhau (dĩ nhiên dựa trên ước tính là chiến tranh lớn sẽ tác động ở mức tối thiểu đối với vùng này). Do thế Mỹ đã tiếp cận Lào qua các chuyến đi của Ngoại trưởng Mỹ từ thời TT Bush đến nay, TT Obama sau khi tham dự hội nghị G20 tại Hằng Châu/China đã ghé thăm Lào, hứa giúp Lào phương tiện gỡ bỏ mìn bẫy từ thời chiến tảnh VN, sơ khởi trị giá 18 triệu dollar, kết quả là CS Lào thay đổi một loạt giới lãnh đạo CS vốn thân China, đó là tín hiệu đáng mừng đối với cả Lào lẫn VN, vì VN ít nhất cũng bắt đầu cảm thấy đôi chút lạc quan đối với an ninh vùng biên giới Lào Việt (Quân Khu II của VN).
Con Đường Dân Chủ Hóa VN
VN là con bài quan trọng trên bàn cờ Viễn Đông TBD, chiến tranh đã đẩy VN xuống tận tầng chót của địa ngục u tối, việc này có nhiều căn nguyên, nhưng chính yếu đều trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến chiến lược của thế giới đối với quân bài lớn hơn là China. China mạnh lên là tai họa cho mọi lân bang, VN lãnh nhận hậu quả đầu tiên và rõ nhất, nên muốn kéo VN ra khỏi quỹ đạo China cũng đòi hỏi kế sách lâu dài. Mỹ gọi đó là: Road Map là vậy, từ chỗ cho người Việt gởi tiền về nước để nuôi thân nhân cũng như chế dộ CS, đến chỗ tái lập quan hệ ngoại giao, gia nhập WTO, gia tăng thương mại với Mỹ, hiện là thị trường duy nhất VN thặng dư thương mại cộng thêm với khoản ngoại tệ do người Việt tại Mỹ gởi về hàng năm đã giúp cho công quỹ của VN hàng năm lên đến hơn 20 tỷ dollar.
Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí cho VN, mời vô TPP mà chẳng buộc bất cứ điều cam kết gì có ý nghĩa theo tiêu chuẩn hiện hành của các nền kinh tế tự do, nhằm mục đích từ từ kéo VN ra khỏi vòng chi phối của China. Nhân vật được quốc tế ủng hộ lãnh đạo cánh đối lập chủ trương cải cách triệt để theo kinh tế thị trường, được tạo mọi cơ hội thuận tiện xuất hiện tại các diễn đàn quốc tế là Ô Nguyễn Tấn Dũng. Đại hội kỳ 12 của đảng CS là cơ hội đẩy hai cánh bảo thủ và dân tộc công khai đối đầu nhau trong việc chọn hướng đi cho đảng CS vào thời điểm Hán-China đang phải đối đầu với nhiều thách đố từ trong cũng như ngoài. Sau đại hội, đảng CSVN bất ngờ phải đối đầu với cao trào chống lại quyền lãnh đạo của Tổng Bĩ Thư đảng do một bộ phận đảng viên CS chưa xuất hiện đầy đủ công khai, thêm vào đó là cao trào nổi dậy của quần chúng đòi quyền sống sau vụ Formosa gây ô nhiễm dọc theo duyên hải Nghệ-Tĩnh-Bình. 
CSVN thực chất là chi bộ trực thuộc đảng CS/China, điều đó có nghĩa là: VN trên nguyên tắc đã trở thành một tỉnh vòng ngoài của Tầu. Hội nghị Thành Đô 1990 giữa hai đảng chỉ nhằm tái xác nhận là đảng CS/VN chánh thức xin trở lại hoạt động như chi bộ của đảng CS/ China, sau ít năm tách ra đứng độc lập với cả Nga lẫn Tầu cuối thời Lê Duẫn-Lê Đức Thọ, đến 1990 không còn chỗ dựa từ Liên Xô nên đành lòng quay trở lại theo Tầu. Gần 30 năm qua Mỹ giúp Tầu mạnh lên từng ngày, Hán Hoa mở rộng đà xâm lăng lân bang, một bộ phận đảng viên CS bắt đầu nhìn thấy hiểm họa từ người đồng chí tham lam chuyên nghề cướp bóc, nên bắt đầu tìm lối thoát khác là đi với Phương Tây. Mỹ chẳng thể trở mặt với Hán-Hoa vì vấn đề VN, con đường duy nhất là giúp VNCS tồn tại trong vòng kiểm tỏa của tình báo Hoa Nam MSS trong khi chờ đợi giới trẻ VN trưởng thành, để tự họ xác định bạn với thù, và con đường phải đi.
Đảng CSVN hiện đang phải đối đầu với cao trào tỉnh ngộ xuất hiện đều khắp trong nhân dân cũng như trong khối đảng viên CS trẻ, do thế bế tắc mà đảng CS đang phải đối phó hiện nay là dứt khoát không thể giải quyết được bằng con đường đàn áp, như họ đã thi hành trong mươi năm qua. Việc này giúp giải thích tại sao, lãnh tụ khối đảng viên và nhân dân VN thực thụ cấp tiến là Ông Nguyễn Tấn Dũng bất ngờ từ bỏ quyền hành trở về làm người tử tế, khôn hay ngu ở chỗ này đây.
Thế lực nhân dân mà đảng CS sợ nhất chính là khối giáo dân, theo ước tính hiện khoảng 9 triệu người, có mặt khắp cả nước, giáo dân miền Bắc nay đã được hệ thống lại hoàn chỉnh. Giới lãnh đạo Công Giáo VN cảm nhận được trọng trách đối với sinh mệnh dân tộc, trong khi các tôn giáo bạn vì tính tổ chức và kỷ luật lỏng lẻo nên đã bị CS tàn phá nặng nề, nên Công Giáo cùng với đồng bào nhất tề dứng lên đòi quyền sống là hoàn toàn chính đáng và rất đúng thời cơ.
Quyền lực Công Giáo từ trung ương tại Rome đến các địa phương liên kết mật thiết với nhau trong hệ thống quyền lực toàn cầu, cho nên khi Công Giáo nhập cuộc thì việc đó báo hiệu sự xuất hiện của một thế lực mới đủ sức buộc đảng CS phải nhượng bộ các đòi hỏi của quyền lực toàn dân. Do thế quyền lực Công Giáo chỉ tạm thời đóng vai người tiên phong lãnh đạo khối quần chúng bị tước mất nguồn sống bởi đảng CS cướp đoạt mà thôi, dự án Formosa là cụ thể. Việc này khác hẳn với cao trào Phật Giáo xuất hiện hồi 1963 tại Miền Nam (không chính nghĩa và bị CS và Mỹ giật dây phía sau) sau đó dẫn đến đảo chánh quân sự cùng thời kỳ bất ổn kéo dài mấy năm tại Miền Trung.
Thực ra thì tiến trình hình thành lực lượng CS cấp tiến đã được chuẩn bị từ thời Ô Võ Văn Kiệt làm Thủ Tướng, ông Kiệt đã mở rộng liên hệ với Giám Mục Bùi Tuần tại Long Xuyên, vốn được coi là de facto Khâm Sứ Tòa Thánh tại VN sau khi khâm sứ Henry Lemaitre bị Hà Nội trục xuất. Từ đó mới có vụ cha Ngô Quang Kiệt được phong lên hàng giám mục phụ trách Lạng Sơn là nơi chỉ còn vài giáo dân cùng một bà phước già, cho nên cựu TT Mỹ George HW Bush đã nói đến Road Map cho VN là vậy. Bài học về sự tan vỡ bất ngờ của Liên Xô năm 1991, cho ta thấy, các quốc gia cựu CS đều phải trải qua thời kỳ chuyển tiếp chủ yếu do những người đã sống trong xã hội CS đó điều hành, rồi từ đó mới chuyển đổi qua xã hội dân chủ với nền kinh tế thị trường được.
Trình độ của đảng CS cũng như dân trí VN rất thấp so với các đảng CS Đông Âu cách nay 25 năm, xã hội bị băng hoại hoàn toàn bởi giới lãnh đạo CS chỉ biết hành động như những kẻ man rợ (barbaric). Mặt khác trong thời gian dài đến hơn 80 năm, CS/VN hoạt động như một chi bộ của đảng CS China, đảng viên CS người Hán nay hiện diện khắp nơi, trong mọi chi bộ để kiểm soát mọi hoạt động của đảng CS/VN. Cho nên tiến trình thay đổi ở VN phức tạp hơn nhiều so với những gì đã diễn ra tại Đông Âu cách nay 25 năm, chỉ người CS dân tộc mới đủ sức thúc đẩy tiến trình cải cách mà thôi, người ngoài không thể tham gia vào tiến trình này được.
Cần ghi nhớ là: thế giới sắp lao vào chiến tranh lớn, đó là cơ hội nhưng cũng là thách đố lớn đối với bất cứ ai còn chút ưu tư đối với vận mệnh của dân tộc, nên các đảng chính trị cánh hữu VN đã xuất hiện dưới thời VNCH hay tại hải ngoại này, đều bị biến thành các cao trào quần chúng (ngay càng thu hẹp hoạt động vì đảng viên ngày càng già nua, không người thay thế cũng như uy tín quốc tế) nên không thể có chỗ đứng trong cuộc cờ này.
Trong tình thế hiện nay, nhân dân đang sẵn sàng nổi lên khắp nơi, thiên tai lũ lụt đang nhận chìm nhiều vùng chưa bao giờ biết đến lụt lội, đảng viên CS phải biết nhìn thấy thực tế đó để biết sợ cho chính bản thân và gia đình, biết rằng mọi sự họ đã làm đều gây tai họa cho dân tộc (China cũng vậy) nên Quỷ Thần giáng họa cho nhân dân VN vì các tội ác do đảng CSVN gây ra. Đảng CS lâm vào thế bị bế tắc hoàn toàn không lối thoát, bị trời đất trừng phạt vì muôn vàn tội ác họ đã gây ra cho loài người (VN là một phần của loài người) trong quá khứ, loạn từ trong loạn ra, China cũng bị rơi vào vòng xoáy loạn từ trong ra ngoài.
Như vậy chỉ những ai có thiên mệnh mới có thể cùng kết đoàn, đứng lên lãnh nhận trọng trách với dân tộc trong hoàn cảnh ngặt ngèo này, mới có thể nắm được ngọn cờ chính nghĩa mà hành động, để thi hành quyết tâm khôi phục, bảo vệ giá trị làm người cho người dân. Chỉ bộ phận tinh anh nhất của người Việt cùng kết hợp trong tinh thần vô cầu, vượt hẳn ra ngoài các giới hạn của tôn giáo, đảng phái cũng như địa phương mới có thể đứng lên lãnh đạo đất nước trong giai đoạn lịch sử này. Đó là thời điểm lịch sử mà nhân dân ta đã chờ từ mấy ngàn năm nay, cũng là thời điểm cánh cửa lớn của lịch sử mở ra trong thời khắc sắp tới, phúc cho ai có cơ hội được đi vào lịch sử qua cánh cửa lớn đó.
Đại khối toàn dân muôn người như một, từ bắc xuống nam từ già đến trẻ, từ nam đến nữ đều một lòng đứng lên đòi hỏi đảng CS phải từ bỏ độc quyền cai trị đất nước, từ bỏ độc quyền tàn phá, độc quyền đưa người Việt vào cuộc tương tàn kéo dài suốt hơn nửa thế kỷ qua chỉ để phục vụ cho mưu đồ của kẻ thù truyền kiếp của dân tộc. Do vậy những người CS Dân Tộc chủ trương buộc thế lực CS bảo thủ phải chấp nhận cải cách toàn diện chắc chắn sẽ được lực lượng quần chúng hậu thuẫn toàn diện.
Nhân dân VN không mê muội như người CS nghĩ, nhân dân chả cần kẻ bảo mẫu ngu xuẩn theo kiểu CS, nhân dân biết rõ hiểm nguy do kẻ thù Phương Bắc gây ra cho dân tộc, nhân dân biết rõ: máu xương đã đổ ra quá nhiều trong suốt hơn nửa thế kỷ chiến tranh, nhân dân biết rõ là cần tránh tối đa mọi sáo trộn nào có thể sảy ra trong quá trình đấu tranh giữa nhân dân VN anh dũng với thế lực CS tay sai cho Tầu. Cho nên nhân dân có thể chấp nhận một hình thức chuyển tiếp chính quyền thông qua thể chế lưỡng đảng, bằng việc thành lập đảng chính trị thứ hai: bao gồm bộ phận những người CS cấp tiến kết hợp với những bộ phận tinh anh người Việt được coi là truyền nhân của xã hội VNCH trước đây, ở trong nước cũng như hải ngoại, hoạt động theo tôn chỉ quyết đưa dân tộc tiến mạnh vào con đường tự do-dân chủDĩ nhiên, sau này những người CS bảo thủ cũng có thể chọn con đường khác để cải biến đảng CS, thành một tổ chức chính trị khác , nhưng tên gọi Liên Minh có vẻ vẫn thích hợp nhất đối với thực thể gồm nhiều phe nhóm như hiện nay.
Thiết kế một hệ thống như mô phỏng trên sẽ mở đường cho nỗ lực hòa giải giữa người Việt với nhau về lâu về dài, để cả hai đảng đều có thể sinh hoạt dân chủ, dưới sự chứng giám của nhân dân, trên nền tảng đó, nội lực dân tộc mới được khôi phục. Cần đặc biệt lưu ý là, thời gian không còn nhiều, các phía bên trong nội bộ đảng CS/VN cần nhìn thấu việc này, để thay đổi ngay, để càng lâu cái giá phải trả càng lớn, lúc này một dọt máu cũng phải bảo trọng, tôi nói vắn gọn như thế, hy vọng người CS - dù thuộc phe nào - tự khắc hiểu.
Quan trọng nhất: công an và các lực lượng vũ trang CS tuyệt đối không được chống lại nhân dân, việc làm của công an cởi bỏ sắc phục trước làn sóng biểu tình ôn hòa của nhân dân đòi quyền sống tại cổng Formosa là đáng khen, nhưng vẫn cần theo dõi cẩn trọng. Nhưng đối với nhân dân cả nước vẫn phải đề phòng cánh CS bảo thủ thi hành chỉ thị của tình báo Hoa Nam MSS đàn áp cuộc đấu tranh chính nghĩa hiện nay, nhân dân cũng phải dự trù cuộc tổng khởi nghĩa trên mọi miền đất nước, để xem 4 triệu đảng viên CS có thể đối đầu với hơn 80 triệu dân hay không; Biểu tình ôn hòa càng lớn, tổ chức càng chặt chẽ, chiến lược đấu tranh nhất quán khiến thế lực CS cực đoan phải lùi bước trước quyền lực toàn dân. Muốn huy động sức mạnh toàn cầu, ta phải chứng tỏ là ta có sức mạnh thật sự, đấu tranh khôn ngoan, phối hợp nhu với cương, vạn bất đắc dĩ nếu phải xử dụng bạo lực vẫn phải xử dụng khi bạo lực là chọn lựa chót để đối phó với bạo lực do thế lực CS bảo thủ đàn áp cao trào đấu tranh toàn dân.
Bài học Miến Điện
Tiến trình cải cách tại Miến Điện cung cấp cho ta thêm nhận xét về tình hình quan hệ Mỹ-China đối với vùng lãnh thổ phía nam của Hoa Lục. Tại Miến Điện giới tướng lĩnh quân đội hơn 40 năm trước tưởng rằng có thể giải quyết tình trạng chủng tộc bằng giải pháp quân sự, nhưng họ đã thất bại hoàn toàn, nên phải chia xẻ quyền lực với đảng do bà Aung San Suuki lãnh đạo để tìm kiếm giải pháp dung hòa. Miến Điện hiện có 20 tổ chức sắc tộc vũ trang, dĩ nhiên Anh-Mỹ dành tối đa ủng hộ cho bà Suuki trong vai trò Ngoại Trưởng (lãnh tụ tối cao de facto) trong việc giải quyết các tranh chấp tại Miến Điện. Mỹ đã gỡ bỏ cấm vận đối với Miến Điện trong chuyến viếng thăm của bà Aung San đang diễn ra tại Mỹ. Giải quyết tranh chấp chủng tộc tại Miến Điện là vấn đề tiêu biểu của kiểu khái niệm mới về quốc gia được học giả Mỹ bàn tới mới đây, và hiện đang trở thành phổ biến, đó là Nation-State.
Nhưng không phải tự nhiên giới quân phiệt Miến chấp nhận cải cách, việc này cũng có sự can thiệp ngầm của Mỹ đối với tham vọng của China muốn xâm lăng mềm Miến Điện để mở đường ra vịnh Bengal. Cuộc chiến bí mật trong vùng bộ tộc Miến Điện đã khiến China phải chùn bước, cuối cùng chấp nhận để giới quân phiệt thi hành chủ trương hòa giải với đảng do bà Aung San Suuki lãnh đạo. Dù sao cần lưu ý là giới quân phiệt Miến là những người theo chủ nghĩa quốc gia khởi đầu do thân phụ bà Suuki lãnh đạo trong thời thế chiến II, họ không phải là CS và không nằm trong chi bộ của đảng CS/China như CS/VN, nên họ dễ thay đổi theo con đường dân chủ, dưới sự lãnh đạo của bà Suuki là nhân vật quốc tế. VN hiện nay duy nhất chỉ có một Nguyễn Tấn Dũng được giới thiệu với thế giới như là nhân vật cải cách, ông ta có chiều dày can dự vào Bộ Công An, Bộ Q/P, Ngân Hàng, chân rết khắp nơi, có thể nói không một nhân vật chính trị nào thuộc đảng CS/VN hiện nay có sức mạnh thấm sâu như vậy, Nguyễn Tấn Dũng đứng ra thành lập Đảng Chính Trị thứ hai ở VN là hoàn toàn hợp lẽ.
Bài Học về quan hệ Mỹ-Ấn
Với Ấn Độ, Mỹ chỉ ký Nghị Định Thư (Memorandum) mà không phải là Hiệp Ước an ninh hỗ tương, mặc dù ba nghị định thư nêu trên đích thực là hiệp ước an ninh hỗ tương (LEMOA, CISMOA và BECA), Mỹ dư khôn ngoan để hành động như vậy, vì tương lai của Ấn Độ ra sao vẫn còn là câu hỏi lớn; nghị định thư dễ dàng hủy bỏ khi tình hình thay đổi, các phía có thể tái tục hay ngưng tùy thuộc vào diễn biến tình hình thế giới. Lịch sử Âu Châu đã sảy ra nhiều lần như vậy, thí dụ liên minh Áo-Hung với Ý vào đầu thế kỷ 19 thường được renew mỗi mười năm, liên minh Nhật với Anh cùng thời điểm đó cũng diễn ra như vậy.
Các diễn biến trên vùng Indo-Pacifica chỉ cho ta thấy: liên minh China-Nga đang dồn tối đa nỗ lực hiện đại hóa và mở rộng sức mạnh quân sự, chính trị cũng như kinh tế nhằm tạo thế thượng phong tại vùng biển chiến lược Indo-Pacifica, phía Mỹ cùng G7 cũng đang dồn nỗ lực củng cố trận đồ ở những nơi hiểm yếu nhất, cụ thể như tại VN, Miến Điện, Ấn Độ, Mỹ tăng cường phòng vệ từ xa khỏi vùng A2-AD của China và Nga bằng các loại oanh tạc cơ chiến lược như B52, B1, B2 cùng các tầu ngầm tấn công hạt nhân, lực lượng Mỹ đóng rải rác trên rất nhiều căn cứ nhỏ hoặc lưu động trên chiến hạm, sẵn sàng ứng chiến và can thiệp vào mọi nơi trên thế giới.
Liệu có một thỏa thuận Mỹ-Hoa về Biển ĐNA hay không
Đây là câu hỏi lớn được đa số người Việt quan tâm; Dựa trên kinh nghiệm quốc tế, khi China bồi đắp đảo nhân tạo tại biển ĐNÁ thì việc đó theo lẽ thường, Mỹ và China đã có trao đổi kín với nhau về vụ việc, nhất là nhớ lại lời Ông Henry Kissinger nói cách nay vài năm là: “VN nên lợi dụng thời kỳ hòa hoãn tạm thời giữa Mỹ với China để khôi phục lại nội lực dân tộc.” Thêm vào đó là một bài viết (thực ra có vẻ là bài dịch từ nguồn tài liệu nào đó) mới đây được loan truyền trên diễn đàn Chính Nghĩa, bàn về sự cấu kết của quyền lực Do Thái với China, cho phép China thao túng dầu khí tại Biển Đông, như vậy ý nghĩa muốn nói đến việc Do Thái cũng là Mỹ và Mỹ cũng là Do Thái đã đồng ý giao vùng biển Đông cho China. Lại phải kể thêm đến việc China mở hành lang OBOR đi vào trung tâm của Eurasia, cũng như việc china đang nỗ lực đẩy các nhà máy thép ra khỏi Hoa Lục đến các vùng duyên hải, vừa để xí chỗ (diện tích lớn đến trên 30 km vuông như tại Vũng Áng Hà Tĩnh) vừa để tiếp tục nắm độc quyền làm chủ ngành công nghiệp luyện kim, các việc đó, theo lẽ thường, đều có bàn tay của Do Thái ở phía sau, vì cánh Do Thái phụ trách lãnh vực tài chánh-thương mại.
Xin đặc biệt tìm hiểu về nhiều vấn đề lớn định hướng đi cho thế giới trong tương lai xa trăm năm tới. Thứ nhất là: khái niệm về quốc gia mới được định nghĩa là Nation-State, khác với định nghĩa về quốc gia theo lối nhìn cổ điển là lãnh thổ-chủng tộc; State theo ý nghĩa mới bao hàm cộng đồng có thể cùng chung huyết thống hoặc cùng chung văn hóa, nếp sống, trong khi Nation theo ý nghĩa mới gần gũi với khái niệm về Liên Bang, mà suy rộng ra là Liên Bang Toàn Cầu, đúng theo tôn chỉ của những nhà khai sáng ra Hội Kín Illuminatti cách nay gần 300 năm. Cho nên Ông Rockefeller mới nói là: “con đường đã đi trong 500 năm qua, bỏ giở là có tội với nhân loại” con đường 500 năm khởi đầu từ thời điểm thành lập Dòng Tên năm 1534 tại Tây Ban Nha bởi cựu sỹ quan quân đội Tây Ban Nha là Ignatius Loyola, Illuminati là sự tiếp nối.
Thứ hai là: ta cần đạt đến trình độ duy lý hiện đại, phàm một sự việc diễn ra, không thể lẫn lộn đánh giá tổng hòa theo lối nhìn kiểu Phương Đông cổ được, sự việc liên hệ đến đạo đức thì chỉ bàn về đạo đức mà thôi không thể từ việc nọ xọ qua việc kia được, thương mại với chính trị là hai lãnh vực khác nhau, không thể lộn chung được. Cho nên ai chuẩn bị đánh nhau cứ chuẩn bị, ai chuẩn bị thị trường cứ chuẩn bị, dĩ nhiên không thể không tính toán đến thiệt hại do chiến tranh, nhưng người được cử làm việc đó hoặc được mướn làm việc đó họ cứ làm theo order.
Thứ ba là: Xin hãy theo dõi kết quả phiên họp của Bilderberg tại Dresden Đức từ ngày 9 đến 12 tháng 6-2016, bàn về nhiều vấn đề, trong đó vấn đề China nổi lên hàng đầu. Tin hành lang cho hay, China sẽ bị chia làm năm quốc gia gồm Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông, HongKong-Thượng Hải và Trung Quốc (Bắc Kinh) và quyền lực sẽ cử người cai trị Hoa Lục, cần ghi nhớ là tin hành lang được coi là thông cáo của hội nghị. Suy rộng ra ta thấy rõ hành lang từ vịnh Bengal đi vào vùng Tibet băng qua lãnh thổ Miến Điện sẽ được giải quyết dễ dàng bởi các nước sẽ thành lập trong vùng, vì thực tế, chủng tộc tương đối gần gũi và đều thuộc vành đai Phật Giáo; Chỉ nhìn khái quát như vậy cũng đủ thấy bản đồ khu vực sẽ được vẽ lại thế nào.
Xin quý bạn đọc hãy suy ngẫm về ba vấn đề nêu trên, để hiểu tại sao việc Bắc Kinh bồi đắp bãi cạn tại Biển Đông thành căn cứ quân sự, xây kinh đào Kra cũng như mở rộng dự án OBOR tuy dễ dẫn đến chiến tranh, nhưng: “chỉ chiến tranh lớn mới giải quyết được bế tắc toàn cầu hôm nay, chiến tranh lớn sẽ dẫn đến việc vẽ lại bản đồ toàn lục địa Eurasia từ đông sang tây, khi ấy các vấn đề biển ĐNA hay vịnh Bengal chỉ là truyện vặt”.
Kế đến, ta càng phải suy ngẫm ba vấn đề nêu trên vì: “đất nước VN trong tương lai phải tự chuyển hóa để thích nghi với kiểu xã hội mới như thế nào” nên cần dự trù sự xuất hiện của nhiều dòng tộc khác nhau trên lãnh thổ VN do khối người Việt hiện sinh sống tại khắp nơi trên thế giới cũng như nhóm di dân mới tới VN. Luật pháp thế giới cũng như quốc nội trong tương lai hướng tới chỗ: buộc các dòng tộc phải chấp nhận sống chung với nhau, tuân thủ luật pháp quốc nội cũng như quốc tế,” hướng đi của thế giới toàn cầu hóa là vậy, chả ai tránh được. Cho nên VN cần gấp rút tổ chức lại xã hội cho hiện đại duy lý, sẵn sàng đón nhận tinh hoa người Việt hải ngoại trở về nước, cho dù họ nói tiếng Anh, Pháp hay Đức. Dân ta đã quá già nua, đây là cơ hội để trẻ hóa hầu tạo xung lực mới cho dân tộc.
Như vậy giữa China và Mỹ vẫn tồn tại một hành lang thông lộ cả hai phía cùng đi chung, nhưng vẫn tồn tại bất đồng sâu sắc về cách giải quyết các vấn đề toàn cầu, dĩ nhiên China càng lớn mạnh lên thì quyền lợi của China càng bành trướng ra bên ngoài nhiều hơn, nên bất đồng do China gây ra với thế giới càng tăng theo, khi đó thông lộ chung càng teo  nhỏ lại, để rồi dẫn đến chiến tranh theo kiểu của thế kỷ 21 như đã trình bày trên.
Khi hai phía Mỹ-China thỏa thuận các điều khoản hợp tác toàn diện theo tinh thần Thông Cáo Chung Thượng Hải 1972, Ông Kissinger nói với Chu Ân Lai là: “VN theo CS không là vấn đề đối với Mỹ” nhưng China lại nghĩ rằng Mỹ đã đồng ý giao VN cho China như một tỉnh vòng ngoài (Mỹ đâu có dám bán cái mà họ không có). China bành trướng xuống biển ĐNÁ thì VN trở thành khúc xương khó nuốt của cả hai phía, China biến VN thành một tỉnh vòng ngoài thì toàn bộ ĐNÁ sẽ bị mất vào tay China, khi đó Mỹ cũng như Phương Tây, Nhật Bản bị đuổi ra khỏi Viễn Đông TBD, Hawai, Ấn Độ Dương Châu Phi, Trung Đông Bắc Cực sẽ bị China cai trị kiểu đế quốc, văn minh Phương Tây bị tan rã toàn diện (phải chăng diễn ra đúng như Sấm Ký).
Cho nên Mỹ cùng các nước Phương Tây dứt khoát không nhượng bộ China đối với tham vọng chiếm toàn ĐNÁ, nhưng Mỹ cũng nhìn nhận mối lo về an ninh của China nếu biển ĐNÁ rơi vào tay một cường quốc khác (có thể trở thành thù nghịch với China vào lúc nào đó) cho nên China bị buộc phải dung hòa quyền lợi với Mỹ về các vấn đề an ninh trong vùng. Từ đó mới có vụ Miến Điện thi hành cải cách dân chủ giao quyền điều hành đất nước cho đảng do bà Aung San Suuki lãnh đạo. Cho nên China bị buộc phải đồng ý để Mỹ trở lại Đông Dương, quan trọng nhất là VN để tái lập thế quân bình giữa China và Mỹ trên bán đảo Đông Dương. Như thế khả năng Mỹ-China đạt thỏa thuận hòa hoãn như lời Kissinger nói tới là thực.
Vấn đề chính là tương lai toàn vùng sẽ ra sao khi China tiếp tục mở rộng đà xâm lăng theo kế hoạch OBOR (dự trù tốn 1 trillion dollar) khiến Chín tất yếu phải đụng độ với Ấn Độ, cuộc đụng độ trên vùng Hy Mã Lạp Sơn giữa ba tay chơi cùng có vũ khí nguyên tử. Cả ba tay chơi đều bị dẫn đưa vào thế triệt buộc vì các tranh chấp không thể dung hòa, con đường duy nhất là chiến tranh phải sảy ra giữa họ với nhau, để từ đó mới hình thành một giải pháp (tức là chia cắt thành nhiều nhà nước mới). Theo quyết định của phiên họp Bilderbird mới đây, China bị chia cắt thành năm nước, như vậy một giải pháp cho Eurasia trên lục địa, cuối cùng sẽ tạo cơ hội để vùng biển ĐNÁ có cơ hội trở thành vùng biển trung lập do LHQ quản trị, tài nguyên được chia cho các nước duyên hải theo tỷ lệ có thể chấp nhận được (xin xem bài viết trước đây về vấn đề này trên Web Site). Chiến tranh lớn tất yếu phải sảy ra mới xác lập trật tự mới cho toàn cầu:“China tan rã thế giới mới có hòa bình thật sự, lúc đó Hồi Giáo sẽ bị thâu lại kiếm, để phải sống chung với thế giới, khi đó các dân tộc nhỏ mới có cơ hội hồi sinh “ 
Nội Chiến tại Trung Đông
Trung Đông-Hồi Giáo cũng như phía tây Ural chỉ là phụ đối với các diễn biến tại Viễn Đông, nơi đang diễn ra cuộc đối đầu quyết liệt giữa hai liên minh China-Nga-Pakistan với các nước xung quanh. Chiến tranh trong lòng thế giới Hồi Giáo ngày càng mở rộng do việc Mỹ giảm can thiệp trực tiếp vào vùng này khiến nội chiến đang diễn ra tại Syria, Iraq, Lybia, thêm vào đó là tranh chấp giữa Iran với Saudis liên quan đến Yemen cũng như bán đảo Ả Rập, nơi mà trong hơn 50 năm qua Saudis hoàn toàn chi phối đối với các nước nhỏ nằm dọc theo duyên hải.
Iran nhượng bộ Mỹ về hồ sơ nguyên tử, thực ra cũng chỉ là cái cớ bề ngoài để che đậy việc Mỹ dỡ bỏ cấm vận với Iran đã tồn tại từ 1980 đến nay mà thôi, lúc này nếu Mỹ không trở lại Iran thì China sẽ nhảy vô giúp cánh giáo sỹ về kỹ thuật nguyên tử cũng như kỹ thuật hỏa tiễn, lúc đó vấn đề sẽ trở nên nguy hiểm đối với an ninh của Do Thái cũng như Âu Châu. Mỹ bỏ cấm vận với Iran, chuyển trả cho Iran khoản tiền Mỹ đã giữ của Iran sau cuộc cách mạng Hồi Giáo năm 1979 (nghe nói trên trăm tỷ dollar), cho phép các công ty Mỹ buôn bán với Iran chính là để cầm chân China và Nga trên vùng vịnh Persia, dĩ nhiên việc đó sẽ dẫn đến chỗ Iran gia tăng trợ giúp cho lực lượng Houthis trong cuộc nội chiến tại Yemen, cuộc nội chiến này đang kéo cả Iran lẫn Saudis nhập cuộc chơi. 
Như đã trình bày trên, Iran đang dựa vào Nga và China để gây sức ếp với Mỹ trong cuộc tranh dành vị thế đối với phe Sunni, cụ thể là Saudis Arabia, trên vùng sừng Châu Phi cũng như tại Yemen. China đang trở thành nước nhập khẩu dầu thô nhiều nhất tại Iraq, Iran lẫn Saudis Arabia, việc này tạo cho China có tiếng nói mạnh hơn đối với các nước Trung Đông Hồi Giáo, trong khi Mỹ đang giảm nhẹ các cam kết với vùng này, để tạo cơ hội cho các thế lực trong vùng tìm một giải pháp giữa họ với nhau. Như vậy nếu bảo rằng Trung Đông đang rơi vào khoảng trống quyền lực là không hẳn đúng, Trung Đông đang tìm kiếm một thế quân bình mới, với sự hiện diện của cả Nga-Mỹ-China-EU mà thôi, chính ở chỗ đó, Trung Đông ngày càng bất ổn, vì cuộc đối đầu giữa Mỹ với China-Nga ngày càng lộ rõ tại đây.
Mưu thuật của Mỹ là gì đối với toàn cục diện tại Eurasia thì chả ai biết cụ thể, nhưng xem ra các sắp xếp đã được cụ thể hóa từ thời Bill Clinton kéo dài đến thời điểm này, Mỹ thi hành chủ trương giới hạn can thiệp để mỗi vùng tự sắp xếp trật tự cho phù hợp với điều kiện của từng vùng. Nhưng tiếc thay, khắp nơi tại Á Châu lại rơi vào tình trạng chuẩn bị chiến tranh giữa họ với nhau, việc này hoàn toàn phù hợp với lịch sử Eurasia nơi mà mâu thuẫn đã dồn nén từ mấy ngàn năm qua. Cho nên China trở thành một phần trong các tranh chấp tại Trung Đông chứ không phải là kẻ đứng ngoài cuộc, mặc dù tranh chấp tại Trung Đông-Địa Trung Hải liên quan mật thiết đến Nga nhiều hơn là với Hán-China.
Ai cũng biết rằng, Nga không thể tự bảo vệ lãnh thổ trải dài trên mười múi giờ được, cho nên Nga phải chuẩn bị lực lượng trên mọi trận địa, từ không gian, hỏa tiễn, nguyên tử, tấn công và phòng thủ không gian mạng kể cả vũ khí điện từ EMP (Electronic magnetic pulse) đồng thời tung quân chiếm trước các vùng sung yếu. Chủ yếu Ông Putin tập trung vào vùng Balkan-Hắc Hải-Địa Trung Hải đến nội hải Caspien là vùng bị đe dọa bởi Hồi Giáo ở phía nam, nhưng cũng là vùng Mỹ sẵn sàng nhảy vô để tìm cách can thiệp sâu hơn nữa vào vùng Ural-Trung Á, để bảo đảm cho quốc gia của người Kurd đang trên đà hình thành tại Trung Đông, nhưng cũng còn chuẩn bị cho vùng Trung Á là nơi China đang lấn chiếm thông qua kế hoạch OBOR.
Nga tung quân chiếm bán đảo Crimea, xử dụng dân quân chiếm mấy tỉnh thuộc lãnh thổ đông Ukraina dọc theo biên giới Nga, để lập vùng trái độn (nhất là tỉnh Donbass nơi có hơn 50% là dân Nga) đồng thời tung quân can thiệp vào nội chiến ở Syria. Tình hình như vậy đòi hỏi Thổ Nhĩ Kỳ phải trực tiếp can dự vào chiến sự tại Syria cũng như tại Iraq, Nga bèn gây sức ép với Thổ Nhĩ Kỳ trên vùng Hắc Hải. Mục tiêu của Nga là bảo vệ nhà nước Shia Alawiti do Assad lãnh đạo, cũng là nhằm bảo đảm quyền lợi của Nga trong vùng Trung Đông Hồi Giáo nói chung Toàn cảnh Trung Đông cho thấy Nga quyết liệt can dự vào vùng này theo cách mà các Tzar Hoàng khi xưa đã hành động, Nga cần lối thoát ra Địa Trung Hải, Syria là đầu cầu quan trọng nhất.
Mục tiêu của NATO và Mỹ rõ ràng là hướng đến việc vẽ lại ranh giới giữa các nhà nước sẽ được hình thành sau này, trong đó nhà nước của người Kurd sinh sống trên vùng biên giới Syria, Iraq, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Phương Tây coi là trách nhiệm tinh thần với cộng đồng người Kurd có hơn 40 triệu dân. Nhà nước Kurd khi hình thành thân Mỹ sẽ bảo đảm cho Mỹ và NATO hành lang đi vào Caspian, giữ yên vùng Trung Đông Hồi Giáo, nhưng dự án đó lại gặp chống đối quyết liệt của Thổ Nhĩ Kỳ, Nga cũng như Iran.  
Nga vs NATO
Lịch sử Âu Châu với Nga luôn diễn ra như vậy, mỗi khi các bên lao vào tranh chấp mở rộng thì vùng sinh tử về an ninh đối với cả hai bên chính là Hắc Hải-Địa Trung Hải, mở rộng đến Trung Đông, cũng như Baltic ở phía Bắc Âu. Nga thời chiến tranh lạnh tại Bắc Âu được che chắn bởi mấy nước nhỏ vùng Baltic là Lithuania, Estonia, Latvia là các cộng hòa thuộc Liên Bang Nga, sau khi LX tan vỡ, các nước này thâu hồi độc lập, sau đó tham gia NATO cùng với Ba Lan cùng nhiều nước Đông Âu khác khiến cho an ninh ở phía đông của Nga bị đe dọa thường xuyên bởi NATO.
Putin là người theo chủ nghĩa dân tộc chắc chắn không thể ngồi im nhìn China không ngừng lớn mạnh có khả năng xâm nhập sâu vào toàn cõi Eurasia, trong khi Mỹ và NATO tỏ ra không giữ lời cam kết giữa hai ngoại trưởng Nga-Mỹ lúc đó (James Baker và Svatnadzer). Khi Mỹ đứng sau các cuộc nổi dậy của người Hồi Giáo, đẩy Trung Đông vào nội chiến, Nga không thể ngồi nhìn cục diện Hồi Giáo thay đổi dù theo bất cứ hướng nào, nên chiến sự tại Syria là cơ hội để Nga tung quân tham chiến (dân quân khoảng 20,000 cùng với lực lượng không và hải quân hùng hậu) để bảo vệ chế dộ Assad.
Mỹ chơi bài nhiều cửa, muốn cùng với Nga tìm kiếm thỏa thuận ngưng bắn tại Syria, nhưng hai phía có quá nhiều bất đồng không phải chỉ tại Syria không thôi mà còn rất nhiều vấn đề sinh tử khác như cấm vận, giá dầu thô vẫn quá rẻ, Mỹ đặt hỏa tiễn THAAD tại Nam Hàn thực chất là chống Nga và China. Cho nên thỏa thuận ngưng bắn tại Syria đã sớm tan vỡ, TT Nga đã ký lệnh ngưng việc tái chế 34 tấn Plutonium từ kho vũ khí nguyên tử Nga mà hai nước đã ký kết hồi năm 2000 ông Kerry nói cảm thấy thất vọng. Thực ra nội các Obama chỉ còn ít tháng phù du, tranh cử TT tại Mỹ hứa hẹn tương lai bất định dù ai lên làm TT Mỹ, cho nên Ông Obama chỉ tăng quân chiếu lệ tại Iraq, cũng như can thiệp vào Syria một cách rất giới hạn, trong điều kiện đó, chả có bất cứ lý do gì để Putin và Tập đều ngồi chờ xem cũng là đúng thôi.
Putin hiểu rõ thời điểm chuyển tiếp quyền lực tại Mỹ, nên Obama chắc chắn sẽ không dám vọng động, nên Putin ra sức đe dọa Mỹ là: sẽ đụng độ trực tiếp với Nga tại Syria nếu Mỹ đổ quân đội vào đó lật đổ chế độ Assad do Nga hậu thuẫn phía sau. Tình hình này đã được tôi cảnh báo ngay từ vòng tranh cử sơ bộ tại Mỹ, nội dung như sau: “quân đội toàn cầu sẽ được đặt trong tình trạng báo động cao vào ngày bầu cử TT tại Mỹ”. Mỹ vẫn có nhiều con chủ bài trong tay, bài học quân Liên Xô sa lầy tại Afghanistan là rõ nhất, ấy là chưa kể đến khối Hồi Giáo Sunni chiếm 85% dân số Hồi Giáo, nên khi họ ra tay thì thật chả biết điều gì thực sự sảy ra với phe Shia cũng như với Nga và China.
Đối với EU cũng như NATO, việc Anh Quốc rời khỏi EU là một đòn nặng đánh vào chủ nghĩa ỷ lại của nhiều nước EU đã tồn tại trong trăm năm qua, trước đe dọa hiển nhiên đang đến gần, các nước trụ cột của EU muốn lập một quân đội chung Âu Châu bước đầu khoảng hơn 40,000 quân, được coi là biểu tượng của khối thống nhất EU sau khi Anh Quốc rút ra khỏi khối, có thể chính đạo quân này sẽ bảo vệ các vùng biên giới phía đông, nhất là với vùng Hồi Giáo Trung Đông. Quan hệ Nga Mỹ cũng như Nga với Âu Châu xem ra đang rơi vào tình huống rất khó chịu cho mọi phía, vì trong điều kiện hiện nay của thế giới, chắc chắn đối đầu chỉ tăng chứ không thể giảm, chiến tranh lớn kết thúc mới đặt căn bản cho quan hệ mới giữa các nước Âu Châu với nhau.
 Cyber War
Mọi người đều biết là, các quốc gia lớn trên thế giới này đều xây dựng một Bộ Chỉ Huy Cyber Command với vài trăm ngàn chuyên viên hoạt động toàn thời gian, nằm trong cũng như ngoài Bộ Quốc Phòng. Quân chủng mới này thường hoạt động biệt lập dưới dạng Hacker chuyên xâm nhập mọi hệ thống thông tin liên lạc của mọi quốc gia, nếu bị phát hiện thì chính quyền nước đó chối bay, họ có thể và rất thường hay xử dụng những domain ít ai để ý nhất để thực hiện hành vi tình báo, nên chiến tranh do các tổ chức Hacker gây ra hiện được coi là đe dọa lớn nhất. Dĩ nhiên Cyber Warfare cũng có công, có thủ, có kẻ thâu thập tin tình báo thì cũng có kế đánh lừa đối với mọi lãnh vực liên quan đến an ninh quốc gia (kinh tế, kỹ thuật quân sự), mặc dù vậy, rất khó phân biệt rõ rệt đâu là công, đâu là thủ,
Chiến tranh mạng khác hẳn với các kiểu chiến tranh quy ước trên chiến trường, bất ngờ bị tấn công nên phải ra tay ngăn chặn ngay, thậm chí có thể phải tung đòn đánh phủ đầu bằng mọi loại vũ khí quy ước cũng như phi quy ước, theo kiểu Pre Empty như Nhật đã đánh hải quân nhà Thanh năm 1895 vậy, chỉ trong một trận đột kích toàn bộ hạm đội nhà Thanh bị đánh tan. Cyber Command của Mỹ hiện tách làm hai, một bộ phận chuyên tấn công mạng lưới của địch được đặt tại Bộ Quốc Phòng (mới khánh thành) bộ phận thâu thập tin tức được đặt tại cơ quan NSA, nhưng thực ra, rất khó phân biệt đâu là thủ đâu là công.
Như thế sức mạnh của một lực lượng vũ trang cũng như nhà nước trong hệ thống xã hội hiện đại theo kiểu thế kỷ 21 này nằm ở chỗ:“toàn hệ thống có khả năng tự động trả đũa toàn diện hay giới hạn - tùy theo tình hình cụ thể - diễn ra rất nhanh trên mạng điện toán mà thôi.” Như thế, mạng liên kết mọi hệ thống vũ  khí, chỉ huy tham mưu, dân sự cũng như quân sự, tiếp vận cũng như phòng vệ dân sự ở mọi cấp trở thành trở thành sinh tử với mọi quốc gia (hiếm nước nào có thể làm được điều này).
Nga và China mỗi nước bố trí khoảng 300,000 người thuộc binh chủng này, Ấn Độ cũng có vài trăm ngàn, chỉ nhìn con số đó cũng đủ cho thấy tầm quan trọng của binh chủng chuyên trách Cyber War, Mỹ bố trí bao nhiêu không biết cụ thể; mới tuần rồi họ đang tính đến khả năng tách Bộ Tư Lệnh Cyber Command (do một tướng 4 sao chỉ huy hiện trực thuộc NSA (National Security Agency) thành hai bộ phận, một trực thuộc NSA chuyên kiểm thính, thâu thập tin tình báo, bộ phận kia trực thuộc Bộ Quốc Phòng chuyên trách Cyber War trên quy mô toàn cầu.
Chiến tranh bí mật, chiến tranh mượn bảng hiệu trở thành phổ biến hiện nay, chiến tranh lớn có thể do nhiều loại tổ chức tội ác thế giới gây ra hoàn toàn có khả năng đánh sập hoàn toàn hệ thống cơ sở hạ tầng của một quốc gia, nên công cuộc phòng thủ không gian mạng trở thành sinh tử đối với mọi nước, các vụ đột nhập vào kho dữ kiện của các công ty đa quốc vẫn thường xuyên sảy ra (như Yahoo mới đây là cụ thể). Nguy hiểm nhất là khi các tổ chức tội ác toàn cầu sở đắc vũ khí EMP (Electronic Magnetic Pulse) vốn được Nicholas Tesla khám phá ra hồi đầu thế kỷ trước, một khi được một nhà nước hung đồ nào đó, hoặc một tổ chức tội ác quốc tế nào đó tung ra nhắm vào tiện nghi hạ tầng của quốc gia thù nghịch, thì toàn hệ thống cơ sở hạ tầng của quốc gia đó,, thậm chí toàn cầu có thể bị Shut Down (cắt đứt) hoàn toàn.
Theo ước tính của nhiều giới chuyên gia (vẫn thường xuất hiện trên trang mạng tại Mỹ) thì thời gian khôi phục lại hệ thống phải tốn 120 ngày, khi đó mọi giao dịch bị ngưng trệ, sáo trộn xã hội cùng tội ác lan tràn khắp nơi, xã hội có thể bị tan rã thật sự, nạn cướp bóc lan tràn vì cảnh sát không thể kiểm soát được tình hình. Khả năng của các tổ chức tội ác quốc tế hiện nay không ngừng mở rộng và mau chóng thay hình đổi dạng cho phù hợp với tiến bộ khoa học mới nhất, cụ thể như vũ khí EMP hiện một số nước sở hữu, như China, cả Ấn Độ, Nga, Âu Châu và Mỹ, thậm chí cả tổ chức tội ác Nhật Bản là Yakuza cũng đã mua được kỹ thuật này từ Nga (nghe nói với giá khoảng 1 tỷ dollar).
Trớ trêu thay, kỹ thuât vũ khí EMP có thể thu nhỏ đến mức tối đa để có thể gây thảm họa cho các nước thù địch, đe dọa khác là khủng bố nguyên tử, sinh hóa nhắm vào nguồn nước, nên Ông Warren Buffet đã nói thế này: “Money can’t fix, this great threat to the world, the threat of cyber war, nuclear, biological and chemical attack”. Ông Buffet là nhà đầu tư rất khôn ngoan, khi ông đã tuyên bố như vậy cũng đủ cho thấy, hiểm họa không xuất phát từ nợ khổng lồ của nhà nước và các công ty China, hay từ Brexit, hay từ Ông Donald Trump hoặc Putin, mà từ các tổ chức tội ác quốc tế, đứng sau là các nhà nước hung đồ.
 Toàn Cầu Hóa thất bại hoàn toàn
Thế kỷ 19 đánh dấu việc Âu Châu kiện toàn công cuộc xâm lăng thuộc địa, được dẫn đạo bởi đế quốc Anh, thế kỷ 20 đánh dấu chế độ thuộc địa bị tan rã, Mỹ thay thế Anh điều phối các vấn đề toàn cầu, việc chuyển quyền giữa thế kỷ 19 sang thế kỷ 20 không đặt ra vấn đề gì quan trọng vì Anh hay Mỹ cũng đều là Phương Tây và cùng nằm trong trục quyền lực hội kín.
Nhân loại chứng kiến nhiều cuộc chiến kinh hồn trong thế kỷ 20, nhưng giữa người da trắng với nhau để buộc các nhà nước thực dân Âu Châu phải mở rộng thị trường toàn cầu, để tiêu thụ hết số hàng hóa khổng lồ được dự trù sẽ sản xuất ngày càng nhiều hơn trong các thế kỷ sau, nhờ các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Thế kỷ 21 đánh dấu việc tổ chức và mở rộng thị trường trên đại lục địa Eurasia, Châu Phi cũng như Nam Mỹ, để tiêu thụ hết lượng hàng hóa được sản xuất bằng kỹ thuật cực kỳ hiện đại so với thế kỷ 20. Do thế, cuộc khủng hoảng đang diễn ra trong thế kỷ này trở thành cuộc chiến giữa hai giá trị văn hóa, tôn giáo đông/tây để định hướng đi cho nhân loại trong thế kỷ này cùng các thế kỷ sau.
Xin hãy mường tượng thế này: “cỗ xe nhân loại này trong thế kỷ 20 được kéo bởi một con ngựa, dù có thay xà ích; nhưng qua thế kỷ 21, cỗ xe nhân loại nay nặng hơn đến 4 hoặc 5 lần, nên cần thêm ngựa kéo, thêm ngựa kéo lại thêm nài (người điều khiển ngựa), thế là ai cũng muốn điều khiển cả cỗ xe, cuối cùng thế giới rơi vào khủng hoảng sâu rộng như ta đang chứng kiến.” Mỹ muốn mở rộng thị trường tức là muốn có thêm ngựa khỏe để phụ với Mỹ kéo cỗ xe toàn cầu tiến nhanh về phía trước, chứ đâu phải giúp mở rộng thị trường (tức là tạo sức mạnh cho China hay Hồi Giáo) để các anh trở thành thế lực đánh lại Mỹ, phá hoại thế giới. Mỹ cùng Phương Tây chẳng muốn đánh, chứ chẳng phải sợ như Hán suy nghĩ, cho nên: “Mỹ lui binh ngồi chờ xem các anh sẽ làm gì”.
Nhưng lui binh có nghĩa là trở về bảo vệ các giá trị truyền thống của Phương Tây, cũng có nghĩa là bảo hộ mậu dịch có giới hạn theo ý nghĩa là lợi thế thương mại chỉ dành cho các nước đi chung đường với Mỹ mà thôi, nước nào đi trái đường thì không được hưởng ưu tiên đó. Trở lại các giá trị truyền thống cũng có nghĩa là Dân Túy, hay Populism tức là dựa trên quyền lợi sinh tử của đa số người da trắng bị thiệt thòi quá nhiều do chủ trương mở rộng thị trường được thi hành trong thế kỷ 20 (toàn cầu hóa). Thực ra thì chủ nghĩa Dân Túy đang trỗi dậy khắp nơi là đáp ứng tất yếu đối với chủ nghĩa dân tộc Hán-China, được mở rộng trở thành chủ nghĩa đế quốc-thương mại mới (Neo-Mercantilism Dynasty) trong vài chục năm sau này. Nhật Bản, Ấn Độ, Ba Lan, Anh Quốc chuyển qua chủ nghĩa dân túy là cụ thể nhất, cuộc bầu cử tại Mỹ chính là dịp tranh luận giữa hai khuynh hướng để cử tri Mỹ chọn lựa hướng đi cho Mỹ trong nhiều năm tới, chắc chắn sẽ tác động rất mạnh đối với thế giới từ sau tháng 11 năm nay..
Thế là cuộc tranh luận được mở rộng trong cuộc bầu cử TT Mỹ năm 2016 giữa hai ứng viên, phe theo Dân Túy là Donald Trump, một theo toàn cầu hóa là Hillary R Clinton là cựu đệ nhất phu nhân Mỹ. Tại sao Clinton lại bị phe Trump công kích dữ dội như vậy, vì chính TT Bill Clinton (1993-2001) đã ký thành luật hiệp ước NAFTA (mậu dịch tự do Bắc Mỹ giữa Mỹ, Canada và Mexico). Hiệp ước NAFTA tuy chỉ có giá trị tại Bắc Mỹ, nhưng khi thị trường Bắc Mỹ đã mở tung cánh cửa thì NAFTA trở thành tự do thương mại toàn cầu mà chẳng có luật pháp nào bảo đảm việc thi hành cả, cho nên thế giới trong hơn 20 năm qua trở thành thế giới vô luật pháp khi quyền lực nhà nước bị suy yếu bởi trào lưu toàn cầu hóa.
Di dân Mễ đến Mỹ tăng ào ạt từ sau NAFTA lên đến con số trên 10 triệu người, tạo thành gánh nặng cho ngân sách Mỹ, China tha hồ vơ vét của cải từ thị trường Mỹ, xuất khẩu đủ thứ chẳng cần kiểm soát chất lượng sản phẩm, kinh tế cùng sức mạnh Mỹ yếu đi thấy rõ. China tung tiền đầu tư tối đa vào sản xuất để trở thành công xưởng toàn cầu hoạt động quá nóng, thực ra cũng bắt nguồn từ NAFTA, như vậy bây giờ đổ lỗi cho ai, lãnh đạo Mỹ hay Bill Clinton. Từ sau thế chiến II, Mỹ đảm nhận vai trò của ngân hàng phát hành toàn cầu, cũng có nghĩa là Mỹ đảm trách việc điều tiết kinh tế thế giới, nên khi ký Thông Cáo Chung Thượng hải 1972, Mỹ hứa chuyển giao công nghệ cho Tầu và giúp Tầu phát triển, nên việc Mỹ mở cửa NAFTA cũng nằm trong cam kết đó, tức là giúp tiêu thụ hết số lượng hàng hóa vĩ đại do Tầu sản xuất.
Nhưng dân Mỹ bị thiệt hại quá lớn, nhất là đối với vùng nông thôn ở trung tâm vốn được coi là xương sống của Mỹ, sức chịu đựng của họ có hạn, nhất là khi người China ngày càng thâu tóm tài sản của nước Mỹ, đe dọa an ninh sinh tử của Mỹ. Phản ứng của đa số người Mỹ gốc, sinh sống tại các bang trung tâm được thể hiện rõ kể từ khi Ô Obama vào Bạch Cung, số tổ chức Militia tăng từ hơn 200 tổ chức lên trên 1000 tổ chức chỉ trong mấy năm, họ tập dượt cách sống hoang dã, tự đánh lửa bằng dụng cụ thô sơ kiểu người tiền sử, họ sẵn sàng cho Apocalypse sẽ sảy ra bất cứ lúc nào, họ quyết liệt chống lại chính quyền Liên Bang, vụ chiếm công viên tại tiểu bang Oregon mới đây là rõ nhất, cảnh sát đành phải nhượng bộ đòi hỏi của họ và không truy tố. Nhưng nước Mỹ là quốc gia theo thị trường tự do được minh thị bởi luật từ năm 1815, nên cho dù China làm bậy, Mỹ không thể trả đũa kiểu China được, nên vấn đề do đa số người Mỹ da trắng nêu ra phải được đem ra thảo luận công khai qua bầu cử TT năm nay.
Vấn đề là tại sao giới truyền thông cũng như giới lãnh đạo Mỹ lại nhất tề chống ông Trump quyết liệt đến như vậy, thiên vị bà Hillary Clinton thấy rõ, họ làm vậy, chẳng qua cũng chỉ vì họ không thể đi ngược lại với điều họ đã chủ trương trong trăm năm qua, và mai này (sau 8 tháng 11) nếu D Trump đắc cử, thi hành chủ trương cực đoan thì giới lãnh đạo vô can (như Philato cách nay gần 2000 năm xử chúa Jesus vậy). Khi đó họ có cớ để giải thích với thế giới là, họ đã cố gắng ngăn chặn, nhưng không được vì dân Mỹ muốn như vậy, trong xã hội dân chủ chúng tôi phải chấp nhận quyết định của người dân.
Cho nên cuộc bầu TT lần này hoàn toàn khác hẳn với các lần trước, diễn ra trong điều kiện kinh tế thế giới đang khựng lại, hiếm có nền kinh tế nào tăng trưởng 5% năm, kinh tế China nói là hơn 6% nhưng thực ra dưới 3% (cho dù họ vẫn thặng dư thương mại với thế giới) kinh tế các nước G7 cũng như Nam Mỹ đều tăng trưởng dưới 2%, nhưng nguy nhất ở chỗ mọi biện pháp tiền tệ nhằm kích thích kinh tế đều tỏ ra thất bại (tại Nhật lãi xuất âm), trớ trêu nhất là FED lại dự trù tăng lãi xuất vì sợ kinh tế Mỹ quá nóng (thất nghiệp vẫn 5%, tăng trưởng GDP vẫn dưới 2% năm).
China thi hành chiến lược OBOR với hy vọng kích thích đà tăng trưởng toàn cầu để China tiếp tục trở lại nắm giữ vai trò đầu tầu kinh tế thế giới, thực ra đang đẩy thế giới vào con đường bất định, vì ai cũng nhìn thấy âm mưu xâm lăng mềm của China nên họ phải ra sức đề phòng, ra sức giới hạn đà tiêu thụ, vì không ai biết việc gì sẽ sảy ra trong tương lai.
Ảnh hưởng của kinh tế Mỹ đối với kinh tế thế giới quá rộng lớn, trong vài năm qua kinh tế Mỹ tăng trưởng trên dưới 2% nhưng chủ yếu thuộc về lãnh vực kỹ thuật cao, ít tạo thêm công ăn việc làm cho Mỹ (như Apple, Google’s) nên thị trường tăng giá nhưng thất nghiệp vẫn cao 5%. Nếu muốn thúc đẩy kinh tế thế giới tăng trưởng trở lại, kinh tế Mỹ phải tăng trưởng hàng năm trên 4%tỷ lệ thất nghiệp dưới 5% mới tạo được lòng tin nơi giới tiêu thụ. Thực ra Mỹ vẫn còn nhiều cơ hội cạnh tranh với các nước có lực lượng công nhân giá rẻ, nhờ ứng dụng tự động hóa, robotic, 3D Copy cùng các kỹ thuật khác mà họ nắm vững, nhưng sản xuất càng mạnh mà thị trường đang bị giao động vì bất ổn chính trị (China gây hấn, cực đoan Hồi Giáo tấn công khắp nơi) thì chẳng ai dám đầu tư vào sản xuất, vấn đề này được nhiều giới chức Mỹ quan tâm.
Ông Hank Paulson nguyên Bộ Trưởng Ngân Khố dưới thời Ô Bush trẻ, Ông cũng là kiến trúc sư chính của kế hoạch cải tổ hệ thống tài chánh Mỹ hồi 2008 trước khi giao lại cho nội các Obama thi hành, ông đã đến China ít nhất 50 lần, ông nói với đài CNBC hôm 9-19 nội dung tóm gọn như sau: “bơm tiền vào thị trường không còn thúc đẩy tăng trưởng, tăng trưởng hiện nay quá thấp, trung bình chỉ khoảng 1.8% hàng năm hiện nay so với quá khứ là từ 3.5 đến 4%, nên Mỹ cần thúc đẩy việc cải tổ toàn toàn diện hệ thống,” Phải chăng Ông Paulsson muốn ám chỉ “Mỹ và các nước Phương Tây cần thay đổi cách ứng phó với Phương Đông, đặc biệt là với China để áp đặt trật tự thế giới mới về thương mại, đầu tư, tiền tệ.”
Cần ghi nhớ là: năm 1776 Adam Smith phát hành cuốn The Wealth of Nations đặt nền tảng cho nền kinh tế thị trường tự do (Rostchild là người đầu tiên ứng dụng học thuyết này để tạo dựng đế chế tài chánh cho dòng họ ông thống lĩnh thế giới đến hôm nay, mai này ra sao chưa biết cụ thể, dĩ nhiên có hội kín đứng sau). Năm 1815 nước Mỹ chánh thức ban hành Luật Liên Bang ứng dụng nguyên tắc của thị trường tự do, nên Mỹ không thể đi ngược lại với nguyên tắc hiến định.
Cho nên, dù China lợi dụng thị trường tự do để thao túng tiền tệ, xâm lăng bành trướng, cướp đoạt, Mỹ cũng như khối G7 cùng các nước dân chủ-tự do không thể vi phạm nguyên tắc định hướng nêu trên (dù ở trình độ hậu công nghiệp hay đang xây dựng dân chủ-tự do). Một sự vi phạm như vậy sẽ phá vỡ toàn hệ thống, nên khối các nước tự do mới tìm phương cách khác để vừa kềm chế China mà không vi phạm nguyên tắc định hướng, Brexit và cuộc tranh luận quyết liệt trong cuộc bầu cử TT Mỹ năm nay chính là tranh luận về cách thức chuyển hướng chiến lược trong cách ứng xử với nhóm các nước hung đồ do China lãnh đạo, chủ trương lợi dụng thị trường tự do để làm giầu, cuối cùng áp đặt trật tự kiểu China. China tin vào quy luật sức mạnh thị trường hơn 1.3 tỷ người của Hoa Lục, họ chỉ cần trở thành quốc gia trung lưu cũng đủ để quyền lực chuyển hướng về phía Hoa Lục, Hán Hoa gọi thế kỷ 21 là thế kỷ China là vậy.
Luật pháp Mỹ ngăn cấm mọi hình thức độc quyền, thao túng, nếu để sảy ra sẽ làm mất khả năng cạnh tranh rồi suy tàn, như thế đất hứa đối với Mỹ là toàn cầu và vượt ra khỏi trái đất này (Do Thái cũng vậy), nên cản trở do China gây ra chỉ là ngắn hạn, tất yếu sẽ được giải quyết toàn diện khi Hán bị dồn vào thế bí không lối thoát, có thể từ ngay trong nội bộ Hán-Hoa hoặc do một biến cố từ bên ngoài. Lịch sử luôn diễn ra như vậy, đặc biệt trong thế kỷ 21 này, ghi dấu trăm năm chuẩn bị để đưa Hán-Hoa lên vũ đài chính trị toàn cầu để gây chiến với thế giới, cũng giống như Nhật-Đức trước đây. Nhưng khác với trăm năm trước ở chỗ: xã hội Hán đang để lộ các yếu kém không thể sửa chữa được nữa, dự trữ ngoại tệ bao nhiêu cũng vô nghĩa vì Hán đang gây với mọi lân bang, chỉ cần một biến cố nhỏ cũng có thể nổ ra thế chiến III khiến đế chế Hán tự tan rã.
Trong bài viết đăng trên Worldaffairjournal.com hôm nay 9-20 tác giả Tom Gjelten khởi đầu bài viết nhan đề: President leadership: uniting behind Exceptionlissm đã viết thế này: “Over the next four years, US men and women will almost certainly be fighting and dying in combat operations abroad, Whoever become commander in chief in January 2017 will probably spend his or her term in office explaining to the American people, long tired war, why still more sacrifice is necessary.”
Chỉ khái lược như thế cũng đủ thấy, Mỹ lui binh hay trở về nhà nói theo George Friedman Chủ Tịch Cty tư vấn chiến lược tình báo Stratford vì các áp lực đến từ bên ngoài, mà là mưu thuật thâm sâu chuyển đến cho mọi phía, cụ thể thế này: “các anh muốn làm loạn thì cứ làm,  chúng tôi đã hết lời khuyên, nhưng các anh muốn đánh nhau thì cứ việc đánh nhau, chúng tôi trở về lo việc của chúng tôi” Như lời bà Condi Rice đã nói: “Mỹ như một HKMH khổng lồ, không thể bất ngờ thay đổi hướng đi được; Xem như thế cũng đủ thấy người dàn dựng cuộc bầu cử TT năm nay đích thực là thầy của các thầy. 
 Sự trỗi dậy của Hán-China đang làm thay đổi tương quan Đông/Tây, tạo ra bước ngoặt lớn đối với lịch sử nhân loại, khiến cho cách ứng xử của Phương Tây với Phương Đông phải được điều chỉnh lại cho phù hợp với tình hình mới: “vừa mang tính xây dựng hướng đến tương lai với hy vọng rồi ra Phương Đông cuối cùng sẽ đi vào con đường tự do dân chủ, vừa mang tính thách đố bởi một China hung hăng hơn, sẵn sàng đi vào con đường bành trướng đúng theo truyền thống của Hán Tộc vốn là đế quốc cổ đại tồn tại liên tục hơn 3000 năm”
Cho nên Phương Tây tạm lui lại phía sau để chờ xem Phương Đông sẽ làm gì, để nương theo đó mà hành động cho phù hợp, một phát biểu của tôi trên mười năm trước nội dung thế này: “việc của Á Châu, Á Châu tự giải quyết, việc của Hồi Giáo, Hồi Giáo tự giải quyết” chính là thể hiện chủ trương lui binh mà ta chứng kiến trong 8 năm qua, dưới thời TT Obama.
Hồi Giáo đi vào nội chiến kéo dài không lối thoát và ngày càng lan rộng, lôi kéo hai anh lớn ở hai bờ của vịnh Persia đang tuốt kiếm sẵn sàng đánh nhau, trong khi Rồng China và Gấu Bắc Cực cả hai đang mạnh dạn tiến vào vùng Persia, cứ y như chỗ không người. Nội Các Obama bị chê là nhu nhược khiến an ninh của Mỹ và thế giới bị đe dọa nghiêm trọng, kể ra biết nhu nhược đúng lúc mới thực sự là bậc đại trí, vì đối đầu trong thế kỷ 21 này là giữa Phương Đông với Phương Đông, Phương Tây không thể ngăn cản chứ đừng nói đến việc tung quân can thiệp, chỉ sơ xuất nhỏ là bị mang tiếng diệt chủng phương Đông, mang tiếng diệt Hồi Giáo, làm như vậy sau này làm sao giải thích với lịch sử, như thế là nhằm cột nhau chứ đâu phải là mở, cho nên đứng ngoài chờ xem là thái độ khôn ngoan nhất.
Kế đến chiến tranh trong thế kỷ 21 là kiểu chiến tranh giữa thiện/ác lẫn lộn, nhiều khi đổi vai cho nhau; giữa nhà nước với nhà nước thất bại (failed nation) bị cưỡng chiếm bởi tổ chức tội ác nào đó nhân danh Allah hay nhân danh một cái gì đó không tưởng, giữa nhà nước với các tổ chức tội ác quốc tế, nên càng giới hạn khả năng can thiệp của Phương Tây vào các vấn đề của Phương Đông, mặc dù trên danh nghĩa vẫn là giữa các cường quốc với nhau. Nhưng xem ra các cường quốc ngày càng bị lôi kéo vào tình huống có vẻ như không kiểm soát được tình hình toàn cầu, kết quả là bước sang thế kỷ 21, thế giới trở nên nguy hiểm hơn so với thế kỷ 20.
Thế kỷ 20 đánh dấu tiến trình tàn phá chủ nghĩa thực dân Âu Châu, xây dựng sức mạnh cho Viễn Đông, nhưng trật tự vẫn do Phương Tây chi phối; Thế kỷ 21 đánh dấu thời điểm trật tự cũ bị phủ nhận, nhưng trật tự mới là gì, chả ai biết cụ thể. China, Nga và Hồi Giáo bảo rằng: “việc của Á Châu, Á Châu tự giải quyết” nhưng giải quyết thế nào China không biết cách và cũng chẳng đủ sức mạnh để giải quyết việc của Á Châu, như thế luận cứ đó chỉ nhằm che phủ âm mưu chiếm đoạt toàn cầu của nòi Hán mà thôi. Trước các mâu thuẫn quá lớn gia tăng từng ngày, vài thỏa thuận dung hòa chẳng mang ý nghĩa gì đáng kể nên đã sớm đi đến thất bại (thỏa thuận nguyên tử Iran, thỏa thuận Nga-Mỹ ngừng bắn ở Syria là rõ nhất) nên thế chiến III tất phải sảy ra với đủ loại vũ khí, mọi nơi dưới nhiều cách khác nhau.
Chiến tranh lớn sẽ diễn ra rất nhanh, tàn phá lớn, các bên xử dụng vũ khí nguyên tử là chắc chắn, nhưng việc khắc phục hậu quả của chiến tranh là rất lâu dài, khiến cho Mỹ lại phải xắn tay áo lên can dự sâu rộng hơn vào mọi ngõ ngách của thế giới. Bốn năm tới là thử thách quan trọng nhất đối với trật tự thế giới mới, khi đó mọi định chế quốc tế đều phải cải cách cho phù hợp với thế giới sau chiến tranh lớn, và như định mệnh lịch sử, Mỹ vẫn bị buộc phải can dự sâu hơn nữa vào lục địa Eurasia, điều mà Mỹ đã cố tránh từ sau thế chiến II đến nay.
Thống nhất nhân loại là tất yếu lịch sử không thể đảo ngược được; Vì chính nghĩa nhân loại, khi không thể ngăn chặn được chiến tranh thì phải biết điều tiết chiến tranh để cố giảm thiểu mất mát; mục tiêu càng lớn thì chiến tranh càng lớn mới cải cách toàn cầu được, chiến tranh này rồi ra sẽ vẽ lại bản đồ toàn cõi Eurasia cũng như nhiều vùng ở Châu Phi, vài vùng ở Nam Mỹ, chỉ trên nền tảng đó mới khôi phục lại cách ứng xử trong tinh thần trọng pháp giữa các nhà nước với nhau mà thôi.
Sự trở lại với chủ nghĩa Dân Túy tại nhiều nơi trên thế giới cho thấy: “toàn cầu hóa đẩy quá xa quá sớm về phía trước đã thất bại hoàn toàn, vì cách biệt giầu nghèo ngày càng mở rộng khắp nơi, nên phải lui lại để khôi phục lại quyền lực quốc gia cũng như các giá trị nền tảng của xã hội, để có thêm phương tiện trợ giúp cho đại bộ phận quần chúng bị đẩy lùi lại phía sau, chính nghĩa nhân loại là vậy. Do thế cuộc bầu cử TT Mỹ năm nay mới trải qua nhiều nghịch lý, nhưng cuối cùng thì bà Clinton không có chân mạng đế vương nên chẳng thể làm TT Mỹ sắp tới. 
Người Việt chân chính dù CS hay Quốc Gia nhìn nhận nguyên tắc tự do-dân chủ là động lực chính thúc đẩy tiến bộ thật sự, khôi phục lại giá trị làm người thật sự, thực hiện hiện đại hóa con người cũng như xã hội VN thật sự cần gấp rút kết hợp với nhau để hình thành một đảng chính trị mới làm đối lực với đảng CS, để cùng với quyền lực nhân dân buộc đảng CS phải thay đổi toàn diện. Hậu thân của Đảng CS sau này, có thể hình thành một đảng chính trị khác, để cuối cùng dẫn đưa VN vào thể chế Lưỡng Đảng. Đó là chọn lựa tốt nhất cho dân tộc, bảo tồn được danh dự của các phía và biết đâu họ lại có cơ hội đi vào cánh cửa lớn của lịch sử, giúp khôi phục lại các giá trị mà VNCH đã theo đuỏi và bị bỏ dở, tránh cho đất nước các sáo trộn, quan trọng nhất là phù hợp với các sắp xếp quốc tế hiện nay.
Họa/Phúc khôn lường, hợp tan là lẽ thường của cuộc sống, lãnh đạo các phe nhóm trong đảng CS hiện nay, nếu không mạnh dạn nắm bắt cơ hội này, sẽ phải trả giá rất đắt sau này.
Toàn dân đang chờ xem: “ông Dũng, Ông Trọng sẽ làm gì vào thời điểm trọng đại này của lịch sử”
Xương Lê V
Oct 7th-2016



From: "Nha Kỹ Thuật nktvn@yahoo.com 


[Attachment(s) from =?UTF-8?Q?Nha_K=E1=BB=B9_Thu=E1=BA=ADt?= included below]


Chuyện Thế Giới

The Networks of Chiến Sĩ Vô Danh Việt Nam Blog's

Friday, October 28, 2016


Siêu quyền lực và bầu cử Tổng Thống Mỹ (Bilderberg Group)

 Huy hiệu của Siêu Quyền Lực Bilderberg Group.
Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay có rất nhiều chuyện lạ đã xảy ra. Chúng tôi đã viết hai bài nói về những chuyện lạ đó. Bài thứ nhất là “Đảng cử đảng bầu” phổ biến ngày 14.4.2016 và bài thứ hai là “Hoa Kỳ và biến loạn bầu cử” ngày 11.8.2016. Những gì chúng tôi tiên đoán đang đúng. Chúng tôi xin nhắc lại những câu quan trọng chúng tôi đã trích dẫn làm chủ đề cho sự tiên đoán:
Trong một lá thư gởi cho một cộng tác viên của mình đề ngày 21.11.1933, Tổng Thống Franklin Roosevelt đã viết:
Sự thật của vấn đề, như bạn đã biết, là yếu tố tài chánh trong các trung tâm rộng lớn đã làm chủ chính quyền của nước Mỹ kể từ thời Andrew Jackson.“
Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Liên Bang Felix Frankfurter đã từng nói:
Những người thật sự cai trị ở Washington là vô hình, và thực thi quyền hành từ sau hậu trường.”
Trong cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ năm 2000, chương trình Agenda của Mỹ ngày 28.10.2000 đã mở một cuộc phỏng vấn bình luận gia và nhà văn nổi tiếng Gore Vidal về cuộc tranh cử giữa Gore và Bush. Câu hỏi được đặt ra như sau: “Có cái gì khác biệt giữa Gore và Bush?” Gore Vidal đã phán những câu nẩy lửa như sau:
Ồ, chúng ta nắm chắc hệ thống chính trị của nước Mỹ trong 50 năm gần đây. Chúng ta có bầu cử nhưng không có quan điểm chính trị. Chúng ta có một đảng chính trị –ĐẢNG CÔNG TY MỸ QUỐC, MỘT ĐẢNG VỀ TÀI SẢN (We have one political party – the party of corporate America, the property party) – và đảng đó có hai nhánh. Một nhánh được gọi là Dân Chủ, một nhánh được gọi là Cộng Hòa.Vậy, chính yếu là cùng một người vừa tài trợ cho Gore vừa tài trợ cho Bush….”
Chúng tôi xin ghi thêm: Trong cuốn “Tragedy and Hope, ông Carrol Quigley, Giáo sư Georgetown University, cũng đã khẳng định:
Lý luận rằng hai đảng đại diện cho những tư tưởng và chinh sách đối nghịch, một có thể là của Cánh Hữu và một của Cánh Tả, chỉ là một tư tưởng điên rồ, chỉ các nhà tư tưởng hàn lâm và giáo điều chấp nhận mà thôi! Thay vì thế, HAI ĐẢNG CHỈ LÀ MỘT. Vì thế người Mỹ có thể ‘ném bỏ bọn bất lương’ trong bất cứ cuộc bầu cử nào, mà không đưa đến bất cứ những sự thay đổi sâu sắc hay bao quát nào về chánh sách”.
Trên đây là những nhận xét của các nhân vật có thẩm quyến ở Mỹ. Thực tế đã chứng minh những điều họ nói là đúng.

KHI SIÊU QUYỀN LỰC RA TAY
Chuyện không ngờ là có rất nhiều “người Việt đấu tranh” rất thích ông Donald Trump do “bắt đúng tần số”. Có người đã nói với chúng tôi rằng phải có một người như Donald Trump mới “trị” được Cộng Sản và Trung Quốc. Obama hay Haillary Clinton quá yếu! Họ vẫn tin tưởng “chống cộng” là mục tiêu hàng đầu của thế giới ngày nay, nằm trên cả kinh tế, an ninh, quốc phòng, khủng bố, môi trường…! Họ cũng như ông Donald Trump đã lầm tưởng rằng Tổng Thống Mỹ là “đấng toàn năng”, muốn làm gì trên đất nước này thì làm!

https://i0.wp.com/motgoctroi.com/Mtmchuyen/MTMT2016/SQL_01.jpgMột cuộc họp của Bilderberg Group
 Website chính thức của nhóm Siêu Quyền Lực Bilderberg Group tiết lộ rằng từ 11 đến 14.6.2015, 140 đại diện cao cấp của nhóm thuộc 22 quốc gia đã họp tại khách sạn Interalpen-Hotel Tyrol ở Telfs-Buchen, Áo quốc, để bàn về những vấn đề của thế giới trong năm 2016, trong đó có những vấn đề chính sau đây: Các vấn đề kinh tế hiện tại, chiến lược Châu Âu, toàn cầu hóa, Hy lạp, Iran, Trung Đông, NATO, Nga, khủng bố, Anh quốc, Hoa Kỳ, bầu cử Hoa Kỳ.
Trong bản tin ngày 8.6.2015 của InfoWars có đầu đề “Bilderberg Backs Hillary For 2016 Presidency (Bilderberg ủng hộ Hillary ứng cử Tổng Thống năm 2016), ký giả Steve Watson cho biết tại cuộc họp nói trên, có bà Jim Messina thuộc nhóm Messina Group, cố vấn của bà Hillary Clinton tham dự. Bà cũng là người đã đứng đầu trong cuộc vận động tranh cử cho Tổng Thống Obama 2012. Vào năm 2008, Bilderberg Group cũng đã từng bí mật gặp ông Obama và bà Hillary Clinton tại Bắc Virginia và đã chọn ông Obama làm tổng thống Hoa Kỳ.
Bản tin nói rằng bà Hillary Clinton phát xuất từ giới ưu tú của Bilderberg, còn ông Clinton đã từng tham dự hội nghị Bilderberg tại Đức năm 1991 trước khi làm Tổng Thống Mỹ, và ông ta đã trở lại tham gia hội nghị này năm 1999 tại Sintra, Bồ Đào Nha. Còn bà Clinton được nói đã tham dự hội nghị Bilderberg vào năm 2006 tại Ottawa, Canada.
Như vậy cả ông lẫn bà Clinton đều là thành viên ưu tú của tổ chức Siêu Quyền Lực Bilderberg Group.

BILDERBERS GROUP LÀ TỔ CHỨC NÀO?
Những người quen suy nghĩ và hành động theo cảm tính thường RẤT SỢ SỰ THẬT và nghe ai nói gì khác với điều mình muốn đểu cho là “đồ dỏm”. Nhưng với Bilderberg Group, không thể nói là “đồ dỏm” được.  Chỉ cần vào Google đánh chữ Bilderberg Group là thấy hàng trăm bài và tin tức nói về tổ chức Bilderberg Group. Sách viết về tổ chức này cũng quá nhiều.
Nhưng đây là một tổ chức bí mật, hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, giống bang hội của Tàu, nên khó có nhà nghiên cứu nào dám nói là đã nắm vững cơ cấu và hoạt động của tổ chức này. Tất cả chỉ là những nỗ lực khám phá và tìm hiểu.
Nói một cách tổng quát, Bilderberg Group, hay hội nghị Bilderberg, hay các cuộc họp Bilderberg, hay Bilderberg Club là một hội nghị riêng tư hàng năm gồm từ 120 đến 150 thành viên thuộc giới tinh hoa chính trị Châu Âu và Bắc Mỹ, các chuyên gia từ các ngành công nghiệp, tài chính, học viện, và các phương tiện truyền thông, được thành lập từ năm 1954.
Theo Andrew Kakabadse, Giáo sư về Quản trị và Lãnh đạo, mục tiêu ban đầu của nhóm là thúc đẩy Chủ nghĩa Đại Tây Dương (Atlanticism), tức chủ nghĩa đề cao tầm quan trọng của sự hợp tác giữa Châu Âu, Hoa Kỳ và Canada về chính trị, kinh tế và các vấn đề quốc phòng, chủ trương tăng cường quan hệ Mỹ – Châu Âu và ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới khác phát triển. Chủ đề của Tập đoàn Bilderberg là tăng cường sự đồng thuận xung quanh thị trường tự do giữa các nước tư bản Tây phương và các lợi ích của họ trên khắp thế giới„.

https://i0.wp.com/motgoctroi.com/Mtmchuyen/MTMT2016/SQL_02.jpg
Một số khuôn mặt của các lãnh đạo Bilderberg Group
Hội nghi Bilderberg thứ 64 năm nay họp từ 9 đến 12.6.2016 tại Dresden ở Đức với chi phí lên đến 35.638.750 USD vì phải huy động hàng nghìn cảnh sát, quân đội và mật vụ Đức đến bảo vệ an ninh. Đề tài thảo luận gồm 9 vấn đề, trong đó có vấn đề Trung Quốc và các chế tài trừng phạt cần thiết, vấn đề Trung Đông… Vấn đề yểm trợ cho người sẽ làm tân Tổng Thống Mỹ trong cuộc bầu cử 2016 cũng đã được bàn đến.

DỰNG KỊCH BẢN BẦU TỔNG THỐNG
Ông George W. Bush năm 2000, ông Barack Obama năm 2008 hay bà Hillary Clinton năm nay không phải là những chính trị gia xuất sắc hay nổi bật, nhưng sở dĩ họ được Siêu Quyền Lực chọn vì biết những người này sẵn sàng và có khả năng thi hành những kế hoạch và đường lối đã được vạch sẵn. Trường hợp bà Hillary còn yếu hơn, nên nếu bà gặp một đối thủ khá xuất sắc, bà có thể bị đánh bại. Vậy muốn bà Hillary tiến đến địa vị được chọn, cần phải có một kế hoạch có hiêu quả.
Qua các diễn biến của cuộc tranh cử vừa qua và đang diễn tiến, chúng ta thấy có hai kịch bản đã được dàn dựng:
1.- Kịch bản thứ nhất: dùng du đãng đường phố để loại tất cả các đối thủ của bà Hillary.
Các nhà phân tích đều biết Donald Trump là một người mang bệnh cuồng vĩ(grandiose delusions), luôn tự coi mình là người vượt trội lên trên tất cả mọi người, nhưng lại thiếu văn hóa và thiếu hiểu biết về chính trị, nên chỉ cần thổi lên là ông ta sẽ coi trời bằng vung. Quả đúng như vậy. Ông ta đã dám tuyên bố: “Nếu tôi đứng giữa Đại lộ thứ năm (Fifth Avenue) và bắn ai đó thì tôi cũng sẽ không mất bất kỳ lá phiếu cử tri nào, okay?”.
Khi được đẩy ra tranh cử, ông ta đã xử dụng tối đa ngôn ngữ đường phố để tấn công các chính trị gia nổi tiếng của đảng Cộng Hòa nên họ phải bỏ chạy vì không muốn “dây với hủi”. Những người như Ted Cruz, Thượng Nghị Sĩ bang Texas; Jim Gilmore, Thống Đốc Virginia; John Kasich, Thống Đốc Ohio; Rand Paul, Thượng Nghị Sĩ bang Kentucky; Marco Rubio, Thượng Nghị Sĩ bang Florida…, nếu được đảng Cộng Hòa cử làm ứng cử viên tổng thống, bà Hillary khó thắng họ được. Nhưng Donald Trump đã cho tất cả “đi chỗ khác chơi”!
2.- Kịch bản thứ hai: đẩy cây cho Donald Trump tự bắn vào chân mình rồi quỵ xuống.
Donald Trump chẳng biết gì về chính trị, luật pháp, an ninh, tình báo… nên múa gậy vườn hoang. Nhà phân tích chính trị Tracy Sefl đã nói: “Ông ta không xử dụng bất cứ chiến lược căn bản nào khi tranh cử, ông ta làm theo cách của ông ấy, ông ta cũng chẳng cần phòng thủ.” Vì thế, phe đối thủ đã cho nội gián xâm nhập vào và gài bẫy hay cố vấn cho ông ta tự bắn vào chân mình.
Bà Meredith McIver, người viết diễn văn cho bà Melania, vợ của Donald Trungp, lại lấy nguyên văn một vài đoạn trong bài diễn văn của bà Michelle Obama bỏ vào cho bà Melania đọc. Khi bị tố là đạo văn thì bà ta giải thích lòng vòng. Trong một bản tin ngày 22.6.2016 phổ biến trênPrntly.com, ký giả Connor Balough cho biết một người trong nhóm Clinton đã tiết lộ những tài liệu gây xôn xao dư luận, trong đó nói rằng họ đang kiểm soát một số nhóm ủng hộ Donald Trump trên facebook và đang dò thám các thành viên của Trump để thu thập thông tin. Trong khi đó, sáng ngày 19.8.2016, ông Paul Manafort, Chủ tịch Ban Vận động Tranh cử của Donald Trump đã phải từ chức vì bị điều tra vụ nhận tiền của cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych! Nói một cách tổng quát, trong bộ tham mưu của Donald Trump, khó mà biết được ai là bạn và ai là thù.
Kịch bản thứ hai được mở đầu bằng những tượng Donald Trump hoàn toàn khỏa thân mang tên Hoàng đế không có tinh hoàn do nhóm INDECLINE trình bày tại New York, San Francisco, Los Angeles, Cleveland và Seattle. Ginger, người thiết kế bức tượng, cho biết ông muốn tạo ra một „vẻ ngoài khó ưa“ cho ông Trump. Nhóm này cũng đã tung ra video mô tả quá trình tạo ra các bức tượng trên. Đây là chuyện chưa hề xảy ra đối với các cuộc bầu tổng thống trước đây. Những màn tiếp theo sẽ được trình diễn trong giai đoạn tới.
Người ta ước lượng số tiền tranh cử bà Hillary thu được sẽ gấp 10 lần của ông Donald Trump. Họ huy động cả một hệ thống truyền thông to lớn để lèo lái dư luận một cách tinh vi.

NẾU BÀ HILLARY ĐẮC CỬ?
Luật Hoa Kỳ cho phép phê phán các ứng cử viên một cách dễ dãi mà không bị truy tố về mạ lỵ phỉ báng (defamation), vì thế khi ra tranh cử, các ứng cử viên đều phải chấp nhận trò “chọi đá đường rầy xe lửa” từ bốn phía. Điều đáng quan tâm là những người it am hiểu về luật pháp, kể cả những người có tiến sĩ nọ hay tiến sĩ kia, thường lầm tưởng mọi lời tố cáo đều là bằng chứng của sự vi phạm pháp luật (evidence) nên bám lấy nó, và cuối cùng sẽ thất vọng.
Một câu hỏi được nhiều người đặt ra: Bà Hillary sẽ đưa nước Mỹ đi về đâu nếu bà đắc cử tổng thống?
Khẩu hiệu của ông Obama khi ra tranh cử năm 2008 là “CHANGE (thay đổi), nhưng sau 8 năm cầm quyền ông ta chỉ làm được đạo luật Obamacare thay đổi chế độ ý tế của nước Mỹ, còn hiệp ước TPP để ngăn chận sự bành trước mậu dịch của Trung Quốc cho đến nay vẫn chưa được nước nào phê chuẩn. Nước Mỹ theo chế độ tam quyền phân lập chứ không phải như ở Thổ Nhĩ Kỳ hay Philippines, Tổng Thống muốn bắt ai thì bắt, bắn ai thì bắn. Ngoài ra, Tổng Thống Mỹ còn phải thực hiện các kế hoạch do các tổ chức quyền lực đứng đàng sau đã vạch sẵn.
Đọc bản Cương Lĩnh của đảng Dân Chủ biểu quyết hôm 27.7.2016, chúng ta thấy vị tổng thống kế tiếp sẽ tiếp tục thực hiện những kế hoạch căn bản của nước Mỹ mà ông Obama chưa hoàn tất và xúc tiến các kế hoạch mới đã được hoạch định.
Hội nghi Bilderberg năm 2008 tại Westfields Marriott hotel ở Chantilly, Virginia, từ ngày 05 đến 08.6.2008, đã cử ông Obama làm Tổng Thống Mỹ và giao cho tiếp tục thi hành kế hoạch “Một Trung Đông Mới” (New Middle East) được Tổng Thống Bush cho công bố ngày 17.8.2006, và chuyển từ chiến lược can thiệp bằng quân sự (military intervention strategy) qua chiến lược chiến tranh ủy nhiệm (proxy war strategy) để có thể bán được nhiều vũ khí hơn.
Tài liệu cho biết cả ông Obama lẫn bà Hillary có đến gặp một số nhân vật trong hội nghị nói trên, nhưng không phải gặp tại hội nghị mà gặp sau đó ở Northern Virginia. Bà Hillary trong nhiệm kỳ tới cũng chỉ là người nối tiếp công tác của ông Obama.
Nước Mỹ đã có 44 đời Tổng Tống, nhưng chỉ có hai Tổng Thống không do Siêu Quyền Lực chỉ định, đó là Tổng Thống Abraham Lincoln (1861-1865) và Tổng Thống Kennedy (1961- 1963). Cả hai đều đã bị ám sát chết. Chỗ nào dành cho Donald Trump “chống cộng”?
Mạnh Tử bảo: Nhất ẩm nhất trác giai do tiền định, vạn sự phận dĩ định”, có nghĩa là từ cái ăn cái uống đều do Trời định trước, mọi việc đều đã được số phận an bài. Nhưng trong các cuộc “bầu cử dân chủ” Tổng Thống ở Mỹ, “tiền định” không phải là ông Trời mà là Siêu Quyền Lực!
Ngày 25.8.2016
   Lữ Giang.
Posted by CSVD VN at 9:56 AM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét