Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020

Nhân Quả Của Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang Trần Trung Chính

Nhân Quả
Của Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang



Trần Trung Chính

Đạo Phật có nói đến NGHIỆP, đến NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO chứ không hề nói đến ĐỊNH MỆNH.
Do đó : gây nhân xấu ác thì gặt quả đau khổ, gây nhân lành thì gặt quả an vui .chứ không phải “cái tơ cái tóc cũng do trời định” như “định mệnh thuyết của Khổng Nho hoặc định mệnh thuyết 4 giai cấp của Bà –la-môn (Ấn Độ giáo)

Năm 1925, tiếng bom Sa Điện nổ ở Quảng Châu do Phạm Hồng Thái phụ trách, tuy không giết được Toàn Quyền Merlin, nhưng Bộ Thuộc Địa của chính quyền Pháp đang tìm cách “vô hiệu hóa” tinh thần chống Pháp của người Việt. Năm 1930,Toàn Quyền Pasquier đệ trình kế hoạch để thực thi giải quyết vấn nạn này. Ông Pasquier nhận xét rằng những nhà ái quốc của Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho Giáo với quan niệm QUÂN – SƯ – PHỤ  làm kim chỉ nam cho cuộc sống chính trị của người Việt. Ông Toàn Quyền Pasqiuer đề nghị dùng Phật Giáo  để làm “chệch hướng” của cao trào “trung quân ái quốc” vì Phật Giáo chú trọng đến CỨU KHỔ  và GIẢI THOÁT  cho từng cá nhân chứ không bao giờ đề cập đến QUỐC GIA và TỔ QUỐC. Châm ngôn BI – TRÍ – DŨNG cũng chỉ đề cập đến thái độ ứng xử (behavior) của cá nhân chứ không đề cập đến QUỐC GIA và TỔ QUỐC.

Bác sĩ Lê Đình Thám thành lập Hội Phật Giáo (tại Huế) từ năm 1932 với sự ngầm giúp đỡ của Toàn Quyền Pasquier và chính quyền thuộc địa của các ông Khâm Sứ và Công Sứ địa phương. Lợi dụng vỏ bọc “khuếch trương Phật Giáo”, bác sĩ Lê Đình Thám bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản song hành với nghiên cứu về Phật Giáo. Khi đó những người như Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu, Thích Nhất Hạnh…vì nhà nghèo nên được “gửi vào chùa”. Các vị sư trụ trì các chùa lớn ở Huế nhận các “chú tiểu” này với 2 điều kiện tối thiểu :

1/ Điều kiện thứ nhất : phải thông minh

2/Điều kiện thứ hai : phải trường thọ

Chú thích 1 : cả 2 điều kiện này đều dựa vào  môn Tướng Mệnh Học.

Chú thích 2 : thân phụ của ông bạn tù CVB của tôi suýt bị bắt vì mưu toan gia nhập  Quốc Dân Đảng, sau khi  Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học thất bại và bị xử tử, thân phụ ông bạn CVB sinh hoạt bình thường nhưng ẩn mình trong các chùa nên biết rõ xuất xứ của các vị sư sau này làm lãnh tụ của Khối Ấn Quang.

Vào thời điểm từ khi thành lập Hội Phật Giáo Trung Việt vào năm 1932 cho đến 1945, các chú tiểu và tăng sinh trong chùa được dạy dỗ của các nhà sư lớn tuổi, cho nên rành chữ Hán, chữ Phạn. Và riêng chữ quốc ngữ Latinh hóa thì các vị sư rất là yếu kém (ở ngoài đời dân chúng trưởng thành giỏi chữ quốc ngữ là nhờ các ông Trần Trọng Kim, Trần Văn Thông, Đỗ Thận, Bùi Kỷ… soạn bộ sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư dành cho bậc tiểu học. Rồi lên trung học đa phần là nhờ đọc báo chí của các ông Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Khôi, nhóm Tự Lực Văn Đoàn…). Giới thiệu sơ qua như vậy, chúng ta suy đoán chắc chắn rằng trình độ Việt ngữ của các nhà sư ngang tuổi với Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh, Thích Nhất Hạnh, Thích Đôn Hậu…rất là kém cỏi. Về mặt Công Dân Giáo Dục thì các nhà sư này hoàn toàn không biết gì hết về ý thức “trách nhiệm và bổn phận công dân của một quốc gia độc lập”.

Thẳng thắn mà nói, chương trình Cải Tổ Giáo Dục ra đời năm 1957 dưới thời Bộ Trưởng Giáo Dục là ông Trần Hữu Thế của chính phủ Ngô Đình Diệm. Khi ấy , chính phủ VNCH cũng bắt đầu cho các vị tăng sĩ đạt được trình độ Tú Tài đi du học các nước Anh, Mỹ, Pháp…Nhưng có học vị đại học  về văn chương, về Phật Học , về Xã Hội Học, về Triết Học…nhưng trong quá khứ họ không được rèn luyện ý thức  CÔNG DÂN nên sau này khi nhóm ưu tú này nắm quyền lãnh đạo Giáo Hội Ấn Quang , chúng ta biết và thấy rõ là không hề có ông sư, bà sư nào đề cập đến Ý NIỆM ÁI QUỐC và đặt QUYỀN LỢI TỔ QUỐC LÊN TRÊN HẾT.

Một biến cố lớn đã xảy ra trên thành phố HUẾ và tỉnh Thừa Thiên vào năm Mậu Thân 1968 là những người dân thường, viên chức chính phủ, quân nhân ,các đảng viên của Quốc Dân Đảng và Đảng Đại Việt cũng như đồng bào theo Thiên Chúa Giáo ở Phú Cam bị chôn sống gần 7,000 người. Người ta lên án những đồ tể như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Nguyễn Đóa, Tôn Thất Dương Tiềm, Tôn Thất Dương Kỵ, Thích Đôn Hậu… nhưng không ai thắc mắc và tìm hiểu sâu thêm là tại sao những đồ tể này đều là những phật tử thuần thành của tập đoàn tăng lữ Bình Trị Thiên  ?

Xin nhắc lại hệ luận của Học Thuyết Nhân Quả là trên cõi đời này không có chuyện gì tự nhiên xảy ra, con người vì thiếu suy nghĩ hay bị màng vô minh che lấp giữa NHÂN và QUẢ nên cho rằng tự nhiên xảy ra.

Thí dụ : cựu Đại Úy Nguyễn Như Quỳnh (khóa 1 Đại Học Chiến Tranh Chính Trị) trong niên khóa 1961-1962 học lớp đệ nhị (sau năm 1970, Bộ Giáo Dục đổi lại là lớp 11), phụ trách môn Việt Văn là giáo sư  Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ông này đã có tư tưởng ghét chế độ VNCH, ghét Thiên Chúa Giáo, ghét những kẻ theo Mỹ Pháp. Nên nhớ rằng Viện Đại Học Huế khai giảng vào năm 1958, Hoàng Phủ Ngọc Tường dạy trung học đệ nhi cấp năm 1961, tức là Hoàng Phủ Ngọc Tường học trung học và đại học tại Huế. Giáo dục của VNCH không có ai cho phép dạy học trò lòng căm thù như vậy,  chắc chắn là Hoàng Phủ Ngọc Tường đã hấp thụ “văn hóa căm thù” từ các vị tăng gốc là đảng viên Cộng Sản của Hội Phật Giáo Trung Việt mà thôi.

Để chứng minh cho sự thật hiển nhiên là sau Hiệp Định Genève 1954, tất cả những nhà sư Cộng Sản như Thích Tố Liên, Thích Trí Độ, ngay cả bác sĩ Lê Đình Thám cũng rút ra Bắc hoạt đông (Lê Đình Thám để lại gia đình con cái tại Quảng Nam, sau này một người con trai là ông Lê Đình Duyên trở thành dân biểu của Quảng Nam, coi như cầm đầu những dân biếu thân Ấn Quang). Một lý do rất đơn giản là những hoạt động cho Việt Cộng của những tên Việt Cộng đội lốt tu sĩ này đã bị Sở Liêm Phóng lưu hồ sơ. Khi bàn giao cho chính phủ VNCH, các hồ sơ an ninh này đã được giới chức an ninh – phản gián của VNCH tiếp nhận. Những người Cộng Sản này nếu ở lại Huế thì chắc chắn sẽ bị bắt, cho nên lệnh của chính quyền VC chỉ để lại những “trẻ con” như Võ Đình Cường, Thích Trí Quang, Thích Nhất Hạnh, Thích Thiện Minh, Thích Đôn Hậu, Tôn Thất Dương Kỵ, Tôn Thất Dương Tiềm…mà thôi   ( bị xem là “trẻ con” vì chưa bị Sở Liêm Phóng ghi tên vào “sổ đen”)

Những nhà sư Cộng Sản thứ thiệt đã từng bị Sở Liêm Phóng bắt giữ, chính bà Hoàng Thị Cúc (hiệu là Từ Cung – mẹ vua Bảo Đại, đích thân viết thư tay xin Toàn Quyền Pasquier thả ra và Sở Liêm Phóng vẫn còn giữ lá thư của bà Từ Cung. Điều bí mật này, tất cả những phật tử Huế không hề biết, ngay cả Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh, Thích Nhất Hạnh… cũng không thể biết.

Những năm đầu của thập niên 1980, ông Vũ Ngự Chiêu là Ph.D. Candidate của Đại Học Mỹ (lâu quá người viết không nhớ rõ), đề tài của luận án là những hoạt động của Hồ chí Minh tại Pháp vào những năm 1920 – 1930. Ông Vũ Ngự Chiêu đã cậy nhờ Giáo Sư Nguyễn Thế Anh trợ giúp vì ông Vũ Ngự Chiêu rành tiếng Anh và tiếng Việt chứ ông không rành tiếng Pháp và càng không thể rành những nơi cất giữ tài liệu mang tính cách trung thực của lịch sử. Giáo Sư Nguyễn Thế Anh có văn bằng Tiến Sĩ Sử Học của Đại Học Sorbonne, đã nắm giữ chức Viện Trưởng Viện Đại Học Huế kiêm nhiệm luôn chức vụ Trưởng Khoa Sử của Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trong khoảng 1965 – 1975.

Cả 2 ông đã vào tận văn khố của Bộ Thuộc Địa Pháp tìm được những tài liệu mà chưa ai biết (kể cả Ban Tuyên Huấn của Đảng CSVN). Dĩ nhiên nhờ những tài liệu độc đáo này, ông Vũ Ngự Chiêu đã được chấm đậu văn bằng Tiến Sĩ Sử Học của ông. Điều quan trọng là những tài liệu được trình bày trong Luận Án đã lột mặt nạ giả dối của Hồ chí Minh mà lâu nay Đảng Cộng Sản Việt Minh vẽ vời thần thánh hóa những chuyện không có thực.

Đưa thí dụ của Tiến Sĩ  Vũ Ngự Chiêu và Giáo Sư Nguyễn Thế Anh tìm tài liệu trong văn khố của Bộ Thuộc Địa để bác bỏ những cáo buộc mà những phật tử cuồng Ấn Quang sẽ phản đối người viết là “bôi bác uy tín và bêu xấu những vị lãnh đạo của Phật Giáo”. Người viết đoan chắc là trong văn khố của Bộ Thuộc Địa vẫn còn lưu giữ những tài liệu liên quan đến vấn đề thành lập Hội Phật Giáo Trung Việt vào năm 1932, lý do cũng rất tầm thường và giản dị : “ ông Pasquier chỉ thi hành những mệnh lệnh của Bộ Thuộc Địa và ngân sách chi dùng là của Bộ Thuộc Địa chứ không phải tiền túi riêng của Toàn Quyền Pasquier.”

Dự án nâng đỡ Phật Giáo của ông Pasquier đã có kết quả tốt, đó  là suốt từ năm 1932 cho đến năm 1945, không có cuộc kháng chiến vũ trang bạo động nào của người Việt thách thức đến sự thống trị của người Pháp tại Đông Dương. Như đã đề cập trong phần đầu : “học thuyết của Phật Giáo chỉ làm chệch hướng những cuộc đấu tranh chống Pháp”. Trong khi những lãnh tụ Phật Giáo Ấn Quang ngông cuồng, kiêu ngạo và ngu dốt mưu định dùng triết thuyết Phật Giáo thay thế cho ý niệm Ái Quốc của người Việt.

Người viết dám dùng 2 chữ “ngu dốt” vì những nhà sư Ấn Quang không có học Lịch Sử Việt Nam (chưa chắc các ông này đã đọc VIỆT NAM SỬ LƯỢC của học giả Trần Trọng Kim viết từ năm 1930, sách do nhà xuất bản Tân Việt in ấn). Người viết đưa ra 3 thí dụ điển hình trong Lịch Sử Việt Nam để chứng minh Ý NIỆM ÁI QUỐC và ĐẶT QUYỀN LỢI ĐẤT NƯỚC LÊN TRÊN CÁC QUYỀN LỢI KHÁC (cả 3 trường hợp này đều xảy ra trong 2 triều đại Lý – Trần, là thời đại hưng thịnh của Phật Giáo của nước ta)

Thí dụ thứ nhất : trường hợp danh tướng Lý Thường Kiệt, theo như học giả Hoàng Xuân Hãn, 2 anh em của ông Lý Thường Kiệt và Lý Thường Hiển đều làm quan trong triều nhà Lý, ông Lý Thường Kiệt có gia đình, nhưng ông được làm phụ chính cho vị vua lên ngôi còn quá nhỏ, để tránh tiếng dị nghị với Hoàng Thái Hậu và các cung nữ trong triều, ông tình nguyện tự thiến để ra vào trong cung cấm như các thái giám (mặc dù ông không phải tiến thân từ hàng ngũ  thái giám). Tất cả mọi quyết định trọng đại đều do ông lên kế hoạch và thực thi, kể cả việc “tấn công để phòng thủ” của ông sang Quảng Tây .Ông nổi danh với thành tích khi hạ thủ được thành Nam Ninh (thủ phủ của tỉnh Quảng Tây) ông đã giết 36,000 người : khi quân cứu viện của nhà Tống tới Nam Ninh thì ông Lý Thường Kiệt đã rút quân về nước. Trong bản báo cáo cho triều đình, sử quan của đạo quân cứu viện này ghi nhận ông ta đếm được 360 đống đầu lâu, mỗi đống có 100 đầu lâu. Sự kiện này làm rúng động triều đình nhà Tống và làm quân dân của 2 tỉnh Quảng Đông – Quảng Tây khiếp sợ ông Lý Thường Kiệt.

Thí dụ thứ hai :  Khi quân Mông Cổ xâm lăng nước ta lần thứ nhất, vua Trần Thái Tông (tên là Trần Cảnh) có ý định đầu hàng vì thực lực quân sự của nhà Trần còn yếu kém, Thái Sư Trần Thủ Độ (là chú ruột của vua Trần Thái Tông, tuy không làm vua nhưng thực sự là người thành lập – founder – nhà Trần), có tâu vua là : “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”. Ý kiến của người viết : “câu nói của Trần Thủ Độ được sử sách ghi lại chỉ có tính cách ước lệ và hàn lâm, chứ ông Trần Cảnh lên làm vua do vợ là Lý Chiêu Hoàng truyền lại lúc mới 8 tuổi, nên câu nói của Trần Thủ Độ phải hiểu là : Tao còn ngồi đây, đứa nào nói chuyện đầu hàng là tao chặt đầu trước”.

Thí dụ thứ ba : khi quân Mông Cổ xâm lăng nước ta lần thứ hai do Thái Tử Thoát Hoan thống lĩnh 50 vạn quân, vua Trần Nhân Tông cũng có ý định đầu hàng, danh tướng Trần Quốc Tuấn (danh hiệu  Hưng Đạo Vương) chất vấn : “thế còn xã tắc và nhân dân thì sao ? Có cái gì bảo đảm rằng nhà vua đầu hàng cho yên thân thì quân Mông Cổ sẽ để yên cho nhân dân và không tàn phá  đất nước ?. Danh tướng Trần Quốc Tuấn được toàn dân nhiều thế hệ sau truy tặng là THÁNH TRẦN vì ông luôn luôn đặt QUYỀN LỢI CỦA ĐẤT NƯỚC LÊN TRÊN HẾT(trên cả những quyền lợi của chi phái dòng họ của ông cũng như quyền lợi của cá nhân ông)

Chính vì không đặt quyền lợi QUỐC GIA và TỔ QUỐC là cứu cánh cho công cuộc tranh đấu, nên Giáo Hội Ấn Quang cũng như Tập Đoàn Tăng Lữ Bình Trị Thiên không có hậu thuẫn chính trị , ngoại trừ một số tướng tá dốt nát như Nguyễn Chánh Thi, Phan Xuân Nhuận, Tôn Thất Đính, Đàm Quang Yêu…và một số tín đồ cuồng tín chỉ nằm trong địa phương Huế - Thừa Thiên – Quảng Nam… Nhận định của người viết không phải từ sự võ đoán xuất xứ từ sự ghét bỏ những ông bà sư thân Cộng, mà là chính sách chủ yếu của Giáo Hội Ấn Quang, đó là tới năm 2020 mà vẫn cứ rêu rao là  PHẬT GIÁO ĐỒ VN TRANH ĐẤU CHO ĐẠO PHÁP VÀ DÂN TỘC ( trong đám tín đồ ủng hộ không có ai đặt câu hỏi là thế QUỐC GIA – TỔ QUỐC  ở đâu?).

Thực sự, hiện trạng của Giáo Hội Ấn Quang sau khi nhà sư Thích Quảng Độ qua đời, là hiện tượng SỨ QUÂN , y hệt như sau khi Ngô Quyền chết rồi,  con trai kế vị là Ngô Xương Ngập không đủ tài cai trị, loạn lạc nổi lên tứ tung phải nhờ em trai là Ngô Xương Văn trợ giúp cầm quân đi dẹp loạn. Không may, Ngô Xương Văn trúng tên tử trận rồi Ngô Xương Ngập cũng qua đời. Rốt cuộc con Ngô Xương Ngập là Ngô Xương Xí chỉ giữ được đất Đường Lâm và trở thành 01 trong số Thập Nhị Sứ Quân.
Cái tư tưởng ghét VNCH, ghét Mỹ, ghét Pháp…mà chỉ hô hào thương yêu dân tộc Việt Nam vẫn còn tồn đọng trong đám gọi là “trí thức Phật Giáo như Lý Khôi Việt, Trần Chung Ngọc, Trần Quang Thuận, Tạ Văn Tài, Đào Văn Bình, Trần Kiêm Đoàn, Định Nguyên Nguyễn Hữu Đính,Cao Văn Hở,Lê Công Cầu, Huỳnh Tấn Lê , Cao Huy Thuần, Thái Kim Lan…Dẫn chứng qua bài viết mới đây của Định Nguyên với tựa đề 30 tháng tư /năm 1975 là ngày gì ? Dưới vỏ bọc là cựu Đại Úy Cảnh Sát, cả nguyên bài văn chớ hề thấy Định Nguyên vạch trần tội ác của Cộng Sản mà lại lý luận quanh co là sau ngày 20 tháng 7 năm 1954 và sau 30 tháng tư năm 1975, người Việt xuất ngoại khởi đầu cho “hành trình đi tìm tự do”. Rõ ràng là nếu VC không chiếm VN thì nhân dân Việt Nam đâu có phải “Đi Tìm Tự Do” làm quái gì.

Khẩu hiệu GIẢI TRỪ PHÁP NẠN mà Giáo Hội Ấn Quang và tập đoàn tăng lữ Bình Trị Thiên thường hay rêu rao, nhưng không chỉ rõ PHÁP NẠN do ai gây ra ? Chính quyền VNCH trước 1975 ?, giáo hội Thiên Chúa Giáo La Mã ?, Tin Lành ?, Cao Đài?, Hòa Hảo? hay nhóm Việt Nam Quốc Tự của HT Thích Tâm Châu, TT Thích Tâm Giác? Thực tế chính trị cho thấy là khi chưa minh định rõ ràng ai hay tổ chức nào là kẻ thù (gây ra PHÁP NẠN) thì những công việc gây xáo trộn của Khối Ấn Quang chỉ là cách kiếm tiền, kiếm chức bằng nước bọt và bằng sự ngây thơ của các tín đồ khờ khạo.

Sự “đồng hành” với Cách Mạng (thực tế là đồng lõa với Cộng Sản) để “MỸ CÚT, NGỤY NHÀO” là một sự ngu xuẩn cùng cực của nhóm lãnh đạo Ấn Quang và tăng lữ Bình Trị Thiên. Sự đồng lõa với Việt Cộng chỉ tin vào cái bánh vẽ do Cộng Sản đưa ra chứ không hề căn cứ vào tình hình thực tế của lịch sử nhân loại (trách hơi oan vì những ông bà sư Khối Ấn Quang đâu có học Lịch Sử mà biết những cases điển hình)

Trường hợp điển hình thứ nhất : vào thế kỷ thứ ba trước Thiên Chú Giáng Sinh, sau khi nhà Tần bị tiêu diệt, Lưu Bang và Hạng Võ tranh dành nhau để lên ngôi vua, Hạng Võ có sức mạnh và quân sĩ đông hơn, nhưng Lưu Bang có các tướng giỏi như Hàn Tín, Trương Lương, Tiêu Hà trợ giúp. Chính Khoái Kiệt, quân sư của Hàn Tín bàn với Hàn Tín là không nên  đánh bại Hạng Võ, vì khi đánh bại Hạng Võ thì Lưu Bang sẽ giết Hàn Tín. Hàn Tín không nghe lời Khoái Kiệt, nên trước khi Hàn Tín bị giết, Khoái Kiệt giả điên lang thang ngoài chợ ăn uống và  sinh hoạt như những kẻ bị bệnh tâm thần. Sau khi Hàn Tín bị giết rồi, Lưu Bang tha cho Khoái Kiệt vì cho rằng Khoái Kiệt bị điên, mà giết Khoái Kiệt thì bị mang tiếng.

Trường hợp điển hình thứ nhì : vào thế kỷ thứ ba sau Thiên Chúa Giáng Sinh, nhà Hán suy yếu, nước Tàu bị chia  thành 3 QUỐC GIA : Bắc Ngụy do Tào Tháo lãnh đạo, Tây Thục do Lưu Bị lãnh đạo, Đông Ngô do Tôn Quyền lãnh đạo. Vùng Kinh Châu (địa lý chiến lược quan trong vì nằm giữa 3 nước Bắc Ngụy, Tây Thục, Đông Ngô) , Lưu Bị giao cho Quan Công trấn giữ. Trước khi lên đường nhận nhiệm sở,  quân sư Khổng Minh hỏi Quan Công : “nếu Tào Tháo và Tôn Quyền đồng loạt tấn công Kinh Châu cùng một lúc, thì ông phải làm gì ?”. Quan Công trả lời : “Thì ta chia ra làm 2 để chống đỡ”. Khổng Minh nói : “Thế thì không ổn. 2 thằng cha đó mà cùng tấn công Kinh Châu thì 8 ông Quan Công cũng chống không nổi, huống hồ chỉ có một mình ông. Ông phải giữ nguyên tắc sau đây BẮC CỰ TÀO THÁO- ĐÔNG HÒA TÔN QUYỀN thì mới giữ được Kinh Châu”. Về sau, Quan Công không giữ nguyên tắc này nên mất Kinh Châu mà còn bị Tào Tháo chém đầu.

Trường hợp điển hình thứ ba : cận đại nhất, Hoa Kỳ bắt buộc rút lui khỏi Việt Nam vì nhiệm kỳ của Tổng Thống Mỹ không thể vượt quá 8 năm, lãnh đạo của Hoa Kỳ không thể đế nước Mỹ sa lầy vào một cuộc chiến không có hồi kết thúc, Tổng Thống Nixon đã mua sự an toàn của miền Nan Việt Nam bằng Hiệp Định Paris 1973 (khoản 21B quy định, Hoa Kỳ sẽ viện trợ tái thiết Đông Dương 3 tỷ dollars với điều kiện các bên phải thành lập chính phủ 3 thành phần với sự bầu cử tự do có quốc tế quan sát để nhân dân Việt Nam tự quyết định vận mệnh chính trị của mình). Nghe lời xúi dại của Liên Sô và Trung Cộng, Lê Duẩn xua 14 sư đoàn quân BV trong chiến dịch HCM diễn ra trong 55 ngày tiến vào Sài Gòn để nhận được lời khen là “thành đồng của chủ nghĩa Cộng Sản” nhưng Hoa Kỳ không đưa ra một cắc nào với lý do CSBV vi phạm Hiệp Định Paris. Cái đau của CSBV là không thể kiện cáo tại bất cứ tòa án náo.!!!
Kết luận : PHÁP NẠN là do cấp lãnh đạo cũa Giáo Hội Ấn Quang gây ra, bây giờ kêu gọi phật tử góp tay GIẢI TRỪ PHÁP NẠN là sao ? Văn phòng Quốc Tế Vận của Võ Văn Ái phát động chiến dịch vận động các đại cường giúp đỡ Giáo Hội Ấn Quang. Bên Âu Châu thì người viết không rõ chứ ở Hoa Kỳ, nơi mà người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản đông hơn tất cả những người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại các quốc gia khác thì lời kêu gọi của Võ Văn Ái thuộc loại “nghe qua rồi bỏ”. Ngay chính giới thiên tả như John Kerry,Edward Kennedy, Jane Fonda, Tom Hayden, Joe Biden…cũng giả lơ.

Một câu hỏi khác có liên quan mật thiết với học thuyết NHÂN QUẢ, đó là tại sao Giáo Hội Ấn Quang đã gieo NHÂN tốt, có LÃNH ĐẠO NỔI DANH (làm rung chuyển Tòa Bạch Ốc)  có đội ngữ cán bộ xách động quần chúng tài tình (có những người học vị rất cao), có sự ủng hộ cuồng nhiệt của khối tín đồ (xem phật tử Huế đi dự đám tang của nhà sư Thích Trí Quang hồi tháng 11/2019)…vậy tại sao kết QUẢ của Giáo Hội Ấn Quang ( sau khi nhà sư Thích Quảng Độ qua đời)  lại quá bi thảm !

Có một cái gì “không ổn” trong diễn trình NHÂN – DUYÊN –QUẢ này chăng ? Theo ý kiến riêng của người viết, chính Thích Trí Quang và tập đoàn lãnh đạo của tăng lữ Bình Trị Thiên đã “luộc chín” NHÂN TỐT của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ngay từ những ngày đầu tiên thành lập GHPGVNTH vào năm 1964 tại Sài Gòn.

A.- Điều không ổn thứ nhất : nhóm tăng lữ của Bình Tri Thiên vơ vào danh xưng Giáo Hội Phật Giáo VN truyền thừa trên 2,000 năm nay. Cách sinh hoạt các ngôi chùa lớn tại miền Bắc và miền Trung là hoàn toàn độc lập, làng cấp cho chùa một số ít đất đai để tự lực mưu sinh. Sau này ngoài Huế người ta gọi các chùa lớn là Tổ Đình, thí dụ như Tổ Đình Từ Hiếu, Tổ Đình Từ Đàm…Chỉ sau khi Tướng Nguyễn Khánh lên cầm quyền người ta mới rục rịch tổ chức thành Giáo Hội Phật Giáo Và Hiến Chương dự thảo cho Giao Hội Phật Giáo ra đời vào năm 1964 dưới thời của Thủ Tướng Chính Phủ là Trung Tướng Nguyễn Khánh.

B- Điều không ổn thứ hai : Hiến Chương của Giáo Hội Phật Giáo quy định Viện Tăng Thống do các Hòa Thượng cao niên trong Giáo Hội bầu ra Vị Tăng Thống : do đó Tăng Thống đầu tiên là Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, nhưng Tổng Thư Ký Viện Tăng Thống do chỉ định chứ không cần ứng cử và bầu cử.
Hiến Chương cũng quy định Viện Trưởng Viện Hóa Đạo là do các Chánh Đại Diện các miền Phật Giáo bầu ra và điều kiện ứng cử chức vụ Viện Trưởng Viện Hóa Đạo phải là Chánh Đại Diện miền Phật Giáo, khởi thủy chỉ có một ứng cử viên là nhà sư Thích Trí Quang đủ điều kiện ứng cử,, nhà sư Thích Tâm Châu tuy nằm trong Tăng Già Phật Giáo nhưng không là Chánh Đại Diện của miền Phật Giáo nào cả. 48 giờ trước khi đầu phiếu, Thượng Tọa Thích Thanh Cát viết đơn từ chức Chánh Đại Diện miền Vĩnh Nghiêm và suy cử Thượng Tọa Thích Tâm Châu thay thế. Điều này hoàn toàn bất ngờ đối với Thich Trí Quang, nên khi  công bố kết quả Thượng Tọa Thích Tâm Châu đắc cử với 9 phiếu thuận, nhà sư Thích Trí Quang chỉ được 3 phiếu (trong tổng số 13 đại biểu, có 01 vị bỏ phiếu trắng).

Chú thich : hiện nay Hòa Thượng Thích Thanh Cát đã cao tuổi (có lẽ suýt soát 100 tuổi) và vẫn cư ngụ tại chùa Giác Minh – thành phố East Palo Alto, cách thành phố San José khoảng 30 phút lái xe.

C- Điều không ổn thứ ba: cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền nguyên Hội Trưởng Hội Phật Học Nam Việt viện cớ chùa Xá Lợi quá nhỏ bé nên vận động vị sư trụ trì chùa Xá Lợi mời tất cả các vị sư trong Ủy Ban Tranh Đấu của Phật Giáo đi tìm chỗ cư trú khác.

D- Điều không ổn thứ năm : khi Thượng Tọa Tâm Châu đảm nhiệm chức vụ Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, nhà sư Thích Trí Quang qua giữ chức Tổng Thư Ký Viện Tăng Thống, trên danh nghĩa là phụ giúp Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, nhưng thực tế cho thấy là nhà sư Trí Quang đoạt quyền lãnh đạo Viện Tăng Thống và dùng Viện Tăng Thống để khuynh đảo Thượng Tọa Thích Tâm Châu. Từ khi Thượng Tọa Thích Tâm Châu nắm giữ Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Thượng Tọa Thích Tâm Giác giữ chức Chánh Đại Diện miền Vĩnh Nghiêm.

E-Điều không ổn thứ năm : Thủ Tướng Nguyễn Khánh lấy đặc quyền hành pháp ký  văn thư cắt một phần đất của Cục Quân Cụ tọa lạc tại ngã ba Trần Quốc Toản – Petrus Ký thuộc quận 3 Sài Gòn để xây Viện Nam Quốc Tự cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Thống Nhất có nơi sinh hoạt . Thủ Tướng Nguyễn Khánh cũng hứa Chính Phủ VNCH sẽ cấp một khoản nợ lên tới 100 triệu đồng để xây cất và đặc biệt là Giáo Hội PGVNTN trả dần  số nợ này trong nhiều năm không có tiền lời (no interest). Về mặt pháp lý, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo thay mặt Giáo Hội ký khế ước nhận tiền của Chính Phủ.

Vì biết chắc Thích Trí Quang và phe nhóm tăng lữ Bình Trị Thiên sẽ “đảo chánh” và trách nhiệm trả nợ sẽ rơi vào cá nhân mình, nên Thượng Tọa Thích Tâm Châu nhất định không ký giấy tờ vay nợ. Lời qua tiếng lại rất gay gắt đến nỗi Thượng Tọa Thích Tâm Giác nổi giận , ông hăm dọa : “tôi mà xây xong chùa Vĩnh Nghiêm thì các ông liệu với tôi”.

F.- Điều không ổn thứ sáu : hai năm sau, trong dịp Lễ Phật Đản năm 1966,thấy không làm gì được Thượng Tọa Tâm Châu nên Thích Trí Quang tự thành lập Giáo Hội Ấn Quang và dẫn dắt tín đồ Phật Giáo vào những cuộc đối đầu với chính phủ VNCH đồng thời công khai đồng lõa với Việt Cộng để ĐÁNH CHO MỸ CÚT- NGỤY NHÀO. Sự thành lập Giáo Hội Ấn Quang không dựa trên căn bản pháp lý nào và cũng không được chính phủ VNCH công nhận. Điều vô lý là Giáo Hội Ấn Quang chống chính phủ VNCH và chống cá nhân Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, chống cá nhân Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ… nhưng lại đòi hỏi chính phủ VNCH công nhận Giáo Hội Ấn Quang là một “thực thể chính trị” dưới danh xưng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất !!!

E.- Điều không ổn thứ bảy : Chỉ có Tăng Thống Thích Tịnh Khiết và đệ nhị Tăng Thống Thích Giác Nhiên là được bầu cử đúng theo Hiến Chương 1964. Năm 1973 khi Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết viên tịch, Hội Đồng Trưởng Lão Các Tăng Già đã bầu Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên lên thay thế, lúc đó Ngài đã 101 tuổi. Năm 1977, Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên viên tịch, tự nhiên người ta thấy nhà sư Việt Cộng Thích Đôn Hậu tự xưng là Đệ Tam Tăng Thống. Rồi Thích Đôn Hậu “truyền” lại cho Thích Huyền Quang lên làm Đệ Tứ Tăng Thống không qua cuộc bầu cử nào. Thích Huyền Quang cũng “truyền “ lại cho Thích Quảng Độ lên làm Đệ Ngũ Tăng Thống.

Có lẽ nhà sư Thích Quảng Độ có LIÊM SỈ hơn bọn thầy chùa “ĐỒNG HÀNH “ với Cách Mạng nên trước khi lìa đời , ông không TRUYỀN THỪA cho bất cứ người nào.

Đó là tình trạng các sứ quân của PG đang làm “bẩn mắt + điếc tai” trên các diễn đàn điện tử hiện nay. Bọn lãnh đạo các SỨ QUÂN CỦA PHẬT GIÁO quên rằng người Phật Tử chân chính tại hải ngoại không thể và không bao giờ trở thành NHỮNG CON CHIÊN LÔNG VÀNG như đám đông tiễn đưa Thích Trí Quang hồi tháng 11 năm 2019 ở Huế.
Viết xong ngày 29 tháng 4 năm 2020 tại San José
Kỷ niệm năm thứ 46 NGÀY QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Trần Trung Chính

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

TÔI ĐÃ GÓP PHẦN GIẢI-THỂ CS ĐÔNG ÂU của LÊ XUÂN NHUẬN

TÔI ĐÃ GÓP PHẦN GIẢI-THỂ CS ĐÔNG ÂU của LÊ XUÂN NHUẬN
>
> Lịch Sử
> TÔI ÐÃ “GÓP PHẦN ĐÁNH ĐỔ
> HỆ-THỐNG XÃ-HỘI CHỦ-NGHĨA
> BA-LAN VÀ ÐÔNG-ÂU”
>
>        Ðể điều-tra về các điệp-vụ của tôi, lúc tôi cầm đầu Ngành Ðặc-Cảnh Vùng I (1973-75), nhắm vào hai nước cộng-sản Ba-Lan và Hung-Gia-Lợi, cơ-quan Công-An Việt-Cộng Tỉnh Quảng-Nam Ðà-Nẵng, thừa lệnh Bộ Nội-Vụ của chúng, đã thực-hiện một cuộc thẩm-vấn vô cùng quy-mô.
>
> Thật ra thì tuy tôi đã bị bắt giải từ Nha-Trang ra Ðà-Nẵng từ ngày 26-4-1975, trải qua nhiều Trại (Kho-Ðạn, An-Ðiềm, Kho-Ðạn, Hội-An, An-Ðiềm, Ðồng-Mộ, “Nhà-Trắng” Thôn 5, Tiên-Lãnh I), nhưng không khai-báo − và các bạn khác, nếu cũng bị bắt, chắc cũng không khai-báo gì − nên nhiều năm sau chúng mới biết được, chút ít mà thôi, về các hoạt-động nói trên.
> Cho mãi đến ngày 16-10-1980, năm năm rưỡi sau, chúng mới đưa tôi từ trại ở núi về thành, để chuẩn-bị cho cuộc hỏi cung này.  Hình như tin-tức mà chúng có được để làm cơ-sở hỏi cung sau này là những tài-liệu lấy được của ta − hoặc từ bộ-phận “Ðiều-Hợp” của Bộ Tư-Lệnh Ðặc-Cảnh Trung-Ương, hoặc từ trong hố hồ-sơ mà Ban Văn-Thư của Ngành Ðặc-Cảnh Vùng I chuyển đến chôn tạm sau vườn Trung-Tâm Huấn-Luyện Tình-Báo Miền Trung (rồi không có dịp trở lại để thiêu-hủy đi).
>
>        Tôi tin là sau biến-cố 30-4-1975 tại Việt-Nam, CIA đã áp-dụng ngay các biện-pháp an-toàn cho các điệp-vụ, nhất là điệp-viên chính-yếu, cấp cao, ở hai nước ấy, ít nhất thì cũng đưa họ tránh ra nước ngoài, và thay-đổi hết ngụy-thức & mật-hiệu giao+liên.
> *
> Chúng nhốt tôi riêng trong một buồng giam tại trại Kho-Ðạn (Chợ Cồn), trong lúc mỗi buồng như thế ở cùng một dãy và các dãy khác đều nhốt năm/sáu chục người.
> Cửa chính và các cửa sổ trước+sau đều bị đóng tôn che kín, chỉ chừa có một lỗ nhỏ chừng hơn bàn tay để chúng nhòm vào quan-sát kiểm-soát hoặc ra lệnh gì cho tôi.  Chúng muốn ngăn-cách tôi với các nghi-can/phạm-nhân khác, vì họ có dịp ngang qua buồng tôi để đi khai cung, tắm giặt, múc nước, nhận quà thăm+nuôi, v.v...
> Chúng cho khiêng vào buồng tôi một thùng phuy lớn, cho đổ nước đầy mỗi ngày hai lần, lại còn cho bắc một ống nước máy vào cho tôi dùng.
> Chúng cho bác-sĩ và y-tá vào săn-sóc tôi mỗi sáng, mỗi chiều (tôi bị chấn-thương cột sống vì một tai-nạn xe hơi, trên đường chúng chở từ Tiên-Lãnh về).
>
> Ðặc-biệt hơn hết là chúng cho tôi được hưởng quy-chế “tiểu-táo” − có một người tù hình-sự đặc-trách nấu ăn cho tôi.
> Anh này trổ tài nấu-nướng, ba bữa mỗi ngày; chỉ bữa điểm-tâm là ít đổi món, còn hai bữa chính thì bữa nào cũng có thức ăn mới, nóng hổi, thơm phức; thịt/cá/tôm/cua là chuyện quá thường; bánh/kẹo, trái cây; nước trà; dọn bằng bát sứ, đũa mun; v.v...
> Ðối với một “cải-tạo-viên” như tôi, cũng như hằng vạn đồng-tù, đói khổ từ bao năm nay, thì đây quả thật là những bữa tiệc cao-lương.
> Tên Giám-Thị-Trưởng phân-bì là tôi sướng hơn lãnh-đạo của chúng.  Các tên Bảo-Vệ thì thường chực lúc cơm đã đưa vào là đến nhòm vào, bảo tôi giở các nắp đậy cho chúng nhìn xem bữa nay có những món gì, nét mặt không giấu được vẻ thèm-thuồng.
>
> (Tôi được “bồi-dưỡng” như thế trong ba tháng liền, xong trở lại ăn bình-thường cả một tháng rưỡi, rồi mới được trả về trại Tiên-Lãnh vào ngày 02-3-1981.  Khi tôi vào phòng, anh+em đã đi lao-động, chỉ có thiếu-tá Lê Quang Ngộ ở nhà trực làm vệ-sinh.  Ngộ hỏi tên tôi, hồi trước ở cơ-quan nào.  Khi tôi nói ra, Ngộ đã trố mắt kêu lên:  “Trời ơi! Anh Nhuận đâu mà mập dữ thế này!”)
>
> Buổi trưa, sau khi các buồng ăn xong, không còn người nào ra ngoài, chúng cho tôi ra tắm nắng nửa giờ.  Nửa tháng một lần, chúng cho một thợ hớt tóc đến cắt+tỉa+cạo cho tôi.  Gã này lắm mồm, hỏi tôi đủ chuyện, nhưng tôi nghi là tai+mắt Công-An nên chỉ ừ-ào cho xong.  Gã hỏi có phải tôi là cán-bộ Công-An, rồi gã tự đáp là gã đoán đúng; rồi gã nâng tôi từ cấp thiếu-tá, lên cấp trung-tá, rồi lên thượng-tá, cuối-cùng gã nói gã tin tôi là đại-tá, và phải là cấp lãnh-đạo ở Liên-Khu này, ở Miền Trung này.  Gã lý-luận thêm: nếu tôi là cấp Trung-Ương thì hẳn đã được đưa ra thủ-đô; còn nếu chỉ là cấp Tỉnh mà đã bị “cách ly” rồi thì đâu còn được đối xử đặc-biệt thế này!
>
> Chúng bồi-dưỡng tôi vì hai lý-do: chúng cần tôi khai nhiều hơn những điều đã khai lắt-nhắt mấy lần trước đây, vì sắp có các Phái-Ðoàn Phản-Gián Ba-Lan và Hung-Gia-Lợi đến hỏi cung tôi, sợ tôi khai với bọn kia nhiều hơn thì chúng mất thớ về mặt chuyên-môn; ngoài ra, chúng muốn trình-bày trước các đồng-chí Ðông-Âu một tên tù ngụy “đỏ-da thắm-thịt” biểu-trưng chính-sách “khoan-hồng/nhân-đạo” của Ðảng Cộng-Sản Việt-Nam!
>
> Chúng nói phía chúng sẽ dùng tiếng Nga, tiếng Ba-Lan, và tiếng Hung; và hỏi tôi chọn tiếng gì để chúng biết trước, vì chúng cho phép tôi nói trực-tiếp với các phái-đoàn hỏi cung.  Tôi nói tôi chọn tiếng Pháp hoặc Anh.  Chúng bảo tôi dùng tiếng Anh, và cho người nhà gửi vào cho tôi một cuốn từ-điển tiếng Anh bỏ túi (cuốn từ-điển này tôi bảo dùng để khai cung nên tôi được giữ cho đến ngày ra khỏi tù).
> *
> Chuẩn-bị ba tháng xong xuôi, chúng chở tôi đến trụ-sở của Sở Công-An Nhân-Dân Tỉnh Quảng-Nam Ðà-Nẵng.
> Ðây là tòa lầu bốn tầng, cùng với những dãy, trạm, kho phụ-thuộc, do chính tù-nhân “cải-tạo” mới xây-cất lên, chiếm hết khu nhà+đất cũ của Bộ Chỉ-Huy CSQG Thị-Xã Ðà-Nẵng (mà khu-vực chính chỉ có 2 tầng, vốn chỉ ở trên một đường), luôn cả mấy khu nhà+đất kế-cận, tạo thành góc đường.  Cổng chính bây giờ nằm trên mặt đường lớn hơn.  Mới nhìn thoáng qua đã thấy tầm-cỡ to-lớn của ngành Công-An Việt-Cộng, vượt trội nhiều lần so với trụ-sở Cảnh-Lực VNCH.
> Chúng đưa tôi lên một phòng ở tầng thứ ba, trong đó có thiết-trí sẵn đèn pha, những máy ghi-âm, chụp ảnh, quay phim, v.v...
>
> Tôi ngồi đầu bàn; bên trái là thông-dịch-viên, đại-diện Bộ Nội-Vụ Việt-Cộng, đại-diện Sở Công-An Việt-Cộng Tỉnh Quảng-Nam Ðà-Nẵng; bên phải là ba người nước ngoài, được giới-thiệu với tôi là cán-bộ phản-gián cao-cấp của Bộ Nội-Vụ Hung-Gia-Lợi.
> Qua vị-trí ngồi, cách nói-năng, thái-độ ứng-xử với nhau, tôi đoán tuy chúng lần này hỏi tôi về Hung-Gia-Lợi, nhưng gã ngồi giữa là Nga (Liên-Xô), gã ngồi gần tôi thật-sự là Hung, còn gã đằng kia có thể là Ba-Lan.  Liên-Xô thì vẫn cai-trị cả hai nước ấy, hẳn không bỏ lỡ cơ-hội làm chủ trong công-tác này; và Ba-Lan thì cũng cần quan-sát nghe-ngóng vụ này, vì cả Ba-Lan lẫn Hung đều là nạn-nhân trong các công-tác liên-hệ của tôi.
>
> Gã ngồi ở giữa chủ-động chất-vấn, hỏi nhiều về sự cố-vấn, yểm-trợ, phương-thức hoạt-động của CIA.  Gã ngồi gần tôi hỏi nhiều chi-tiết linh-tinh về Hung.  Gã ngồi đằng kia hỏi về sinh-hoạt chung-đụng giữa Hung-Gia-Lợi và Ba-Lan.  Hơn nữa, ba người cùng một cơ-quan mà giữ tư-thế khách-sáo với nhau, và có những lúc họ đã phản-ứng khác nhau trước lời trình-bày của tôi.
> Khi tôi nói rằng trong Nam đã có một thành-viên Hung-Gia-Lợi công-khai xin ra hồi-chánh với Việt-Nam Cộng-Hòa, thì gã ngồi giữa quay nhìn vào mặt gã ngồi gần tôi; gã này đỏ mặt lúng-túng phân-bua.  Khi tôi kể chuyện các tướng Hung-Gia-Lợi thường từ Sài-Gòn ra Ðà-Nẵng đến ăn uống tại quán “Danube” thì gã này khoe là sông Danube chạy ngang qua Hung.
> Khi tôi nói rằng các thành-viên Hung có “cảnh-giác” hơn Ba-Lan, vì có một số thành-viên Ba-Lan thường gặp các nữ-y-tá Tây-Ðức, thì gã ngồi giữa quay nhìn vào mặt gã ngồi đằng kia; gã ấy làm bộ chán-ngán lắc đầu.  Lại nữa, chúng đưa tôi xem một bức ảnh của ông George, một Người Bạn Ðồng-Minh cũ của tôi (chụp chung tại Ban Liên-Hợp Quân-Sự 2-Bên), hỏi tôi có quen hay không.  Mà George thì Người Bạn Đồng-Minh Ferguson có cho tôi biết là qua Ba-Lan chứ không qua Hung.
>
> Rõ-ràng là chúng chống Mỹ, nên tôi lợi-dụng dịp này để tỏ rằng mình cũng có chống Mỹ, bằng cách “tố-cáo” các hành-động “đế-quốc” của Mỹ, tỷ như: gài mìn hải-cảng Hải-Phòng năm 1972 khiến tàu Liên-Xô và tàu Hoa-Cộng không vào bến được, phải đựng tiếp-liệu trong bao nylon mà thả cho sóng trôi vào (tôi ở miền Nam mà cũng nhận được một số gạo bao, thịt lon, v.v...); hành-quân trực-thăng vào tận trại giam tù-binh Sơn-Tây năm 1970, may “ta” đã dời đi trước, nếu không thì Mỹ đã cứu được hết tù-binh về rồi!
>
> Tôi cố ý kể những chuyện tương-tự, như đã từng làm trong suốt thời-gian bị “cải-tạo” tập-trung, để nhắc cho chúng thấy được khả-năng của Mỹ: tiến sát vào bờ, bay sâu vào trong nội-địa miền Bắc Việt-Nam...
>
> Nói về những việc có vẻ tố-Mỹ như thế thì tôi nói nhiều, nhưng về trọng-tâm khai-báo là các tổ-chức nội-tuyến của ta bên trong nội-bộ của chúng thì lẽ tất-nhiên tôi chỉ thú-nhận càng ít càng hay.
>
> Sau cuộc hỏi cung, thấy không thu-thập được gì nhiều hơn, chúng bảo tạm ngưng để nghiên-cứu thêm.
> Chúng bắt tôi chờ thêm một tháng rưỡi, chấm dứt ăn ngon; và vì không thấy Hà-Nội và các nước kia nói gì nên Công-An Tỉnh đã trả tôi về trại Tiên-Lãnh I trở lại làm tiếp lao-nô.
> Đến ngày 09-4-1981, chúng đưa tôi về trại Kho Ðạn lại.
> Lại chờ.
>        Sau cùng, Hà-Nội quyết-định để cho Trung-Ương của chúng trực-tiếp hỏi cung tôi.
> *
> *  *
> Tôi bị đưa ra Hà-Nội, vào ngày 15-7-1981, và giam tại Trại đặc-biệt của Bộ Công-An Việt-Cộng, ở Xã Thanh-Liệt thuộc Huyện Thanh-Trì.
> Chúng có mấy lần đưa tôi đi Hà-Nội để “tham quan” thủ-đô.  Trong thời-gian đó các loa phóng-thanh phổ-biến tin-tức về “Ðại-Hội 5” − đại-hội này đã bị hoãn lại mấy lần từ cuối năm ấy đến đầu năm sau.
> Tôi nghe ở một tiệm phở người ta bàn-tán về tin báo đăng đại-tá Việt-Cộng Lê Ðức Anh mới được thăng lên thiếu-tướng (tuớng một sao) và được đưa vào Bộ Chính-Trị Trung-Ương Ðảng để kịp dự Ðại-Hội Ðảng kỳ này, đầu năm 1982 (Theo cuốn “Ðại Thắng Muà Xuân” của Văn Tiến Dũng, mà tôi đã đọc trước đó, thì Lê Ðức Anh đã là trung-tướng từ năm 1974).
>
> Vào ngày đã định, bộ-phận Chấp Pháp (Thẩm-Vấn) tổ-chức cho tôi khai cung trực-tiếp trước sự viễn-thính kiểm-tra của chính Phạm Hùng, cựu chính-ủy Trung-Ương-Cục Miền Nam, lúc đó là Phó Thủ-Tướng kiêm Bộ-Trưởng Bộ Nội-Vụ (Công-An), xử-lý thường-vụ Thủ-Tướng Chính-Phủ Cộng- Hòa Xã-Hội Chủ-Nghĩa Việt-Nam, những khi vắng mặt Phạm Văn Ðồng.
>
> Hôm ấy, vào khoảng cuối năm 1981, chúng chở tôi đến một quán bên đường gần Tòa Ðại-Sứ Cuba, xong chia ra làm hai nhóm, đi bộ qua hai con hẻm khác nhau, rồi vào một ngôi nhà gạch kiểu Pháp khoảng giữa các đường Lý Thường Kiệt và Trần Hưng Ðạo, vào một căn buồng có vẻ vừa-là-chỗ-ở vừa-là-văn-phòng.  Hai cán-bộ trẻ, tên Trần Trung Chính và Hoàn (cỡ như một gã tôi thấy đến Trại Tiên-Lãnh, mới trên 20 tuổi mà đã mang cấp-hiệu thiếu-tá; bọn tù phục-dịch Ban Giám-Thị Trại nói là “lớp mới, tốt-nghiệp ở Liên-Xô về”), lâu nay tiếp-xúc với tôi, nay nhường cho một gã khác, mà chúng gọi là “ông tướng”, đứng ra chủ-trì cuộc gặp mặt này.
> Tên Hoàn dặn tôi phải giữ lễ-độ trước mặt “ông tướng”, nhất là có sự theo-dõi của ông Thủ-Tướng Phạm Hùng.
>
> Khi gã “ông tướng” đến rồi, tên gác phòng này bưng khay bình-và-tách trà đã pha ra để trên bàn tiếp khách, rồi đi khuất vào cửa sau.  Các tên Chính & Hoàn tỏ vẻ kính nể “ông tướng” ra mặt, nói gì cũng đứng thế nghiêm, xong lui ngồi gần cửa chính và cửa phía sau, như để ngăn chừng không cho ai đến quấy rầy.  Tôi đoán gã phải là một Tổng-Cục-Trưởng hay Cục-Trưởng gì đó ở Bộ Nội-Vụ (Công-An).
>
> Thấy tôi liếc nhìn những máy điện-thoại, bộ-đàm, nội-đàm, ống kính, micro, loa, v.v... trên bàn, trên kệ, trên tường, trên trần, gã “ông tướng” nói:
> − Thì cũng là “nhà an toàn” như của các anh trong Nam!
> Gã đã “đả thông tư tưởng” của tôi rất lâu; có những bài+bản mới hơn những cái mà mọi cán-bộ Việt-Cộng từ trên xuống dưới đều đã đem ra thực-hành lâu nay.
> Gã nói:
> − Giữa anh và tôi, chúng ta có tình đồng hương: tôi ở Quảng Bình, anh ở Thừa Thiên.  Trong tình đồng hương với nhau, tôi sẽ hết sức giúp anh.  Và anh cũng hãy giúp tôi.
> Trước nay chỉ có những người cùng Tỉnh lập hội đồng-hương với nhau, nay Tỉnh Quảng-Bình tận tuốt ngoài kia của Tỉnh Quảng-Trị mà gã cũng bảo đồng-hương với tôi ở Tỉnh Thừa-Thiên tận tuốt trong kia! (tôi chưa biết chúng đã lập Tỉnh “Bình-Trị-Thiên”).
> − Anh đã trở về, làm dân của nước Việt Nam, có Ðảng lãnh đạo, có Nhà Nước quản lý.  Anh có bổn phận đối với quốc gia.  Ở tuổi của anh, chắc anh đã biết thế nào là “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung?”
> Tự-nhiên tôi thấy buồn cười.  Tôi nói tiếp theo:
> − Phu xử phụ tử, phụ bất tử bất nghĩa.  Phụ xử tử tử, tử bất tử bất hiếu!
> Gã cười lớn lên, khoái chí gật đầu.  Hai tên cán-bộ dưới quyền của gã ngơ-ngác không hiểu gã và tôi nói gì.
> − Các ông ra lệnh cho tôi phải khai, nếu tôi không khai thì các ông sẽ giết tôi?
> − Tốt!  Thế là anh đã hiểu rồi!
> Gã nói tiếp theo:
> − Tuy nhiên, giữa anh và tôi, chúng ta đều là đồng nghiệp, chỉ khác chiến tuyến mà thôi!
> Gã thêm:
> − Nhưng điều quan trọng là chúng tôi có lý tưởng, có Ðảng sáng suốt chỉ đường!
> Gã nói về những khiếm-khuyết, lầm-lẫn “không thể tránh được” của một số người và việc; và xác-quyết rằng Ðảng biết sửa sai, nhất-định cuối-cùng “Ta” sẽ thành-công.
>
> Gã nói:  từ ngày “giải phóng” Miền Nam đến nay (1981), nhiều đợt cán bộ rành nghề nghiên cứu đã đọc hơn hai mươi tấn hồ sơ tài liệu bắt được của “Ngụy” Miền Nam, nhưng mới chỉ là một nửa, và đọc dở chừng thì họ đã chết hết rồi − chết vì tuổi già − cho nên chưa thể kết thúc điều tra, vẫn cần tập trung “cải tạo” các anh cho đến bao giờ nắm được mức độ tội lỗi thật sự của từng cá nhân!
> Gã nói rằng tôi là một nhân-tài, làm được những việc động trời.  Cứ như bên phía của gã, thì hễ thực-hiện được một điệp-vụ như thế − mà hiếm vô-cùng, có khi mỗi vụ cả chục năm trời mới thành − thì được thăng cấp vượt bậc, đưa lên “Trung-Ương” để làm giảng-sư, dùng các kinh-nghiệm đã có để chỉ-đạo cho các lớp đi sau; huống gì tôi đánh một lần vào nhiều đối-tượng, trong cả hai đảng, hai nước, có vụ chỉ trong mấy tuần, mà đã đạt được yêu-cầu!
> Gã nói:  nhờ các đồng-chí Trung-Ương cũng như Ba Lan và Hung Ga Ri chú ý đến tôi, nên chúng lục đọc hồ-sơ cá-nhân của tôi tại Bộ Tư-Lệnh Cảnh-Sát Quốc-Gia, và thấy có mấy năm liền có những báo-cáo thống-kê thành-tích diệt-Cộng của tôi − hạ-sát hằng trăm, bắt sống hằng nghìn, chiêu-hồi vô-số − thế mà chúng có thấy tôi được tưởng-thưởng gì thật xứng-đáng đâu, lại còn nhiều phen bị phạt, bị đày!
> Tôi nói:  vì tôi chống lại cả hai chế-độ Miền Nam.
>
> Gã thấy không khích được tôi thù-hận Chính-Quyền Miền Nam, mà lại tưởng tôi kể công “chống Ngụy”, nên gã đổi giọng, đập bàn la lên:
> − Anh chống bọn chúng vì anh muốn cho chế độ của chúng tốt hơn, đẹp hơn, trong sạch hơn, hùng mạnh hơn, để giết chúng tôi, để diệt chúng tôi, chứ đâu phải để hưởng ứng “Cách Mạng”, về với “Nhân Dân”!
>
> Lát sau, chuông dây-nói reo, gã cầm ống nghe, đứng dậy mà nghe, liên tiếp trả lời “Vâng! Vâng! Báo cáo thủ trưởng, nhận rõ!” một hồi, xong ngồi xuống ghế, ra hiệu cho Chính và Hoàn bắt đầu.
> Tôi đoán là chúng mở máy ghi-âm, thu-hình, và thu+phát-thanh, hoặc để ống nghe điện-thoại ra ngoài.
> Gã nói với tôi:
> − Ðây là cơ hội cuối cùng cho anh “lập công”.  Mỹ đã cút, Ngụy đã nhào, anh không còn gì để phải giấu che.  Chỉ cần cung cấp một vài thông tin về hoạt động của CIA ở Ba Lan và Hung Ga Ri là anh được tha về ngay.  Trần Văn Hai, Tổng Giám Ðốc của anh; Bùi Văn Nhu, Tư Lệnh Phó trung ương của anh; đều đã khai xong, và đã được cho ra Trại lâu rồi (sự thật là chuẩn-tướng Trần Văn Hai đã tử-tiết ngay từ đầu, và chuẩn-tướng Bùi Văn Nhu thì từ-trần trong trại lao-cải tập-trung).
> Gã nói:
> − Anh hãy tưởng tượng, vào một buổi sáng đẹp trời, cán bộ Chính, hoặc cán bô Hoàn ở đây, là người cùng đi với anh, sẽ sánh vai anh từ trên xe lửa bước xuống sân ga Nha Trang; ở đó, có vợ con anh, đã được báo trước, đứng sẵn đón anh trở về.  Gia đình tái hợp, bắt đầu làm lại cuộc đời.  Cán bộ của Bộ sẽ họp ngay với lãnh đạo địa phương để lo sắp xếp mọi sự dễ dàng cho anh, như họ đã làm cho các anh Hai, Nhu, và nhiều người khác...
> Gã vói tay qua cầm lấy tay tôi ra vẻ thân-tình:
> − Tôi đã tâm sự với anh về những khó khăn của “Ta”.  Nhưng “Ta” còn các đồng chí Ba Lan và Hung Ga Ri, và họ cũng gặp khó khăn như “Ta”.
> “Chắc anh thừa hiểu là đế quốc Mỹ là bọn sen đầm quốc tế; chúng cho CIA xâm nhập đánh phá các Ðảng Cộng Sản khắp nơi.  Huống gì đã có tay trong trong hai Ðảng ấy, từ các công tác của anh cài vào.
> “Riêng tại Ba Lan, lâu nay chúng đã cài cấy thêm nhiều tai mắt tay chân, như vòi bạch tuộc, chằng chịt bên trong hàng ngũ của “Ta”.  Hiện nay chúng đã khích động các giới lao động thợ thuyền, giật dây bọn trí thức tiểu tư sản, và lợi dụng các nhà thờ Ky Tô.
>
> “Một tên chủ tịch công đoàn bất hợp pháp, có tên “Ðoàn Kết”, cầm đầu công nhân nhiều nơi nổi lên, bị “Ta” trấn áp vừa rồi.  Một tên hồng y Ba Lan được chúng phong lên giáo hoàng, đã qua trình diện tổng thống Hoa Kỳ, phát biểu phản động tại đại hội đồng Liên Hợp Quốc, và về Ba Lan xúi giục tín đồ phản bội Ðảng và Nhân Dân; vì y xen lấn vào chuyện chính trị nên bị giết hụt mới đây...
>
> (Những tin-tức ấy thì tôi đã có biết rồi, và biết nhiều hơn.  Số là chúng có thỉnh-thoảng đưa vào giam chung với tôi, mỗi lần một tên khác nhau.  Mới nhất là tên Nguyễn Văn Dũng, kỹ-sư địa-chất tốt-nghiệp từ Liên-Xô về.  Hắn bị bắt tại sân bay Nội Bài và đưa thẳng đến Trại này vì đã mang lậu về nước một số mặt hàng.  Hắn nói hắn là em họ của Lê Quỳnh, diễn-viên điện-ảnh Miền Nam.  Hắn nói là tại Liên-Xô hắn xem truyền-hình tự-do; thí-dụ, hắn thấy chiếu cảnh tướng Nguyễn Cao Kỳ dẫn vợ qua Bắc-Kinh, và hắn khen bà Kỳ đẹp.  Trong số những chuyện hắn kể cho tôi nghe, có chuyện tình-hình mới nhất ở Ba-Lan).
>
> “Ông tướng” kết-luận:
> − Chủ Nghĩa Xã Hội sẽ thắng quang vinh; đó là xu thế không thể đảo ngược, và là chân lý của thời đại này.  Riêng anh, tự do của anh, hạnh phúc gia đình của anh, tương lai của anh, tất cả đều do nơi anh.  Và chúng tôi chỉ giải quyết có lần này thôi.  “Cách Mạng” đã biết những tên CIA nào hoạt động tại Miền Nam, những tên CIA nào hoạt động tại Ba Lan và Hung Ga Ri.  Các tên đầu sỏ bị bắt hết rồi; “Ta” đang tiếp tục lùng tìm tay chân của chúng cài cấy dày đặc khắp nơi.  “Cách Mạng” cần thêm thông tin của anh để phát hiện thêm, những tên tay sai, phản bội, nhất là phương thức liên lạc tiếp xúc đặc biệt dùng giữa bọn chúng với nhau.
> Tôi đã đoán trước thế nào chúng cũng hỏi đến điều này, nên trả lời ngay:
> − Tôi có nói ra thì cũng vô-ích, mà còn có thể có hại vì bị “Cách-Mạng” tưởng lầm là tôi khai dối, khai gian.
> − Anh cứ nói đi!
>
> − Tôi không có gì để khai, khác hơn những điều đã khai trước đây.  Tóm lại, về CIA thì tôi không biết, vì các Người Bạn Ðồng-Minh của tôi thì chỉ hoạt-động ở Vùng I thôi, còn các người nào hoạt-động tại Ba-Lan và Hung-Ga-Ri thì các cấp trên của họ phái đến từ những nơi nào ngoài tầm hiểu biết của tôi.  Hơn nữa, họ thường sử-dụng tên giả, lý-lịch giả; ngay cả nhân-dáng cũng có thể giả, nghĩa là giải-phẫu thay-dạng đổi-hình mỗi lần thay đổi chức-vị, địa-phương.  Về các kế-hoạch hoạt-động thì, theo quy-luật an-ninh trong ngành tình-báo, mỗi ngụy-thức, ngụy-tích, chỉ-dấu an-toàn, tín-hiệu nhận nhau, v.v... chỉ có giá-trị trong một thời-gian mà thôi; sau đó là phải đổi mới; ai dùng cái cũ tức là kẻ gian, kẻ thù.  Huống gì, tình-thế đổi thay, hơn sáu năm rồi, tin-tức của tôi, nếu nhớ thật đúng, thì cũng không còn có hiệu-lực gì.
> − Anh đã dứt khoát không chịu khai thêm, phải không?
> − Vâng ạ.
> − “Cách Mạng” khoan hồng cho anh, lãnh đạo Trung Ương chiếu cố đặc biệt đến anh, mà anh từ chối, phải không?
> − Phải.
> Gã “ông tướng” trợn cặp mắt tóe lửa nhìn tôi:
> − Hừ!  Tôi báo trước cho anh biết: chỉ trong vài hôm nữa thôi, tất cả các thành phần phản động tại Ba Lan cũng như Hung Ga Ri đều sẽ phải đền tội trước tòa án nhân dân; và ngay cả bọn CIA liên quan cũng sẽ bị Nhà Nước có chủ quyền của hai nước ấy trừng trị thẳng tay.  Thành trì xã hội chủ nghĩa bất cứ ở đâu cũng sẽ ngày càng bành trướng vững vàng.  Sẽ không bao giờ xảy ra sự cố mà bọn đế quốc và lũ tay sai như anh hằng mơ, để anh có thể “tự hào” là chính anh đã góp phần đánh đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa tại Ba Lan và Hung Gia Ri, kéo theo sự sụp đổ của cả Khối Cộng Sản Ðông Âu!  Có phải bọn chủ CIA của anh đã nhồi nhét cái ý tưởng hão huyền ấy vào trong đầu óc vong bản của anh hay không?
>
> (Lúc đó, vào năm 1981, Cộng Sản Vịệt Nam chỉ biết là Ba Lan và Hung Gia Lợi bị tôi tổ chức xâm nhập giùm cho CIA từ năm 1973, nên mới suy luận là nếu cộng sản tại hai nước ấy mà sụp đổ thì sẽ kéo theo cả sự sụp đổ tại các nước kia, vì Ba Lan có thủ đô Vác Xô Vi (Warsaw) là trung tâm của các lực lượng quân sự Liên Xô đối đầu với Khối NATO của Thế Giới Tự Do tại Âu Châu. Sau này, khi sự suy diễn của họ trở thành hiện thực, thì cái trình tự nói trên đã đảo ngược lại: Từ năm 1985, lãnh tụ Mikhail Gorbachev của Liên Xô đã chủ trương Perestroika (cải tổ chính trị và kinh tế) và Glasnost (cởi mở tư tưởng); đến năm 1989 thì cộng sản tại các nước trong Liên Bang Xô Viết đã tự chấm dứt, và cuối năm ấy, cộng sản tại Hung Gia Lợi cũng đã hạ màn.  Chính Liên Xô đã tự lột xác từ năm 1985, mở đưởng cho các quốc gia thuộc quyền lần lượt về với Tự Do trước, rồi chính mình sẽ chính thức giải thể sau.  Cuối năm 1989, cộng sản Đông Đức phá bỏ bức tường Bá Linh, mở cửa ra với Tây Phương.  Đến cuối năm 1990 thì cộng sản Ba Lan cáo chung. Thế là tan rã toàn Khối cộng sản cả Đông Âu lẫn Liên Xô).
> − Nhẹ không muốn mà muốn nặng thì là do anh!
>
> Mặc dù tôi luôn sẵn-sàng đón nhận hình phạt tối-đa là cái chết, nhưng vì không biết mình sẽ bị giết cách nào, và vì đã thấy nhiều bạn bị chúng hành-hạ dã-man trước lúc lìa đời, nên tôi cảm thấy thần-kinh căng thẳng tột cùng.
>
> Không-khí ngột-ngạt một lát thì chuông dây-nói vang lên.  Gã cầm ống nghe, đứng dậy trả lời:
>        − Vâng! Vâng!  Bộ sẽ trả về cho Tỉnh.  Báo-cáo đồng-chí lãnh-đạo, nghe rõ!
> *
> Tôi được chở vào trả lại cho Tỉnh Quảng-Nam Ðà-Nẵng, cũng bằng máy bay, vào ngày 20-4-1982.
>
>
> LÊ XUÂN NHUẬN
>
>

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

Đằng sau Hiệp định Paris, Mật ước Nixon & Phạm Văn Đồng. Tác giả : Búi Anh Trinh

Đằng sau Hiệp định Paris, Mật ước Nixon & Phạm Văn Đồng.
 
Tác giả Búi Anh Trinh       
NguồnTrách Nhiệm Online                                                                 
Ngày đăng: 2020-04-25
Năm 1973, ngày 7.2, mười một ngày sau khi ký kết Hiệp Định Paris, Kissinger lên đường đi Hà Nội. Tại Hà Nội Kissinger trao cho Phạm văn Đồng một công hàm của Tổng Thống Nixon, trong đó quy định thể thức thanh toán số tiền bồi thường chiến tranh cho Hà Nội là 4,75 tỷ USD. Sau đó Thủ Tướng cộng sản Việt Nam Phạm văn Đồng giao cho Kissinger mang về cho Tổng Thống Hoa Kỳ một công hàm hoan nghênh tinh thần Mật ước của Nixon và hứa sẽ thi hành nghiêm chỉnh Mật ước này. Như vậy là Mật ước đã có đủ chữ ký của cả hai người cầm đầu chính phủ. (Lưu văn Lợi, Các Cuộc Thương Lượng Lê đức Thọ & Kissinger tại Paris)
Nguyên văn Mật ước:
“Ngày 1 tháng 2 năm 1973.
Tổng Thống thông báo cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa những nguyên tắc sẽ chỉ đạo sự tham gia của Hoa Kỳ về việc xây dựng lại sau chiến tranh ở Bắc Việt Nam. Như đã nêu trong Điều 21 của Hiệp Định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết tại Paris ngày 27 tháng giêng năm 1973, Hoa Kỳ thực hiện sự tham gia này theo chính sách truyền thống của mình.
Những nguyên tắc đó là:
1.- Hoa Kỳ sẽ đóng góp xây dựng lại Bắc Việt sau chiến tranh mà không cần một đòi hỏi chính trị nào.
2.- Con số cam kết sơ khởi là 3,25 tỷ Dollars viện trợ không hoàn lại trong vòng 5 năm. Những hình thức viện trợ khác (viện trợ phát triển kinh tế) sẽ được nghiên cứu sau.
3.- Công việc điều hành kế hoạch viện trợ sẽ do một Ủy Ban được đặt tên là Ủy ban hỗn hợp kinh tế Hoa Kỳ-Bắc Việt. Ủy ban sẽ được hình thành trong vòng 30 ngày sau khi ký Hiệp Định.
4.- Chức năng của Ủy ban này sẽ là đề ra các chương trình cho việc đóng góp của Hoa Kỳ vào công cuộc xây dựng lại ở Bắc Việt Nam. Sự đóng góp của Hoa Kỳ sẽ tiến hành trên cơ sở những yếu tố sau đây:
a/ Các nhu cầu của Bắc Việt Nam do những tàn phá của chiến tranh gây nên.
b/ Các yêu cầu của công cuộc xây dựng lại sau chiến tranh trong các lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp của nền kinh tế Bắc Việt Nam.
5.- Ủy ban hỗn hợp kinh tế sẽ gồm những đại diện ngang nhau của mỗi bên. Ủy ban sẽ thỏa thuận về một bộ máy để quản lý chương trình đóng góp của Hoa Kỳ vào công cuộc xây dựng lại Bắc Việt Nam. Ủy ban sẽ cố gắng hoàn thành sự thỏa thuận này trong vòng 60 ngày sau khi được thành lập.
6.- Hai thành viên của Ủy ban sẽ hoạt động trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Những trụ sở của Ủy ban sẽ đặt tại một nơi sẽ được thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
7.- Hoa Kỳ cho rằng việc thực hiện những nguyên tắc nói trên sẽ thúc đẩy những quan hệ kinh tế thương mại và các quan hệ khác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và sẽ góp phần vào việc bảo đảm một nền hòa bình vững chắc và lâu dài ở Đông Dương. Những nguyên tắc này phù hợp với tinh thần của Chương VIII của Hiệp Định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam ký tại Paris ngày 27 tháng giêng năm 1973.
Điều ghi chú về những hình thức viện trợ khác: Về những hình thức viện trợ khác, việc nghiên cứu của Hoa Kỳ cho thấy rằng những chương trình thích hợp có thể là vào khoảng 1 đến 1,5 tỷ đô la tùy theo nhu cầu của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa về lương thực và hàng hóa khác.
Hiểu biết về Chương trình xây dựng lại kinh tế: Có sự hiểu biết là những đề nghị của ủy ban hỗn hợp kinh tế nói trong công hàm của Tổng Thống gửi Thủ Tướng sẽ do mỗi thành viên thực hiện theo những quy định của Hiến Pháp của mình” (Lưu văn Lợi, Các Cuộc Thương Lượng Lê đức Thọ-Kissinger Tại Paris)”.
Tại sao cả hai bên đều không thi hành mật ước?
Như vậy những gì hai bên thương lượng với nhau suốt 4 năm không nằm trong Hiệp Định, mà nằm trong Mật ước. Và hai bên ký với nhau Hiệp Định Paris chỉ là che mắt thế gian, còn Mật ước mới là kết quả thương lượng thực giữa hai bên.
Khoan nói tới hai bên đã mật cam kết với nhau những gì, nhưng tại sao lại không giữ lời giao ước ? Đây là một giao ước mật chứ không phải là giao ước công khai. Một khi giao ước mật được ký kết thì phải được tôn trọng tuyệt đối, gần như là lời thề thiêng liêng. Nếu có một bên phản bội thì bên kia chỉ cần tung mật ước ra trước ánh sáng thì bên vi phạm sẽ trở thành kẻ lừa đảo.
Mãi đến ngày 19.5.1977 Tổng Thống Hoa Kỳ Carter mới loan báo rằng sau khi ký Hiệp Định Paris 1973, Tổng Thống Nixon đã có ký với Hà Nội một mật ước riêng. Trong đó cam kết bồi thường 4,75 tỷ USD cho Hà Nội.
Sau loan báo của Tổng Thống, Quốc Hội Hoa Kỳ tuyên bố đó chỉ là lời hứa của người đứng đầu cơ quan hành pháp Hoa Kỳ, cho nên quốc gia Hoa Kỳ không có trách nhiệm phải thi hành cam kết đó. Vì vậy dư luận hiểu rằng chính phía Hoa Kỳ đã không thi hành đúng như cam kết, nghĩa là sau Hiệp Định Paris Hoa Kỳ không chung cho Hà Nội một đồng nào trong số 4,75 tỷ.
Vấn đề được đặt ra là tại sao Nixon lại không thi hành những điều mà ông nhân danh Tổng Thống Hoa Kỳ để viết ra ? Trong khi đó Hà Nội cũng không đưa mật ước ra để tố cáo Nixon thất hứa ? Nhất là khi Nixon còn tại chức ? Đặc biệt theo như nhân dân Hoa Kỳ được biết một cách không chính thức thì Hoa Kỳ chỉ phải chung cho Hà Nội 3,25 tỷ đô la mà thôi, tại sao giờ đây chính phủ Cater lại loan báo là 4,75 tỷ.
Còn về phía Hà Nội tại sao họ cứ một mực tố cáo Nguyễn Văn Thiệu vi phạm Hiệp Định mà không công khai hay bán công khai tố cáo Nixon không giữ lời hứa về số tiền tái thiết Bắc Việt ? Nhất là khi Nixon còn tại chức ?
Chìa khóa giải mã 
Năm 1998 chính phủ cộng sản Việt Nam (Phan văn Khải) đã cho công bố toàn bộ biên bản các cuộc mật đàm giữa Lê đức Thọ và Kissinger bằng một cuốn sách của Đại Tá cộng sản Việt Nam Lưu văn Lợi, ông là chuyên gia thương thuyết trong phái đoàn Hà Nội tại Paris. Cuốn sách có tựa đề là “Các Cuộc Thương Lượng Lê đức Thọ & Kissinger tại Paris”, sách xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1998 nhưng phổ biến hạn chế, đặc biệt không cho lưu hành trong nước.
Đến tháng 10 năm 2002 nhà xuất bản “Công an Nhân dân” mới in lại và xuất bản trong nước. Trong chương cuối có đăng nguyên văn bản mật ước Nixon-Phạm văn Đồng, được Nixon ký ngày 1.2.1973, nghĩa là 4 ngày sau khi hai bên ký kết Hiệp Định Paris.
Bản mật ước gồm có 7 mục, trong đó 3 mục đầu quy định thể thức chi trả 3,25 tiền bồi thường chiến tranh và 4 mục sau quy định thể thức viện trợ kinh tế dài hạn cho Hà Nội, bước đầu là 1,5 tỷ hàng hóa và lương thực (viện trợ với lãi xuất ưu đãi). Cơ quan điều hành hệ thống viện trợ bồi thường chiến tranh của Hoa Kỳ tại Hà Nội sẽ được thành lập xong trong vòng 30 ngày sau khi Hiệp Định Paris được ký kết. Và hệ thống sẽ đi vào hoạt động trong vòng 60 ngày sau khi được thành lập, nghĩa là đồng đô la viện trợ đầu tiên sẽ đến Hà Nội 1 tháng sau khi người tù binh Hoa Kỳ cuối cùng đã được thả (Tù binh được thả trong vòng 60 ngày).
So sánh thời gian trao trả tù binh và thời gian bắt đầu chung viện trợ thì có thể kết luận được rằng ”Nếu Hà Nội thả hết 391 tù binh Hoa Kỳ xong rồi thì Hoa Kỳ mới thưởng bằng tiền viện trợ” Đây là lời hứa của bên chiến thắng: Hà Nội phải thả hết tù binh vô điều kiện, thả xong tới người cuối cùng một cách vui vẻ thì mới được chung 4,75 tỷ. (Thường thì giao ước bồi thường và trao trả tù binh được thực hiện trên nguyên tắc: Đồng tiền đầu tiên được đưa ra cùng với người tù đầu tiên được thả, và đồng tiền cuối cùng được đưa ra cùng với ngày người tù binh cuối cùng được thả. Thêm một bằng chứng chứng minh Hà Nội đã đầu hàng sau cuộc dội bom).
Vậy thì ai đánh lừa ai ? 
Sự kiện tù binh phải được thả hết trước khi Hà Nội nhận được viện trợ chứng tỏ Hoa Kỳ không có lý do gì để sợ Hà Nội phản bội mật ước. Có chăng là Hà Nội sợ Hoa Kỳ lấy xong tù binh rồi quỵt nợ không chung tiền. Và thực tế xảy ra đúng như vậy, Nixon lấy được toàn bộ tù binh nhưng không chung được 1 đồng như đã hứa. Cái gì khiến cho Nixon và Kissinger trở thành những tay lừa đảo hạng bét ?
Người ta xem lại biên bản từng cuộc mật đàm để truy nguyên hoàn cảnh phát sinh ra bản mật ước Nixon-Phạm văn Đồng. Hóa ra ban đầu, trước trận thả bom 12 ngày đêm thì mật ước đã được soạn trước nhưng chỉ có 3 mục đầu, nghĩa là bồi thường 3,25 tỷ. Số tiền này đã được thông báo cho Quốc Hội Hoa Kỳ.
Nhưng sau khi Hà Nội thiếu điều kéo cờ trắng trong cuộc dội bom 12 ngày đêm thì hai bên mới ngồi lại và thêm vào 4 mục sau, có thêm 1,5 tỷ viện trợ lương thực và hàng hóa (Đây là số tiền cho vay để phát triển kinh tế chứ không phải là viện trợ nhân đạo không hoàn lại). Đồng thời có thêm một kế hoạch viện trợ phát triển kinh tế về lâu về dài cho Bắc Việt.
So sánh mật ước 3 mục (trước cuộc dội bom) với mật ước 7 mục (sau cuộc dội bom) thì sau cuộc dội bom Hà Nội đã được Nixon thưởng thêm bằng cam kết sẽ viện trợ phát tiển kinh tế cho Hà Nội như là viện trợ cho một nước đồng minh, giống như viện trợ cho Nam Hàn sau Hiệp Ước Bàn Môn Điếm hay viện trợ cho Sài Gòn sau Hiệp định Genève.
Suy ra Hà Nội đã âm thầm trở thành đồng minh của Hoa Kỳ sau cuộc dội bom, nghĩa là thay vì đầu hàng thì Hà Nội đã xin hồi chánh.
Đầu hàng là buông súng và chịu mọi sự phán xét của kẻ thù, còn hồi chánh là ly khai với phe cọng sản và trở thành đồng minh của phe tự do. Lê Duẩn quyết định hồi chánh thì có lợi cho Bắc Việt nhiều hơn so với đầu hàng. Ông ta có quyền ly khai khỏi phe cộng sản bởi vì Trung Quốc và Liên Sô đã phản bội ông ta trước.
Còn nếu như ông ta đầu hàng thì không có ai giúp ông hồi phục kinh tế sau chiến tranh mà trái lại ông còn giữ nguyên quyển sổ nợ chiến phí của Liên Sô và Trung Quốc. Vả lại chạy theo Mỹ thì tất cả dân Việt từ Nam chí Bắc đều hoan hô ông, còn như tiếp tục chạy theo hai đàn anh đểu cáng là Trung Quốc và Liên Sô thì dân tộc mãi mãi trong tăm tối và đói khát như Bắc Hàn hay Cu Ba ngày nay.
Tại sao không bắt Hà Nội đầu hàng mà lại cho hồi chánh ?
Ngay từ những ngày đầu có cuộc mật đàm Kissinger-Lê đức Thọ thì Quốc Hội Hoa Kỳ đã mặc nhiên cho phép Kissinger có quyền bỏ tiền ra lấy tù binh trở về. Vấn đề là Kissinger trình diễn làm sao cho việc chung tiền không có vẻ là Hoa Kỳ bại trận. Vì vậy Nixon vẫn hợp pháp khi Kissinger soạn ra tờ “Mật ước 3 điểm” hứa chung 3,25 tỷ cho Hà Nội. Số tiền đã được thông báo cho Quốc Hội Hoa Kỳ và ngay cả dân chúng Hoa Kỳ cũng được biết một cách không chính thức.
Thế nhưng 4 mục sau (cam kết thiết lập hệ thống viện trợ kinh tế dài hạn cho Hà Nội) là một việc làm phi pháp, bởi vì không xin phép Quốc Hội Hoa Kỳ, “lén thỏa thuận với đối phương”. Vả lại viện trợ kinh tế dài hạn chỉ được dành cho quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ chứ không thể nào dành cho ”kẻ thù”.
Ngoài ra những đối thủ của Nixon trong Đảng Dân Chủ cũng có thể cáo buộc rằng cái giá để lấy tù binh trở về là công cuộc viện trợ phát triển kinh tế cho Hà Nội. Cũng là phạm pháp vì không xin phép Quốc Hội, nhưng nếu có xin phép thì Quốc Hội cũng sẽ bác bỏ bởi vì viện trợ kinh tế chỉ được cung cấp cho các quốc gia đồng minh trong khi Hà Nội đang là quốc gia thù địch.
Sự kiện Nixon lẫn Hà Nội giữ kín tờ mật ước cho tới 1977 chứng tỏ ngày đó hai bên đồng thỏa thuận “Hà Nội bí mật hồi chánh”. Hà Nội có quyền ly khai khỏi thế giới cộng sản là do Trung cộng và Liên Sô tráo trở, cả hai đã ngưng cung cấp vũ khí để buộc Hà Nội phải chấm dứt chiến tranh và trả tù binh cho Hoa Kỳ.
Thế nhưng tại sao Nixon lại giấu nhẹm tin Hà Nội hồi chánh ? Câu trả lời rằng nhân dân Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận bởi vì mối thù giữa Hà Nội và nhân dân Hoa Kỳ đang còn nóng hổi, Quốc Hội và dân chúng Hoa Kỳ muốn Hà Nội phải đầu hàng chứ dứt khoát không có chuyện Hà Nội tự nhiên trở thành đồng minh của Hoa Kỳ mà chẳng phải trả giá cho tội lỗi của họ.
Vậy thì tại sao Nixon không buộc Hà Nội phải đầu hàng đúng theo ước vọng của dân chúng Hoa Kỳ ? Câu trả lời là Trung cộng và Liên Sô sẽ không chấp nhận. Họ đã thỏa thuận trói tay Hà Nội để Hà Nội ngưng theo đuổi chiến tranh chứ không phải để cho Hoa Kỳ tha hồ đánh Bắc Việt đến nỗi phải đầu hàng. Thế giới sẽ nguyền rủa hai đàn anh đểu cáng.
Nếu Hà Nội đầu hàng vì trận dội bom 12 ngày đêm thì đương nhiên Liên Sô và Trung cộng sẽ công bố cho thế giới biết rằng trong năm 1972 đích thân Nixon đến Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa để năn nỉ họ thôi viện trợ vũ khí cho Hà Nội để Hà Nội chấm dứt mộng theo đuổi chiến tranh, đem lại hòa bình cho nhân dân Việt Nam và cho toàn thế giới chứ họ không ngờ là Hoa Kỳ đã lợi dụng việc này để tấn công buộc Hà Nội phải đầu hàng.
Hậu quả chắc chắn sẽ kéo theo sự căng thẳng trở lại giữa Hoa Kỳ và thế giới cọng sản. Và dư luận thế giới sẽ coi Hoa Kỳ như là một kẻ tráo trở vô liêm sỉ, bởi vì rõ ràng là Hoa Kỳ đã bị cộng sản Việt Nam đánh bại nhưng lại năn nỉ Liên Sô và Trung cộng trói tay Hà Nội để Hoa Kỳ tiếp tục hạ gục Hà Nội.
Vì vậy mà Nixon đã không kịp trở tay khi nghe Hà Nội đề nghị hồi chánh, ông chỉ còn có nước bí mật giúp đỡ Hà Nội dưới hình thức viện trợ bồi thường chiến tranh. Sau đó là hiệp thương trao đổi hàng hóa giữa hai miền Nam Bắc (theo Hiệp Định Genève và Hiệp Định Paris). Cuối cùng là tổng tuyển cử lựa chọn chế độ (Cũng theo Hiệp Định Genève và Hiệp Định Paris). Dự trù đến lúc tổng tuyển cử thì Hà Nội sẽ sắp xếp cho dân miền Bắc bỏ phiếu quyết định theo chế độ tự do. Lúc đó Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa sẽ không nói gì được. Và nhân dân Hoa Kỳ không thể nào từ chối.
*(Ghi chú: Thực ra bức mật thư đã được Hà Nội tiết lộ dần dần cho các dân biểu nghị sĩ Hoa Kỳ từ năm 1975 nhưng những người này đã nhém đi vì không muốn chung tiền cho Hà Nội. Họ viện lý do Hà Nội đã không thi hành nghiêm chỉnh Hiệp Định Paris: 
Tháng 12 năm 1975 phái đoàn của Hoa Kỳ do Dân Biểu Montgomery dẫn đầu đến Hà Nội đã được xem. 
Ngày 15.1.1976 phái đoàn do Thượng Nghị Sĩ McGovern dẫn đầu đến Hà Nội đã được xem. 
Ngày 14.4.1976, báo Nhân Dân của Hà Nội đăng một phần Mật ước với lời công kích chính phủ Mỹ (Đăng 3 điều đầu, giấu 4 điều sau). 
Ngày 3.5.1977, Phái đoàn đàm phán bình thường hóa quan hệ giữa cộng sản Việt Nam và Hoa Kỳ tại Paris do Holbrooks dẫn đầu đã được thứ trưởng ngoại giao cộng sản Việt Nam Phan Hiền cho xem. 
Ngày 6.5.1977, báo Nhân Dân của Hà Nội cho đăng một phần Mật ước và một phần Công hàm đáp nhận của Phạm văn Đồng cùng với lời chỉ trích chính phủ Mỹ “chà đạp luật pháp quốc tế”. Dân Biểu Hoa Kỳ Lester L.Wolff đòi đưa Nixon ra tòa nếu Nixon không đưa ra bản Mật ước. 
Ngày 14.5.1977 Nixon viết thư trả lời Wolff rằng chẳng có cam kết viện trợ nào cả. 
Ngày 19.5.1977, trước sức ép của Wolff, chính phủ Carter loan báo ngày 1.2.1973 Nixon có ký một Mật ước với Hà Nội với con số 4,75 tỷ USD (nghĩa là cho lộ luôn 4 điều sau mà Hà Nội đã giấu). 
Ngày 21.5.1977 bộ ngoại giao Hà Nội cho công bố toàn văn Mật ước của Nixon và công hàm đáp nhận của Phạm văn Đồng).
…oOo…
ĐẰNG SAU HIỆP ĐỊNH PARIS, MẬT ƯỚC NIXON & NGUYỄN VĂN THIỆU
Năm 1973, ngày 8.1, sau trận dội bom Mùa Giáng Sinh, Hòa đàm Paris được nối lại, mở đầu phiên họp là bài diễn văn của Lê đức Thọ, ông ta công kích Hoa Kỳ lật lọng leo thang chiến tranh. Kissinger không còn vui vẻ hoạt bát như các cuộc họp trước. Buổi chiều hai bên tiếp tục soạn thảo những chi tiết của văn bản hiệp ước mà trước đây đã bị bỏ dở.
Ngày 9, 10, 11 và 12.1, hai bên hoàn thành văn bản của hiệp ước bằng tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Buổi chiều Kissinger và Sullivan họp với đoàn đàm phán Việt Nam Cộng Hòa để thông báo nội dung toàn bộ văn bản Hiệp Định. Vấn đề còn lại là Tổng Thống Thiệu có chấp thuận hay không.
* Chú giải: Đoạn tường thuật trên đây được ghi lại trong biên bản của bộ ngoại giao Hà Nội, do Lưu văn Lợi công bố năm 1998. Đọc qua đoạn biên bản này không ai có thể ngờ rằng đây là một cuộc họp sau cuộc dội bom Hà Nội 12 ngày đêm của Hoa Kỳ.
Hẳn nhiên là phải có nhiều biến cố và nhiều thượng lượng đã xảy ra sau khi cuộc dội bom vừa chấm dứt. Thế nhưng biên bản buổi họp được ghi lại như không hề có gì xảy ra. Chứng tỏ Lưu văn Lợi đã buộc phải giấu kín những trao đổi đã xảy ra giữa Kissinger và Lê đức Thọ trước khi hai ông bước vào phiên họp ngày 8.1.1975, tức là từ ngày ngưng ném bom 29.12.1972.
Những giấu kín đó đã làm tốn rất nhiều giấy mực của những nhà nghiên cứu thời cuộc, người ta cho rằng Hà Nội đã chịu đầu hàng trước khi cuộc dội bom chấm dứt. Điều này sẽ được đưa ra ánh sáng 5 năm sau cái chết của Kissinger.
Năm 1973, ngày 14.1, Tướng Alexander Haig đến Sài Gòn với tối hậu thư của Nixon cam kết ”Chúng tôi sẽ không nhìn nhận quyền có mặt của quân đội ngoại quốc nào trên mãnh đất miền Nam. Chúng tôi sẽ phản ứng mãnh liệt trong trường hợp Hiệp Định bị vi phạm…”, “…Tôi quyết định sẽ tiếp tục viện trợ đầy đủ kinh tế và quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa”. Tối hôm đó họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Tổng Thống Thiệu trình bày nội dung tối hậu thư của Nixon. Đa số mọi người đồng ý nên ký vào vì đã có cam kết Mỹ sẽ tham chiến trở lại để đổi lại việc quân Bắc Việt có thể vi phạm hiệp ước.
Ngày 17.1, Tổng Thống Thiệu gửi thư phúc đáp cho Tổng Thống Nixon trong một phong bì dán kín và nhờ Haig chuyển về cho Nixon khi đến Hoa Kỳ. Nhưng Haig về đến Tòa Đại Sứ thì xé phong bì để chuyển bằng diện tín về Washington. Trong thư Thiệu cho biết cần một cam kết rõ ràng hơn nhằm bảo đảm cho việc ông ta chấp nhận quân Bắc Việt ở lại miền Nam (Hồi ký của Alexander Haig).
Ngay đêm đó, trong lúc Haig còn ở tại Sài Gòn, Đại Sứ Bunker chuyển đến Tổng Thống Thiệu một điện văn của Nixon, cho biết sau ngày ký hiệp ước, dự trù vào ngày 27.1, Phó Tổng Thống Agnew sẽ đến Sài Gòn với một bản mật ước của Tổng Thống Nixon, trong đó nêu rõ ba vấn đề:
1.- Hoa Kỳ công nhận chính phủ của ngài là chính phủ duy nhất hợp pháp ở miền Nam Việt Nam.
2.- Hoa Kỳ không công nhận quyền có mặt của quân ngoại quốc trên lãnh thổ của miền Nam.
3.- Hoa Kỳ sẽ phản ứng mãnh liệt nếu bản Hiệp Định bị vi phạm. Ngoài ra: ”Tôi muốn được hội kiến riêng với ngài ba hay bốn tuần sau ở tại San Clements, California để chúng ta có dịp công khai nhắc lại mối hợp tác giữa hai nước, và sự cam kết của Hoa Kỳ” (Nguyễn Tiến Hưng, Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập).
Trên nguyên tắc, đây cũng là điều kiện để hình thành Hiệp Định, nếu không có điện thư cam kết đó thì Tổng Thống Thiệu đã không ký vào Hiệp Định. Nguyên bản bức điện văn được Nguyễn Tiến Hưng đưa lên sách The Palace File, bản tiếng Việt trang 663. Vì vậy sau này cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã hết lời nguyền rủa Hoa Kỳ bội ước.
Không phải Tổng Thống Nixon chủ tâm lừa đảo, sở dĩ ông mạnh dạn viết bức điện cam kết đó là vì Hà Nội đã đầu hàng. Không thể nào có chuyện Hà Nội gây chiến trở lại, họ không còn súng đạn, không còn gạo, và đang cần tiền viện trợ tái thiết của Hoa Kỳ (Tiến bồi thường chiến tranh). Không ngờ là sau này tình thế đã biến chuyển khác hẳn với những toan tính của Nixon và Kissinger.
Năm 1973, ngày 16.1. Tài liệu của CIA: ”Ngày 16/1 Haig đến Sài Gòn với một thư tay khác của Nixon gởi cho Tổng Thống Thiệu rằng nếu vẫn không ký ông sẽ công khai tố cáo trước dư luận thế giới Thiệu ngăn cản hòa bình. Thiệu vẫn hoãn binh và cho biết sẽ trả lời Nixon vào ngày hôm sau.
Hôm sau, 15 phút sau khi máy bay Haig rời Tân Sơn Nhất, Thiệu triệu tập Hội Đồng An Ninh thu hẹp, đọc tối hậu thư của Nixon cho Hội Đồng nghe. Sau đó Hội Đồng bàn về cung cách thi hành hiệp định. Việc ký kết đến đây xem như đương nhiên. CIA báo cáo rằng “trong thâm tâm Thiệu biết trước sau cũng phải ký theo ý Hoa Kỳ, nhưng ông đã làm những gì cần thiết có lợi cho sự tồn tại của Nam Việt Nam.”
Sáng ngày 20/1 Thiệu triệu tập Hội Đồng An Ninh Quốc Gia thông báo quyết định ký. Phó Tổng Thống Trần Văn Hương khóc nói rằng Nam Việt Nam đang ở trên một chiếc gậy, chạy hướng nào cũng không tránh được tai họa, và ký Hiệp Định thì tai họa nhỏ hơn. Sau khi Hương dứt lời, Thiệu nói đồng ý với sự miêu tả của Hương (CIA and The Generals, bản dịch của Trần Bình Nam).
Theo như đoạn tài liệu này của CIA thì Haig đến Sài Gòn ngày 14 rồi trở lại Hoa Kỳ, sau đó ngày 16 mới trở lại với thư cam kết của Tổng Thống Nixon. Nhưng thực ra theo hồi ký của Haig thì thay vì đem thư của Thiệu về Hoa Kỳ thì ông và Bunker đã mở thư (do lệnh của Nixon) và chuyển bằng điện về cho Nixon. Rồi Nixon gởi lại thư cam kết bằng điện cho Bunker để Bunker chuyển cho Thiệu.
Tài liệu của CIA ngày đó có hơi khác so với hồi ký của Tướng Haig, sự thực là Haig đã mở thư tại Sài Gòn và nhận điện thư của Nixon rồi đem đến cho Thiệu chứ không có về Hoa Kỳ. Haig và Bunker không cần phải cho CIA biết chuyện này. Do đó đoạn tài liệu này của CIA chỉ là nhờ thâu thập qua thông tin của Trần Thiện Khiêm, nhưng Khiêm không hề biết là Haig không có về Hoa Kỳ.
Đây mới chỉ là bức điện thư báo trước, coi như bản nháp của mật ước, còn mật ước có chữ ký của Nixon sẽ được Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Agnew đem đến Sài Gòn sau khi Hiệp Định ngưng bắn được ký kết.
Ký kết hòa ước 
Năm 1973, ngày 23.1, lúc 10 giờ 45 sáng, bản Hiệp Định Paris 1973 được Kissigner và Lê đức Thọ ký tắt. Sau khi ký xong hai ông trao đổi cho nhau cây viết để làm kỷ niệm.
Năm 1973, ngày 27.1, buổi sáng, 4 bên tham chiến cùng ký kết Hiệp Định có liên quan đến 4 bên, gồm có Ngoại Trưởng Hoa Kỳ William Rogers, Ngoại Trưởng Hà Nội Nguyễn Duy Trinh, Ngoại Trưởng Việt Nam Cộng Hòa Trần Văn Lắm, và Đại diện mặt trận giải phóng miền Nam Nguyễn Thị Bình. Buổi chiều Hoa Kỳ và Hà Nội ký vào văn kiện thứ hai có liên quan tới sự kết ước giữa hai bên.
* Chú giải:
Dư luận Hoa Kỳ đối với Nixon: Báo Washington Post: ”Chúng ta biết ơn Nixon vì ông đã thực hiện lời hứa chấm dứt chiến tranh trong vòng 4 năm”.
Báo Boston Herald Traveler: “Nó tốt hơn nhiều so với một cuộc đầu hàng hèn nhát mà một số người Hoa Kỳ sẵn sàng chấp nhận”.
Báo Walstreet Journal: ”Ông đã rút 550 ngàn quân ra khỏi Việt Nam và đem được tù binh trở về mà không mất chế độ Sài Gòn…Kẻ địch đã hiểu rằng xương sống của người ngồi trong Tòa Bạch Ốc được làm bằng thép…”
Báo Cleverlnad Plain Dealer: “Ván bài quốc tế của ông đã có kết quả trước mọi thứ áp lực ở trong cũng như ngoài nước. Đây là giờ phút oanh liệt nhất của vị Tổng Thống thứ 37 của chúng ta”.
Theo ghi chép của Hadleman thì sau khi xem các bài báo đó, Nixon có nhận xét rằng chưa có ai nói đúng về ông ta, đó là ”có bản lĩnh và kiên trì”.
Bí mật đằng sau Hiệp Định: 
Hiệp Định gồm có 9 khoản, trong 9 khoản có 23 điều. Nội dung của 9 khoản, 23 điều cho thấy trong 4 năm đàm phán hai bên chỉ thương lượng với nhau về 3 mục là
(1) Mỹ rút quân
(2) Hà Nội trả tù binh
(3) Mỹ bồi thường chiến tranh.
Tuy nhiên chuyện Mỹ rút quân là do Nixon tự quyết định rút quân về để thay thế bằng quân Việt Nam Cộng Hòa chứ không phải là do kết quả điều đình. Như vậy chỉ còn 2 vấn đề mà người ta phải hẹn nhau đến Paris để thương lượng trong 4 năm là Hà Nội trả tù binh và đòi bồi thường chiến tranh.
Nhưng vấn đề trao trả tù binh Hoa Kỳ và tiền bồi thường chiến tranh chỉ được đưa ra sau khi cả Trung cộng và Liên Sô đều thông báo cho Hà Nội là họ muốn Hà Nội chấm dứt chiến tranh. Lúc đó Lê Duẩn có muốn đánh tiếp cũng không có gạo, không có đạn để đánh. Do đó chỉ cần 2 cuộc họp cách nhau 2 tháng thì Hà Nội đã đưa ra toàn bộ các điều kiện của họ: Tức là thả tù binh Hoa Kỳ vô điều kiện, không đòi thay thế chế độ Thiệu, không đòi thả 38 ngàn tù chính trị cọng sản miền Nam, không buộc Hoa Kỳ phải ghi điều khoản bồi thường chiến tranh vào trong Hiệp định đình chiến v.v…Dĩ nhiên là Nixon nợ Liên Sô và Trung cộngvề sự nhượng bộ này.
Nội dung 9 khoản ghi trong Hiệp Định cho thấy không cần phải tốn tới 4 năm mới có được văn bản của hiệp định:
Khoản 1: Các quyền cơ bản của dân tộc Việt Nam. Dĩ nhiên Kissinger và Lê đức Thọ không phải thương lượng với nhau về chương này, chỉ cần sao lại chương 1 của Hiệp Định Genève).
Khoản 2: Chấm dứt chiến sự, rút quân. Chương này dành cho chuyên viên kỹ thuật, ấn định ngày giờ ngưng bắn, thời hạn rút quân, dĩ nhiên hai ông cũng không thương lượng với nhau về mục này.
Khoản 3: Việc trao trả nhân viên quân sự bị bắt. Đây mới là mục chính yếu để thương lượng nhưng tránh không nói tới chữ “trao trả tù binh” mà nói là trao trả nhân viên quân sự bị bắt.
Khoản 4: Việc thực hiện quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam (Dĩ nhiên vấn đề này cũng không cần thương lượng, chỉ cần sao lại Hiệp Định Genève).
Khoản 5: Vấn đề thống nhất Việt Nam. Không cần thương lượng, chỉ cần nói rằng theo như Hiệp Định Genève 1954 là xong.
Khoản 6: Ủy ban kiểm soát đình chiến. Cũng không cần thương lượng, việc này cũng chỉ giao cho các chuyên viên quân sự.
Khoản 7: Đối với Cam Bốt và Lào. Cũng ghi theo như Hiệp Định Genève là xong.
Khoản 8: Quan hệ giữa Hoa Kỳ và cộng sản Bắc Việt.Đây mới là vấn đề chính, nghĩa là ai phải chung cho ai và chung bao nhiêu.
Khoản 9: Các quy định khác: Hiệp định có hiệu lực sau khi ký./.
Vậy thì chỉ cần xem lại khoản 3 và khoản 8 có 3 điều chính yếu:
- Điều 5 (Thuộc khoản 3): Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi ký hiệp định này sẽ hoàn toàn rút ra khỏi miền Nam Việt Nam mọi quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự liên quan đến chương trình vũ khí, đạn dược và các dụng cụ chiến tranh của Hoa Kỳ và các nước ngoài khác…
- Điều 8 (Thuộc khoản 3): Việc trao trả những nhân viên quân sự của các bên bị bắt và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt sẽ tiến hành song song và hoàn thành không chậm hơn ngày hoàn thành việc rút quân nói trong điều 5.
- Điều 21(Thuộc khoản 8): Hoa Kỳ mong rằng Hiệp Định này sẽ mang lại một thời kỳ hòa giải với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cũng như với các dân tộc Đông Dương. Theo chính sách truyền thống của mình, Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và công việc xây dựng sau chiến tranh ở Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và toàn Đông Dương.
Tóm tắt 9 khoản, 23 điều của Hiệp Định thì người ta thấy ngay sự phi lý: Ngưng bắn da beo, chính phủ Nguyễn Văn Thiệu vẫn còn tồn tại, 38.000 cán bộ dân sự cộng sản miền Nam vẫn bị giam trong các trại tù. Trong khi đó tù binh cộng sản Bắc Việt, tù binh Việt Nam Cộng Hòa và tù binh Hoa Kỳ được thả, Hoa Kỳ không phải trả tiền bồi thường chiến tranh nhưng: ”Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh và tái thiết sau chiến tranh”. Như vậy công lao chiến đấu của cộng sản Việt Nam từ 1959 tới 1973 coi như bỏ đi, họ không được một tí lợi nào cả ?
Nếu Hà Nội sáng suốt thì bắt phải ghi rõ con số 3,25 tỷ vào điều khoản 21 và ấn định lịch trình trao đổi, hễ đưa bao nhiêu thì thả bấy nhiêu, đưa tới đồng Dollar cuối cùng thì thả người cuối cùng. Dĩ nhiên một khi đã ghi con số và lịch trình trao đổi thì đến khi Quốc Hội Hoa Kỳ biểu quyết thông qua Hiệp Định sẽ phải ký thêm một đạo luật chuẩn chi ngân sách đính kèm. Phải chăng Lê đức Thọ đã bị lừa ?
Vì không tin là Lê đức Thọ bị lừa cho nên những nhà quan sát thời cuộc thừa hiểu rằng đằng sau Hiệp Định phải có một mật ước riêng giữa hai bên, trong đó sẽ quy định rõ con số bồi thường chiến tranh cũng như thể thức thanh toán.
Còn về phần Quốc Hội Hoa Kỳ thì họ không có lý do gì để từ chối một hiệp định công khai, hoàn toàn có lợi cho Hoa Kỳ, nghĩa là chấm dứt chiến tranh, đem được tù binh trở về mà không tốn một đồng nào cả

--