SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG DƯỚI NHÃN QUANG VĂN MINH,
KHOA HỌC DINH DƯỠNG VÀ CHÍNH TRỊ HIỆN ĐẠI
Trần Trung Chính
Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, trên tất cả các báo Xuân đều có bài viết về BÁNH DẦY – BÁNH CHƯNG với điển tích vua Hùng Vương đời thứ 6 truyền ngôi cho con là Lang Liêu vì Lang Liêu đã dâng Bánh Chưng – Bánh Dầy với hình dáng hình vuông của Bánh Chưng tượng trưng cho ĐẮT và Bánh Dầy hình tròn tượng trưng cho TRỜI. Quyết định truyền ngôi cho người con Lang Liêu của vua Hùng Vương thứ 6 đầy vẻ thần bí và huyễn hoặc, cho nên người viết nghĩ rằng giới trẻ VN cuả thế kỷ 21 sẽ không hài lòng (nhưng không biết đặt vấn đề với ai vì tất cả những bậc trưởng thượng cũng đều lập lại những luận cứ đã có từ 4,000 năm qua) Hy vọng độc giả sau khi đọc bài viết này sẽ có lối giải thích với con cháu những lý cớ và chứng cớ có tính khoa học và nhân văn hơn là những lý cớ có tính thần bí và huyễn hoặc đã có.
Diễn trình tiến hóa của loài người đã trải qua các nền văn minh như sau :
1) Văn minh hang động
2) Văn minh lượm hái và săn bắt (đây là loại văn minh mà con người thu hoạch những gì mà thiên nhiên có sẵn)
3) Văn minh du canh (cứ 2-3 năm lại di chuyển sang vùng khác vì đất canh tác cũ đã hết màu mỡ)
4) Văn minh du mục (dẫn đàn thú di chuyển qua các đồng cỏ)
5) Văn minh nông nghiệp trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc (đây cũng còn có tên là văn minh định canh, nông dân biết trồng lúa ,dẫn nước vào ruộng và bón phân, không tùy thuộc quá nhiều vào mưa)
6) Văn minh biến chế và tồn trữ nông sản
7) Văn minh cơ khí (sử dụng máy hơi nước và máy nổ chạy bằng nhiên liệu lỏng)
8) Văn minh điện khí (văn minh kỹ nghệ thời kỳ 1.0 : Electric)
9) Văn minh điện tử (văn minh kỹ nghệ thời kỳ 2.0 : Electronic)
10) Văn minh điện toán (văn minh kỹ nghệ thời kỳ 3.0 : computer)
11) Văn minh kỹ nghệ thời 4.0 (có iPhone,Facebook, Twitter…)
Carbohydrates là một phức hợp trong môn Hóa Hữu Cơ (Organic chemistry) trong đó có 2 nguyên tố Carbon và Hydrogen. Thực phẩm của loài người nằm trong nhóm carbohydrates quy tụ trong 3 nhóm chính, đó là :
1/ Glucides thường được biết dưới các loại bột , tinh bột
2/ Protides thường được biết dưới các loại thit của động vật
3/Lipides thường được biết dưới các nhóm chất béo như dầu , mỡ…
Thức ăn thường ngày phải hội đủ 3 thành phần này thì con người mới có thể sinh tồn và phát triển được. Một cái bánh chưng được làm bằng gạo nếp (glucides), thit lợn (protides) và thịt mỡ (lipides) là 3 thành phần dinh dưỡng căn bản, ngoài ra còn có thêm đậu xanh (hoa màu phụ), muối, tiêu và hành là những gia vị giúp cho phần phẩm chất của chiếc bánh độc đáo này.
Người ta gọi là BÁNH CHƯNG vì “CHƯNG” là cách làm chín chiếc bánh bằng sức nóng của hơi nước sôi (trong khi LUỘC là làm chín bằng nước sôi). Cả hơi nước sôi và nước sôi đều chỉ ở nhiệt độ 100 độ bách phân, BÁNH CHƯNG được gói chặt chẽ bằng lá dong (hay lá chuối) bao bọc bên ngoài nên chỉ có một phần nhỏ của nước sôi len lỏi vào tận bên trong, vì vậy khi luộc bánh chưng trong 12 đến 14 tiếng đồng hồ, cần phải đổ thêm nước vào nồi (hay chảo) liên tục. Nếu không châm thêm nước, các bánh dưới đáy nồi có thể bị cháy mà các bánh xếp ở các lớp trên sẽ không chín kịp.
Nước Trung Hoa thời Chiến Quốc có 6 nước lớn và vài trăm chư hầu. 6 nước lớn (lục quốc) đó là : Tần , Tấn , Tề , Sở , Yên , Triệu.
Triệu Giản Tử làm Tướng Quốc (một chức vụ mà sau này người ta gọi là Tể Tướng) nước Triệu, Giản Tử có tham vọng đoạt ngôi vua nước Triệu nhưng ông thấy thời của ông chưa thuận tiện nên ngấm ngầm rèn luyện các con để chọn người kế nghiệp hầu mai sau nối nghiệp và thực hiện tham vọng của ông.
Ông cho mời Cô Bố Tử Khanh là một nhà tướng số nổi danh đến tư dinh của ông để “chấm điểm” các cậu con trai của ông. Sau một hồi quan sát, Cô Bố Tử Khanh nói : “ các con của ông không có đứa nào có thể đảm đương ước vọng của ông”. Triệu Giản Tử buồn rầu nói : “chẳng lẽ cơ nghiệp của dòng họ Triệu đến đời của tôi là hết hay sao ?” . Cô Bố Tử Khanh nói : “ Không đâu, lúc nãy khi vừa bước vào trong dinh, tôi thấy trong đám trẻ con chơi đùa gần cổng, có một thằng bé khá lắm”.
Cả 2 cùng bước ra sân, Cô Bố Tử Khanh chỉ thằng bé mà ông thấy nó “khá lắm”. Triệu Giản Tử ngạc nhiên nói : “ đúng nó là con của tôi.Tên của nó là Triệu Vô Tuất, nhưng mẹ nó là tiện tì…”. Cô Bố Tử Khanh ngắt lời liền : “ Nguồn gốc xuất xứ của mẹ nó không quan trọng, quan trọng là tinh hoa của trời đất tụ vào con người của nó. Là một thầy tướng số, trách nhiệm của tôi là nói cho ông biết những gì mà tôi thấy, còn việc chọn lựa là việc của ông, tôi không có thẩm quyền chọn lựa”.
Sau khi Cô Bố Tử Khanh ra đi, Triệu Giản Từ ngầm quan sát các con thì quả nhiên thấy Triệu Vô Tuất rất xuất sắc . Một hôm, tập họp các con lại , Triệu Giản Tử nói : “ Trên đỉnh Thường Sơn, cha có dấu một cái ấn ngọc, đứa nào tìm được đem về đây cha sẽ thưởng”. Các công tử lớn hô hào gia nhân đem cuốc xẻng rồi cả người lẫn ngựa nhắm hướng đỉnh Thường Sơn mà tiến. Riêng Triệu Vô Tuất một mình một ngựa, không đem cuốc xẻng cũng không gọi gia nhân đi theo. Nhìn theo các con, Triệu Giản Tử chỉ cười cười.
Chừng một giờ đồng sau chỉ có một mình Triệu Vô Tuất quay trở lại, Triệu Giản Tử hỏi :”con quay lại nhà sớm thế, bỏ quên không mang cái gì cần đó à”. Triệu Vô Tuất trả lời : “ Từ đỉnh Thường Sơn, chúng ta có thể quan sát và kiểm soát được mọi con đường dẫn vào Trường An “. Đây chính là “ đáp số ” mà Triệu Giản Tử mong đơi. Từ đó, ông quyết định chọn Triệu Vô Tuất là người kế thừa, quả nhiên về sau , Triệu Vô Tuất giương danh với thiên hạ.( Điển tích này người viết trích trong quyển TƯỚNG MỆNH KHẢO LỤC của VŨ TÀI LỤC)
Sử gia Trần Trọng Kim cho rằng Họ Hồng Bàng cai trị từ năm Nhâm Tuất (năm 2879 trước Tây Lịch) đến năm Quí Mão (năm 258 trước Tây Lịch) thì vừa đúng 2622 năm với 20 đời vua, trung bình 01 đời vua trị vì non 150 năm. Ông cũng nghi ngờ tính xác thực của những truyên xảy ra trong đời Hồng Bàng ( Sách Việt Nam Sử Lược Tập I – trang 13). BÁNH CHƯNG chắc chắn có từ trước đời vua Hùng Vương thứ 6, tuy vậy lấy mốc thời gian vào đời vua Hùng Vương thứ 6, chúng ta có thể tính ra niên biểu của BÁNH CHƯNG xuất hiện vào khoảng năm 1979 trước Tây Lịch. Và chúng ta tự hào nước Việt Nam có 4000 năm văn hiến cũng như có 4000 năm văn minh cũng không xa với thực tế là bao.
Về mặt địa lý, nước Trung Hoa có 2 con sông lớn, đó là sông Dương Tử và sông Hoàng Hà. Sông Dương Tử chia nước Trung Hoa làm 2 phần tương đối bằng nhau, phần đất tả ngạn sông Dương Tử được gọi là Hoa Bắc và phần hữu ngạn sông Dương Tử được gọi là Hoa Nam. Miền Hoa Bắc cao hơn nên nông sản chính được trồng là lúa mì, dân Trung Hoa miền Hoa Bắc ăn mì và bánh bao (biến chế từ lúa mì) trong khi miền Hoa Nam đất thấp ngập nước và khí hậu ít lạnh hơn, người dân trồng lúa gạo . Do vậy dân Trung Hoa miền Hoa Nam ăn hủ tíu và cháo trắng với trứng vịt muối hoặc củ cải muối ( hủ tíu và cháo trắng được biến chế từ gạo). Người viết không biết rõ thời điểm xuất hiện của mì và bánh bao của Hoa Bắc cũng thời điểm xuất hiện của hủ tíu và cháo trắng của miền Hoa Nam, nhưng đoan chắc rằng độ dinh dưỡng của BÁNH CHƯNG cao hơn mì và bánh bao của miền Hoa Bắc cũng như dinh dưỡng của BÁNH CHƯNG cao hơn hủ tíu và cháo trắng của miền Hoa Nam.
Nước Lạc Việt của chúng ta ít người và nhỏ bé hơn nước Tàu cho nên chúng ta thua họ về vũ lực (chả thế mà bị đô hộ gần một ngàn năm), nhưng chúng ta văn minh hơn người Tàu nên chúng ta không bị họ đồng hóa (dĩ nhiên không thể bỏ qua ý chí quật cường của cả dân tộc Việt). Dẫn chứng các món ăn truyền thống của người Tàu chỉ nằm trong các tiệm cao lầu chứ toàn dân Việt vẫn ăn uống và nấu nướng những món ăn “thuần Việt” . Điển hình là BÁNH CHƯNG vẫn hiện hữu trên 4 thiên niên kỷ rồi và người viết tin rằng BÁNH CHƯNG sẽ tồn tại mãi mãi với người Việt.
Cũng như Triệu Giản Tử bảo các con đi tìm “ấn ngọc”, vua Hùng Vương bảo các con dâng của ngon vật lạ. Đó là lối ẩn dụ để tìm nhân tài, Triệu Vô Tuất được Tướng Quốc Triệu Giản Tử chọn là người thừa kế vì ẤN của vị vua tương lai quý gấp trăm lần “ấn ngọc” làm bằng hồng ngọc (hay hoàng ngọc hoặc bích ngoc). Lang Liêu được vua cha chọn kế vị, vì trình độ văn minh của Lang Liêu đã tới VĂN MINH BIẾN CHẾ NÔNG SẢN, trong khi các hoàng tử khác dâng ngà voi, ngọc trai… tức là vẫn còn ở VĂN MINH LƯỢM HÁI & VĂN MINH SĂN BẮT.Cả thế giới hiện nay đang bươn chải để hướng về tương lai với VĂN MINH KỸ NGHỆ 4.0 thì Đảng CSVN đang cố tìm những ông già cương quyết TIẾN LÊN XHCN làm lãnh tụ, dân chúng thì không dám nổi dậy lật đổ chính quyền hủ lậu và bạc nhược, trái lại chỉ biết hí hửng hãnh diện vì làm được BÁNH CHƯNG to nhất thế giới (để sách Guiness ghi vào kỷ lục”quái đản” hù dọa thiên hạ)
San José ngày 26 tháng 2 năm 2019
Trần Trung Chính
Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019
Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Donald Trump tìm một dấu ấn trên trường quốc tế Anh Vũ
GÓP Ý: Trong hai năm nhiệm-kỳ đầu của TT Trump, để ngăn chận các ‘’nước lạ’’ đang khai-thác xung-đột trong chánh-giới Mỹ, nhất là trên phương-diện TTDC, chỉ sơ xẩy, là ông sẽ bị ‘thất-cử’’ vào nhiệm-kỳ 2 năm 2010! Đến lúc đó ‘‘búa rìu dư luận’’ sẽ trút trách-nhiệm là Ông đã làm ‘’suy yếu’’ và để cho Hoa-kỳ mất uy-tín trên chính-trường thế-giới!!! Song song với việc giải-quyết nội-bộ, Ông còn phải lo giải-quyết những hô-sơ đối-ngoại đầy phức-tap giữa các nước đồng-minh…thân-cân tranh nhau vì quyền-lợi với nhau! Bên cạnh đó, kẻ thù của Mỹ (Nga - Iran - TC và các nước XHCN còn sót lại) luôn luôn rình-rập ‘’trên từng cây số’’,chỉ chớ Mỹ ‘’vấp ngã’’ là đánh ‘’hội-đồng’’ không nương tay! (Họ ‘’đánh’’ cũng đúng, ngược lại, là bị Mỹ ‘’xóa sổ’’!!
Sau khi ‘’chiên-tranh thương-mãi’’ Mỹ - Trung ‘‘khai-diễn’’ chỉ là ‘’mặt nổi’’ của tảng băng! Để ‘’rảnh tay’’, TT Trump phải rút quân ra khỏi Afghanistans - Syria (thời hạn chưa xác-định)! Ngược lại, TT Trump cũng ‘’thổi’’ thêm vào các ‘’ngọn lửa’’ tại Đài-loan - Venezuela, ‘’ngon lửa’’ sẽ còn lan dần đến Biển Đông - Tân-cương - Tây-Tạng! (các nước XHCN cón ‘’ngáp ngáp’’ hãy ‘’ngậm miệng nín thở qua sông’’ và chờ đợi tới ‘’phiên’’ làm ‘’tảng băng chìm’’ thành băng tan!!!
Sau cuộc họp Thượng-đỉnh Trump - Un vẫn chưa có bản ‘‘tuyên-bố chung’’! “Chim bồ câu’’ vẫn chưa chịu ‘’làm tổ’’ tại bán đảo Triều-tiện! Biển Hoa Đông còn phải ‘’đón nhận’’ ‘’động-thái’’ của hai ‘’con bạc’’ Trump - Tập tren ‘’bàn cờ vây’’ QT!!!
Chờ xem ‘’con bạc QT’’ nào sẽ ‘’đổ thừa’’ tại …’’vận đen’’!!!!
VP Nguyễn-Đinh-Khánh
Anh Vũ
Tổng thống Mỹ Donald Trump và thủ tướng CS Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội, ngày 27/02/2019.REUTERS/Leah Millis
Hôm nay, 27/02/2019, tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ 2 với chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại Hà Nội. Không còn là cuộc gặp mang tính biểu tượng lịch sử như lần đầu cách đây 8 tháng tại Singapore, thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần 2 đang mở ra một hướng mới cho chính sách quốc tế của tổng thống Trump trong nửa cuối nhiệm kỳ.
Hai năm lãnh đạo cường quốc Hoa Kỳ với chủ trương « nước Mỹ trước tiên », ông Donald Trump tập trung chủ yếu vào các công việc đối nội cùng lúc phải đối phó với những công kích trong các hồ sơ nội bộ. Các chính sách đối ngoại Mỹ thường gây bất ngờ bởi các quyết định mang đậm tính cách cá nhân của ông Trump. Tổng thống Mỹ thường xuyên bị chỉ trích đã bỏ rơi vai trò cường quốc thế giới và thích thể hiện sức mạnh của nước theo kiểu vô nguyên tắc hay phi ngoại giao.
Tổng thống Mỹ khởi đầu hai năm sau của nhiệm kỳ bằng các hồ sơ quốc tế trọng điểm là Venezuela và hạt nhân Bắc Triều Tiên. Trước mắt là cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ 2 với lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Đây có thể được xem như là phép thử về vị thế và vai trò của cường quốc Hoa Kỳ trong giải quyết các vấn đề quốc tế.
Theo ông Aaron David Miller, một nhà ngoại giao kỳ cựu từng cố vấn cho 6 ngoại trưởng Mỹ, hai năm đầu nhiệm kỳ của ông Donald Trump thể hiện « lỗi chuyên môn ngoại giao ». Về mặt đối ngoại, chính quyền Trump không có những quyết định rõ ràng và được dự liệu trước. Tuy nhiên ông Miller nhận thấy tổng thống Trump đã khá khôn khéo để hạ nhiệt căng thẳng với Bắc Triều Tiên và ông thể hiện được ý tưởng rõ ràng về vai trò của Hoa Kỳ trong các cuộc chiến ở Afghanistan hay Syria. Các quyết định rút quân của tổng thống Trump đã dứt nước Mỹ ra khỏi các cuộc xung đột dai dẳng và bất phân thắng bại. Duy chỉ có hồ sơ hạt nhân Iran, quyết định của ông Donald Trump đang làm cho nước Mỹ trở nên lẻ loi.
Theo các nhà quan sát chính trường Mỹ, thì tất cả các đời tổng thống Mỹ khi bước chân vào Nhà Trắng đều không có kinh nghiệm gì về chính sách đối ngoại, nhưng hầu hết đều quan tâm đặc biệt đến các vấn đề quốc tế lớn ở cuối nhiệm kỳ, với hy vọng để lại một dấu ấn lịch sử nào đó. Tổng thống Trump lúc này cũng đang có cơ hội làm như vậy.
Với ông Donald Trump, trường quốc tế là nơi để xả bớt sức ép từ các hồ sơ vụ việc trong nước đang nhắm vào ông, đặc biệt từ khi đảng Dân Chủ nắm Hạ Viện. Chuyên gia Jordan Tamam, giáo sư American University cho rằng chính sách đối ngoại là lĩnh vực có biên độ hoạt động rộng hơn, tổng thống không bị ràng buộc nhiều bởi Quốc Hội.
Còn trên hồ sơ Bắc Triều Tiên, tổng thống Mỹ trong cuộc gặp lần thứ 2 với Kim Jong Un sẽ phải làm sao đạt được kết quả cụ thể xung quanh khái niệm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và những điều kiện cho tiến trình đó. Các nội dung trên mới chỉ được đề cập đến một cách chung chung và còn nhiều khác biệt sau cuộc gặp lần trước. Cho dù trước khi đến Hà Nội lần này, ông Trump từng tuyên bố không vội vã trong quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, nhưng hơn bao giờ hết ông Trump không muốn trở về Washington tay không.
Sau cuộc gặp thượng đỉnh Hà Nội, có thể sẽ chưa có được những quyết định mang tính đột phá lớn, thì ông Trump cũng phải mang về những kết quả cụ thể mở hướng đi cho tiến trình giải trừ hạt nhân và cho phép hy vọng vào một nền hòa bình bền vững trên bán đảo Triều Tiên.
Một thành công cụ thể ở thượng đỉnh Hà Nội, sẽ còn là cú hích cho ông Trump trong cách điều hành chính quyền trong nước, vốn đang bị đối lập bủa vây tấn công từ nhiều hướng và nhất là ông có thể tự tin nghĩ đến nhiệm kỳ tổng thống thứ hai khi mà chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ đang rậm rạp khởi động.
Tổng thống Mỹ khởi đầu hai năm sau của nhiệm kỳ bằng các hồ sơ quốc tế trọng điểm là Venezuela và hạt nhân Bắc Triều Tiên. Trước mắt là cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ 2 với lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Đây có thể được xem như là phép thử về vị thế và vai trò của cường quốc Hoa Kỳ trong giải quyết các vấn đề quốc tế.
Theo ông Aaron David Miller, một nhà ngoại giao kỳ cựu từng cố vấn cho 6 ngoại trưởng Mỹ, hai năm đầu nhiệm kỳ của ông Donald Trump thể hiện « lỗi chuyên môn ngoại giao ». Về mặt đối ngoại, chính quyền Trump không có những quyết định rõ ràng và được dự liệu trước. Tuy nhiên ông Miller nhận thấy tổng thống Trump đã khá khôn khéo để hạ nhiệt căng thẳng với Bắc Triều Tiên và ông thể hiện được ý tưởng rõ ràng về vai trò của Hoa Kỳ trong các cuộc chiến ở Afghanistan hay Syria. Các quyết định rút quân của tổng thống Trump đã dứt nước Mỹ ra khỏi các cuộc xung đột dai dẳng và bất phân thắng bại. Duy chỉ có hồ sơ hạt nhân Iran, quyết định của ông Donald Trump đang làm cho nước Mỹ trở nên lẻ loi.
Theo các nhà quan sát chính trường Mỹ, thì tất cả các đời tổng thống Mỹ khi bước chân vào Nhà Trắng đều không có kinh nghiệm gì về chính sách đối ngoại, nhưng hầu hết đều quan tâm đặc biệt đến các vấn đề quốc tế lớn ở cuối nhiệm kỳ, với hy vọng để lại một dấu ấn lịch sử nào đó. Tổng thống Trump lúc này cũng đang có cơ hội làm như vậy.
Với ông Donald Trump, trường quốc tế là nơi để xả bớt sức ép từ các hồ sơ vụ việc trong nước đang nhắm vào ông, đặc biệt từ khi đảng Dân Chủ nắm Hạ Viện. Chuyên gia Jordan Tamam, giáo sư American University cho rằng chính sách đối ngoại là lĩnh vực có biên độ hoạt động rộng hơn, tổng thống không bị ràng buộc nhiều bởi Quốc Hội.
Còn trên hồ sơ Bắc Triều Tiên, tổng thống Mỹ trong cuộc gặp lần thứ 2 với Kim Jong Un sẽ phải làm sao đạt được kết quả cụ thể xung quanh khái niệm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và những điều kiện cho tiến trình đó. Các nội dung trên mới chỉ được đề cập đến một cách chung chung và còn nhiều khác biệt sau cuộc gặp lần trước. Cho dù trước khi đến Hà Nội lần này, ông Trump từng tuyên bố không vội vã trong quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, nhưng hơn bao giờ hết ông Trump không muốn trở về Washington tay không.
Sau cuộc gặp thượng đỉnh Hà Nội, có thể sẽ chưa có được những quyết định mang tính đột phá lớn, thì ông Trump cũng phải mang về những kết quả cụ thể mở hướng đi cho tiến trình giải trừ hạt nhân và cho phép hy vọng vào một nền hòa bình bền vững trên bán đảo Triều Tiên.
Một thành công cụ thể ở thượng đỉnh Hà Nội, sẽ còn là cú hích cho ông Trump trong cách điều hành chính quyền trong nước, vốn đang bị đối lập bủa vây tấn công từ nhiều hướng và nhất là ông có thể tự tin nghĩ đến nhiệm kỳ tổng thống thứ hai khi mà chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ đang rậm rạp khởi động.
__._,_.___
|
4:14 AM (8 hours ago)
| |||
|
Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019
Một đoản văn làm sôi mạng xã hội.
Người việt nam hèn hạ” - Một đoản văn làm sôi mạng xã hội
Mặc Lâm, biên tập viên RFA - Trang mạng xã hội lại một lần nữa dậy sóng bởi bài viết ngắn của một cô gái rất trẻ nói về thực trạng đời sống xã hội cũng như tâm tính, văn hóa, thói quen ứng xử của người Việt Nam mà dưới ánh mắt của cô nó đáng được gọi là hèn hạ cùng với hai chữ Việt Nam không được viết hoa.
“Người việt nam hèn hạ”
https://www.youtube.com/
On Feb 27, 2019, at 5:12 AM, 'Luong Nguyen' wrote:
Chỉ mất 5 phút nhưng thấy nhiều điều hay , và người Việt Nam mình nên học hỏi
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜi MỸ & NGƯỜI VIỆT...
- Người Mỹ không thích người khác biết mình có tiền. Người Việt thì tìm cách khoe của.
- Người Mỹ thả thú vào rừng. Người Việt vào rừng bắt thú.
- Người Mỹ nói ít làm nhiều. Người Việt nói nhiều làm ít hoặc nói một đằng làm một nẻo.
- Người Mỹ khi ra nước ngoài thì tìm học cái hay. Người Việt thì tìm chỗ ăn chơi (đủ kiểu chơi)
- Người Mỹ hôn nhau ngoài đường, đi tiểu trong toilet. Người Việt hôn nhau trong toilet, đi tiểu ngoài đường.
- Ở Mỹ, lễ tết sếp tặng quà cho nhân viên. Ở Việt Nam nhân viên tặng quà cho sếp.
- Người Mỹ ăn nhanh để đi làm. Người Việt làm nhanh để đi ăn.
- Đàn ông Mỹ tan sở về nhà ngay. Đàn ông Việt tan sở lê la quán nhậu.
- Người Mỹ yêu động vật. Người Việt đấu trâu, đấu chó, chém lợn.
- Người Mỹ vừa dạo chơi vừa nhặt rác. Người Việt vừa dạo chơi vừa xả rác ra đường.
- Người Mỹ đánh bắt hải sản thì thả mấy con nhỏ và con cái đang mang trứng. Người Việt đánh bắt hải sản thì tóm toàn bộ không tha con nào hết (càng nhiều trứng càng tốt vì bổ béo).
- Người Mỹ va chạm nhau trên đường thì bắt tay xin lỗi và ôn hòa. Người Việt thì múa tay, ăn đấm vào mặt, hung hăng ăn thua đủ.
- Người Mỹ chủ nhật đem gia đình đi xa thành phố. Người Việt thì đem cả nhà đến trung tâm thành phố.
- Mỹ nhà xa mặt đường thì đắt. Việt Nam nhà xa đường thì rẻ.
- Người Mỹ không uống rượu trước mặt trẻ em. Người Việt uống rượu sai trẻ em đi mua thêm, đi chậm sẽ bị đánh đòn.
- Người Mỹ đến nhà hàng gọi ăn, uống vừa đủ. Người Việt sành điệu ăn uống phải bỏ lại nhiều (Người Mỹ bụng to hơn mắt, người Việt mắt to hơn bụng!).
- Yêu nhau người Mỹ hôn công khai. Người Việt hôn trong bóng tối.
- Người Mỹ đến nhà thờ cầu nguyện cho yên bình. Người Việt đến đền chùa để “hối lộ thần thánh” và cướp phá lộc, phết...
- Người Mỹ đi du lịch thì mặc cốt sao thoải mái và khám phá văn hóa. Người Việt đi du lịch thì lo áo quần, mặc đẹp và chụp ảnh, khoe khoang lên facebook, etc..
- Mỹ không thích hỏi tuổi, hỏi lương. Người Việt là câu cửa miệng.
- Người Mỹ không bao giờ vứt rác sang nhà hàng xóm. Người Việt không vứt được phải chịu.
- Người Mỹ không thích đàm đúm nói xấu cấp trên. Người Việt như có gen di truyền.
- Người Mỹ sống thật không thích khoe mẽ. Người Việt không khoe sợ người khác nghĩ mình nghèo...
- Người Mỹ mập ú mà sải bộ rất nhanh. Người Việt nhỏ con mà chân bước chậm rề.
- Người Mỹ ra đường đàn ông tay xách nách mang. Đàn ông Việt ra đường toàn ông kễnh.
- Ở Mỹ chặt một cây thì trồng 3 cây. Ở Việt Nam chặt hàng trăm cây nhưng không trồng cây nào.
- Ở Mỹ lên xe là chạy. Ở Việt Nam lên xe là bóp còi.
- Người Mỹ nuôi con theo ý họ. Người Việt nuôi con theo chỉ đạo của mẹ chồng.
- Người Mỹ bàn xong thì làm. Người Việt bàn xong thì bàn tiếp tục và tiếp tục bàn hoài...
- Người Việt bị chỉ trích thì nhảy dựng lên như đụng phải nước sôi. Người Mỹ bị chỉ trích thì tranh luận.
- Người Mỹ muốn đến nhà ai thì gọi điện thoại trước. Người Việt cứ đến nhà không thấy thì gọi hỏi sao không có ở nhà.?
- Người Mỹ luôn hỏi ý kiến con trước mọi vấn đề. Người Việt coi con trẻ là không biết gì, phải nghe theo mình.
- Ở Mỹ học nhiều, tiến sĩ ít. Việt Nam học ít, tiến sĩ nhiều (theo đầu người)..!
Đúng không cả nhà?
*****Quân sư cho TT Trump chống TC là ai? Lê Thành Nhân
Wow.... Bên canh TT Trump toàn là nhân tài
đã đọc lần thứ nhất , và lần thứ hai đọc thật chậm rãi ,
nghiền ngẫm từng phân tích một trong bài viết , quá hay , và
vô cùng bái phục những quân sư của TT Trump ,
đúng là những vị cứu tinh của nước Mỹ ,
tuy nhiên đọc bài viết về nhân vật Quân sự lão luyện và thông
mình tột bực này rồi
thì lại lo lắng cho nước Mỹ , Nếu như nhiệm kỳ tới TT Trump bị
lũ hèn hạ dùng mọi mưu hèn kế bẩn để hạ TT Trump và người
của Dân Chủ lên kế nhiệm
thì lịch sử Obama năm xưa lại tái diễn và nước Mỹ xem như quay ngược trở lại lệ thuộc vào Tàu Cộng
và Bắc Hàn tiếp tục phát triển mạnh vũ khí hạt nhân ,
di dân tràn ngập Mỹ kinh tế Mỹ sẽ đi xuống như xe tụt dốc
không phanh , Tàu Cộng chiếm lĩnh đứng đầu Thế Giới ...
phải làm sao đây phận đàn bà xứ tuyết không phải công dân
Mỹ chỉ biết ......BUỒN
Quân sư cho TT Trump chống TC là ai? ---
(Tác giả: Lê Thành Nhân-Bao Mai )
M ỗi một tổng thống Hoa Kỳ khi muốn xoay chuyển tình hình thế giới thì có một quân sư đứng sau lưng, muốn nhìn hướng đi của Mỹ thì hãy nghiên cứu quân sư đó là ai?
thuộc trường phái nào? Lý tưởng và lập trường ra sao? Con người có bản chất và hành động cương quyết không? v.v..
Như trong cuộc chiến Việt Nam, những chính khách nắm vận mệnh Việt Nam Cộng Hòa phải nghiên cứu, tìm hiểu và chú ý đường đi nước bước về nhân vật Henry Kissinger, bởi vì ông ta là “kiến trúc sư” về việc giải quyết chiến tranh Việt Nam, từ đó chúng ta dự đoán ra hướng đi của cuộc chiến mà xoay xở trước khi quá muộn…
Điều này nói ra đây là chuyện đã rồi, nhưng là một bài học rút kinh nghiệm. Nay, ông Trump đánh kinh tế Tàu Cộng, chắc chắn sau lưng ông phải có một quân sư, người đó là Luật Sư (LS) Robert Lighthizer trong chức vụ Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ…
Nếu không hiểu được Lighthizer chẳng khác gì dự đoán cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Tàu như “người mù rờ đuôi voi”.
Robert Lighthizer sinh ngày 11 tháng 10 năm 1947, năm nay 71 tuổi. Năm 1973, tốt nghiệp ngành Luật tại Georgetown University, sau đó làm việc cho công ty Covington & Burling LLC tại Washington DC.
Năm 1978, LS Lighthizer rời công ty trở thành giám đốc của Ủy Ban Thượng Viện Hoa Kỳ về Tài Chánh làm việc dưới quyền Thượng Nghị Sĩ Bob Dole.
Vào năm 1983, Robert Lighthizer được Thượng Viện Hoa Kỳ chuẩn nhận là Phó Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ cho Tổng Thống Ronald Reagan.
Năm 1985, Robert Lighthizer gia nhập văn phòng công ty Skadden, Arps, Slate, Meagher & Flom LLP của Washington với tư cách lãnh đạo nhóm Thương Mại Quốc Tế của Công Ty.
Ngày 3/1/2017, Tổng thống Donald Trump đề cử LS Lighthizer vào nhiệm vụ Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ và đã được Thượng Viện Mỹ chấp thuận đại đa số 82/100 vào ngày 11/5/2017.
Những thành tích của LS Robert Lighthizer đem về cho nước Mỹ
1_ Đàm phán thương mại giữa ba nước bắc Mỹ Canada-Mỹ-Mexcico: Robert Lighthizer là “kiến trúc sư” của Hiệp Định Luật Thương Mại USMCA (United State-Mexcico-Canada Agreement) giữa ba nước Mỹ-Canada-Mexcico thay thế đạo luật NAFTA (North America free Trade Agreement) đã lỗi thời sau gần phần tư thế kỷ (1994-2018).
Ở đó có nhiều lỗ hổng cho kinh tế “gian tà” của Tàu Cộng lợi dụng “tariff free” của NAFTA để bán hàng không thuế vào thị trường Mỹ qua Mexico và Canada.
Chỉ 7 ngày sau được Thượng Viện Hoa Kỳ phê chuẩn vào chức vụ Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ, ngày 18/5/2017 ông Lighthizer báo cho Quốc Hội biết rằng Tổng Thống Trump có ý định tái đàm phán về NAFTA mà ông là người đại diện cho Hoa Kỳ trong cuộc đàm phán này.
Sau 18 tháng đàm phán, đến cuối tháng tháng 10 năm 2018, Hiệp Định NAFTA được thay bằng USMCA, đây là chiến thắng thương mại của Lighthizer đối với Tàu Cộng chứ không phải với Canada và Mexcico.
Vì sao? Bởi vì NAFTA là một Hiệp Định Thương Mại Tự Do Thuế Quan giữa 3 nước Mỹ-Canada-Mexcico trong khối Bắc Mỹ mỗi năm giao dịch lên đến 12 ngàn tỉ USD.
Tàu Cộng lấy cơ hội đó mở những công ty ở Mexcico và Canada sản xuất hàng trăm mặt hàng bán qua Mỹ không đóng thuế dựa trên hiệp ước NAFTA.
Nay USMCA không cho phép trường hợp “lạm dụng” đó xẩy ra nữa mà bắt buộc:
Hàng hóa phải từ các quốc gia thành viên USMCA làm ra, nghĩa là những bộ phận phụ tùng xe hơi, động cơ điện v.v.. phải là Made in Canada, USA hay Mexcico chứ không phải từ nước ngoài (nói cách khác không là Made In China) mới được ưu đãi thuế quan qua biên giới.
Ba nước thành viên muốn làm ăn với quốc gia chưa phải “kinh tế thị trường” (nói cách khác là China, Việt Nam….) phải báo cho các thành viên của USMCA 3 tháng để duyệt xét.
Canada phải mua thực phẩm nông sản và thịt nông trại của Mỹ (trước đây Canada né không mua).
Đàm phán USMCA kết thúc vào đầu tháng 11 và chính thức ký kết giữa ba nước vào ngày 1/12/2018 ở Hội Nghị Thượng Đỉnh G20, Argentina. TT Trump hứa nhanh chóng thực hiện USMCA.
Đó là lưỡi kiếm cắt đứt vòi bạch tuộc của Tàu Cộng thò vào Bắc Mỹ hút đô-la từ mấy chục năm nay! Khi USMCA thực hành, đời sống của người dân ba nước này sẽ có lợi tức cao hơn và khá hơn (lương tối thiểu cho công nhân những nhà máy có liên hệ giao thương là $16/giờ).
Robert Lighthizer họp báo tại Tòa Bạch Ốc sau khi thành công đàm phán thương mại với Canada và Mexcico về Hiệp Định Thương Mại USMCA thay cho NAFTA
2_ Đàm phán thương mại giữa Mỹ – Liên Xô: Khi nhận nhiệm vụ Phó Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ dưới thời Tổng Thống Ronald Reagan năm 1983, Robert Lighthizer từng tiến hành các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Liên Xô về việc chấm dứt lệnh cấm vận bán ngũ cốc của Mỹ sang Liên Xô.
Lighthizer gặp Tổng thống Ronald Reagan năm 1983
Trong thời gian đàm phán lúc đó, hàng tin Bloomberg tiết lộ một câu chuyện khôi hài nhưng khá thú vị, Lighthizer được các đối thủ phía Liên Xô tặng một hộp thuốc lá Cigar Cuba, ông đã hút nó liên tục trong căn phòng không cửa sổ trong suốt thời gian đàm phán “để các nhà đàm phán thương mại của Liên Xô mất cảnh giác” và hộp Cigar trống rỗng khi thời gian đàm phán căng thẳng.
Kết thúc ông ném hộp Cigar rỗng xuống đất với thắng lợi thuộc về Mỹ.
3_ Đàm phán hạn chế xuất khẩu tự nguyện: Một trong những điểm nổi bật trong sự nghiệp làm cố vấn thương mại của Lighthizer là ông đã tham gia thảo luận rất nhiều thỏa thuận thương mại về “Hạn chế xuất khẩu tự nguyện”.
Lợi dụng sự đe dọa áp thuế trừng phạt, Mỹ đã thuyết phục các quốc gia khác “tình nguyện” hạn chế xuất khẩu sang Mỹ các sản phẩm có nguy cơ đe dọa đến các ngành công nghiệp nước Mỹ vì sự cạnh tranh.
4_ Đàm phán thương mại với Nhật: Dưới thời của cựu Tổng thống Reagan, Đại diện Lighthizer giúp chính phủ Hoa Kỳ đạt được những thỏa thuận thương lượng với hơn chục quốc gia về ngành thép, trong đó lớn nhất là Nhật.
Tiến trình đó đã cho Lighthizer một kinh nghiệm quý báu rằng nước Mỹ có thể thành công trên thương trường quốc tế với quan điểm “diều hâu” cứng rắn.
Lập trường kinh tế:
Với những thành tích đem về cho nước Mỹ nổi trội, nghệ thuật đàm phán thương mại lão luyện, hiện đang có quyền hạn bậc nhất trong những vấn đề thương thuyết thương trường trên thế giới, nhưng Robert Lighthizer là một người thầm lặng trong Tòa Bạch Ốc.
Đã từ mấy chục năm qua, ông Lighthizer rất bất mãn về việc Mỹ bị thua lỗ trên cán cân thương mại thế giới đặc biệt là với Tàu Cộng, điều này chẳng khác gì nước Mỹ bị chảy máu từ từ đến lúc như một con voi bị khô máu.
Ông Lighthizer có cùng quan điểm về thương mại tự do giống TT Trump, nên hai người rất tâm đắc xem nhau như “đồng chí”, và ông luôn là một trong những trợ thủ đắc lực của TT Trump mỗi khi vấn đề kinh tế được đem ra bàn thảo tại Tòa Bạch Ốc.
Cả hai, Lighthizer và Trump đều cho rằng kinh tế Tàu Cộng là mối đe dọa nguy hiểm với nền kinh tế Hoa Kỳ.
Họ tin tưởng rằng Mỹ là nạn nhân của các thỏa thuận thương mại tự do không công bằng và Mỹ nên cân nhắc áp dụng các biện pháp mạnh hơn như “áp thuế” lên mặt hàng nhập khẩu để bảo vệ các ngành kỹ nghệ, giới sản xuất và quyền lợi cho công nhân Hoa Kỳ.
Chủ thuyết của Robert Lighthizer (Lighthizerism)
Về cá tính, dù âm thầm nhưng dứt khoát, không ỡm ờ như các nhà thương thuyết khác, Robert Lighthizer thể hiện sự hiên ngang cứng cỏi như bức tranh lớn của mình bằng người thật treo sừng sững trong nhà.
Ông chưa bao giờ tỏ ra thiếu tự tin vì ông biết rõ ông sẽ làm gì và làm như thế nào để đạt mục đích ông đã đề ra.
LS Lighthizer thường quyết định dứt khoát về vấn đề giao thương giữa Mỹ và các nước trên thế giới như một học thuyết mà Giáo Sư môn lịch sử Quinn Slobodian ở trường đại học Wellesley, thành phố Boston, Massachusetts, cho là một học thuyết mới nổi lên “Lighthizerism” (chủ nghĩa Lighthizer), đó là một “triết lý kinh tế dẫn dắt chính quyền Tổng Thống Trump” và dự đoán chủ nghĩa này sẽ còn kéo dài đối với nền kinh tế nước Mỹ.
Chủ nghĩa kinh tế của Robert Lighthizer là gì?
“Muốn có được vị thế thì Mỹ cạnh tranh kinh tế với các quốc gia khác phải đặt trên cơ sở tự do thương mại, hai bên bình đẳng, không có rào cản, hãy để cho các nguyên lý kinh tế quyết định mọi thứ”.
Đây chính là những điểm bao hàm trong nội dung bài diễn văn mà TT Trump đọc tại Diển Đàn APEC tại Đà nẵng tháng 11 năm 2017.
Mặc dù vậy, “tự do thương mại” của Lighthizer không nằm ở mục tiêu mở cửa thị trường tự do không kiểm soát, mà là cam kết sử dụng những “vũ khí” công khai về giao thương để đạt được chúng.
Robert Lighthizer cũng không chủ trương bảo hộ là “đắp lũy xây thành” để biến nước Mỹ thành một ốc đảo, mà mục đích là lấy lại những lợi thế của Mỹ cho các nhà sản xuất Hoa Kỳ đang bị thua thiệt trên thương trường quốc tế (chủ nghĩa tư bản lành mạnh).
Về toàn cầu hóa, Robert Lightthizer tuyên bố ông không “chấn dứt toàn cầu hóa”, mà là thời kỳ cạnh tranh kinh tế khốc liệt hơn, dùng chiến tranh thương mại là “phương tiện” dẫn tới thương mại tự do.
Từ đó đi đến “toàn cầu hóa” một cách công bằng, lành mạnh và lâu dài. Các đạo luật thương mại như WTO, một bên thì thi hành nghiêm chỉnh còn bên kia thì dối trá là tình trạng bấp bênh kinh tế trên thế giới dẫn đến bất an khu vực hay toàn cầu.
Robert Lighthier đối với kinh tế Tàu Cộng
Ông cho kinh tế Tàu Cộng hiện nay không còn Cộng Sản mà là “chủ nghĩa tư bản nhà nước” (chứ không phải kinh tế thị trường).
Ở đó Đảng Cộng Sản cầm quyền sử dụng các công ty quốc doanh (vốn nhà nước) kết hợp và hỗ trợ những công ty tư nhân để tạo ra một ngành sản xuất nội địa khổng lồ thách thức các cường quốc kinh tế có nền kinh tế thị trường tự do lành mạnh.
Không những thế, còn dùng những linh kiện điện tử cài đặt hệ thống sản xuất để “ăn cắp” kỹ thuật tối tân của các nước Tây phương, đặc biệt là tại Mỹ.
Trong một buổi họp tại Tòa Bạch Ốc vào tháng 8/2017, Robert Lighthizer là người thuyết trình chính sách cứng rắn giao thương với Tàu Cộng.
Những luận cứ, những tài liệu, những biểu đồ kinh tế và những chiến lược thương mại của Lighthizer đã phát họa một lộ trình đánh vào thương mại Tàu Cộng.
Buổi thuyết trình xuất sắc đã thuyết phục các quan chức cao cấp Tòa Bạch Ốc trong buổi họp kính nể.
Qua buổi họp này, các bình luận gia trên thế giới đánh giá Tòa Bạch Ốc mất người chống Tàu Cộng quyết liệt nhất là Trưởng Cố Vấn Chiến Lược Steve Bannon, thì lại hiện lên một Steve Bannon khác chống Tàu Cộng cương quyết có sách lược nhất quán với một chủ thuyết rõ ràng đó là LS Lighthizer.
Robert Lighthizer là một người tỏ ra rất khá am tường chiến thuật “trì hoãn chiến” để câu giờ của Tàu Cộng nên ông đã dứt khoát ra đòn trừng phạt “áp thuế” sau một thời gian các chính trị gia đứng đầu Tòa Bạch Ốc ngành tài chánh và thương mại của Washington đến Bắc kinh đàm phán nhưng không có kết quả.
Tháng 11/2017, TT Trump ra lệnh trong phái đoàn đàm phán đến Bắc Kinh, Robert Lighthizer là người duy nhất có quyền gặp những nhân viên cao cấp nhất của Tàu Cộng kể cả Tập Cận Bình.
Vào thời đó, mặc dù Đại Sứ Mỹ tại Bắc Kinh là Terry Brandstad có đánh điện qua Mỹ yêu cầu xin cho Bắc Kinh thêm một vòng đám phán nữa, nhưng Lighthizer quyết định chấm dứt, đã đến lúc hành động và phải có biện pháp mạnh mẽ.
Từ đó ra đời đợt “áp thuế” đầu tiên lên các mặt hàng Tàu Cộng 50 tỉ USD.
Về việc chống kinh tế Tàu Cộng, ngày 18/09/2017, tại Washington DC Robert Lighthizer nói về kinh tế Tàu Cộng như sau: “mô hình kinh tế của Tàu Cộng hiện nay là mối đe dọa chưa từng có đối với hệ thống thương mại thế giới mà không thể giải quyết bằng các quy tắc toàn cầu hiện hành”.
Ông giải thích thêm: “Có một thách thức nổi lên trong hoàn cảnh hiện tại, thực trạng này khó khăn hơn nhiều so với những gì đã xảy ra trong quá khứ, và mối đe dọa đó là China.
Quy mô vượt trội của nỗ lực điều hành và phối trí của chế độ Bắc Kinh nhằm phát triển nền kinh tế quốc gia, tài trợ, tham vọng thắng lợi cho đất nước, ép buộc chuyển giao công nghệ và làm méo mó thị trường tại Tàu Cộng và trên toàn thế giới, chính là mối de dọa tới hệ thống thương mại toàn cầu và điều này là chưa từng có tiền lệ”.
Để đối đầu thương mại với một đối thủ “chưa từng có tiền lệ”, Lighthizer phải đối đầu một cách sáng tạo chứ không thể theo kinh nghiệm cổ điển. TT Trump đã ra lệnh cho ông Robert Lighthizer một năm để nghiên cứu cách đối đầu với Tàu Cộng cho hữu hiệu.
Bởi thế, giữa tháng 8/2017, Tổng thống Donald Trump đã ký quyết định điều tra hoạt động thương mại Tàu Cộng. Ông Lighthizer được giao nhiệm vụ tiến hành điều tra ban đầu về Tàu Cộng vi phạm sở hữu trí tuệ theo Khoản 301 của Luật Thương Mại Hoa Kỳ.
Và có thể áp thuế trên lãnh vực này, vì cho rằng hằng năm “sở hữu trí tuệ” bị Tàu Cộng đánh cắp tính đến hàng ngàn tỉ đô-la. Và dĩ nhiên trong những đợt “áp thuế” tăng lên 25% đều là đề nghị của Lighthizer.
Ông tiên đoán cuộc chiến tranh thương mại với Tàu Cộng là cuộc chiến trường kỳ,
Một nước Tàu có thói quen làm ăn xảo trá với hệ thống kinh tế nghịch chiều với thế giới tự do trong nhiều thập niên qua, nay mà nhanh chóng đưa họ đi vào quỹ đạo của kinh tế thị trường phải cần thời gian và nhiều biện pháp chống trả hữu hiệu, không thể một sáng một chiều mà chiến thắng được.
Ông Lightthizer lo sợ rằng cuộc chiến bị gãy cánh giữa đường vì thời gian chỉ còn một năm rưỡi nữa là có sự thay đổi chủ Tòa Bạch Ốc, khi vị Tổng Thống Mỹ mới có quan niệm hòa hoãn với Tàu Cộng thì Lighthizerism bị ngưng đọng.
Robert Lighthizer là người cầm đầu đàm phán thương mại với Tàu Cộng sắp tới:
Hiện nay bộ tham mưu về thương mại của Tòa Bạch Ốc, Tiến sĩ Navarro nhân vật diều hâu cho rằng ông Lighthiezer là người có khả năng dẫn dắt cuộc đàm phán 90 ngày của Hoa Kỳ đối đầu với Trung Cộng.
Ông Larry Kudlow, Chủ Tịch Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia cũng đồng ý là ông Lighthizer là nhân vật xứng đáng trong cuộc đàm phán 90 với Trung Cộng… một cuộc “hưu chiến” ngắn hạn nhưng rất quan trọng.
Ra trận nhiều lần chưa bao giờ thua cuộc, một nhà đàm phán thượng thặng, có kinh nghiệm với Tàu Cộng và nhất là ý niệm hạ đối thủ thương mại để đem công bằng và quyền lợi cho nước Mỹ đã chất chứa trong tiềm thức mấy chục năm nay.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Tàu càng ngày càng lớn, càng phức tạp, ông Lighthizer là người có đủ quyết tâm, kinh nghiệm và bản lãnh để hạ con chồn cáo Tàu Cộng, hầu diệt hậu họa cho nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung.
Tình hình chính trị tại Mỹ cho thấy Robert Lighthizer không phải là người cô đơn. Cả lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ, các cơ quan an ninh FBI, CIA, NSA đều quyết tâm chống Tàu Cộng trên mọi mặt. Bà Nancy Pelosi thuộc đảng Dân Chủ, Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ tương lai, cũng tuyên bộ ủng hộ TT Trump trong việc chống Tàu Cộng.
Đây là quyền lợi nước Mỹ, dù đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa đều phải quyết liệt để đánh bại Tàu Cộng. Nếu không, để càng lâu thì Mỹ phải trả một giá rất đắc. Đôi khi mất vị thế siêu cường!
Lê Thành Nhân
TRUNG QUỐC BỎ VIỆT NAM ĐỂ GIỮ TRIỀU TIÊN HAY BỎ TRIỀU TIÊN ĐỂ GIỮ VIỆT NAM?
TRUNG QUỐC BỎ VIỆT NAM ĐỂ GIỮ TRIỀU TIÊN HAY BỎ TRIỀU TIÊN ĐỂ GIỮ VIỆT NAM?
Sài gòn 26/02/2019.
TRUNG QUỐC BỎ VIỆT NAM ĐỂ GIỮ TRIỀU TIÊN HAY BỎ TRIỀU TIÊN ĐỂ GIỮ VIỆT NAM?
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều được diễn ra tại Hà Nội Viêt Nam đã có rất nhiều bài viết đưa ra những dự đoán... Tôi không bác những luận cứ của họ nhưng cũng không tán đồng hoàn toàn vì đó chỉ là cách nghĩ chủ quan của giới bình luận chứ không phải của tổng thống Trump và cũng không phải là nỗi lòng của Kim Jong Un.
Các chuyên gia bình luận chính trị dựa vào kỳ hạn 90 ngày về vấn đề thương mại giữa Mỹ và Trung quốc (Tq) vừa sắp đến ngày cuối thì tổng thống Trump lại cho Tq có thêm thời gian. Từ điều này họ suy luận Hoa Kỳ đang hoà hoãn với Tq để Tq không gây tác động xấu đến cuộc hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều. Luận cứ này chẳng có gì là thuyết phục cả vì một khi nhượng bộ với cs là tự đào huyệt chôn bản thân vì cs được một sẽ lấn hai, ba..., Hiệp định đình chiến giữa VNCH với cs bắc Việt đã là bài học nhãn tiền. Tổng thống Trump là tay kiệt xuất về đàm phán nên thừa biết điều này, vì vậy không bao giờ dùng hạ sách này cả.
Hiện tại Trump đang phải chống kẻ thù trong, đối phó giặc thù ngoài nên những chiêu tung ra phải luôn thiên biến vạn hoá, trong đó có chiến sách đòn bẩy, đánh vào tinh thần lũ chống đối và đâm vào não các tổ chức doanh nghiệp cstq.
Trump gia hạn thời gian cho Tq phải cải tổ vấn đề thương mại là liều thuốc tăng huyết áp cho các doanh nghiệp Tq vì đầu vào và đầu ra của họ lại bị treo thêm thời gian để chờ xem quyết định của Trump như thế nào mà như vậy sẽ khiến cho các nhà đầu tư đắn đo chẳng dám bắt tay với Tq vì biết Trump có lắm chiêu thuật và đang chuẩn bị đòn bất ngờ mà đánh vào dạ dày và yết hầu Tq, còn phía các doanh nghiệp Tq vốn đã hoang mang nay càng bối rối vì chẳng biết là nên tăng mức sản xuất hàng hoá hay chỉ sản xuất cầm chừng để duy trì hơi thở như trong suốt năm qua. Thế là mức doanh thu không đủ để trả lãi ngân hàng khiến cho sự phá sản là điều chắc chắn mà nếu sản xuất như lúc thịnh thời thì bị ứ đọng hàng hoá càng làm cho tiêu vong nhanh hơn! Đã thế, công nhân ít việc làm lương không đủ sống nên bỏ nhà máy mà ra đi kiếm cơm lay lất, làm tăng thêm đại hoạ cho Tq.
Tq 20 năm qua rời xa nông nghiệp để công nghiệp hoá đất nước nên lương thực thiếu trầm trọng phải nhập nông sản của các nước Âu, Mỹ mỗi năm gần 200 tỷ USD. Nếu kinh tế thương mại trôi chảy thì số tiền này không là gánh nặng nhưng hơn 1 năm qua sản phẩm hàng hoá công nghiệp của tàu cộng bị ế tắc, kinh tế suy bại tụt dốc không ngừng mà cứ phải xuất ngân khố để mua nông sản nên càng lâm vào thế cùng quẫn. Trump kéo dài việc đàm phán thương mại là chiến thuật rất tuyệt, một phát ba hồng tâm:
1/ Khoá các đường làm ăn của các công ty tàu cộng thêm một thời gian nữa khiến sản phẩm công nghệ của tàu trở thành lỗi thời, lạc hậu mà như vậy là phá sản.
2/ Mở rộng đường cho phe đồng minh khuấy đảo, ép Tập phải nhượng bộ nhiều hơn nữa mà có lợi cho cả châu Âu và Mỹ.
3/ Khớp miệng các phe dân chủ đối lập với Trump, buộc họ phải ngồi bó gối mà hưởng thành quả từ cuộc chiến của Trump đem lại.
Tập Cận Bình (Tập) nuốt quả đắng, thế mà giới báo chí thiên tả cứ thổi bong bóng đủ màu cứ như là Trump đã muốn đình chiến thương mại với Tq vậy! Và còn thêu dệt là Trump nới lỏng cho Tq để Tập buông Triều Tiên ra để cho Mỹ dễ bề đàm phán! Ôi sự vớ vẩn và tào lao đến nực cười!
Giới báo chí thiên tả là những người thiển cận hay muốn bịt mắt thiên hạ đây?! Họ phải biết cuộc thương thuyết chấm dứt sản xuất vũ khí hạt nhân của Triều Tiên có đạt được thành công tuyệt đối hay còn dùng dằng trong một số điều kiện của Mỹ đưa ra thì đó cũng là chiến thắng vẻ vang của Hoa Kỳ vì quốc gia Triều Tiên tiếp tục bị cấm vận, bị áp đặt chứ không phải Mỹ bị cấm cửa! Hãy tỉnh đi, đừng ru ngủ độc giả nữa!
Mỹ luôn luôn là chiếu trên, Un ở thế dưới lại đang xin Trump nới lỏng vòng kim cô để sinh tồn nên chẳng ngu gì ương ngạnh mà húc đầu vào đá, chọc giận rồi bị Trump xiết chặt thêm cái vòng kim cô và tăng thêm thời gian cấm vận khiến kinh tế Triều Tiên thêm khủng hoảng, binh tướng không có lương mà trả.
Quốc khố Triều Tiên lâu nay đã cạn vì Un dốc hết tài sản quốc gia để tăng cường quân sự, đổ tiền vào những cuộc nghiên cứu và thử nghiệm vũ khí hạt nhân nên đâu còn đủ máu mà cầm cự lâu dài. Chưa hết, nguồn tiền khổng lồ mà Kim Jong Nam, anh trai của Un nắm giữ để hoạt động bên ngoài đã bị đóng băng khi Nam bị ám sát chết. Điều này khiến cho Triều Tiên bị tê liệt chỉ còn cái đầu và một cánh tay là ngúc ngoắc được mà thôi, Trump đã nắm được thóp, Un làm sao dám đấu.
Trump đang suy nghĩ là thuần hoá Un hay hạ nốc ao Un đây?! Nếu Trump cấm vận Triều Tiên lâu hơn nữa thì chắc chắn guồng máy cs Triều Tiên sẽ sụp đổ vì hết tiền, nhất là dân chúng bắc Hàn vốn đang đói lại thêm đói thì cuộc nội loạn sẽ diễn ra! Cái gương Venezuala đang trước mắt nên Un thấm điều này lắm!
Ý dân là ý Trời, đừng tưởng đàn áp dân mãi là được đâu! Hỡi lũ cs! Hôm nay dân chưa nổi loạn hay biểu tình rồi mà chưa thành thì ngày mai và ngày mai nữa sẽ thành công! Lịch sử đã chứng minh điều này rất nhiều lần và luôn luôn là như thế! Hỡi những tên việt gian hãy đứng về phía dân tộc tổ quốc, đừng để hối hận mà không kịp! Tài sản các ngươi vơ vét cướp của dân thì dân chúng có thể buộc các ngươi trả lại một phần nếu như các người đứng về phía dân tộc mà thay đổi đất nước như thời Balan, đông Đức... và Venezuala hôm nay.
Môi hở răng lạnh! Việt Nam (VN) và Triều Tiên là hai quốc gia liền kề Tq và là chư hầu quan trọng của Tq nhưng chỉ có mỗi một quốc gia mà Tập thao túng được hoàn toàn đó là VN.
VN tuy bề ngoài là quốc gia đu dây nhưng thực thể lại là người Tq đã được cài cắm từ lâu và đã nắm quyền điều hành bộ chính trị csvn còn các quan chức VN chỉ là những kẻ bù nhìn, là những con sâu mọt chỉ biết tranh nhau tấm bánh béo là tiền vay mượn nước ngoài và cướp tài sản đất đai nhà cửa của người dân trong nước.
Triều Tiên tuy là quốc gia cộng sản, chịu sự chi phối của Tq nhưng nó là đế quốc của gia đình trị họ Kim được cha truyền con nối từ Kim Nhật Thành trao cho con là Kim Jong Un nên những ông vua này chẳng bao giờ để cho Tq thọc sâu vào hệ thống quyền lực của dòng họ Kim. Đảng cs chỉ là đường lối pháp trị để bảo vệ vương quyền nhà họ Kim mà thôi.
Người xưa nói “nhà giàu sợ chết, người nghèo sợ đói, vua sợ mất ngai vàng”, thật đúng như vậy, cái lo của Un là đấy! Un sẽ làm mọi cách vừa ôn hoà vừa hạ mình để đạt được thoả thuận. Như vậy Trump mới mở cửa thổi luồng sinh khí vào quốc gia Triều Tiên cho dân chúng bắc Hàn có việc làm ổn định, no về cái ăn mà không nghĩ đến chuyện lật đổ cơ đồ của họ Kim.
Trump chọn Hà Nội Viêt Nam làm điểm hội nghị là đang dồn Tập lui thêm một bước nữa, buộc Tập phải có quyết định đầu hàng về thương mại và phải xếp cánh ngồi một xó để Trump đá bóng cho Un bắt. Nếu Tập không kềm được bình tĩnh mà chen mồm chen miệng xúi bậy Un thì Tập phải trả giá cho cuộc chiến thương mại, quyền sở hữu trí tuệ...
Tập có dám chơi cứng trong lúc này không?! Tôi biết chắc sẽ có ngày Tập khai chiến quân sự với Mỹ, Âu... nhưng chưa phải lúc này vì Tập còn nhìn vào canh bạc của phe dân chủ trong cuộc tranh cử kỳ tới năm 2020. Nếu phe dân chủ lại thất bại thì Tập sẽ chơi liều “được ăn cả ngã về không”.
Lúc này Tập cần dạy học trò Nguyễn Phú Trọng (NPT) phải làm gì vì nếu VN vuột khỏi tầm tay thì Tq sẽ mất nguồn tài nguyên dầu khí, nông sản mà như vậy dân tàu sẽ thiếu ăn, các nhà máy của tàu cộng sẽ trì trệ vì không đủ nhiên liệu. Ngoài dầu hoả ra thì mỗi năm tàu cộng khai thác ở VN hàng trăm ngàn tấn nhôm, đồng, sắt và kẽm, hàng trăm tấn titan, bạc, Crôm, đó còn chưa kể đến nguồn thạch anh mỗi tháng hàng ngàn tấn chở qua tàu để làm nguyên liệu xây dựng và dùng cho kỹ nghệ luyện kim cũng như gốm sứ cao cấp.
Nếu NPT lánh mặt trong lúc này thì cũng là chuyện dễ hiểu nhưng NPT mà làm vậy là khắc sâu thêm sự chú ý của Trump đối với csvn. Chắc chắn sắp tới đây VN sẽ bị xiết chặt nhiều thứ và bị cô lập dần về kinh tế, hàng hoá xuất ra ngoài sẽ bị xét duyệt khó hơn khiến các doanh nghiệp cs bị phá sản. Nước cờ lánh mặt của NPT trước đây đã xài rồi, nay nếu xài lại là điều tối kỵ trong binh pháp! Những nguồn tiền đen, nguồn tiền đỏ của NPT cũng như của đám quan chức cs khác coi như đã bị Mỹ đưa lên tầm ngắm và ngày xạ thủ đang được đếm trên một, hai quyển lịch nữa thôi!
NPT chắc sẽ không lánh mặt mà sẽ có thái độ cởi mở với nụ cười giả tạo trên môi nhằm kiếm sự hoà hoãn cho thầy Tập và cho cả đảng csvn trong lúc này. Trump dù khắt khe với cs thì cũng không có lý do mà hạ thủ với VN vì VN còn có giá trị nơi vùng biển Đông để Mỹ chặt tàu.
Nguyễn Thị Mỹ Nghệ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)