Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

SỬ VIỆT HIỆN-ĐẠI MỘT CÁCH VIẾT MỚI - Lê Xuân-Nhuận

Thông-tin đa chiều là ngọn đuốc soi rọi mọi khía canh'' đen tối! Coi để biết, biết để....tránh hay  phản-biện!! Bài viết của tác-giả, không nhất thiết là quan-điểm của THNT.


SỬ VIỆT HIỆN-ĐẠI
MỘT CÁCH VIẾT MỚI
 
        Về việc viết sử, xưa nay có nhiều phương-pháp.  Bài này chỉ nói về việc viết sử Việt Nam hiện-đại, đặc-biệt là việc phân-chia thời-gian cho mỗi thời-đại, thời-kì, giai-đoạn liên-quan.
        Trước nhất là nói về thời-đại Việt-Nam Cộng-Hòa.
 
I. “NHỮNG TIẾNG NÓI
TỪ NỀN ĐỆ-NHỊ VIỆT-NAM CỘNG-HÒA
       
        Mở đầu vấn-đề là tác-phẩm tiếng Anh “VOICES from the SECOND REPUBLIC of SOUTH VIETNAM”, doCornell Southeast Asia xuất-bản, mà chủ-biên (Tổng Biên Tập) là Keith. W. Taylor, tham-luận là một số nhân-sĩViệt-Nam Cộng-Hòa.
 
 
        Đây là một biến-cố quan-trọng, vì nó đánh dấu cụ-thể, công-khai sự xoay chiều của công-luận Hoa-Kì (trong chính-quyền và trên truyền-thông) từ phản-chiến (chống Chiến-Tranh Việt-Nam  Việt-Nam Cộng-Hòa) qua phục-chính (phục-hồi Chính-Nghĩa), mà người mở đường là Giáo-Sư Keith W. Taylor, Giám-Đốc Chương-Trình Đông-Nam Á-Châu của Viện Đại-Học Cornell, vốn là căn-cứ-địa của một số trí-thức thiên-tả, kể cả bản-thân Ông Taylor.
 
        Theo cố Giáo-Sư Nguyễn Ngọc Bích (trên tờ “Việt Báo” của Trần Dạ Từ & Nhã Ca) thì quá-trình hình-thành tác-phẩm này có thể được tóm-tắt như sau:
 
        Ông Keith W. Taylor nguyên là một chiến-binh Hoa-Kì tham-chiến tại Việt-Nam.  Sau khi hồi-hương, ông đã đặc-biệt tìm hiểu thêm về nước ta.  Kết-quả, ông đã viết nhiều sách và bài về lịch-sử và văn-học Việt-Nam, trong đó có các tác-phẩm giá-trị như The Birth of Vietnam (Việt Nam Khai Quốc), A History of the Vietnamese (Một Cuốn Sử về Người Việt).
        Trong nhiều năm giảng-dạy tại Viện Đại-Học Cornell ở Bang New York (Hoa-Kì), Ông Keith W. Taylor đã bị ảnh-hưởng bởi lối trình-bày lịch-sử truyền-thống (rằng Việt-Nam là một dân-tộc thống-nhất với một lịch-sử xuôi dòng từ xưa cho đến ngày “thống-nhất đất nước” 30-4-1975).
        Nhưng rồi ông tỉnh ra, rằng lịch-sử Việt-Nam đã có nhiều giai-đoạn phân-chia: có thời-kì có 3 chính-quyền (Nhà Mạc; Nhà  với Chúa Trịnh; Chúa Nguyễn ở Miền Nam); có giai-đoạn TrịnhNguyễn phân-tranh; rồi thời-kì tranh-hùng giữa 2 Nhà Nguyễn (Nguyễn Tây-Sơn với Nguyễn Gia-Miêu); chưa kể anh+em Tây-Sơn cũng chia nước ra làm 3; và nhất là Việt-Nam sau Geneva 1954.
 
        Vì thế, Ông Keith W. Taylor đã công-nhận rằng lối trình-bày cũ không sát thực-tếquá một-chiều
        Nên ông nhìn lại lịch-sử Việt-Nam cận-hiện-đại và thấy Miền Nam trong ngót 21 năm (1954-1975) đã thực-sự là một quốc-gia được quốc-tế công-nhận rộng-rãi (hơn Miền Bắc cộng-sản rất xa trong nhiều lãnh-vực và trong nhiều nghĩa.)  Từ đó, ông có í-tưởng phải nghiên-cứu một cách đứng-đắn về Miền Nam, về 2 nền Việt-Nam Cộng-Hòa.
 
        Đó là lí-do tại sao Giáo-Sư Keith W. Taylor (tức Viện Đại-Học Cornell), là một trong các Viện Đại-Học lớn củaHoa-Kì, đã tiên-phong mời một số nhân-vật đã có vai trò đáng kể trong những lãnh-vực chính-trị, ngoại-giao, an-ninh, quốc-phòng, kinh-tế, tài-chánh, thông-tin tuyên-truyền... của thời Đệ-Nhị Cộng-Hòa họp lại để trình-bày cho khoảng 100 học-giả đến từ khắp nước  và cả một số nước khác (PhápAnhCanada...) về những kinh-nghiệmxây-dựng dân-chủ qua Hiến-Pháp 1967, tôn-trọng Tam-Quyền Phân-Lập và những quyền căn-bản của người dân, qua một nền kinh-tế tự-do nhưng có điều-tiết, khuyến-khích phát-triển nông-nghiệp và công-nghiệp, xuất-khẩu, và đang trên đà cất cánh (takeoff).
 
        Các diễn-giả do Giáo-Sư Keith W. Taylor nhân-danh Chương-Trình Đông-Nam Á-Châu của Viện Đại-HọcCornell đứng ra tổ-chức và mời tham-dự cuộc Hội-Thảo Những Tiếng Nói từ Miền Nam (“Voices from the South”)vào tháng 6 năm 2012 (và có bài in trong sách này) gồm có:
        Bùi Diễm, cựu Đại-Sứ tại Hoa-Kỳ, Đặc-Sứ tại Hòa-Hội Paris, Đại-Sứ Lưu-Động của VNCH.
        Phan Công Tâm, cựu Giám-Đốc Kế-Hoạch và Phụ-Tá Công-Tác Đặc-Biệt cho Đặc-Ủy-Trưởng tại Phủ Đặc-Ùy Trung-Ương Tình-Báo VNCH.
        Nguyễn Ngọc Bích, cụu Tổng-Giám-Đốc Thông-Tấn-Xã VNCH.
        Trần Quang Minh, cựu Thứ-Trưởng Bộ Nông-Nghiệp & Tổng-Giám-Đốc chương-trình Lương-Thực Quốc-GiaVNCH.
        Nguyễn Đức Cường, cựu Bộ-Trưởng Bộ Thương-Nghiệp & Công-Nghiệp VNCH.
        Phan Quang Tuệ, cựu Phó Đổng-Lý Văn-Phòng của Chánh-Thẩm Tối-Cao Pháp-Viện VNCH.
        Trần Văn Sơn, cựu Dân-Biểu VNCH.
        Mã Xái, cựu Dân-Biểu VNCH.
        Hồ Văn Kỳ Thoại, cựu Phó Đề-Đốc Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng I Duyên-Hải VNCH.
        Lữ Lan, cựu Trung-Tướng Tổng-Thanh-Tra, Bộ Tổng-Tham-Mưu Quân-Lực VNCH.
        (Chưa kể phần dẫn-nhập của Chủ-Biên Keith W. Taylor, và phần tham-luận của Ông Hoàng Đức Nhã, cựu Tổng-Trưởng Dân-Vận & Chiêu-Hồi VNCH.)
 
IIMỘT CÁCH VIẾT MỚI
VỀ SỬ VIỆT HIỆN-DẠI
 
        Tôi đặc-biệt chú í đến cách viết (phân-chia thời-kì lịch-sử) trong sách này (có người gọi tắt là “Những Tiếng Nói từ Miền Nam” – Voices from the South.)
 
        Cứ theo tinh-thần cuộc hội-thảo này, qua bài luận-thuyết của người chủ-xướng, Ô. Taylor, thì:    
        “Việt-Nam Cộng-Hòa (Nam Việt-Nam) thông-thường được xem là một thực-thể thống-nhất xuyên suốt qua hai thập-niên (từ 1955 đến 1975) trong đó Hoa-Kỳ là đồng-minh chính-yếu của mình.  Tuy nhiên, chính-trị quốc-nộitrong thời-kỳ ấy đã diễn-biến theo một quỹ-đạo động, từ một giai-đoạn độc-đoán đến một giai-đoạn hỗn-loạn, rồi đến một giai-đoạn thử-nghiệm dân-chủ đại-nghị tương-đối ổn-định.  Ấn-tượng sâu-sắc về Nam Việt-Nam biểu-lộ trong đa-số các tác-phẩm, cả kinh-viện lẫn đại-chúng, tập-trung vào hai giai-đoạn đầu tiên [độc-đoánhỗn-loạn] để miêu-tả một bức tranh biếm-họa về tệ-nạn độc-tài tham-nhũng bất-ổn, mà ít nói đến những gì đã đạt được trong giai-đoạn tám năm sau cùng [thử-nghiệm dân-chủ...]”
 
        Tám năm sau cùng, là [1975-8=1967] từ 1967 đến 1975.  Đó là giai-đoạn Việt-Nam Cộng-Hòa có Hiến-Phápdo Quốc-Hội Lập-Hiến với Chủ-Tịch Phan Khắc Sửu chung-quyết (18-3-1967), có bầu-cử Tổng-Thống & Phó Tổng-Thống (3-9-1967), kết-quả của đòi-hỏi chính-đáng của dân-chúng qua Biến Động Miền Trung năm 1966.
 
        Trước đó [và cả hiện nay], thông-thường người ta chia Việt-Nam Cộng-Hòa ra làm 2 thời-kì (nền Cộng-Hòa):
        1. Đệ-Nhất Cộng-Hòa:   từ 1954 đến 1963
        2. Đệ-Nhị Cộng-Hòa:     từ 1963 đến 1975
 
        Như thế tức là người ta lấy ngày Cách-Mạng 1-11-1963 làm mốc thời-gian (chấm dứt Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Hòa), để kể từ đó trở đi (1963-1975) là Đệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Hòa.
 
        Nhưng nay, theo cách (phương-pháp) mới trong việc viết sử hiện-đại của [Miền NamViệt-Nam nói trên, ta có:
        1/ Giai-đoạn độc-đoán:   từ 1955 đến 1963
        2/ Giai-đoạn hỗn-loạn:    từ 1963 đến 1966
        3/ Giai-đoạn dân-chủ:     từ 1967 đến 1975
       
        Vậy là thời-kì Đệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Hòa (1963-1975) được chia ra làm 2 giai-đoạn: giai-đoạn hỗn-loạn và giai-đoạn dân-chủ, mà giai-đoạn sau cùng này [tám năm cuối-cùng) mới là giai-đoạn thử-nghiệm dân-chủ đại-nghị tương-đối ổn-định, trong đó các nhân-vật kể trên [và nhiều người khác nữa chứ] “đã ra sức xây-dựng một cơ-cấu hiến-định cho chính-thể đại-nghị trong một cuộc chiến để sống-còn chống lại một nhà-nước chuyên-chế.  Những người đã cam-kết thực-hiện một tương-lai cho Việt-Nam không-cộng-sản đã đặt tất cả hy-vọng của họ vào nền Đệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Hòa, đấu-tranh cho nó, và hành-động cho sự thành-công của nó...”
 
IIIBA GIAI-ĐOẠN
CỦA THỜI-KÌ ĐỆ-NHẤT CỘNG-HÒA
 
        Tôi thấy phân-chia thời-kì Đệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Hòa ra 2 giai-đoạn như thế, nhìn chung, cũng rất hợp-lí, mặc dù kết-quả tình-hình (do các iếu-tố nội-tại cũng như ngoại-lai) đã vượt ra ngoài ước-mong và nỗ-lực của những người có viễn-kiến và tâm-huyết liên-quan (Xem thêm).
 
        Cũng nhân vấn-đề phân-chia giai-đoạn lịch-sử trong thời-kì Đệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Hòa này, tôi thấy cũng nên (và cần) làm việc tương-tự đối với thời-kì Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Hòa.
 
        Lí-do là vì hầu như mỗi lần nói đến Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Hòa (gọi tắt là chế-độ Diệm), hai phía hoài-Ngôvà bài-Ngô đều vơ đũa cả nắm, cực-đoan đến độ thiếu phần khách-quan. 
 
        Phía hoài-Ngô thì cứ cho rằng, vì giới Phật-Tử Tranh-Đấu, tức Phật-Giáo Ấn-Quang, tức Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống-Nhất, cụ-thể là Thượng-Tọa Thích Trí Quang, đã lật đổ “chế-độ Diệm”, nên Đệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Hòa chỉ là một quá-trình dẫn đến mất nước vào Ngày 30-4-1975.  (Điều này đã được chứng-nhân lịch-sử Lê Xuân Nhuận, ít nhất là trong cuốn sách hồi-kí “Biến-Loạn Miền Trung” do Nhà Xây-Dựng xuất-bản vào đầu năm2012, nêu thêm một số iếu-tố Sự Thật, rằng ai mới là chính-phạm bức-tử Việt-Nam Cộng-Hòa.  Ngoài ra, “Chớ đem thành/bại luận anh-hùng”, trong số những nhân-vật ít/nhiều liên-quan đến vận nước suy-vong, vẫn có nhiều người nổi bật với các đóng-góp tích-cực của họ, ít nhất là các diễn-giả trong cuộc Hội-Luận “Những Tiếng Nói từ Miền Nam” ở Viện Đại-Học Cornell vào tháng 6 năm 2012 nói trên, với các thành-tựu nhất-định của họ, đều đã chính-thức nói lên tiếng nói của mình.)
 
        Còn phía bài-Ngô thì cũng vì thấy Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Hòa có quá nhiều khuyết-điểm, nhất là đều nằm dưới quyền [toàn-quyền chính-trị và quân-sự] của một lãnh-tụ, Ông Ngô Đình Diệm [và gia-đình], nên đã quy chung giai-đoạn cầm quyền của ông từ 7-7-1954 đến 26-10-1955 vào với thời-kỳ Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Hòa của Nhà Ngô 1955-1963 mà Giáo-Sư Keith W. Taylor gọi là chung là giai-đoạn độc-đoán.
*
        Theo tôi, thời-kì “chế-độ Diệm” nên/cần được chia ra làm 3 giai-đoạn:
        1) Giai-đoạn Chuyển-Tiếp:     từ 7-1954 đến 10-1955
        2) Giai-đoạn Độc-Đoán Nhẹ: từ 1955 đến 1960
        3) Giai-đoạn Độc-Đoán Nặng: từ 1960 đến 11-1-1963
 
1Giai-Đoạn Chuyển-Tiếp (1954-1955)
 
        Ở giai-đoạn bản-lề này, Ông Ngô Đình Diệm còn là Thủ-Tướng của Quốc-Gia Việt-Nam dưới quyền Quốc-Trưởng Bảo-Đại
        Thủ-Tướng Ngô Đình Diệm đã thành-công trong nhiều việc, tỉ như:
        – Tiếp+Trợ gần 800,000 đồng-bào Bắc-Việt di-cư vào Nam (với phương-tiện của Mĩ  Pháp do Mĩ iểm-trợ);
        – Chấm dứt sự chống-đối của Trung-Tướng Tổng-Tham-Mưu-Trưởng Nguyễn Văn Hinh (nhờ Quốc-TrưởngBảo Đại cất chức);
        – Được các tướng+tá chỉ-huy các giáo-phái vũ-trang Cao-Đài và Hòa-Hảo lần-lượt đem quân về hợp-tác; đặc-biệt Tướng Trình Minh Thế (Cao-Đài) tận-tình cho đến chết;
        – Bình-định chiến-khu Ba Lòng của Đại-Việt ở Quảng-Trị;
        – Dẹp yên lực-lượng Bình-Xuyên từ thủ-đô Sài-Gòn xuống tận Rừng Sát (chỉ-huy chiến-dịch “Hoàng Diệu” này là Đại-Tá Dương Văn Minh);
        – Bãi bỏ “Hoàng-Triều Cương-Thổ”;   
        – Được Hội-Đồng Tôn-Nhơn-Phủ (của hoàng-gia Nguyễn-Phước Tộc) từ Huế gửi điện vào ủng-hộ;
        – Được nhận trực-tiếp viện-trợ của , không còn qua trung-gian của Pháp;
        – Được Pháp giao trả Dinh Độc-Lập; chuyển quyền chỉ-huy/quản-trị Quân-Đội, Cảnh-Sát & Công-An, Tư-Pháp, Ngân-Khố, Tiền-Tệ, Hối-Đoái, Thương-Mại, Quan-Thuế, Công-Chánh, v.v...
(Nguồn: “Hai Mươi Năm Qua – Việc Từng Ngày – 1945-1964” của Đoàn Thêm)
 
        Tuy thế, Thủ-Tướng Ngô Đình Diệm đã gặp phải nhiều trở-lực:
        Tổng-Ủy-Trưởng Tị-Nạn Ngô Ngọc Đối, Bộ-Trưởng tại Phủ Thủ-Tướng Bùi Kiện Tín, Tổng-Trưởng Phụ-TáQuốc-Phòng Hồ Thông Minh, Quốc-Vụ-Khanh Ủy-Viên Quốc-Phòng Trung-Tướng Trần Văn Soái, Quốc-Vụ-Khanh Ủy-Viên Quốc-Phòng Thiếu-Tướng Nguyễn Thành Phương, Tổng-Trưởng Xã-Hội Nguyễn Mạnh Bảo, Tổng-Trưởng Thông-Tin & Chiến-Tranh Tâm-Lý Phạm Xuân Thái, Tổng-Trưởng Kinh-Tế Lương Trọng Tường, Tổng-Trưởng Canh-Nông Nguyễn Công Hầu, Bộ-Trưởng Nội-Vụ Huỳnh Văn Nhiệm, Thứ-Trưởng Nội-Vụ Nguyễn Văn Cát, Đô-Trưởng Sài-Gòn Trần Văn Hương, v.v... tất cả đều do Thủ-Tướng Ngô Đình Diệm bổ-nhiệm, mà đềutheo nhau từ-chức để phản-đối; Đức Hộ-Pháp Phạm Công Tắc thành-lập “Mặt Trận Thống-Nhất” gồm nhiều đoàn-thể, cùng các giáo-phái, các giới-chức khác, cả trong lẫn ngoài nước, đều đòi-hỏi Thủ-Tướng Ngô Đình Diệm mở rộng chính-phủ, thực-thi dân-chủ, v.v...
 
        Cho nên, mới một năm đầu mà Thủ-Tướng Ngô Đình Diệm đã phải cải-tổ nội-cácnhiều lần.
        Đó là về chính-sách, thuật trị-quốc, thuật dụng-nhân, và nhân-sự nội-bộ; vả lại vẫn còn Quốc-Gia Việt-Namdưới thời Quốc-Trưởng Bảo-Đại, nên thời-gian này có thể được liệt vào trong Giai-Đoạn 1, là “Giai-Đoạn Chuyển-Tiếp”.
 
2Giai-Đoạn Độc-Đoán Nhẹ (1955-1960)
 
        Giai-Đoạn 2 được nhen-nhúm từ Giai-Đoạn 1, cụ-thể là việc hợp-pháp-hóa “Hội Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng”, thành-lập đoàn-thể chính-trị “Tập-Đoàn Công-Dân”; triển-khai các Đoàn Cán-Bộ “Công-Dân-Vụ” lưu-động, “Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia”; tổ-chức “Tham-Chính-Viện” (thay-thế Tối-Cao Pháp-Viện cũ); v.v... từ ngày 7-7-1954 đến ngày “Trưng Cầu Dân Ý” 23-10-1955.
 
        Tháng 7-1954, Ông Ngô Đình Diệm nhậm-chức Thủ-Tướng ở Sài-Gòn.  Ở Miền Trung, ảnh-hưởng của Phápvà Quốc-Trưởng Bảo-Đại còn mạnh.  Tại Bộ Tư-Lệnh Đệ-Nhị Quân-Khu, đóng trong Đại-Nội (tả-ngạn Sông Hương), Huế, Đại-Tá Trương Văn Xương làm Tư-Lệnh; các Đại-Úy/Thiếu-Tá Nguyễn Văn Thiệu và Trần Thiện Khiêm thay nhau làm Trưởng Phòng 3 và Tham-Mưu-Trưởng; Đại-Úy Đặng Văn An làm Trưởng Phòng 5.  Tham-Mưu-Trưởng Trần Thiện Khiêm kí sự-vụ-lệnh (bằng chữ Pháp) cử Lê Xuân Nhuận làm Trưởng Ban Phát-Thanh [mà Phòng 5 gọi là Giám-Đốc Đài] “Tiếng Nói Quân Đội” tại Đệ-Nhị Quân-Khu.
        Khi Trung-Tướng Nguyễn Văn Hinh , Tổng-Tham-Trưởng Quân-Đội Quốc-Gia (và Đại-Tá Trương Văn Xương Tư-Lệnh Đệ-Nhị Quân-Khu) chống lại Thủ-Tướng Ngô Đình DiệmLê Xuân Nhuận li-khai nhóm Trương Văn Xương, dùng “Đài Tiếng Nói Quân-Đội tại Đệ-Nhị Quân-Khu”, mà trụ-sở đặt tại Đài Phát-Thanh Huế (hữu-ngạn Sông Hương), để đơn-phương ủng-hộ Ngô Tổng-Thống.  Đài Huế hồi đó rất mạnh, phủ sóng khắp cả Miền Bắc lẫn Miền Nam; nhờ đó, các phần-tử đầu-tiên ủng-hộ họ Ngô ở Huế và Miền Trung mới mạnh-dạn bước ra, và ởMiền Nam càng vững chân hơn (xem thêm)...
        Trong cuộc trưng cầu dân ý truất-phế Bảo Đại ngày 23-10-1955Lê Xuân Nhuận được chỉ-định làm “Trưởng Phòng Phiếu” tại khu-vực Dòng Chúa Cứu-Thếhữu-ngạn Sông Hương.  Đại-Úy (về sau là Trung-Tá) Đặng Văn An, trong Bộ Tham-Mưu cũ của Đại-Tá Trương Văn Xương, cấp chỉ-huy cũ của tôi, thì dè-dặt nhìn tôi mà bỏ phiếu; còn mấy nhân-viên kiểm-soát việc cử-tri bỏ phiếu, tôi chưa hề quen, thì luôn lén liếc về tôi; khiến tôi cảm thấy mất tự-nhiên.  Kết-quả là ở Sài-Gòn Chợ-Lớn có 450,000 cử-tri ghi tên đi bầu, mà số phiếu bầu cho Cụ Ngô đếm được là 605,025 (130%).
Nguồn: Bernard Fall, “The Two Viet-Nams: A Political and Military Analysis (New York: Frederick A. Praeger, 1962”, trang 257.
 
        Lấy các ngày tháng lịch-sử mà tính cho dễ, thì ngày 26-10-1955, ngày tuyên-bố Hiến-Ước tạm-thời, thành-lập nước Việt-Nam Cộng-Hòa [của Ngô Đình Diệm] thay cho Quốc-Gia Việt-Nam [của Bảo-Đại], cải-danh Quốc-Trưởng là Tổng-Thống, là ngày khởi-đầu của giai-đoạn 2 (Độc-Đoán Nhẹ).
 
        Tôi gọi là “Giai-Đoạn Độc-Đoán Nhẹ” vì, ít ra, trong Giai-Đoạn 2 này:
        1/ Phần thì Hoa-Kì ủng-hộ tích-cực và viện-trợ dồi-dào, phần thì Cộng-Sản Việt-Nam bận lo tái-thiết Miền Bắcnhiều năm sau ngày ngưng bắn 20-7-1954 nên chưa quấy-rối Miền NamMiền Nam Việt-Nam quả đã hưởng được một giai-đoạn thanh-bình, người dân no cơm ấm áo, có phần dư-dả, và đất nước vươn lên, hy-vọng phú-cường...
        2/ Phần thì các tệ-nạn do chế-độ gây nên tuy đã đầy nhưng chưa tràn; cho đến khi bùng nổ, đẩy Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Hòa vào Giai-Đoạn 3, là “Giai-Đoạn Độc-Đoán Nặng”, bắt đầu từ 1960 (xem thêm).
 
3Giai-Đoạn Độc-Đoán Nặng (1960-1963)
 
        Bắt đầu từ đầu năm 1960, âm-lịch là năm Canh-Tí, mà năm Canh-Tí là “năm tuổi” của Tổng-Thống Ngô Đình Diệm (64 tuổi), cái nồi súp-de xì ra: nhật-báo Tự Do, mặc dù ấn-hành nhờ tiền Mật-Vụ của Cố-Vấn Ngô Đình Nhu, đăng lên bìa trước số Xuân, một bức họa của Phạm Tăng, vẽ 6 con chuột đang gặm nhấm một trái dưa hấu. Vì mới thôi, nên ai tinh mắt mới thấy, 6 con chuột ấy là DiệmThụcNhu, bà NhuCẩnLuyện, và quả dưa hấu ấy là nước Việt-Nam Cộng-Hòa dưới triều Ngô.
 
        Đến khi nổ bùng, mọi người đều nghe/thấy/biết, thì biến-cố đầu tiên là Lê Xuân Nhuận ở Huế đã công-khai lên tiếng, trong buổi “học-tập chính-trị và công-dân giáo-dục” (do Cố-Vấn Ngô Đình Nhu chỉ-đạo cho toàn-quốc) vào dịp Lễ Hai Bà Trưng, 3-3-1960, tại cơ-quan Cảnh-Sát Huế (lại Huế), tố-cáo các tội ác dưới thời Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Hòa, hiển-nhiên do Đảng Cần-Lao Nhân-Vị gây nên.
        Biến-cố này xảy ra trước cả chuỗi những biến-cố khác (vụ 18 nhân-sĩ Caravelle, vụ đảo-chánh hụt 11-11-1960, “Mặt Trận Giải-Phóng Dân-Tộc Miền Nam Việt-Nam” ra đời 20-12-1960, v.v...) (Xem thêm)
        Hiển-nhiên thời-gian 1960-1963 là Giai-Đoạn Độc-Đoán Nặng, từ lời phản-kháng công-khai của Lê Xuân Nhuận đến cái chết của anh+em Ngô Đình Diệm & Ngô Đình Nhu.
 
IIIHAI GIAI-ĐOẠN
CỦA THỜI-KÌ ĐỆ-NHỊ CỘNG-HÒA
 
        Trở lại với chủ-đề của bài-viết này.
        Nhóm tỉnh ra của Giáo-Sư Keith. W. Taylor ít nhất qua cuốn NHỮNG TIẾNG NÓI TỪ NỀN ĐỆ-NHỊ VIỆT-NAM CỘNG-HÒA (1967-1975) này, đã chia thời-kì Đệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Hòa ra là 2 giai-đoạn:
        1) 1963-1966 là Giai-Đoạn Hỗn-Loạn
        2) 1967-1975 là Giai-Đoạn Thử-Nghiệm Dân-Chủ Đại-Nghị, gọi tắt là Giai-Đoạn Dân-Chủ.
 
        So với tình-hình thấy trên thực-tế, có thể có người không hẳn đồng-í gọi thời-gian 1967-1975 là Giai-Đoạn Dân-Chủ.
 
        Tuy nhiên, lắng nghe “TIẾNG NÓI CỦA NỀN ĐỆ-NHỊ VIỆT-NAM CỘNG-HÒA”, tôi thử đọc qua, thí-dụ bài tham-luận của Thẩm-Phán Hoa-Kì Phan Quang Tuệ, “From the First to the Second Republic: From Csylla to Charybdis”:
        Scylla và Charybdis là hai con hải-quái trong thần-thoại Hy-Lạp, hùng-cứ 2 bên đối-nghịch nhau ở eo biểnMessina, giữa Italy và Sicily. Hai con quái biển phù-phép chống nhau, bên thì biến thành con quỷ 6-đầu với mỗi-đầu-3-hàng-nanh-nhọn, bên thì tạo thành một vùng nước xoáy, kết-quả là hải-thuyền thì khó bề vẹn-nguyên, và thủy-thủ thì cầm chắc mạng-vong, trên đường băng qua eo biển này.
 
        Để ví-von vì sao Giai-Đoạn Dân-Chủ (1-4-1967 30-4-1975) của Thời-Kì Đệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Hòa không đơm hoa, dù đã có nhiều hạt giống tinh-anh (nếp sống văn-minh và dân-chủ cao-độ so với Miền Bắc u-tối cùng thời), Ông Phan Quang Tuệ, trưởng-nam của Bác-Sĩ Chính-Trị-Gia Phan Quang Đán tên-tuổi một thời, đã nhắc đếnScylla và Charybdis, là tượng-trưng cho Hoa-Kì, qua Nixon và Kissinger một bên, cùng Việt-Cộng qua Hoa-Cộngvới Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai một bên, khiến cho Việt-Nam lại lâm vào cơ nguy nanh nhọn và nước xoáy của kẻ thù Bắc-phương.
 
KẾT-LUẬN
 
        Nay phân-chia lại thời-đoạn cho Việt-Nam Cộng-Hòa, ta có:
 
                       Thời-Kì Đệ-Nhất Cộng-Hòa=
        1) Giai-đoạn Chuyển-Tiếp:     từ 7-1954 đến 10-1955
        2) Giai-đoạn Độc-Đoán Nhẹ: từ 1955 đến 1960
        3) Giai-đoạn Độc-Đoán Nặng: từ 1960 đến 1-11-1963
 
                       Thời-Kì Đệ-Nhị Cộng-Hòa=
        1) Giai-Đoạn Hỗn-Loạn:        từ 2-11-1963 đến 1966
        2) Giai-Đoạn Dân-Chủ:         từ 1-4-1967 đến 30-4-75
 
        Vấn-đề ở đây không phải là cách-thức phân-chia thời-đoạn như trên, mà là dựa vào thời-đoạn như trên để làm căn-cứ cho việc KHEN/CHÊ TỐT/XẤU mỗi khi phê-bình Đệ-Nhất và Đệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Hòa.
 
        Xin nói nôm-na và ngắn-gọn là phía hoài-Ngô chỉ nên đề-cao và tự-hào về thời-kì tương-đối “vàng son” (cóvàng nhưng cũng có thau) của Đệ-Nhất Cộng-Hòa là Giai-Đoạn Độc-Đoán Nhẹ; đừng vơ luôn cả Giai-Đoạn Độc-Đoán Nặng vào, vì không thuyết-phục được những người khách-quan.  Đồng-thời, khi chỉ-trích tình-trạng bất-ổn của Đệ-Nhị Cộng-Hòa thì cũng nên thu gọn trong Giai-Đoạn Hỗn-Loạn, không nên quy-trách chung cho cả nhữngthành-tựu trong Giai-Đoạn Dân-Chủ [phần nào đã được nêu ra trong sách “VOICES from the SECOND REPUBLIC of SOUTH VIETNAM”  Những Tiếng Nói từ Nền Đệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Hòa.)
       
        Bản-thân tôi đã từng là Ki-Tô-HữuCơ-Đốc-Nhân [qua nhiều hệ-phái]; nhưng tôi không chỉ nghe theo các sáchvà lời “nhiệm ý” của các linh-mục và mục-sư, mà tôi đã tự mình tìm đọc toàn-văn cuốn sách Kinh Thánh, nên tôi có đủ can-đảm nhận-chân Lẽ Thật mỗi khi có người đề-cập/trích-dẫn chính những Lời Chúa được in rành-rành trongThánh-Kinh.
 

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

MẸO VẶT

  1.   Xung quanh nhà bn có nhng  kiến, bđã tng ri mui, vt chanh và chúng như tng đưc ch trên mn..... Chúng cũng kéđi; nhưng ch 5, 10 ngày chúng s tr li hoặc lại trồi lên. Hoặc có khi mua HOT SHOT ởHome Depot về xịt chúng, chúng cũng sẽ đi hoặc rút xuốnng hang, tuần sau sẽ trồi lên lại.  Cách hay nhứt vàhữu hiệu 100% là bạn dùng dầu nhớt củ đổvào hang nó, ít thôi.  5 ngày sau bạn làm lại 1 lần.  Chỉ cần làm 3 lần thôi, bảo đãm bạn chúng sẽ đi hết hay chết hết gì đó, không rõ.  Tôi đã làm như vậy hơn 4 tháng rồi màkhông thấy còn 1 con kiến nào.     
  2.        Thùng rác ca bn thưng b hôi, vòi tađy, dù bạn có dùngthuc ty, phơi nng nhưng cũng còn mùi khăng khng khóchu.   Bn th làm nhưsau:  Sau khi đổ rác xong, bạn xịt nước sơsơ cho sạch một tí, sau đó bạn dùng 1 tờnapkin lớn hoặc 1 các khăn củ nhỏ nhún vào dầu nhớt củ không còn xài tới, lấy 1 khúc cây dài, chọt cái khăn đóchùi dưới đít thùng rác, xong chùi sơ xung quanh phía trong thùng rác.   Cái khăn dơđó đừng bỏ, cứ liệng vào đáy thùng rác, phơi nắng chừng 1 buổi. ..... Bạn sẽ thấy thùng rác của bạn hoàn toàn mất đi cái mùi khó chịu trước đây và ruồi nhặn cũng không dám bén mảng tới......Tôi đã làm rồi.  Chúc các bạn vui.   
                                                                                         Bùi Chánh.


From: Chanh Bui <chanhbui1942@hotmail.com>
Sent: Friday, May 15, 2015 1:55 PM
Subject: Hữu ích ......FW: Cách đơn giản để đuổi gián, muỗi, kiến mà không phải giết chúng
 



Cách đơn giản để đuổi gián, muỗi, kiến mà không phải giết chúng. Cách
đơn giản để đuổi gián, muỗi, kiến mà không phải giết chúng

  Các côn trùng mang đến cho chúng ta rất nhiều phiền phức, làm sao để đuổi mà không cần phải giết chúng? (Ảnh minh họa, nguồn: internet)

Sau đây tôi xin giới thiệu một diệu kế không cần sát sinh mà vẫn có thể đuổi được kiến, muỗi, và gián. Bây giờ tôi nhìn thấy gián, không sợ nữa rồi. Sau 1 tuần trong nhà tôi không còn những con côn trùng khó chịu kia nữa! Chỉ cần làm như sau:
Bạn biết con gián sợ nhất cái gì không?Gián sợ nhất mùi thơm, vậy thì đã có xà phòng!
Những con gián thường thích sống ở những nơi tối, ẩn náu trong nhà bếp của chúng ta.

Biện pháp của tôi đưa ra để đối mặt với những con gián “đánh hoài không hết” kia là cắt xà phòng thành từng miếng nhỏ, đặt ở trong nước, sau đó đặt vào trong tủ có gián, một vài ngày sau, khi bạn mở tủ ra bạn sẽ rất ngạc nhiên khi không thấy hình bóng của một con gián nào cả, hơn nữa tủ còn thơm mùi của xà phòng.

Nếu bạn muốn tác dụng kéo dài thêm, bạn phải thường xuyên thêm xà phòng vào nước.

Kiến sợ nhất vị chua, vậy thì đã có những quả chanh!
Chúng ta chỉ cần để những đồ ăn ngọt trong vài phút là cả đàn kiến đã kéo tới, khiến cho chúng ta không khỏi bực mình. Theo kinh nghiệm của tôi, có một cách an toàn, hiệu quả mà không độc hại. Bạncắt đôi quả chanhthành hai phần, quan sát nơi sinh sống và đường đi của kiến, vắt nước cốt chanh vào, đồng thời cắt phần thịt của quả chanh xát lên đường đi và xung quanh nơi ở của kiến, và bạn sẽ thấy điều kỳ diệu của thiên nhiên!

Muỗi sợ vị cay, có tỏi ở đây rồi!
Tôi rất thích trồng hoa, nhưng trồng bao nhiêu hoa thì bấy nhiêu muỗi, chúng cắn tôi nổi bao nhiêu là nốt!

Ngày nọ, một người bạn đưa cho tôi một túi tỏi, mẹ tôi dùng một chút để nấu ăn, phần còn lại tôi trồng trong vườn hoa trong bốn tuần, chúng tỏa ra những hương vị cay đặc biệt. Và điều đáng ngạc nhiên đó là những con muỗi thường ngày hay thấy đều biến mất, ngay cả khi trời mưa chúng cũng không xuất hiện.

Vì vậy, để tiêu trừ muỗi ngoài việc dọn dẹp nhà cửa, cắt những lá cây bị hỏng, thối, thì bạn hãy thử cách trồng tỏi như tôi đã nói ở trên!
Những phương pháp không cần đánh chết muỗi đó là:
1. Hòa tan viên vitamin C và vitamin B2 trong nước, bôi lên da, cách này sẽ khiến cho muỗi không dám đến gần bạn.

2. Treo rèm cửa có màu cam, hoặc trùm lên đèn miếng giấy bóng kính có màu cam, từ đó muỗi sẽ sợ ánh sáng màu cam mà bay đi hết.

3. Treo mấy cọng hành dưới đèn, hoặc dùngmiếng vải gạc gói mấy cọng hành lại, sẽ không có một con muỗi nào bay tới, hoặc đặt hai chậu hoa nhài, hoa lan, hoa hồng vào trong phòng, cách này cũng có thể đuổi được muỗi.

Những diệu kế đuổi gián:1. Dùng dưa chuột tươi để đuổi gián:

Bạn có thể để 1 đĩa dưa chuột tươi trong tủ để thức ăn, gián sẽ không bén mảng tới khu vực tủ thức ăn của bạn. Sau 2 đến 3 ngày để dưa chuột, bạn hãy cắt quả dưa chuột đó, mùi dưa sẽ đuổi được gián.

2. Dùng lá đào tươi:

Bạn hái mấy lá đào, đặt vào nơi có gián, gián ngửi thấy mùi lá đào sẽ nhanh chóng chạy mất.

3. Dùng hành tây để đuổi gián
Nếu bạn để một đĩa hành tây đã cắt ở trong phòng, khi gián ngửi thấy mùi hành tây, sẽ chạy đi, đồng thời cách này cũng giữ cho thức ăn khác không bị biến chất.

Trên đây là các mẹo thực sự rất hữu ích. Nếu bạn biết các cách hiệu quả khác để đuổi côn trùng, hãy chia sẻ với mọi người trong phần bình luận
nhé!
Theo

NTDTV Biên dịch: Mai Anh