Tập Cận Bình buộc phương Tây phải chống lại Trung Quốc
Tập Cận Bình phát biểu trong lễ khai mạc Triển lãm quốc tế xuất nhập khẩu (CIIE) đầu tiên của Trung Quốc ở Thượng Hải ngày 05/11/2018.Johannes Eisele/Pool via REUTERS
« Phương Tây đã từng cố gắng một cách tuyệt vọng để coi Trung Quốc là một thế lực có thể hợp tác được, nhưng Bắc Kinh đã làm cho họ không thể duy trì được ảo vọng này ».
Theo nhận định của giáo sư về kinh tế chính trị Stein Ringen (King’s College ở Luân Đôn) trên Los Angeles Times, năm 2018 vừa qua không dễ chịu chút nào đối với các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh.
Sau nhiều năm dài đứng nhìn quyền lực nghiêng dần về phương Đông, nay phương Tây đã đáp trả. Hoa Kỳ đứng lên trên tuyến đầu, gây áp lực mạnh mẽ để Trung Quốc phải thay đổi các chính sách bảo hộ mậu dịch và gián điệp kỹ nghệ lâu nay. Chính quyền Donald Trump cảnh cáo là Bắc Kinh hoặc phải thay đổi cung cách hành xử, hoặc phải trả giá đắt. Các cuộc đàm phán về thương mại đang hướng về phía những quy định mới.
Trung Quốc bị cảnh báo từ Hoa Vi cho đến Viện Khổng Tử
Các cơ quan an ninh từ Hoa Kỳ, Canada cho đến Anh, Úc và các nước khác đều đưa ra những lời cảnh báo chống lại công nghệ 5G của tập đoàn Hoa Vi (Huawei) vì lý do an ninh quốc gia. Trong « chủ nghĩa tư bản do nhà nước chỉ đạo » ở Trung Quốc, các công ty như Hoa Vi có bổn phận phải hợp tác với chính quyền, kể cả việc chia sẻ dữ liệu. Giám đốc tài chính Hoa Vi, bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou) đang bị quản thúc tại gia ở Canada trong khi chờ đợi bị dẫn độ sang Hoa Kỳ. Hồi tháng Giêng, một nhân viên của Hoa Vi đã bị bắt ở Vacxava vì cáo buộc làm gián điệp.
Cũng trong năm ngoái, các tổ chức nghiên cứu uy tín như Mercator Institute ở Berlin, Asia Society ở New York và Royal United Services Institute ở Luân Đôn đã công bố các bản báo cáo, nêu chi tiết về « chính sách gây ảnh hưởng » của Trung Quốc nhắm vào những định chế chính trị và giáo dục, truyền thông cũng như xã hội dân sự tại các quốc gia dân chủ.
Các nhà lập pháp Mỹ đã tiến hành một cuộc đấu tranh chống lại việc Trung Quốc sử dụng sức mạnh tài chính để xâm hại những nền tảng của tự do về học thuật. Các trường đại học phương Tây ngần ngại không muốn đón tiếp con ngựa thành Troie là các Viện Khổng Tử, và các viện loại này đã được thiết lập thì đang lần lượt bị đóng cửa. Giọng điệu bình luận của các phương tiện truyền thông phương Tây đã thay đổi. Những người ủng hộ Bắc Kinh im tiếng, và xu hướng hiện nay là một lời cảnh báo.
Chủ tịch trọn đời : Tập Cận Bình lộ mặt thật
Một năm trước đó, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phạm sai lầm nghiêm trọng đầu tiên kể từ khi trở thành người lãnh đạo tối cao vào năm 2012. Ông ta hủy bỏ quy định trong Hiến pháp, theo đó chức chủ tịch nước được giới hạn trong hai nhiệm kỳ. Hành động này đã giúp cho thế giới thấy rõ được bộ mặt thật của chế độ. Tập Cận Bình ngoài miệng nhấn mạnh đến việc tôn trọng luật pháp, nhưng có thể thay đổi cả Hiến pháp trong một cái chớp mắt, nếu thấy có lợi cho mình.
Trong nội bộ, việc kiểm soát đảng Cộng Sản Trung Quốc bị siết chặt chưa từng thấy dưới triều đại ông Tập. Cả một tập thể luật sư bênh vực cho nhân quyền bị chôn vùi : khoảng 200 luật sư bị bắt bớ, tống giam. Việc kiểm soát công dân được tối ưu hóa qua « hệ thống tín nhiệm xã hội » dựa trên một kho dữ liệu khổng lồ, với các biện pháp tưởng thưởng hay trừng phạt trong đời sống hàng ngày, người dân được cho điểm « tín nhiệm » từ thấp đến cao.
Khu « tự trị » Tân Cương, nơi đông đảo người Duy Ngô Nhĩ và những người thiểu số theo đạo Hồi khác sinh sống, đã trở thành một nhà nước công an toàn trị, với những vụ bắt bớ hàng loạt và mạng lưới các trại tập trung cải tạo.
Bẫy nợ tàn khốc « Một vành đai, Một con đường »
Đối với thế giới bên ngoài, Bắc Kinh theo đuổi chính sách nhằm thống trị toàn cầu. Công cụ chủ yếu là « Sáng kiến Một vành đai, Một con đường » (Belt and Road Initiative – BRI), trong đó Trung Quốc cho các quốc gia tham gia chương trình này vay tiền để đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Các món tín dụng của dự án tỏ ra hấp dẫn, nhưng trên thực tế nhằm trói buộc các nước đi vay, trở thành lệ thuộc vào chủ nợ Bắc Kinh.
Phương Tây đã từng cố gắng một cách tuyệt vọng để coi Trung Quốc là một thế lực có thể hợp tác được, nhưng Bắc Kinh đã làm cho họ không thể duy trì được ảo vọng này. Khi Sri Lanka không thể trả nổi các món nợ, Trung Quốc bèn chiếm lấy quyền kiểm soát hải cảng đã cho vay để xây lên, rộng đến 15.000 mẫu Anh (trên 6.000 hecta). Cảng này được nhượng quyền khai thác đến 99 năm, Trung Quốc áp đặt một kiểu như nhượng địa Hồng Kông đối với một nước nhỏ yếu hơn.
Ví dụ khác về các nạn nhân của bẫy nợ Trung Quốc là Zambia, vào cuối năm 2018 đã bị mất quyền kiểm soát phi trường quốc tế lớn nhất nước. Còn Kenya đang có nguy cơ phải giao hải cảng chính ở Mombasa cho Bắc Kinh, vì không thể trả được món nợ đã vay để mở tuyến đường xe lửa từ Mombasa đến Nairobi. Công trình này do Trung Quốc xây dựng, nhưng chẳng mang lại lợi lộc gì.
Giở trò hăm dọa mỗi khi bị phê phán
Để tự làm trầm trọng thêm các vấn đề, khi gặp phải sự phản kháng, Tập Cận Bình và quan chức Bắc Kinh lại giở trò đe dọa. Sau khi New Zealand đứng về phía các nước phương Tây chống lại Hoa Vi, thủ tướng nước này là bà Jacinda Ardern đã không thể tiến hành chuyến viếng thăm Trung Quốc vốn đã được lên kế hoạch từ lâu, và một dự án du lịch đã được xúc tiến rộng rãi bỗng bị hủy bỏ một cách thô bạo.
Cũng tại New Zealand, giáo sư Anne-Marie Brady của trường đại học Canterbury, sau khi cho đăng một bài viết chỉ trích ảnh hưởng của Trung Quốc lên đất nước mình, bản thân bà và gia đình đã trở thành mục tiêu của một chiến dịch hăm dọa mà bà cho là do chính quyền Bắc Kinh tổ chức. Vụ này đã gây xôn xao không ít trong dư luận.
Khi bộ trưởng Quốc Phòng Anh đưa ra những lời phê phán về việc Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông, chuyến viếng thăm của bộ trưởng Tài Chính nước này bị Bắc Kinh hủy bỏ. Na Uy buộc phải ký kết một hiệp ước hữu nghị, trong đó chính phủ nước này xưa nay vốn là tiếng nói bảo vệ nhân quyền, lại phải im lặng trước những lạm dụng của Bắc Kinh.
Nhưng khi phương Tây buộc lòng phản phản ứng, quá trình lập lại thăng bằng về quyền lực rốt cuộc đã bắt đầu khiến cho không gian hành động của Trung Quốc bị thu hẹp lại. Đài Loan là nước được hưởng lợi ngay lập tức trước tình trạng đối địch giữa chủ nghĩa toàn trị và dân chủ. Mối nguy hiểm là ở chỗ Trung Quốc sẽ chà đạp lên tự do, hiện nay vốn đã bị thu hẹp so với một năm trước đó.
Tác giả Stein Ringen nhắc lại, thủ tướng Anh Winston Churchill trong những năm đầu sau Đệ nhị Thế chiến đã nói rằng ông không tin tổng bí thư Liên Xô Josef Stalin muốn chiến tranh, nhưng Stalin chỉ muốn thu được chiến lợi phẩm từ chiến tranh. Có thể phát biểu tương tự về Tập Cận Bình ngày nay. Nhưng giờ đây phương Tây đã tìm được tiếng nói để chống lại sự lạm dụng quyền lực của Trung Quốc, và không ngần ngại lớn giọng trước những hành vi lũng đoạn của Bắc Kinh.
Sau nhiều năm dài đứng nhìn quyền lực nghiêng dần về phương Đông, nay phương Tây đã đáp trả. Hoa Kỳ đứng lên trên tuyến đầu, gây áp lực mạnh mẽ để Trung Quốc phải thay đổi các chính sách bảo hộ mậu dịch và gián điệp kỹ nghệ lâu nay. Chính quyền Donald Trump cảnh cáo là Bắc Kinh hoặc phải thay đổi cung cách hành xử, hoặc phải trả giá đắt. Các cuộc đàm phán về thương mại đang hướng về phía những quy định mới.
Trung Quốc bị cảnh báo từ Hoa Vi cho đến Viện Khổng Tử
Các cơ quan an ninh từ Hoa Kỳ, Canada cho đến Anh, Úc và các nước khác đều đưa ra những lời cảnh báo chống lại công nghệ 5G của tập đoàn Hoa Vi (Huawei) vì lý do an ninh quốc gia. Trong « chủ nghĩa tư bản do nhà nước chỉ đạo » ở Trung Quốc, các công ty như Hoa Vi có bổn phận phải hợp tác với chính quyền, kể cả việc chia sẻ dữ liệu. Giám đốc tài chính Hoa Vi, bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou) đang bị quản thúc tại gia ở Canada trong khi chờ đợi bị dẫn độ sang Hoa Kỳ. Hồi tháng Giêng, một nhân viên của Hoa Vi đã bị bắt ở Vacxava vì cáo buộc làm gián điệp.
Cũng trong năm ngoái, các tổ chức nghiên cứu uy tín như Mercator Institute ở Berlin, Asia Society ở New York và Royal United Services Institute ở Luân Đôn đã công bố các bản báo cáo, nêu chi tiết về « chính sách gây ảnh hưởng » của Trung Quốc nhắm vào những định chế chính trị và giáo dục, truyền thông cũng như xã hội dân sự tại các quốc gia dân chủ.
Các nhà lập pháp Mỹ đã tiến hành một cuộc đấu tranh chống lại việc Trung Quốc sử dụng sức mạnh tài chính để xâm hại những nền tảng của tự do về học thuật. Các trường đại học phương Tây ngần ngại không muốn đón tiếp con ngựa thành Troie là các Viện Khổng Tử, và các viện loại này đã được thiết lập thì đang lần lượt bị đóng cửa. Giọng điệu bình luận của các phương tiện truyền thông phương Tây đã thay đổi. Những người ủng hộ Bắc Kinh im tiếng, và xu hướng hiện nay là một lời cảnh báo.
Chủ tịch trọn đời : Tập Cận Bình lộ mặt thật
Một năm trước đó, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phạm sai lầm nghiêm trọng đầu tiên kể từ khi trở thành người lãnh đạo tối cao vào năm 2012. Ông ta hủy bỏ quy định trong Hiến pháp, theo đó chức chủ tịch nước được giới hạn trong hai nhiệm kỳ. Hành động này đã giúp cho thế giới thấy rõ được bộ mặt thật của chế độ. Tập Cận Bình ngoài miệng nhấn mạnh đến việc tôn trọng luật pháp, nhưng có thể thay đổi cả Hiến pháp trong một cái chớp mắt, nếu thấy có lợi cho mình.
Trong nội bộ, việc kiểm soát đảng Cộng Sản Trung Quốc bị siết chặt chưa từng thấy dưới triều đại ông Tập. Cả một tập thể luật sư bênh vực cho nhân quyền bị chôn vùi : khoảng 200 luật sư bị bắt bớ, tống giam. Việc kiểm soát công dân được tối ưu hóa qua « hệ thống tín nhiệm xã hội » dựa trên một kho dữ liệu khổng lồ, với các biện pháp tưởng thưởng hay trừng phạt trong đời sống hàng ngày, người dân được cho điểm « tín nhiệm » từ thấp đến cao.
Khu « tự trị » Tân Cương, nơi đông đảo người Duy Ngô Nhĩ và những người thiểu số theo đạo Hồi khác sinh sống, đã trở thành một nhà nước công an toàn trị, với những vụ bắt bớ hàng loạt và mạng lưới các trại tập trung cải tạo.
Bẫy nợ tàn khốc « Một vành đai, Một con đường »
Đối với thế giới bên ngoài, Bắc Kinh theo đuổi chính sách nhằm thống trị toàn cầu. Công cụ chủ yếu là « Sáng kiến Một vành đai, Một con đường » (Belt and Road Initiative – BRI), trong đó Trung Quốc cho các quốc gia tham gia chương trình này vay tiền để đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Các món tín dụng của dự án tỏ ra hấp dẫn, nhưng trên thực tế nhằm trói buộc các nước đi vay, trở thành lệ thuộc vào chủ nợ Bắc Kinh.
Phương Tây đã từng cố gắng một cách tuyệt vọng để coi Trung Quốc là một thế lực có thể hợp tác được, nhưng Bắc Kinh đã làm cho họ không thể duy trì được ảo vọng này. Khi Sri Lanka không thể trả nổi các món nợ, Trung Quốc bèn chiếm lấy quyền kiểm soát hải cảng đã cho vay để xây lên, rộng đến 15.000 mẫu Anh (trên 6.000 hecta). Cảng này được nhượng quyền khai thác đến 99 năm, Trung Quốc áp đặt một kiểu như nhượng địa Hồng Kông đối với một nước nhỏ yếu hơn.
Ví dụ khác về các nạn nhân của bẫy nợ Trung Quốc là Zambia, vào cuối năm 2018 đã bị mất quyền kiểm soát phi trường quốc tế lớn nhất nước. Còn Kenya đang có nguy cơ phải giao hải cảng chính ở Mombasa cho Bắc Kinh, vì không thể trả được món nợ đã vay để mở tuyến đường xe lửa từ Mombasa đến Nairobi. Công trình này do Trung Quốc xây dựng, nhưng chẳng mang lại lợi lộc gì.
Giở trò hăm dọa mỗi khi bị phê phán
Để tự làm trầm trọng thêm các vấn đề, khi gặp phải sự phản kháng, Tập Cận Bình và quan chức Bắc Kinh lại giở trò đe dọa. Sau khi New Zealand đứng về phía các nước phương Tây chống lại Hoa Vi, thủ tướng nước này là bà Jacinda Ardern đã không thể tiến hành chuyến viếng thăm Trung Quốc vốn đã được lên kế hoạch từ lâu, và một dự án du lịch đã được xúc tiến rộng rãi bỗng bị hủy bỏ một cách thô bạo.
Cũng tại New Zealand, giáo sư Anne-Marie Brady của trường đại học Canterbury, sau khi cho đăng một bài viết chỉ trích ảnh hưởng của Trung Quốc lên đất nước mình, bản thân bà và gia đình đã trở thành mục tiêu của một chiến dịch hăm dọa mà bà cho là do chính quyền Bắc Kinh tổ chức. Vụ này đã gây xôn xao không ít trong dư luận.
Khi bộ trưởng Quốc Phòng Anh đưa ra những lời phê phán về việc Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông, chuyến viếng thăm của bộ trưởng Tài Chính nước này bị Bắc Kinh hủy bỏ. Na Uy buộc phải ký kết một hiệp ước hữu nghị, trong đó chính phủ nước này xưa nay vốn là tiếng nói bảo vệ nhân quyền, lại phải im lặng trước những lạm dụng của Bắc Kinh.
Nhưng khi phương Tây buộc lòng phản phản ứng, quá trình lập lại thăng bằng về quyền lực rốt cuộc đã bắt đầu khiến cho không gian hành động của Trung Quốc bị thu hẹp lại. Đài Loan là nước được hưởng lợi ngay lập tức trước tình trạng đối địch giữa chủ nghĩa toàn trị và dân chủ. Mối nguy hiểm là ở chỗ Trung Quốc sẽ chà đạp lên tự do, hiện nay vốn đã bị thu hẹp so với một năm trước đó.
Tác giả Stein Ringen nhắc lại, thủ tướng Anh Winston Churchill trong những năm đầu sau Đệ nhị Thế chiến đã nói rằng ông không tin tổng bí thư Liên Xô Josef Stalin muốn chiến tranh, nhưng Stalin chỉ muốn thu được chiến lợi phẩm từ chiến tranh. Có thể phát biểu tương tự về Tập Cận Bình ngày nay. Nhưng giờ đây phương Tây đã tìm được tiếng nói để chống lại sự lạm dụng quyền lực của Trung Quốc, và không ngần ngại lớn giọng trước những hành vi lũng đoạn của Bắc Kinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét