Người mình đối với người khác
BS.Trần Văn Tích
BS.Trần Văn Tích
Người mình có nhiều tính xấu lắm mà một trong những tính xấu là chỉ thích người khác khen lao tâng bốc còn ai không làm như vậy mà dại dột chỉ ra những sai trái, sai sót, sai lầm của tha nhân thì bị xem như phá hoại, đâm sau lưng, bới bòira bọ v.v..
Khi tôi viết xong một bài nhận xét về việc làm của một đồng hương mà tôi nghĩ là có sai lầm thì tôi nghe điện thoại reo. Nhấc mấy, tôi nhận một trận bão ào ạt đổ vào tai với đủ loại ngôn ngữ trách móc sỉ vả để rồi máy cúp cái rụp, không cho tôi nói nửa lời.
Ngôn ngữ là công cụ để con người giao tiếp với nhau. Qua ngôn ngữ, con người trình bày suy tư cá nhân để người khác tiếp thu. Nói, viết là những hoạt động thường nhật. Đó là những nhu cầu tinh thần tự nhiên. Sinh sống ở nước ngoài, chúng ta tiếp xúc hằng ngày với những cuộc đối thoại, nhất là đối thoại chính trị. Tuỳ theo cá tính từng người, có những cung cách biểu lộ tư duy khác nhau; có người nói năng dữ dằn mạnh bạo, có người phát biểu điềm đạm trầm tĩnh. Tuy nhiên khi chúng ta cùng là người quốc gia, cùng là người chống cộng thì thành thật - và lắm khi can đảm nữa – trình bày kiến giải khách quan qua liệt kê những điều không nên không phải của nhau thì đấy không phải là bới bèo ra bọ hay đâm sau lưng nhau.
Tại sao tôi lại đi bới bèo ra bọ khi tôi nói rằng làm như vậy là sai? Tôi bới bèo ra bọ để làm cái gì, để – nói nôm na cho thoải mái – ăn cái giải gì? Tôi suy nghĩ sao thì tôi viết vậy, nếu tôi suy nghĩ sai thì người đối thoại cứ việc chỉ ra rằng tôi suy nghĩ sai. Tôi không hề kết án hay hạch tội ai hết, tôi chỉ trình bày như vầy như vầy, nếu thấy tôi trình bày như vầy như vầy mà không đúng thì cứ việc bình tĩnh ôn hoà cho tôi biết để tôi có dịp suy nghĩ lại. Chuyện dễ dàng đơn giản thế mà người mình rất, rất nhiều người không đủ bản lĩnh, thiếu hẳn công lực, quá kém khả năng để mà làm.
Dùng điện thoại là một hình thức sinh hoạt rất tế nhị : đó là xâm nhập gia cư không báo trước. Anh gọi máy là anh bắt người ta nhấc máy, nhiều khi trong lúc người ta đang bận công chuyện quan trọng hay phức tạp. Lại nói nôm na nữa cho sáng tỏ vấn đề : anh gọi máy có khi tôi đang ngồi trên bồn cầu đấy nhé, anh khiến tôi phải chùi mau lẹ và kéo quần cũng mau lẹ luôn. Nói năng thô bỉ tục tằn nhưng đúng “chủ nghĩa hiện thực“ là vậy đó. Anh có biết thế không? Vậy thì anh nói xong phải để cho người nghe thưa lại, chính anh xách cổ người ta ra, bắt người ta phải nghe anh cho kỳ được cơ mà! Ấy vậy mà anh mắng mỏ người ta một mách rồi anh cúp máy cái rụp! Anh là hạng người gì vậy nhỉ?
Người mình chắc không bao giờ học được bài học đối thoại. Nghe ông A nói xong thì ông B phát biểu. Đọc bà B viết bài thì bà C lên tiếng. Thấy anh X làm thế này thì chị Y nêu nhận xét. Chuyện có vậy mà ông A, bà B, anh X không thể nào chấp nhận được mới kỳ. Đâu còn có đó. Trước một hành vi nào đó, khách quan sát có thể và có khi có trách nhiệm, có bổn phận phải trình bày nhận xét cá nhân để cho cộng đồng đánh giá. Nếu gặp việc đáng nói, phải nói mà giữ im lặng đôi khi trở thành hèn nhát, nhu nhược, thậm chí vô liêm sỉ, thiếu lương thiện. Phải nói nhưng nói như thế nào thì tuỳ thuộc vào trình độ, kiến thức, tâm tính của người phải nói.
Ngành y chúng tôi vốn có tôn ti nghề nghiệp chặt chẽ. Khoá tốt nghiệp trước là đàn anh, khoá ra trường sau là đàn em. Tinh thần tôn kính huynh trưởng đó đôi khi đặt chúng tôi vào một vị thế rất khó xử. Có đàn anh viết bài dài kể rằng sau tháng tư 75, các bà vợ sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hoà rất tài giỏi và khôn ngoan nên đã dùng vàng lá mua các ông chồng ra khỏi trại cải tạo. Vốn dĩ bà vợ người đàn anh trong nghề này của tôi đã đút lót hối lộ cho bọn công an và ông chồng – bị đưa ra Bắc – được về sớm hơn một số đồng nghiệp khác. Hai vợ chồng đinh ninh là do cây mà họ được sớm đoàn tụ nên ông chồng suy đoán là sĩ quan Quân đội miền Nam được ra khỏi trại tù là do những bà vợ tháo vát sáng suốt đem vàng đấm mõm lũ công an! Một lập luận như vậy mà nghe được. Tuy nhiên chỉ có một mình tôi bảo sự thực không phải như thế trong khi cả một tập thể đông đảo anh em đều im lặng; có người lại còn khen dồihượng! Nhưng ngày xưa vua làm sai, nói sai còn bị quan ngự sử đàn hặc cơ mà!
Internet, telephone tạo cơ hội rất thuận lợi cho đối thoại. Bàn bạc với nhau, thảo luận với nhau về một vấn đề nào đó là những hành động hằng ngày, là những sinh hoạt cơm bữa. Được người ta chỉ ra là mình sai sót, sai lầm, sai trái là một điều may mắn bởi vì người ta đã chú ý đến hành vi, ngôn ngữ của mình. Nghe rồi thì đến lượt mình trình bày, biện minh, giải thích. Chớ có mang thành kiến, định kiến là kẻ liệt kê những sai sót, sai trái, sai lầm của mình là kẻ có dã tâm ác ý.
Người mình rất thích chửi Việt cộng và thường chửi chúng thiếu văn hoá. Hãy sờ lại sau gáy xem trong rất nhiều trường hợp người mình có văn hoá hay không.
10.03.201
|
12:49 AM (13 hours ago)
| |||
Thưa Quý Vị,
Tôi rất thích và ủng hộ nội dung lời phát biểu bên dưới của BS Trần văn Tích.
Phải nói thẳng, nói thật điều ngắn gọn như sau : người Việt Tỵ Nạn mình mặc
dù sống trong xã hội tự do dân chủ nhiều năm nhưng rất ít người chịu học cái hay, cái văn minh của xứ người.
Tôi cư ngụ ở Bắc Âu gần 40 năm. Các chính trị gia đảng đối lập tấn công
nhau trên diễn đàn quốc hội hay trên bàn tròn TV, bao giờ họ cũng mang lý
lẽ với bằng chứng cụ thể để chứng minh, rồi sau đó họ vẫn có thể đi câu
cá hay đi trượt tuyết cùng nhau khi cuộc bàn cãi chấm dứt
Còn người Việt mình thì sao ? -Hễ ai phát biểu ngược lại ý kiến của mình,
tức thì liệt kẻ đó vào hàng ''kẻ thù'', không nhìn mặt ngay tức khắc.
tức thì liệt kẻ đó vào hàng ''kẻ thù'', không nhìn mặt ngay tức khắc.
Đối với bất cứ vấn đề gì, hễ bài viết/lời phát biểu của A bị X không đồng lòng
hay phê bình tiêu cực là y như rằng A xem X là kẻ thù phải băm vằm, xé xác
hay sỉ vả một trận cho hả tức thay vì tìm bàng chứng/ví dụ cụ thể chứng minh
điều mình viết/phát biểu là đúng.
Sự học hỏi người khác nơi phần đất tự do dân chủ của người Việt thuộc thế
hệ di dân số 1 rất khẩn thiết.
Tôn-thất Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét