Thứ Hai, 25 tháng 2, 2019

Hải quân Trung Quốc bất ngờ triệt thoái hàng trăm chiến hạm khỏi Biển Đông

TIN MỪNG CHO VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU THƯỢNG ĐỈNH TRUMP - KIM
Như vậy trong các cửa ải mà ông Trump đặt ra trong thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung cộng, chủ đề BIỂN ĐÔNG đã được ông Trump đưa ra như một trong số các "ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT" buộc Trung cộng phải lựa chọn rằng "TỒN TẠI HAY MẤT TẤT CẢ".
Tức là ông Trump cho Trung cộng được quyền lựa chọn 01 trong 02 như sau:
1. Nếu muốn có một Thỏa thuận tốt đẹp trong lĩnh vực thương mại Mỹ - Trung cộng thì ngoài những đề xuất "thiện chí" của Trung cộng như sẽ tăng mua nông sản Mỹ lên kim ngạch mỗi năm tầm 30 tỷ USD, cam kết bỏ ra 1,2 ngàn tỷ USD để mua hàng Mỹ trong vài năm,... thì CÁI THIỆN CHÍ TRÊN HẾT đó là Trung cộng phải rút toàn bộ quân đội ra khỏi Biển Đông để tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tự do hàng hải.
2. Nếu Trung cộng vẫn ngoan cố bám giữ Biển Đông thì ông Trump sẽ tiến hành thay mặt LHQ để làm một cảnh sát quốc tế đích thực dọn dẹp, cưỡng chế, đuổi cổ Trung cộng theo 03 giải pháp sau:
- Tiếp tục đánh thuế và tăng thuế lên hàng hóa Trung cộng;
- Mỹ sẽ căn cứ tinh thần Hiệp định Paris 1973 do Mỹ là một thành viên chủ xướng và phán quyết của Tòa công pháp quốc tế năm 2016 khi xử Phi Luật Tân thắng kiện để trục xuất Trung cộng ra khỏi Biển Đông mà không cần Việt nam đứng đơn khởi kiện. Vì:
+ Bởi vì theo tinh thần Hiệp định Paris 1973 kế thừa Hiệp định Geneva 1954 thì Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam, được nhân dân Việt Nam ủy nhiệm cho chính thể VNCH quản lý. Tuy VNCH bị cộng sản Bắc Việt đánh bại nhưng Hiệp định Paris 1973 vẫn còn nguyên hiệu lực vì nó chưa được các bên thực hiện nghiêm túc. Đây cũng là lý do mà đến nay Mỹ vẫn không xóa khoản nợ gốc 85 triệu USD do VNCH vay Mỹ để phát triển hạ tầng xã hội ở miền Nam trước năm 1975. NỢ CÒN ĐÒI KHI VÀ CHỈ KHI CON NỢ CÒN SỐNG. TỨC HIỆP ĐỊNH PARIS 1975 VẪN CÒN NGUYÊN GIÁ TRỊ.
+ Theo phán quyết năm 2016 của Tòa PCA thì TRUNG CỘNG HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ CHỦ QUYỀN Ở BIỂN ĐÔNG.
Tuy nhiên để ngay lập tức một tên cướp ném trả lại túi xách cho người bị hại là rất hiếm, vì vậy Trung cộng vẫn đang kỳ kèo, câu giờ, mặc cả và ông Trump đã cho thêm thời gian để Trung cộng cân phân thiệt hơn và trả lời chính thức vào tháng 03 tới khi Thượng đỉnh Trump - Tập được tổ chức.
Ở một khía cạnh khác, có nguồn tin cho hay vào 24/2/2019, tờ Bưu điện Hoa Nam (SCMP) dẫn thông báo từ Hải quân Trung cộng cho biết, Hải quân nước này đã bất ngờ rút hàng trăm chiến hạm rời khỏi khu vực Biển Đông. Hành động LẠ này của nước LẠ không nằm ngoài việc Trung cộng muốn lấy lòng ông Trump trong căng thẳng thương mại mà TIÊU CHÍ THUỐC ĐỘC do ông Trump đặt ra để Trung cộng là "hòa bình không đến từ vũ lực. Chủ quyền không có từ cướp đoạt vũ trang".
Nhân đây xin nhắc lại tinh thần của Hiệp định Geneva 1954 xuyên suốt đến Hiệp định Paris 1973 là "Việt nam sẽ thống nhứt bằng tổng tuyển cử tự do trên toàn quốc", không có chia ra 02 miển Bắc - Nam, không có tam kỳ là Bắc kỳ - Trung kỳ - Nam kỳ mà chỉ có một Việt nam thống nhứt với nhà nước được dân cử - dân chọn - dân bầu.
Sở dĩ có đường phân giới tại vĩ tuyến 17 là do tội đồ hồ chí minh theo lịnh của Liên Sô, Trung cộng hấp tấp ký với Pháp để "hợp thức hóa" VNDCCH. Những thông tin cho rằng tái tục Hiệp định Paris 1973 đồng nghĩa với phục dựng lại VNCH là hoàn toàn sai với tinh thần Hiệp định Ba Lê 1973. Bởi nếu thực hiện đúng tinh thần Hiệp định Ba Lê 1973 thì sau khi tổng tuyển cử tự do hai miền Nam - Bắc, Việt nam sẽ không có chính phủ của VNCH cũng như chính phủ của Việt nam cộng sản mà là một chính phủ được dân cử - dân chọn - dân bầu. Các đảng phái được tự do thành lập theo Hiến pháp của nền cộng hòa Tam quyền phân lập.
Sau khi Hiệp định Paris 1973 được thực hiện nghiêm túc có sự giám sát của LHQ thì những tấc đất của Việt nam đã được Nhà Thanh và Pháp ký kết sẽ bị Việt Nam đòi lại theo trình tự tố tụng Quốc tế. Chẳng những Biển Đông được thu về mà Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc và các vùng cương thổ khác của Việt Nam cũng trở về chủ cũ.
Quốc kỳ của Việt nam sẽ lả nền vàng tượng trưng cho đất, một vạch đỏ ở giữa tượng trưng cho dòng máu Lạc Hồng chảy suốt từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau như đúng dải chữ S ở rìa Tây Thái Bình Dương như logo mà Mỹ đã in trên đuôi chiếc C - 17 Globemaster III mã hiệu HH 00533 khi tới Đà nẵng năm 2017 như hình dưới đây./.
Tran Hung.

https://www.facebook..com/1802923083/posts/10210668954919028?sfns=mo
Ngày 24/2, tờ Bưu điện Hoa Nam (SCMP) dẫn thông báo từ Hải quân Trung Quốc cho biết, Hải quân nước này đã bất ngờ rút hàng trăm chiến hạm rời khỏi khu vực Biển Đông.


Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc hoạt động trái phép tại khu vực Biển Đông của Việt Nam

Thông tin trên được SCMP dẫn lời từ Phó đô đốc Thẩm Kim Long, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc. Theo đó ông Long cho biết, đã chỉ đạo Hạm đội Nam Hải rút toàn bộ chiến hạm mặt nước của Hạm đội này về quân cảng Du Lâm, đóng tại đảo Hải Nam.
Việc rút quân bất ngờ này, theo như thông cáo cho biết: “Dựa vào báo cáo của Cục Hải dương Trung Quốc dự báo về tình hình thời tiết bất lợi sắp diễn ra trên diện rộng ở khu vực Biển Đông, Cục Hải quân TQ quyết định rút toàn bộ chiến hạm của Hạm đội Nam Hải về các căn cứ quân sự để bảo đảm an toàn cho các chiến hạm. Quân lệnh có hiệu lực ngay lập tức, bắt đầu từ 9 giờ sáng ngày 25/2.”


Phó đô đốc, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Thẩm Kim Long thông báo về việc triệt thoái Hạm đội Nam Hải khỏi Biển Đông.

Thế nhưng, theo thông báo định kỳ từ Cục thời tiết quốc gia Hoa Kỳ cho biết, hiện khu vực Biển Đông và xa hơn là Thái Bình Dương, không hề ghi nhận sự hình thành của bất cứ cơn bão và áp thấp nhiệt đới nào.
Theo nhận định của giáo sư Carl Thayers, việc Hải quân Trung Quốc bất ngờ rút chiến hạm của mình ra khỏi khu vực, có thể do chính cuộc gặp sắp tới giữa Tổng thống Donald Trump và ông Kim Jong-un diễn ra tại Hà Nội.
Khi Tổng thống Donald Trump tới Việt Nam tham dự thượng đỉnh với Triều Tiên, theo thông lệ thì Hải quân Mỹ cũng sẽ triển khi một hạm đội hùng hậu ở khu vực gần nơi Tổng thống của họ có mặt. Theo đó, Hạm đội 7 Thái Bình Dương và Hạm đội 3 Ấn Độ dương dự kiến sẽ triển khai 2 nhóm tác chiến tàu sân bay vào khu vực Biển Đông. Nhiều khả năng đó sẽ là hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson và USS Ronald Reagan (CVN-76), một trong những tàu sân bay hiện đại nhất của hải quân Hoa Kỳ. Với dàn hộ tống hạm lên đến cả trăm chiếc gồm tàu khu trục, tàu đổ bộ, tàu săn ngầm và cả những chiếc tàu ngầm khổng lồ mang theo các đầu đạn hạt nhân….


Mô hình hành quân và tác chiến của một nhóm tác chiến tàu sân bay. Nhóm tác chiến bao gồm 1 hàng không mẫu hàm được bảo vệ bởi hàng chục chiến hạm khác.

Theo lý do đó, việc hàng trăm chiến hạm của quân đội Mỹ xuất hiện quá dày đặt tại một khu vực có thể sẽ dễ xảy ra những va chạm không đáng có với lực lượng Hải quân Trung Quốc đang hoạt động trái phép tại Biển Đông.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc phải tạm rút quân trước dàn chiến hạm hùng hậu của Hải quân Hoa Kỳ. Được biết, khi tàu sân bay USS Carl Vinson neo đậu trong vịnh Đà Nẵng vào tháng 3/2018, Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc cũng buộc phải rút hàng chục chiến hạm của họ đang hoạt động trái phép về tận quân cảng trên đảo Hải Nam.


Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại hội nghị ở Singapore tháng 6/2018.

Hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un dự kiến diễn ra tại Hà Nội ngày 27-28/2. Chủ tịch Kim Jong-un đã lên tàu hỏa khởi hành đến Hà Nội vào chiều 23/2, dự kiến mất hơn hai ngày để vượt hàng nghìn km qua lãnh thổ Trung Quốc đến Việt Nam. Tổng thống Trump hôm 24/2 cũng thông báo trên Twitter sẽ lên đường tới Hà Nội vào sáng 25/2.
Hoàng Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét