Thứ Năm, 9 tháng 1, 2020

Tiêu diệt tướng Iran, ông Trump phát tín hiệu mạnh mẽ tới Bắc Kinh?

Hèn chi mà lũ cầm quyền CSVN 1 lòng bảo vệ Iran và 
phỉ báng ném đá TT Trump và Chính Phủ Mỹ 
Kính Mời xem bài viết để rõ hơn
 ...

Tên Tập Cận Bình kia có giỏi làm gì thì làm đi , lần này 
cho Ông mất ăn mất ngủ rồi , bệnh tim lại tái phát 
Lần nầy Chính Phủ Mỹ làm hay lắm không nhu nhược 
hèn yếu như đời TT trước để bọn khủng bố Iran bắt nạt 
giết dân và Quân Mỹ 1 cch ngang nhiên nữa , 
còn hăm doạ xem Mỹ không ra gì , 
Lần nầy chơi tới bến luôn , họ Tập lạnh cẳng rồi , một 
mũi tên Mỹ bắn trúng đích 2 con chim mà có thể thêm 
1 con chim Bắc Hàn nửa , tưởng dựa hơi Tàu Cộng
 là ngon lắm hống hách hăm doạ ...
mở to mắt ra mà nhìn uy lực và sức mạnh của Mỹ đây
nguyen lien huong 

Tiêu diệt tướng Iran, ông Trump phát tín hiệu mạnh mẽ tới Bắc Kinh?

Nhận định về sự kiện quân Mỹ tiêu diệt tướng quân đội 
của Iran Qasem Soleimani, chuyên gia về vấn đề Trung Quốc
 cho rằng hành động này của Mỹ đã phát đi một tín hiệu
 mạnh mẽ đối với chính quyền Bắc Kinh – 
đồng minh chính của Iran. 

vi sao iran trung quoc lien thu doi pho voi my
Trên thực tế, Trung Quốc thậm chí còn công khai phá vỡ 
các lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ lên Iran bằng cách tiếp 
tục mua dầu từ nước cộng hòa Hồi giáo này.AFP

"Iran là nhân tố then chốt trong kế hoạch của Trung Quốc
 cũng như việc các kế hoạch của Bắc Kinh có ảnh hưởng 
quan trọng đến số phận của khu vực Á - Âu", 

nhà bình luận Robert Kaplan gần đây đã bày tỏ quan điểm 
trên New York Times.

Từ đầu những năm 2000, Trung Quốc đã trở thành đối tác 
thương mại và khách hàng dầu mỏ hàng đầu của Iran, đồng
 thời mở rộng việc buôn bán vũ khí với nước cộng hòa 
Hồi giáo này nhằm cân bằng về mặt địa chiến lược với Mỹ. 

Những nhà hoạch định chính sách của 
Trung Quốc đã xác định Iran là một trong những quốc gia quan trọng nhất kết nối 
khu vực Á - Âu qua Sáng kiến Vành đai 
và Con đường của Bắc Kinh. 

Đây là sáng kiến được đưa ra dưới thời Chủ tịch Trung Quốc 
Tập Cận Bình với mục tiêu cuối cùng là tái cấu trúc hệ thống
 các quy tắc thương mại và hoạt động đầu tư toàn cầu theo
 hướng có lợi hơn cho Bắc Kinh.

 Chiến lược này cũng nhằm củng cố 
quyền lực mềm và sự ảnh hưởng của
 Trung Quốc trên lục địa Á-Âu.

Một số nhà quan sát cho rằng sự hợp tác Iran-Trung Quốc 
được củng cố từ chuyến thăm cấp nhà nước tới Tehran 
của ông Tập vào tháng 1/2016. 

Hai nước này đã nhất trí mở rộng hoạt động thương mại 
tới 600 tỷ USD trong vòng 10 năm, đồng thời xây dựng 
sự hợp tác mạnh mẽ hơn như một phần trong kế 
hoạch 25 năm.

 Ngoài thương mại, Trung Quốc còn là 
nhà đầu tư hàng đầu vào thị trường Iran. Khoảng 100 công ty lớn của Trung Quốc
 đã đầu tư vào các ngành kinh tế quan
 trọng của Iran, đặc biệt là năng lượng 
và giao thông vận tải.
.
.
Chú thích ảnhNgoại trưởng Iran gặp người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng Năm. Ảnh: Tehran Times

Đây là chuyến thăm thứ ba tới Trung Quốc trong năm nay của nhà
 ngoại giao cấp cao Iran. Trong hai chuyến công du trước đó
 vào tháng Hai và tháng Năm, Tehran đã nhận được sự ủng hộ 
ngoại giao từ phía Bắc Kinh liên quan đến Mỹ


Luật sư, tác gia, nhà bình luận Mỹ Chương Gia Đôn
 (Gordon Chang) chia sẻ với tờ Epoch Times tiếng Anh
 cho biết: 

Mỹ đã có hồi đáp kiên quyết đối với
 kẻ xấu, điều này cũng sẽ khiến cho 
những kẻ xấu khác chùn chân. 

Ông nói: 

“Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung
 Quốc, ĐCSTQ) lâu nay vẫn ủng 
hộ Iran, yêu ma hóa Mỹ và các nước 
phương Tây, 
cung cấp cho Iran công nghệ, 
thiết bị và nguyên vật liệu qua 
phương thức trực tiếp và người 
đại diện để giúp đỡ kế hoạch vũ khí 
hạt nhân của Tehran.”

Hành động bắt giặc phải bắt vua 
trước của ông Trump nhắm nhân vật
 số 2 của Iran, đã ngăn chặn
 “cuộc tấn công sắp xảy ra” có khả 
năng nguy hại đến tính mạng người 
Mỹ ở khu vực Trung Đông với
 chi phí thấp nhất. 


Sáng sớm ngày 3/1 (theo giờ Iran), ông Qassem Soleimani, 
62 tuổi, quan chức chỉ huy của Lực lượng Vệ binh
 Cách mạng Hồi giáo Iran, người đứng đầu cơ quan
 tình báo Iran,

bị Liên Hiệp Quốc xác định là tổ chức 
khủng bố đã thiệt mạng trong cuộc tấn công bằng 
máy bay không người lái của quân đội Mỹ. 

Iran thề sẽ tấn công 35 căn cứ của Mỹ, bao gồm cả khu
 vực Eo biển Hormuz và thành phố Tel Aviv-Yafo.

Ngày 3/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói với báo
 giới tại Bang Florida rằng, cuộc tấn công này là vì

“ngăn chặn chiến tranh, chứ không phải phát động chiến tranh”,

 ông không có ý tìm kiếm sự thay đổi chính quyền Iran. 
Ngày 4/1, ông đăng tweet bổ sung thêm, 

nếu Iran tấn công người Mỹ hoặc tài
 sản của Mỹ, Mỹ sẽ nhắm tới  52 mục 
tiêu của Iran. Nhiều năm trước, Iran
 bắt giữ 52 người Mỹ làm con tin.

Iran thỏa mãn 2 nhu cầu của ĐCSTQ

Giáo sư June Teufel Dreyer thuộc khoa Chính trị học
 Đại học Miami chia sẻ với Epoch Times rằng, là đồng
 minh của Iran, Bắc Kinh cần phải ủng hộ Iran phản đối Mỹ. 

Chú thích ảnhNhà máy sản xuất dầu mỏ Soroush tại Iran. Ảnh: AP

“Trung Quốc (ĐCSTQ) cần dầu mỏ, 
và xây dựng quan hệ đối tác với các
 nước chống Mỹ, Iran là lựa chọn tốt 
nhất thỏa mãn 2 nhu cầu này,” 


ông June Teufel Dreyer nói. 

Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu năng 
lượng lớn nhất trên thế giới, là đối tác
 thương mại lớn nhất của Iran, cũng
 là nước mua dầu thô lớn nhất từ 
Iran trước khi Mỹ thực thế chế tài dầu
 mỏ Iran hồi tháng 5 năm ngoái. 


Hồi tháng 9 năm ngoái, Mỹ thực thi 
chế tài đối với thực thể và cá nhân
 Trung Quốc, bởi vì họ vi phạm lệnh
 chế tài của Mỹ đối với Iran, tiếp tục 
nhập khẩu dầu mỏ từ Iran.

Theo Epoch Times đưa tin, ông 
Robert Spalding, chuẩn tướng Không 
quân Mỹ đã xuất ngũ, nhà nghiên cứu 
cấp cao của Viện Hudson Mỹ cho biết, 

Bắc Kinh lợi dụng mối quan hệ với các
 nước như Iran và Bắc Triều Tiên,
 buộc Mỹ phân tán sự chú ý và không
 thể tập trung vào sự đe dọa của ĐCSTQ. 

Ông nói, đây là một phần của phương
 án chỉnh thể của ĐCSTQ nhằm phá 
hoại trật tự thế giới, Bắc Kinh có 
kế hoạch buộc Mỹ phải đối mặt
 với thách thức, để đạt được mục
 đích cuối cùng là khiến nước Mỹ yếu đi.  

ĐCSTQ từ lâu vẫn luôn cung cấp vũ
 khí cho Iran, bao gồm máy bay chiến
 đấu, hệ thống tên lửa đất đối không,
 tên lửa chống hạm và tàu ngầm tấn công. 
Một tàu chở dầu cập cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Một tàu chở dầu cập cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
"Nếu xuất khẩu dầu của Iran hoàn toàn bị cắt đứt bằng các 
lệnh trừng phạt hoặc bởi một cuộc xung đột vũ trang 
tại eo biển Hormuz thì Trung Quốc sẽ là một trong những 
người đầu tiên bị tổn thương. An ninh năng lượng hiện là 
một vấn đề của Trung Quốc", tờ Financial Times từng nhận định.



Theo báo cáo năm 2019 của Cục Tình
 báo Quốc phòng Mỹ, lệnh cấm vận 
vũ khí của Liên Hợp Quốc đối với vũ 
khí của Iran sẽ hết hạn vào tháng 10
năm nay, Iran đã đang bàn bạc và 
đánh giá việc mua phần cứng vũ khí 
quân sự từ Nga và Trung Quốc. 

Ngoại trưởng Iran thăm Bắc Kinh với mật độ dày đặc

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung vẫn
 đang tiếp diễn, phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ tại 
Hồng Kông, Đài Loan và thế giới ngày càng cảnh giác
 với sự thâm nhập của ĐCSTQ,

 liên minh lớn chống ĐCSTQ đang hình thành, thì năm
 ngoái Ngoại trưởng Iran là Mohammad Javad Zarif
 đã có 4 lần thăm Trung Quốc. 

Trong lúc mẫu thuẫn giữa Mỹ và Iran leo thang, ngày
 31/12/2019, ông Mohammad Javad Zarif đã đến
 Bắc Kinh và gặp mặt Ngoại trưởng ĐCSTQ Vương Nghị. 

Trong cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao 
Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh mong muốn cùng Tehran
 hợp tác sâu thêm và thúc đẩy mối quan hệ đối tác 
chiến lược toàn diện. 

Tháng 12 năm ngoái, ĐCSTQ, Iran, Nga 
đã tiến hành diễn tập hải quân chung
 tại khu vực quan trong là Vịnh Oman.

Hóa thân thành kẻ hòa giải

Trung Quốc dựa vào dầu mỏ Trung Đông, cùng với tình hình căng thẳng địa chính trị đang leo thang ở khu vực này, Bắc Kinh lại thúc giục hai nước Mỹ và Iran giữ bình tĩnh. Trang web phiên bản tiếng Anh của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ đăng tuyên bố nói, hôm 4/1, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã có cuộc điện đàm. “Trung Quốc phản đối sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”. Phía Trung Quốc “thúc giục nước Mỹ tìm phương án giải quyết thông qua đối thoại, chứ không phải lạm dụng vũ lực.”
Ông nói: “Trung Quốc sẽ tiếp tục giữ lập trường khách quan công bằng, phát huy tác dụng mang tính xây dựng trong khi giữ gìn hòa bình và an ninh trong khu vực vùng vịnh Trung Đông.
Trong tuyên bố của Bộ ngoại giao Trung Quốc, ông Mohammad Javad Zarif cũng nói rằng, ông hy vọng Trung Quốc phát huy tác dụng quan trọng trong việc phòng và ngăn chặn leo thang tình hình căng thẳng ở khu vực.
Thời báo Hoàn cầu của ĐCSTQ hôm 5/1 có đăng bài xã luận bằng tiếng Anh nói: “Nếu Mỹ và Iran giao chiến, đối với Trung Quốc mà nói thì là xấu nhiều hơn tốt.”
Bài viết bổ sung: “Nếu Trung Đông xuất hiện tình trạng hỗn loạn nghiêm trọng, Mỹ đúng là sẽ bị lún vào khu vực này hơn nữa và sẽ phân tán lực chú ý.” “Tuy nhiên lượng dầu mỏ mà Trung Quốc mua từ Trung Đông đứng đầu trên thế giới, điều này có nghĩa là Trung Quốc dựa vào dầu mỏ của khu vực này nhiều hơn so với Mỹ. Trung Quốc còn đầu tư rất nhiều vào Iran, Iraq và nhiều nước Trung Đông khác, những khoản đầu tư này có liên quan đến lợi ích kinh tế của Trung Quốc.”
Hôm thứ Hai (6/1/2020), cổ phiếu của các doanh nghiệp năng lượng nhà nước hàng đầu Trung Quốc như PetroChina và Sinopec lần lượt tăng 5% và 2%. Giá dầu mỏ tăng hơn 2%, dầu thô Brent vượt mức 70 USD/thùng.

Đe dọa, gây chia rẽ, khoe sức mạnh

Đại sứ quán ĐCSTQ tại Washington còn lên tiếng về thông
 tin Mỹ dùng máy bay không người lái tiêu diệt tướng Iran, 
đồng thời hôm Chủ Nhật (5/1) còn phát đi cảnh báo an toàn,
 nhắc nhở công dân Trung Quốc tại Mỹ cần nâng cao cảnh
 giác, tránh vào các tụ điểm công cộng. 

Trong một bài xã luận khác đăng hôm 5/1 của Thời báo 
Hoàn Cầu có nhấn mạnh, Trung Quốc có năng lực để chống
 lại sự tấn công của máy bay không người lái, dù vậy
 cư dân mạng Trung Quốc lo lắng các cuộc tấn công 
bằng máy bay không người lái có thể vào một ngày nào
 đó sẽ đe dọa đến Trung Quốc. 

Bài xã luận nói: “Trung Quốc vốn là nước đi đầu trong 
kinh doanh và phát triển máy bay không người lái”,
 máy bay không người lái công nghệ cao của Trung Quốc
 sản xuất đã được trình diễn lần đầu tiên trong cuộc 
duyệt binh hồi tháng 10 năm ngoái. 

Không thể làm gì hơn

Đối với hành động không kích lần này của quân đội Mỹ, 
chuyên gia cho biết, ĐCSTQ ngoại trừ phát biểu tuyên bố
 ra, không có quá nhiều khả năng lựa chọn hành động cụ thể. 

“Ông Trump tấn công một trong các đối tác của ĐCSTQ,
 nhưng ĐCSTQ không thể làm gì hơn”, ông Chương Gia Đôn
 nói, “Do đó, như tình hình hiện nay, Tổng thống Mỹ đã 
nắm lấy một tài sản của Trung Quốc (ĐCSTQ), ông Tập 
Cận Bình cần ý thức được rằng hiện tại ông không thể 
làm gì hơn đối với vấn đề này.”
Trí Đạt(trithucvn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét