ĐỊA CHÍNH TRỊ GIỮA HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC VÀ VỊ TRÍ ƯU THẾ CỦA VIỆT NAM (Nguyễn Đôn Phong)
March 30, 2019
ĐỊA CHÍNH TRỊ GIỮA HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC
VÀ
VỊ TRÍ ƯU THẾ CỦA VIỆT NAM
Nguyễn Đôn Phong
Vài hàng giới thiệu tác giả của Giáo Sư Phạm Cao Dương: Nguyễn Đôn Phong là một giáo sư Sử Địa. Ông tốt nghiệp Khóa I, Ban Sử Địa Đại Học Sư Phạm Saigon, cùng khóa với các Giáo Sư Lâm Thanh Liêm, Nguyễn Khắc Ngữ, Phạm Đình Tiếu và Phạm Cao Dương. Ông hiện cư ngụ tại Canada. Ngay từ thời còn đi học, do ảnh hưởng của Giáo Sư Michel-Marie Dufeil, tác giả của tác phẩm Géographie du Viêt-Nam, đương thời là giáo sư địa lý hai trường Đại Học Sư Phạm và Đại Học Văn Khoa, ông đã quan tâm nhiều đến môn Địa Lý Chính Trị, đặc biệt là vị trí chiến lược của nước Việt Nam, không riêng đối với Trung Hoa và các nước Á Đông mà luôn cả đối với thế giới; riêng Đà Nẵng được coi là trung tâm điểm. Bài viết này chỉ là phần tóm tắt những ý chính. Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng liên hệ tới tương lai và vận mệnh lâu dài của cả dân tộc Việt Nam, trong đó người Việt Hải Ngoại chắc chắn sẽ đóng một vai trò quan trọng. Ước mong sẽ được mọi người chú ý tới.
Những cơ sở đầu tiên của Địa Chính Trị
Cũng như thế giới động vật và thực vật, loài người là một sản phẩm của địa lý. Trong thế giới thực vật có nhiều khác biệt giữa các loại với nhau. Trong thế giới động vật và thế giới loài người sự khác biệt cũng như vậy. Nhưng loài người là loài duy nhất hiểu được sự khác biệt đó. Con người sống và phát triển trên những vùng đất khác nhau và do đó thiên nhiên đã tạo nên những cá tính cộng đồng và văn hóa khác nhau.
Những thời kỳ địa chất dài cả nhiều triệu năm đã sắp xếp các lục địa và đại dương và đã tạo ra hình dáng như chúng ta thấy hiện nay, hình dáng đã trở thành quen thuộc trên các bản đồ và cầu đồ (globe).
Điều cần ghi nhớ đầu tiên là diện tích của tất cả các lục địa chỉ độ chừng bằng 1/3 của tất cả các đại dương và do đó đại dương hiện nay có vai trò quan trọng nhất trong đời sống nhân loại. Chính vì lý do này mà từ không gian nhìn vào, những lục địa dù có to lớn đến mức nào đi nữa cũng chỉ là những hòn đảo giữa tất cả các đại dương cộng lại mà thôi. Cho nên thật sự chỉ có 4 lục địa: khối to nhất gồm 3 châu Á, Âu, Phi, khối thứ hai là Châu Mỹ từ Bắc Băng Dương đến Nam Băng Dương, khối thứ ba là Châu Đại Dương với Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan còn khối thứ tư là Lục Địa Nam Cực phủ băng đá, tuyết và không người sống.
Điều thứ hai cần nhìn kỹ là với sự sắp đặt hình dáng một cách tự nhiên như hiện nay, phần lớn các lục địa tập trung ở Bắc Bán Cầu. Kết quả là đa số nếu không phải là tất cả các nền văn minh lớn của nhân loại đều tập trung ở đó. Đằng khác các nền văn minh đó lại nẩy nở và phát triển tại những vùng có khí hậu ôn đới (trung bình nằm giữa vĩ tuyến 20 Bắc và vĩ tuyến 50 Bắc). Người ta thường hay khởi đầu sự so sánh Hoa Kỳ với Trung Quốc dựa trên yếu tố địa lý và khí hậu này rồi từ đó nhận định sự đối đầu giữa hai nước mang tính cách một định mệnh không tránh khỏi.
Chúng ta cũng cần hiểu một cách tổng quát rằng Hoa Kỳ là một cường quốc đại dương với đặc trưng là Tự Do và Dân chủ, còn Trung Hoa một cường quốc lục địa với đặc trưng là Khủng Bố và Độc Tài.
Ý nghĩa địa chính trị cho Hoa Kỳ và Trung Quốc
Trong những điều kiện tổng quát như trên, vị trí địa lý của hai siêu cường Hoa Kỳ và Trung Quốc mang một ý nghĩa địa chính trị rất đặc thù.
1/ Trước tiên xét đến Hoa Kỳ.
Nhìn dưới góc độ địa lý sự lập quốc của Hoa Kỳ chính là sự nối dài của nước Anh. Nước Anh từng là cường quốc đại dương số một, họ có thể tung hạm đội của họ đi khắp thế giới để xây dựng một đế quốc thuộc địa rộng lớn nhất mà họ hãnh diện là trên đó mặt trời không bao giờ lặn. Và như chúng ta biết sau thế chiến thứ hai nước Mỹ thay thế nước Anh giữ vị trí cường quốc đại dương số một đó. Và cũng như nước Anh được tự do hướng ra Đại Tây Dương mà không bị rào cản địa lý nào giới hạn giao thông hàng hải, Hoa Kỳ được thiên nhiên phú cho cái may mắn là không có một cản trở địa lý nào trên hai mặt Đại Tây Dương và Thái Bình Dương làm khó khăn sự giao thông của thương thuyền hay hạm đội. Chỉ riêng khía cạnh này thôi Hoa Kỳ phải được đánh giá là siêu cường đại dương duy nhất mà không có một đối thủ nào có thể đánh bại được. Trận chiến Thái Bình Dương 1941-1945 là thí dụ điển hình nhất của tư thế không thể bị xâm lược bởi một kẻ thù nào bằng hạm đội. Cuộc khủng hoảng hỏa tiễn từ Cuba 1961 là bằng chứng thứ hai.
2/ Trung Quốc một trường hợp trái ngược với Hoa Kỳ.
Nếu Hoa Kỳ tiếp xúc với hai đại dương ở phía đông và phía tây thì ngược lại Trung Hoa chỉ tiếp xúc với Thái Bình Dương thông qua những biển nhỏ.
Nhìn vào vùng Đông Á nét địa lý đặc trưng đầu tiên đập vào mắt là bờ biển và các chuỗi đảo mang hình dáng vòng cung. Các chuỗi đảo này nằm gần bờ và ôm sát bờ lục địa tạo thành những biển nhỏ ở phía trong và đóng vai trò một chuỗi dây xích vây chặt Trung Quốc, không cho nước này gởi hạm đội ra Thái Bình Dương một cách tự do như trường hợp của Hoa Kỳ. Trung Quốc hiểu rỏ hơn nước nào hết vị trí địa lý hết sức bất lợi này trong mưu đồ thống trị thế giới. Vì vậy giới quân sự Trung Quốc mới diễn đạt một cách hoàn toàn chủ quan rằng các chuỗi đảo ở Đông Á là những thành trì phòng vệ nhiều lớp cho lục địa Trung Quốc. Đấy là một cách nói tự an ủi cho một hoàn cảnh thiên nhiên mà con người không thể thay đổi được. Thành trì phòng vệ này đâu phải là tài sản riêng của Trung Quốc dùng để tự phòng vệ! Trước khi bị Hoa Kỳ và Đồng Minh bao vây bằng hàng loạt các căn cứ quân sự trên các chuỗi đảo đó, thì chính địa lý thiên nhiên đã nhốt Trung Quốc lại rồi.
Như vậy Trung Quốc chủ yếu là một cường quốc lục địa bị địa lý cầm tù và không thể nào trở thành một cường quốc đại dương tương đương như Hoa Kỳ được. Giấc mơ Trung Quốc muốn thống trị thế giới chỉ là một ảo tưởng vì không có căn bản địa lợi. Từ ngàn xưa thiên nhiên và lịch sử đã đặt ra một giới hạn chính thức cho sự bành trướng lãnh thổ của Hán tộc, đó là rặng Hoành Sơn. Thực vậy trong suốt thời kỳ Bắc Thuộc ranh giới chính thức của An Nam Đô Hộ Phủ chỉ ngừng lại tại Thanh Hoá. Đến thời tự chủ, người Việt độc lập chính trị với Bắc Kinh, bành trướng về phương Nam trong bước đầu tiên cho đến Đèo Hải Vân. Khi Nhật Bản đầu hàng Hoa Kỳ 1945 Tưởng Giới Thạch cũng chỉ được, trong vòng vài tháng, giải giới quân đội Nhật cho đến đèo Hải Vân. Đây là ranh giới cuối cùng về phía nam mà chính quyền Tưởng Giới Thạch được sự giúp đỡ của Mỹ, đưa được quân Tàu đi xa đến như vậy.
Cách phân chia địa cầu và vị trí chiến lược đích thực của Việt Nam.
Có ba cách:
1/ Một cách rất phổ thông chúng ta được học là quả đất quay chung quanh trục Bắc-Nam tạo ra ngày đêm và đường xích đạo chia quả đất thành hai phần bằng nhau: Bắc Bán Cầu và Nam Bán Cầu.
2/ Có một vị trí khác là đặt Châu Mỹ ở chính giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Đây là cách chia thứ hai thường hay dùng để phân chia Tây Bán Cầu và Đông Bán Cầu.
3/ Ít phổ biến hơn là cách thứ ba, chia trái đất làm hai bán cầu bằng nhau. Đó là chọn một tâm điểm để từ đó nhìn thấy một bán cầu tập trung tối đa diện tích các lục địa. Và các nhà khoa học đã xác định được vị trí của tâm điểm đó là một hòn đảo nhỏ gần cửa sông Loire bên Pháp. Người ta gọi bán cầu này là Bán Cầu Lục Đia. Phần bên kia là Bán Cầu Đại Dương mà đa số diện tích chính là các đại dương. Đường ranh giới của hai bán cầu này-- tương tự như xích đạo là ranh giới của Bắc Bán Cầu và Nam Bán Cầu-- chạy qua nhiều nước trong đó có Việt Nam và nằm giữa rặng núi Hoành Sơn ( Đèo Ngang ) và Đèo Hải Vân. Nước Việt Nam ở về phía Bắc của đường này thuộc về bán cầu lục địa còn phần phía nam thuộc về Bán Cầu Đại Dương. Đến đây chúng ta không thể quên nhắc đến lời khuyên của Nguyễn Bỉnh Khiêm gởi cho Nguyễn Kim "Hoành Sơn Nhất Đái Vạn Đại Dung Thân". Từ đó họ Nguyễn ở Đàng Trong đã biến lời khuyên này thành hiện thực, làm cho nước Việt Nam có hình giáng chữ S như bây giờ. Trong khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày nay đã hoàn toàn bán nước cho Tàu Cộng thì câu sấm của Trạng Trình có vẻ không được nhận thức một cách sâu sắc và đứng đắn. Câu sấm nhắc nhở chúng ta hai ý, thứ nhất là về địa lý thì chỉ có một rặng núi Hoành Sơn làm cột mốc, thứ hai là về thời gian Vạn Đại Dung Thân. Văn hóa của người xưa dùng số ngàn, số vạn để chỉ số lượng nhiều lắm. Vậy có lẽ chúng ta nên hiểu Vạn Đại Dung Thân là vĩnh viễn cho đúng ý của tác giả.
Bờ biển Việt Nam từ Móng Cái đến đèo Hải Vân có hình cánh cung như co rút vào trong đất liền trong khi đảo Hải Nam trấn áp ngoài khơi. Hình dáng địa lý này có thể có một ảnh hưởng đến tâm lý dân tộc. Dù ý thức hay không ý thức tình thế địa lý này trong suốt chiều dài lịch sử, dân tộc Việt Nam đã cố gắng vượt ra khỏi sự kìm hãm của thực tế đó. Cho nên khi vượt qua đèo Hải Vân thì một chân trời mới với những đồng bằng mở rộng về phía tây và cái bờ biển vòng cung tung ra về phía đông giúp dân tộc này ưỡn ngực, vươn vai bước vào thế giới mới của đất rộng phì nhiêu, của biển cả mênh mông để tiếp tục con đường Nam Tiến. Cuối cùng thì dân tộc Việt Nam đã tiến vào Bán Cầu Đại Dương, khai thác các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và xây dựng thành công cái phần thứ hai của nước Việt Nam hình chữ S này. Địa lý thiên nhiên đã trang bị cho phần sau của chữ S này rất nhiều bờ biển tuyệt đẹp, rất nhiều hải cảng thiên nhiên mà quan trọng nhất là Cam Ranh. Không phải là một sự ngẫu nhiên mà nước Pháp gởi chiến thuyền đến Đà Nẵng dưới chân đèo Hải Vân để tấn công triều đình nhà Nguyễn và cũng không phải là một sai lầm khi Hoa Kỳ mở đầu sự can thiệp quân sự vào Việt Nam bằng cách đổ Thuỷ Quân Lục Chiến vào Đà Nẵng 1965. Tất cả đã xảy ra như vậy là vì toàn bộ miên Nam Việt Nam từ sông Bến Hải đến Mũi Cà Mau, được thiên nhiên sắp đặt cho nằm bên trong Bán Cầu Đại Dương. Mà Bán Cầu Đại Dương là thuộc quyền thống trị của các cường quốc đại dương, đặc biệt là của chỉ một mình Hoa Kỳ. Lịch sử thế giới cho đến nay cho thấy các cường quốc lục địa như Liên Sô hay Trung Cộng đều không thể có sức mạnh tương đương, chứ đừng nói gì là thắng được cường quốc đại dương Hoa Kỳ.
Trong những năm gần đây một bài viết được phổ biến trên mạng trong đó tác giả đã đưa ra nhận định về vị trí của Đà Nẵng như là trung tâm của cả nước Việt Nam hình chữ S. Nhận định này rất đáng chú ý.
Chúng ta nên thán phục thiên nhiên đã sắp đặt một cách kỳ diệu để tạo ra một hình Bát Quái thật là hoàn hảo bao gồm bờ biển Việt Nam như ranh giới giữa 2 phần âm-dương một bên là đảo Hải Nam và bên kia là biển hồ Tonle Sap ở Campuchia. Chúng ta là những người bình thường không chuyên môn trong lãnh vực này nên không thể hiểu một cách đúng và đầy đủ các chuyển động và biến dịch của hệ thống Bát Quái. Nhưng sự xuất hiện của hệ thống này trong địa lý của bán đảo Đông Dương trùng hợp một cách chính xác hoàn hảo với học thuật cổ truyền Kinh Dịch. Tin thời sự hiện nay (các tháng Hai, Ba, Tư ....năm 2019) cho thấy Trung Cộng đang tìm cách nuốt trọn một cách khẩn cấp toàn thể bán đảo Đông Dương. Hy vọng phản ứng của Hoa Kỳ trong vùng Đông Nam Á trong thời gian tới sẽ tạo ra trên thực địa những chuyển động và biến dịch trong hệ thống Bát Quái có lợi cho Thế Giới Tự Do.
Nguyễn Đôn Phong
ĐỊA CHÍNH TRỊ GIỮA HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC VÀ VỊ TRÍ ƯU THẾ CỦA VIỆT NAM (Nguyễn Đôn Phong)
March 30, 2019
ĐỊA CHÍNH TRỊ GIỮA HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC
VÀ
VỊ TRÍ ƯU THẾ CỦA VIỆT NAM
Nguyễn Đôn Phong
Vài hàng giới thiệu tác giả của Giáo Sư Phạm Cao Dương: Nguyễn Đôn Phong là một giáo sư Sử Địa. Ông tốt nghiệp Khóa I, Ban Sử Địa Đại Học Sư Phạm Saigon, cùng khóa với các Giáo Sư Lâm Thanh Liêm, Nguyễn Khắc Ngữ, Phạm Đình Tiếu và Phạm Cao Dương. Ông hiện cư ngụ tại Canada. Ngay từ thời còn đi học, do ảnh hưởng của Giáo Sư Michel-Marie Dufeil, tác giả của tác phẩm Géographie du Viêt-Nam, đương thời là giáo sư địa lý hai trường Đại Học Sư Phạm và Đại Học Văn Khoa, ông đã quan tâm nhiều đến môn Địa Lý Chính Trị, đặc biệt là vị trí chiến lược của nước Việt Nam, không riêng đối với Trung Hoa và các nước Á Đông mà luôn cả đối với thế giới; riêng Đà Nẵng được coi là trung tâm điểm. Bài viết này chỉ là phần tóm tắt những ý chính. Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng liên hệ tới tương lai và vận mệnh lâu dài của cả dân tộc Việt Nam, trong đó người Việt Hải Ngoại chắc chắn sẽ đóng một vai trò quan trọng. Ước mong sẽ được mọi người chú ý tới.
Những cơ sở đầu tiên của Địa Chính Trị
Cũng như thế giới động vật và thực vật, loài người là một sản phẩm của địa lý. Trong thế giới thực vật có nhiều khác biệt giữa các loại với nhau. Trong thế giới động vật và thế giới loài người sự khác biệt cũng như vậy. Nhưng loài người là loài duy nhất hiểu được sự khác biệt đó. Con người sống và phát triển trên những vùng đất khác nhau và do đó thiên nhiên đã tạo nên những cá tính cộng đồng và văn hóa khác nhau.
Những thời kỳ địa chất dài cả nhiều triệu năm đã sắp xếp các lục địa và đại dương và đã tạo ra hình dáng như chúng ta thấy hiện nay, hình dáng đã trở thành quen thuộc trên các bản đồ và cầu đồ (globe).
Điều cần ghi nhớ đầu tiên là diện tích của tất cả các lục địa chỉ độ chừng bằng 1/3 của tất cả các đại dương và do đó đại dương hiện nay có vai trò quan trọng nhất trong đời sống nhân loại. Chính vì lý do này mà từ không gian nhìn vào, những lục địa dù có to lớn đến mức nào đi nữa cũng chỉ là những hòn đảo giữa tất cả các đại dương cộng lại mà thôi. Cho nên thật sự chỉ có 4 lục địa: khối to nhất gồm 3 châu Á, Âu, Phi, khối thứ hai là Châu Mỹ từ Bắc Băng Dương đến Nam Băng Dương, khối thứ ba là Châu Đại Dương với Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan còn khối thứ tư là Lục Địa Nam Cực phủ băng đá, tuyết và không người sống.
Điều thứ hai cần nhìn kỹ là với sự sắp đặt hình dáng một cách tự nhiên như hiện nay, phần lớn các lục địa tập trung ở Bắc Bán Cầu. Kết quả là đa số nếu không phải là tất cả các nền văn minh lớn của nhân loại đều tập trung ở đó. Đằng khác các nền văn minh đó lại nẩy nở và phát triển tại những vùng có khí hậu ôn đới (trung bình nằm giữa vĩ tuyến 20 Bắc và vĩ tuyến 50 Bắc). Người ta thường hay khởi đầu sự so sánh Hoa Kỳ với Trung Quốc dựa trên yếu tố địa lý và khí hậu này rồi từ đó nhận định sự đối đầu giữa hai nước mang tính cách một định mệnh không tránh khỏi.
Chúng ta cũng cần hiểu một cách tổng quát rằng Hoa Kỳ là một cường quốc đại dương với đặc trưng là Tự Do và Dân chủ, còn Trung Hoa một cường quốc lục địa với đặc trưng là Khủng Bố và Độc Tài.
Ý nghĩa địa chính trị cho Hoa Kỳ và Trung Quốc
Trong những điều kiện tổng quát như trên, vị trí địa lý của hai siêu cường Hoa Kỳ và Trung Quốc mang một ý nghĩa địa chính trị rất đặc thù.
1/ Trước tiên xét đến Hoa Kỳ.
Nhìn dưới góc độ địa lý sự lập quốc của Hoa Kỳ chính là sự nối dài của nước Anh. Nước Anh từng là cường quốc đại dương số một, họ có thể tung hạm đội của họ đi khắp thế giới để xây dựng một đế quốc thuộc địa rộng lớn nhất mà họ hãnh diện là trên đó mặt trời không bao giờ lặn. Và như chúng ta biết sau thế chiến thứ hai nước Mỹ thay thế nước Anh giữ vị trí cường quốc đại dương số một đó. Và cũng như nước Anh được tự do hướng ra Đại Tây Dương mà không bị rào cản địa lý nào giới hạn giao thông hàng hải, Hoa Kỳ được thiên nhiên phú cho cái may mắn là không có một cản trở địa lý nào trên hai mặt Đại Tây Dương và Thái Bình Dương làm khó khăn sự giao thông của thương thuyền hay hạm đội. Chỉ riêng khía cạnh này thôi Hoa Kỳ phải được đánh giá là siêu cường đại dương duy nhất mà không có một đối thủ nào có thể đánh bại được. Trận chiến Thái Bình Dương 1941-1945 là thí dụ điển hình nhất của tư thế không thể bị xâm lược bởi một kẻ thù nào bằng hạm đội. Cuộc khủng hoảng hỏa tiễn từ Cuba 1961 là bằng chứng thứ hai.
2/ Trung Quốc một trường hợp trái ngược với Hoa Kỳ.
Nếu Hoa Kỳ tiếp xúc với hai đại dương ở phía đông và phía tây thì ngược lại Trung Hoa chỉ tiếp xúc với Thái Bình Dương thông qua những biển nhỏ.
Nhìn vào vùng Đông Á nét địa lý đặc trưng đầu tiên đập vào mắt là bờ biển và các chuỗi đảo mang hình dáng vòng cung. Các chuỗi đảo này nằm gần bờ và ôm sát bờ lục địa tạo thành những biển nhỏ ở phía trong và đóng vai trò một chuỗi dây xích vây chặt Trung Quốc, không cho nước này gởi hạm đội ra Thái Bình Dương một cách tự do như trường hợp của Hoa Kỳ. Trung Quốc hiểu rỏ hơn nước nào hết vị trí địa lý hết sức bất lợi này trong mưu đồ thống trị thế giới. Vì vậy giới quân sự Trung Quốc mới diễn đạt một cách hoàn toàn chủ quan rằng các chuỗi đảo ở Đông Á là những thành trì phòng vệ nhiều lớp cho lục địa Trung Quốc. Đấy là một cách nói tự an ủi cho một hoàn cảnh thiên nhiên mà con người không thể thay đổi được. Thành trì phòng vệ này đâu phải là tài sản riêng của Trung Quốc dùng để tự phòng vệ! Trước khi bị Hoa Kỳ và Đồng Minh bao vây bằng hàng loạt các căn cứ quân sự trên các chuỗi đảo đó, thì chính địa lý thiên nhiên đã nhốt Trung Quốc lại rồi.
Như vậy Trung Quốc chủ yếu là một cường quốc lục địa bị địa lý cầm tù và không thể nào trở thành một cường quốc đại dương tương đương như Hoa Kỳ được. Giấc mơ Trung Quốc muốn thống trị thế giới chỉ là một ảo tưởng vì không có căn bản địa lợi. Từ ngàn xưa thiên nhiên và lịch sử đã đặt ra một giới hạn chính thức cho sự bành trướng lãnh thổ của Hán tộc, đó là rặng Hoành Sơn. Thực vậy trong suốt thời kỳ Bắc Thuộc ranh giới chính thức của An Nam Đô Hộ Phủ chỉ ngừng lại tại Thanh Hoá. Đến thời tự chủ, người Việt độc lập chính trị với Bắc Kinh, bành trướng về phương Nam trong bước đầu tiên cho đến Đèo Hải Vân. Khi Nhật Bản đầu hàng Hoa Kỳ 1945 Tưởng Giới Thạch cũng chỉ được, trong vòng vài tháng, giải giới quân đội Nhật cho đến đèo Hải Vân. Đây là ranh giới cuối cùng về phía nam mà chính quyền Tưởng Giới Thạch được sự giúp đỡ của Mỹ, đưa được quân Tàu đi xa đến như vậy.
Cách phân chia địa cầu và vị trí chiến lược đích thực của Việt Nam.
Có ba cách:
1/ Một cách rất phổ thông chúng ta được học là quả đất quay chung quanh trục Bắc-Nam tạo ra ngày đêm và đường xích đạo chia quả đất thành hai phần bằng nhau: Bắc Bán Cầu và Nam Bán Cầu.
2/ Có một vị trí khác là đặt Châu Mỹ ở chính giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Đây là cách chia thứ hai thường hay dùng để phân chia Tây Bán Cầu và Đông Bán Cầu.
3/ Ít phổ biến hơn là cách thứ ba, chia trái đất làm hai bán cầu bằng nhau. Đó là chọn một tâm điểm để từ đó nhìn thấy một bán cầu tập trung tối đa diện tích các lục địa. Và các nhà khoa học đã xác định được vị trí của tâm điểm đó là một hòn đảo nhỏ gần cửa sông Loire bên Pháp. Người ta gọi bán cầu này là Bán Cầu Lục Đia. Phần bên kia là Bán Cầu Đại Dương mà đa số diện tích chính là các đại dương. Đường ranh giới của hai bán cầu này-- tương tự như xích đạo là ranh giới của Bắc Bán Cầu và Nam Bán Cầu-- chạy qua nhiều nước trong đó có Việt Nam và nằm giữa rặng núi Hoành Sơn ( Đèo Ngang ) và Đèo Hải Vân. Nước Việt Nam ở về phía Bắc của đường này thuộc về bán cầu lục địa còn phần phía nam thuộc về Bán Cầu Đại Dương. Đến đây chúng ta không thể quên nhắc đến lời khuyên của Nguyễn Bỉnh Khiêm gởi cho Nguyễn Kim "Hoành Sơn Nhất Đái Vạn Đại Dung Thân". Từ đó họ Nguyễn ở Đàng Trong đã biến lời khuyên này thành hiện thực, làm cho nước Việt Nam có hình giáng chữ S như bây giờ. Trong khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày nay đã hoàn toàn bán nước cho Tàu Cộng thì câu sấm của Trạng Trình có vẻ không được nhận thức một cách sâu sắc và đứng đắn. Câu sấm nhắc nhở chúng ta hai ý, thứ nhất là về địa lý thì chỉ có một rặng núi Hoành Sơn làm cột mốc, thứ hai là về thời gian Vạn Đại Dung Thân. Văn hóa của người xưa dùng số ngàn, số vạn để chỉ số lượng nhiều lắm. Vậy có lẽ chúng ta nên hiểu Vạn Đại Dung Thân là vĩnh viễn cho đúng ý của tác giả.
Bờ biển Việt Nam từ Móng Cái đến đèo Hải Vân có hình cánh cung như co rút vào trong đất liền trong khi đảo Hải Nam trấn áp ngoài khơi. Hình dáng địa lý này có thể có một ảnh hưởng đến tâm lý dân tộc. Dù ý thức hay không ý thức tình thế địa lý này trong suốt chiều dài lịch sử, dân tộc Việt Nam đã cố gắng vượt ra khỏi sự kìm hãm của thực tế đó. Cho nên khi vượt qua đèo Hải Vân thì một chân trời mới với những đồng bằng mở rộng về phía tây và cái bờ biển vòng cung tung ra về phía đông giúp dân tộc này ưỡn ngực, vươn vai bước vào thế giới mới của đất rộng phì nhiêu, của biển cả mênh mông để tiếp tục con đường Nam Tiến. Cuối cùng thì dân tộc Việt Nam đã tiến vào Bán Cầu Đại Dương, khai thác các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và xây dựng thành công cái phần thứ hai của nước Việt Nam hình chữ S này. Địa lý thiên nhiên đã trang bị cho phần sau của chữ S này rất nhiều bờ biển tuyệt đẹp, rất nhiều hải cảng thiên nhiên mà quan trọng nhất là Cam Ranh. Không phải là một sự ngẫu nhiên mà nước Pháp gởi chiến thuyền đến Đà Nẵng dưới chân đèo Hải Vân để tấn công triều đình nhà Nguyễn và cũng không phải là một sai lầm khi Hoa Kỳ mở đầu sự can thiệp quân sự vào Việt Nam bằng cách đổ Thuỷ Quân Lục Chiến vào Đà Nẵng 1965. Tất cả đã xảy ra như vậy là vì toàn bộ miên Nam Việt Nam từ sông Bến Hải đến Mũi Cà Mau, được thiên nhiên sắp đặt cho nằm bên trong Bán Cầu Đại Dương. Mà Bán Cầu Đại Dương là thuộc quyền thống trị của các cường quốc đại dương, đặc biệt là của chỉ một mình Hoa Kỳ. Lịch sử thế giới cho đến nay cho thấy các cường quốc lục địa như Liên Sô hay Trung Cộng đều không thể có sức mạnh tương đương, chứ đừng nói gì là thắng được cường quốc đại dương Hoa Kỳ.
Trong những năm gần đây một bài viết được phổ biến trên mạng trong đó tác giả đã đưa ra nhận định về vị trí của Đà Nẵng như là trung tâm của cả nước Việt Nam hình chữ S. Nhận định này rất đáng chú ý.
Chúng ta nên thán phục thiên nhiên đã sắp đặt một cách kỳ diệu để tạo ra một hình Bát Quái thật là hoàn hảo bao gồm bờ biển Việt Nam như ranh giới giữa 2 phần âm-dương một bên là đảo Hải Nam và bên kia là biển hồ Tonle Sap ở Campuchia. Chúng ta là những người bình thường không chuyên môn trong lãnh vực này nên không thể hiểu một cách đúng và đầy đủ các chuyển động và biến dịch của hệ thống Bát Quái. Nhưng sự xuất hiện của hệ thống này trong địa lý của bán đảo Đông Dương trùng hợp một cách chính xác hoàn hảo với học thuật cổ truyền Kinh Dịch. Tin thời sự hiện nay (các tháng Hai, Ba, Tư ....năm 2019) cho thấy Trung Cộng đang tìm cách nuốt trọn một cách khẩn cấp toàn thể bán đảo Đông Dương. Hy vọng phản ứng của Hoa Kỳ trong vùng Đông Nam Á trong thời gian tới sẽ tạo ra trên thực địa những chuyển động và biến dịch trong hệ thống Bát Quái có lợi cho Thế Giới Tự Do.
Nguyễn Đôn Phong Những ngày đầu Xuân Kỷ Hợi 2019
Những ngày đầu Xuân Kỷ Hợi 2019
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét