Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

XÉT LẠI VẤN ĐỀ CHA LÝ CHỐNG CỘNG Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất





Đề cập đến vấn đề này, cầm chắc cái là bọn Việt Tân, dân chủ cuội, và bè lũ chống cộng bịp sẽ gầm gừ, tru tréo lên inh ỏi, bởi vì người viết đã dám đụng đến thần tượng. Còn người hiểu biết, tôi tin rằng họ sẽ đồng tình, vì đây là một việc làm nên làm. Kẻ chửi bới không lạ gì, bởi vì thần tượng hoặc thánh nữ, sư tổ chúng đã đặt lên bàn thờ rồi thì đệ tử đứa nào dám hạ xuống? Bọn tôn thờ thần tượng có hiểu rằng người viết cũng đã từng thờ tượng thần như chúng? Ngay từ khi Lm Nguyễn Văn Lý vừa trương lên tấm bảng “Tự Do Tôn Giáo Hay Là Chết”, kẻ hèn này đã đưa lên nhiều trang Net 4 bài viết để ủng hộ cuộc đấu tranh của ngài. Sự thể nói lên rằng người viết cũng đã từng coi cha Lý là thần tượng. Thế nhưng càng về sau, nhiều việc cha Lý làm, nhiều lời cha Lý tuyên bố cho thấy ngài có vấn đề. Vấn đề là gì, trong khi người viết chưa hình dung ra được, thì ngẫu nhiên, ông Võ Đình Chương đã nói huỵch toẹt: … Cha Lý là nạn nhân của những con buôn chính trị mà thôi.” (Võ Đình Chương: Thông Cáo Báo Chí ngày 20-4-2010. Xin xem Attached file). Đấy là người đồng chí của cha Lý nói, chứ chẳng phải ai xa la.

Với bài viết này, dựa trên những chứng liệu khả tín đã được phổ biến, chúng tôi muốn làm công việc xét nghiệm lại những suy nghĩ của mình trước đây về Lm Nguyễn Văn Lý. Việc làm này nếu được coi là một thiện ý thì đã là điều may mắn cho người viết lắm rồi.

Người Ôm Giấc Mộng Buôn Vua

Theo Sử Ký Tư Mã Thiên, Tần Thủy Hoàng đế là con của Trang Tương Vương nước Tần. Trang Tương Vương lúc còn là hoàng tử Tử Sở bị thất sủng, được gởi sang làm con tin ở nước Triệu. Tử Sở thấy người thiếp của Lã Bất Vi tên là Hạ Cơ xinh đẹp nên đem lòng yêu thích. Lã Bất Vi, một con buôn rất nhiều mánh lới, thuận nhượng vợ để ôm mộng buôn vua kiếm lời. Khi Hạ Cơ lấy Tử Sở thì đã có mang với Lã Bất Vi. Hạ Cơ đẻ con đặt tên là Chính. Sau này Chính lên ngôi hoàng đế nước Tần là Tần Thủy Hoàng. Như vậy về danh nghĩa, Thủy Hoàng đế là con Trang Tương Vương, nhưng thực tế lại là con ruột của Lã Bất Vi. Tử Sở lên làm vua nước Tần, cho Lã Bất Vi làm Thừa Tướng, phong là Văn Tín Hầu, ăn thuế mười vạn hộ ở Hà Nam, Lạc Dương. Trang Tương Vương làm vua được ba năm thì mất, thái tử Chính lên nối ngôi hiệu là Thủy Hoàng Đế, phong Lã Bất Vi làm tướng quốc, gọi là trọng phụ. Người đời sau gọi Lã Bất Vi là kẻ buôn vua.

Lm Nguyễn Văn Lý đang là người ôm mộng buôn vua giống như Lã Bất Vi. Trong Thông Cáo Báo Chí thượng dẫn, ông Võ Đình Chương viết về một cuộc điện đàm giữa ông với Lm Lý như sau: “Tôi đề cập đến Ban Đại Diện của Đảng Thăng Tiến (Anh Nguyễn Phong và Anh Nguyễn Bình Thành ). Cha Lý trả lời rằng (nguyên văn): Những người bị bắt đó là người ta xung kích ra như vậy để xem coi thử bên kia họ đối xử như thế nào, để từ đó mà ứng xử, chứ những người này là những cái …. cái vật tế thần! Họ là những cái người hy sinh thế thôi, không phải là cái người điều hành thực sư Còn cái người điều hành thực sự thì người ta lại thông giỏi hơn nhiều … Cần cái người sau này để làm việc chứ lệ, chứ mấy anh đó thì có gì đâu …”

Trước hết cần minh xác một điều. Bởi vì ông Võ Đình Chương đã viết rõ trong Thông Cáo rằng những điều cha Lý nói đều đã được ông thu âm làm tài liệu, từ hơn hai tháng nay, người ta không thấy cha Lý lên tiếng bác bỏ hoặc giải thích những tố cáo của ông Chương, như vậy Thông Cáo Báo Chí của ông Võ Đình Chương là một tài liệu hoàn toàn xác thực và đáng tin cậy. Đem Thông Cáo Báo Chí, và đặc biệt là trích đoạn trên đây qui chiếu vào các hoạt động đấu tranh của Lm Nguyễn Văn Lý cho thấy, ngài là một chính khách nhiều tham vọng, thủ đoạn, và tàn ác.

Trước hết cha Lý là một chính khách. Thật vậy, khi dựng lên tấm bảng “Tự Do Tôn Giáo Hay Là Chết”, cha Lý là một linh mục hiền hậu và nhân ái. Ngài chỉ là một cá nhân đứng lên hô hào toàn dân đấu tranh đòi quyền tự do tôn giáo và các quyền tự do công dân khác. Thế Nhưng chẳng bao lâu, ngài biến thành một chánh khách từ lúc nào. Từ mục tiêu đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhâm quyền, ngài chuyển sang tranh đấu chính trị đảng phải. Chính thức thì ngài chỉ thành lập và trực tiếp điều hành Khối 8406 như trong bản tiểu sử của ngài do Ls Hoàng Duy Hùng viết, hoặc như ngài trả lời phỏng vấn nhà báo Mạc Việt Hồng ngày 12-6-2010: “Thực sự, tôi có tuyên bố với cơ quan an ninh rằng, quý vị muốn cho tôi ra khỏi trại giam chữa bệnh hay không thì tùy quý vị, nhưng khi tôi ra ngoài, tôi sẽ tiếp tục điều hành khối 8406 ngay.” Cũng nên nói cho rõ là Lm Lý không minh danh thành lập đảng chính trị, nhưng ngài đứng mũi chịu sào và là linh hồn của các đảng Thăng Tiến, đảng Vì Dân, và Liên Đảng Lạc Hồng.

Một công dân đứng lên lập đảng tranh đấu chống cộng là việc làm chính đáng. Nhưng một linh mục thành lập tổ chức cho mục đích làm chính trị sẽ rơi vào cái thế bất lợi ít nữa là về hai phương diện. Thứ nhất là vi phạm luật Giáo Hội nên sẽ không được GH ủng hộ. Thứ hai là động lực chính trị thúc đẩy khó đúng đường. Chính khách hoạt động cho mục tiêu nhắm tới là quyền lợi. Trong khi linh mục làm việc do lương tâm thúc đẩy một cách vô vị lợi. Hai động cơ khác nhau, từ đó khẳng định rằng ông linh mục đấu tranh để phục vụ cho những mục tiêu chính trị đảng phái sẽ hỏng việc. Không những thế, Lm Nguyễn Văn Lý còn cho thấy ở ngài có nhiều đặc điểm của một chính khách khá dầy dạn:

- Tham vọng - Cha Lý sử dụng đảng Thăng Tiến như một con bài cho những mưu tính thầm kín nào đó trong lúc ban lãnh đạo đảng đang ở trong tù. Ngài còn để lộ ra một mưu đồ lớn là tự mình sẽ chỉ định những người lãnh đạo đất nước sau này: “Còn cái người điều hành thực sự thì người ta lại thông giỏi hơn nhiều … Cần cái người sau này để làm việc chứ lệ, chứ mấy anh đó thì có gì đâu…” Tóm lại, cha Lý có tham vọng trở thành một siêu lãnh tụ, hay như một thái thượng hoàng thời phong kiến, nghĩa là người có quyền tự ý lập hay phế vua, thời nay là những người nắm vận mệnh đất nước. Tham vọng buôn vua của cha Lý hiện rõ ở điểm này.

- Độc ác - cha Lý đẩy Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, và Hoàng Thị Anh Đào là những người vừa là con chiên, vừa là đồng chí của ngài vào tay VGCS để đo lường phản ứng của chúng. Những nạn nhân này đều là người có học, có người đi làm lương khá cao, dám bỏ tất cả để bán mạng cho cha Lý. Họ đã bị dư luận bỏ quên, còn cha Lý thì không được một lần nhắc tới, nên gia đình hiện nay thật khốn đốn.. Họ đúng là những con dê tế thần như cha Lý nói. Trong khi đó ngài dành tất cả ưu ái cho bọn dân chủ cuội, tay chân của ngài nhởn nhơ bên ngoài vòng kềm tỏa của công an.

- Thủ đoạn - Cha Lý từng trực tiếp nói với nhà thơ Chinh Nguyên: “Tôi sẽ làm mọi cách để họ bắt tôi. Đó là tôi đã chứng minh cho thế giới biết chế độ độc tài CS ở VN không có tự do tôn giáo và nhân quyền….. CS nhất định phải bắt tôi.” (Xem cuộc đời đấu tranh cho tôn giáo và dân chủ nhân quyền - Tập I trang 5-6). Thủ đoạn này của Lm Lý là cao kiến, không có gì đáng phê phán. Cha Lý dùng thủ đoạn để vô tù, nhưng ngài cũng đã dùng thủ đoạn để ra khỏi nhà tù. Đây mới là chuyện đáng nói, bởi vì cái thủ đoạn cha Lý sử dụng để ra tù là một hành vi đầu hàng hết sức ô nhục. Một linh mục đấu tranh cho một lý tưởng cao cả không thể hành xử như vậy đối với kẻ thù của tôn giáo là CS. Một linh mục phải sống như một linh mục, và nếu chết cũng phải chết như một linh mục. Linh mục không được phép khuất phục những kẻ gian ác làm hại xã hội.

Trong thời gian nằm tù lần trước, Lm Lý đã viết hai lá tâm thư. Thư thứ nhất ngày 17-4-2003 gởi Hội Đồng Giám Mục VN để tỏ lòng ăn năn xám hối về việc tranh đấu đã làm bận tâm đến các giám mục. Thư thứ hai viết ngày 27-6-2003 gởi Quốc Hội Hoa Kỳ để xin hủy bỏ Dự Luật Nhân Quyền và Dự Luật Tự Do Tôn Giáo cho VN. Cha Lý cho rằng với hai Dự Luật đó, QH Mỹ đã xâm phạm chủ quyền của VN. Theo Lm Nguyễn Văn Lý, VN đã đạt được 4 thành tựu cơ bản là độc lập thống nhất, công bằng xã hội, không nô lệ nước ngoài, và an ninh ổn định vững chắc. VN đang nỗ lực thực hiện cải cách trên tất cả mọi mặt, đặc biệt về nhân quyền và tôn giáo. Cha Lý nhấn mạnh: nhà nước VN không đàn áp tôn giáo (xin xem attached file Tâm Thư).

Ngày 19-10-2001, cha Lý bị kết án 15 năm tù. Sau khi viết hai lá thư đầu hàng trên, ngài được VGCS thả trước thời hạn vì lý do học tập tốt, cải tạo tốt. Ngài ra tù tháng 2-2005. Qua lá thư này, đặc biệt với câu “nhà nước VN không đàn áp tôn giáo”, cha Lý đã tự phủ nhận chính mình và tất cả công cuộc đấu tranh của mình. Ngài không còn tư cách gì và mặt mũi nào để đấu tranh nữa. Nếu có ai cho rằng cha Lý bắt chước Hàn Tín dùng hạ sách này để nín thở qua sông, thì cũng nên hiểu rằng Hàn Tín chui háng anh chàng bán thịt cốt được sống để kiếm công danh. Không lý một linh mục công giáo cũng dễ dàng hàng phục những kẻ gian ác hầu được sống mà mưu cầu công danh như Hàn Tín?

Con Đường Vô Định

Cha Lý đấu tranh chống cộng với cách thức có thể nói là bá đạo như trên đáng được kể là người có chút bản lãnh chính trị. Nhưng với CS mà bấy nhiêu bản lãnh thôi chưa đủ. Cần rất nhiều hơn nữa. CS giết người không run tay. Cha Lý phải là người một ngày không nhìn thấy máu ăn cơm không ngon. CS lưu manh thủ đoạn. Cha Lý phải thủ đoạn lưu manh hơn chúng gấp bội v.v. Tóm lại mặt nào cha Lý cũng phải trên cơ CS thì mới thắng được chúng. Còn nếu không chủ thắng CS bằng con đường bá đạo, thì một linh mục đấu tranh cho công lý và công bằng xã hội có lẽ nên tìm con đường khác mà đi thì tốt hơn. Bởi vì con đường nửa chừng “xuân” là một con đường vô định. Để minh chứng rằng đường lối đấu tranh của Lm Nguyễn Văn Lý là con đường vô định, chúng tôi xin nêu ra tấm gương linh mục Jerzy Popieluszko để quí bạn đọc có cơ sở đối chiếu. Lịch sử Balan chứng minh đường lối chống cộng của cha Jerzy đã đem lại thành quả tốt đẹp.

Trên đời này, đối với một người đàn bà, không có đau khổ nào to lớn bằng sự đau khổ bà phải chịu khi nhìn thấy tận mắt đứa con của mình bị giết chết. Cũng trên đời này, đối với một bà mẹ công giáo, không có gì vui sướng nào bằng sự vui sướng khi bà còn sống được tham dự buổi lễ phong thánh cho người con yêu quí của mình.

Trong thời đại chúng ta, một người đàn bà có lẽ duy nhất từng trải qua cả nỗi bất hạnh lẫn niềm vui vô cùng lớn lao kia là cụ bà Marianna, thân mẫu linh mục Popieluszko. Cha Jerzy Popieluszko được Tòa Thánh tôn phong chân phước ngày 6-6-2010 vừa qua. Buổi lễ tôn phong cử hành tại công trường Pilsudski, Warsaw, thủ đô của Balan, với khoảng 150.000 ngàn người tham dự, cùng với sự hiện diện của bà mẹ của Thánh Nhân là cụ bà Marianna, chị, và các anh em trai của ngài.

Jerzy là một linh mục người Balan sanh ngày 14-9-1947. Tháng 5-1972 thanh niên Jerzy chịu chức linh mục. Sau đó ngài đảm trách nhiều công việc mục vụ khác nhau và sau cùng là nhiệm vụ tuyên úy cho Công Đoàn Đoàn Kết, một công đoàn độc lập tại Ba Lan. Cuối năm 1981, cuộc đấu tranh đòi cải cách chính trị, xã hội và chống độc tài của Công Đoàn dâng cao, nhà cầm quyền ban bố lệnh thiết quân luật và đàn áp Công Đoàn. Cha Jerzy luôn là niềm an ủi cho những công nhân bị bắt bớ và gia đình của họ. Nói chung, ngài là chỗ dựa tinh thần của tất cả mọi công nhân. Trước tình trạng cuộc đàn áp càng ngày càng khốc liệt, hàng chục người bị giết chết hoặc bị thủ tiêu. Hàng ngàn người bị tù đầy hoặc bị khống chế. Cha Jerzy đi đến tận nơi công nhân đình công để dâng thánh lễ và giảng thuyết. Ngài nẩy sinh ra sáng kiến mỗi tháng dâng một thánh lễ cầu cho đất nước. Các thánh lễ này qui tụ hàng chục ngàn công nhân tham dự. Trong các bài giảng, ngoài khía cạnh thiêng liêng, ngài còn lên tiếng chống đối những chính sách bất công của CS. Ngài khuyến khích và thúc dục mọi người can đảm đứng lên đấu tranh cho công lý và nhân quyền. Đường lối đấu tranh của ngài là “lấy việc thiện để thắng sự gian tà”. Lm Popieluszko không tham dự vào việc lãnh đạo hay điều hành Công Đoàn. Việc đó đã có công nhân lo. Nhưng các công nhân tin rằng cha Jerzy mới chính là linh hồn của Công Đoàn Đoàn Kết. Con người ta sẽ không thể sống nếu không có linh hồn. Công Đoàn cũng thế, nếu không có Lm Popieluszko, nó sẽ không tồn tại.

Chính vì cha Popieluszko là linh hồn của Công Đoàn Đoàn Kết, nói khác đi là của phong trào đấu tranh, nên CS Balan nhất định phải tiêu diệt ngài. Chúng tưởng rằng giết chết ngài, Công Đoàn Đoàn Kết sẽ chết theo. Nhưng chúng đã lầm vì linh hồn bất tử, không thể giết chết được. Cha Jerzy trở thành cái gai trong con mắt bon CS Balan. Để loại trừ đi cái gai này, chúng tìm mọi cách, mọi thủ thuật để trừ khử ngài, từ dụ dỗ cho đi du học, dùng bề trên áp lực, đến các hình thức sách nhiễu, vu cáo, thóa mạ, ngụy tạo chứng cớ để truy tố, kết tội, khám xét, tra hỏi, bắt bớ, đánh đập, ngụy tạo đụng xe để giết chết nhưng ngài thoát nạn v.v. Tất cả mọi biện pháp không làm được cho cha Jerzy chùn bước, vì ngài cho rằng bổn phận của linh mục là phải công bố và làm chứng cho sự thật. Sự thật đó là nhân dân Balan bị CS đàn áp. Họ không có tự do.

Cuối cùng mật vụ Balan cũng làm được cho cha Jerzy phải im tiếng được bằng cách chúng chận xe bắt cóc ngài. Sau khi đánh đập cha Jerzy thật tàn nhẫn đến ngất xỉu, chúng liệng xác ngài xuống sông, 11 ngày sau người ta mới vớt được xác ngài. Một điều mà bọn CS Balan không thể ngờ được là sau cái chết của cha Popieluszko, tinh thần đấu tranh của Công Đoàn Đoàn Kết càng ngày càng lên cao, và cuối cùng đã đem lại cuộc giải phóng đất ngước Balan khỏi bàn tay của CS. 25 năm sau khi bị thủ tiêu, ngày 6-6-2010, cha Jerzy Popieluszko được Tòa Thánh tôn vinh lên bậc Chân Phước, bước đầu của việc ngài được phong thánh.

Như đã thấy, trong công cuộc cách mạng giải phóng Balan khỏi ách độc tài CS, Công Đoàn Đoàn kết có cái linh hồn là Lm Jerzy Popieluszko. Đó là điểm cần nhấn mạnh. Bọn VGCS ý thức rất rõ điều này. Do đó, chúng tiêu diệt tức khắc và thẳng tay bất cứ vị lãnh đạo tinh thần nào có khả năng trở thành linh hồn cho cuộc đấu tranh. Lm Popieluszko chỉ làm nhiệm vụ tuyên úy. Vũ khí của ngài là những bài giảng và chăm lo săn sóc đời sống tinh thần của công nhân. Đường lối của ngài là dấn thân phục vụ và quyết tâm thắng cái ác bằng cái thiện với tinh thần vượt trên mọi sợ hãi. Kết quả của cuộc chiến đấu không ồn ào của Lm Popieluszko là nước Balan được giải phóng, và ngài được Giáo Hội công nhận là một vị Thánh Tử Đạo.

Điều thiệt thòi cho Lm Nguyễn Văn Lý là ngài không có được môi trường thuận lợi để đấu tranh như Lm Popieluszko. Trong khi cha Popieluszko có Công Đoàn Đoàn Kết thì cha Lý phải tự tao ra môi trường là Khối 8406 và các đảng phái. Nhưng như chúng tôi đã phân tích trên, việc làm này không những không thích hợp cho một linh mục, mà còn có thể gây tai hại nữa như chúng ta đã thấy tại VN và ở nhiều nước khác. Cha Lý ở trong tù, hoặc chỉ ngồi một chỗ nên bị bao vây bởi vòng trong vòng ngoài là những tên công an trá hình và lũ dân chủ cuội. Ở hải ngoại ngài bị bọn Việt Tân và chống cộng bịp thổi ống đu đủ nên cứ tưởng mình là thần tượng, là lãnh tụ. Thực ra ngài đã bị chúng lợi dụng, đúng như ông Võ Đình Chương nói. Vì thế người ta không ngạc nhiên khi thấy đường lối đấu tranh của ngài không khác gì con đường hòa hợp hòa giải của Việt Tân. Cách thức đấu tranh của ngài còn lại đến lúc này chỉ là tuyên truyền đánh bóng cá nhân. Nó có những đặc điểm như sau:

- Hướng ngoại. Cuộc đấu tranh đúng lý chủ yếu phải là vận động quần chúng trong nước như Lm Popieluszko đã làm mới phải. Trọng tâm của vấn đề lật đổ CS là vận động đồng bào trong nước, chứ không phải chủ yếu tranh thủ dư luận người tỵ nạn và của thế giới bên ngoài. Thưc sự không mấy người dân trong nước biết cha Lý, cha Lợi là ai, bọn Thanh Giang, Trần Khuê, Đỗ Nam Hải, Nguyễn Khắc Toàn v.v. là thằng chó nào. Thế nhưng cha Lý và có thể nói là tất cả mọi nhân vật tranh đấu cuội trong nước đều hướng tiếng nói ra bên ngoài, nghĩa là chỉ chống cộng sản ở chỗ không có CS. Một thí dụ cụ thể là tờ báo bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận chủ yếu là phát hành trên internet cho người tỵ nạn ở hải ngoại đọc. Trong nước có ai biết và đọc nó đâu. Đường lối chống cộng hướng ngoại chỉ có tác dụng gây xúc động tâm lý người tỵ nạn hầu đánh bóng các thần tượng, thánh nữ ở trong nước, để từ đó, bọn con buôn chính trị lừa bịp những người ngu ngơ hầu dễ dàng móc túi họ. Chẳng có quốc tế nào còn quan tâm đến vấn đề CS tại VN nữa. Lý do là vì, theo cách đánh giá của người ngoại quốc, VN đã ổn định rồi. Ông Michalak, đại sứ Mỹ, không từng ca tụng VN đạt được tiến bộ về mọi mặt đấy sao!

- Nói nhiều. Nói nhiều nên hố nhiều. Trong Lời Kêu Gọi số 7 ngày 28-1-2001, Cha Lý công nhận VGCS đã góp công dành độc lập từ tay thực dân Pháp. Sao cha Lý giống Việt Tân thế. Báo của Việt Tân viết: Hồ Chí Minh là người yêu nước và đảng CSVN có công với Dân Tộc. Chẳng trách cha Lý luôn nạt những người bên cạnh hay phê phán Việt Tân: Đừng có chụp mũ cho người ta. Về điểm này, có thể nói rằng cha Lý không biết lịch sử. Hiệp Ước Élysées ký kết giữa Quốc Trưởng Bảo Đại và TT Pháp Vincent Auriol ngày 8-3-1949 đã đem lại độc lập cho VN. Nền độc lập này tuy chưa hoàn chỉnh, nhưng là một bước khởi đầu tốt đẹp. Người đuổi tên lính Pháp cuối cùng ra khỏi VN là TT Ngô Đình Diệm. Đảng VGCS là một chi bộ của Đệ III QTCS, chúng vâng lênh QTCS chiếm VN cho đế quốc Liên Sô chứ không hề đem độc lập lại cho Dân Tộc VN. Cha Lý còn nói rằng nếu thay đổi mà mất ổn đinh thì thà rằng cứ để cho đảng CS lãnh đạo còn hơn. Ngài cứ đọc lịch sử xem, có cuộc cách mạng nào không lâm vào tình trạng ít nhiều mất kiểm soát lúc ban đầu. Cha Lý luôn luôn đề cao đường lối tranh đấu bất bạo động. Đấu tranh bất bạo động luôn là điều đáng mơ ước. Nhưng giả sử rằng, trong một cuộc biểu tình tự phát mà sự phẫn nộ của quần chúng không còn kiểm soát nổi, đã trở thành cái gọi là bạo lực cách mạng, họ đình công, bãi thị, phá công ốc, giết cán bộ v.v. cha Lý có ra đấy mà ngăn cản quần chúng không, mà ngăn nổi sao? Nếu cuộc bạo động lật đổ được chế độ thì liệu cha Lý có thừa nhận cái thành quả đó không, hay ngài nói: tôi không chấp nhận bởi vì tôi chủ trương tranh đấu bất bạo động? Cho nên nhiều lời thường dễ bị hố. Chúng ta chỉ nên hiểu rằng ngài nói thể để tránh bị công an làm khó dễ. Cũng vô ích. Nếu cần, công an có thể đẻ ra một ngàn lẻ một lý do để còng tay cha Lý. Ngài không thể cãi lại chúng: tôi tranh đấu bất bạo động.

- Hoang tưởng. Thông Cáo Báo Chí của ông Võ Đình Chương có đoạn viết: Trong cuộc điện đàm với Cha Lý, ngài có đọc cho tôi nghe một lá thư của cán bộ đảng CSVN gữi cho Ngài như sau (nguyên văn): “Những người cộng sản càng ngày càng ủng hộ chúng ta. Tôi vừa nhận được lá thư, họ nói rằng: chúng tôi là những người vô thần 90% là đảng viên, nhưng nay nhờ ơn Chúa và nhờ cha, chúng tôi đã từ từ giác ngộ. Chúng tôi luôn luôn sát cánh với 8406 và âm thầm ủng hộ 8406. Chúng tôi là một tập thể đông lắm, hàng vạn người, và chúng tôi đang phải âm thầm như thế. Ngày cha chiến thắng, chúng tôi sẽ công khai xuất hiện và chúc mừng cha …” Khi nghe cha Lý đọc lá thư này, tôi chợt nhớ đến hơn ba năm trước khi chưa bị vô tù, Ngài cũng đã nói với tôi là có sáu Uỷ viên Bộ chính trị CSVN ủng hộ ngài và 8406….
Đọc trích đoạn trên, người có trí khôn bình thường cứ coi như là chuyện Tề Thiên Đại Thánh đi để khỏi phải bận tâm thắc mắc. Người viết chỉ có một trong hai cách giải thích, một là cha Lý bị bệnh hoang tưởng quá nặng, hai là 6 thằng Ủy viên Bộ Chính Trị là 6 thằng điên, không điên thì cũng khùng.

Kết Luận
Ngày 8-6 vừa qua, cha Lý gởi đơn kiện VGCS lên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council) về các tội chúng vi phạm nhân quyền đối với tù nhân. Sau đó, ngài lên diễn đàn Paltalk cổ động cho vụ kiện cáo của mình. Thế giới không biết CSVN dã man sao? Mà Liên Hiệp Quốc nào xử cho cha Lý. Lại là chuyện cái kiến kiện củ khoai thôi. Chẳng có tác dụng thực tế nào cả. Nhưng khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Mạc Việt Hồng ngày 12-6-2010,cha Lý lại nói rằng (nguyên văn): “ tình hình tự do ngôn luận hiện nay cũng có những tiến bộ nhất định so với trước kia. Việc phát tán hay chuyển giao tài liệu hiện nay được thực hiện thoải mái hơn, công an họ cũng có kiêng dè hơn, ngần ngại hơn. Hay, tự do internet và điện thoại có tiến bộ hơn, anh em ít bị kiểm soát hay cắt điện thoại hơn so với trước kia.” Vấn đề đặt ra là, nếu tình hình VN mỗi ngày mỗi sáng sủa hơn, xã hội mỗi ngày mỗ tự do hơn như cha Lý nhận định, thì hà tất ngài còn phải nhọc công tranh đấu làm chi nữa cho mệt. Chịu khó chờ thêm tí nữa. Một xã hội hoàn chỉnh thế nào rồi cũng nắm trong bàn tay. Như thế cha Lý nên nghe theo lời khuyên của ông Võ Đình Chương: “Con chỉ mong cha yên tâm trị bệnh, như lời cha đã nói với con trong cuộc điện đàm là tòa giám mục nhận lãnh cha về để trị bệnh, chứ không phải về để lãnh đạo Khối 8406.”

Thiển nghĩ, đây là một lời khuyên chân tình, bởi vì ông Chương không muốn nhìn thấy cha Lý là nạn nhân của những con buôn chính trị. Còn nếu như cha Lý nhất quyết tiếp tục con đường đấu tranh, thì ngài nên lấy gương Lm Jerzy Popieluszko mà học hỏi. Biết đâu đấy cha Jerzy có thể đem cơ hội thành công đến cho cha Lý.
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét