Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

Trung Quốc phổ biến ‘địa ngục’ lao động cưỡng bức, giúp hàng hóa ‘Made in China’ đánh bại mọi đối thủ

GOP Ý : Tình trạng “cưỡng bức lao-động”  với đồng-chủng ngay tại TC! VGCS với chủ-trương “ còn Đảng còn mình”, nên sẵn sàng “dâng” đất nước cho TC không có gì là...viễn vông, viễn-ảnh “đen tối” này có sẽ xẩy ra bất ngờ! “Cái giá” rất đắt, nếu TN/SV VN vẫn còn ...thờ ơ vô cảm! Đến lúc đó, có “ngồi” dậy cũng không còn sức!!!! VP

  • Được mệnh danh là 'công xưởng của thế giới', nhiều ngành sản xuất của Trung Quốc phụ thuộc vào lao động giá rẻ, lao động cưỡng bức để kiếm lợi.
  • Vấn đề lao động cưỡng bức ở Trung Quốc không được truyền thông cả trong nước lẫn nước ngoài chú tâm đúng mức, vì những hạn chế trong khảo sát, nghiên cứu và công bố thông tin.
  • Dù lao động cưỡng bức là phi pháp, nhưng tệ nạn này đang diễn ra công khai trong các doanh nghiệp ở Trung Quốc.. Không chỉ vậy, nhà nước Trung Quốc vẫn duy trì nhiều trại lao động cưỡng bức đối với các tù nhân lương tâm.
  • Lao động cưỡng bức giúp hàng hóa Trung Quốc được sản xuất với giá rẻ không tưởng, có thể đánh bại mọi đối thủ ở mọi thị trường.
Ở Trung Quốc, lao động cưỡng bức là chủ đề nhạy cảm. Nhiều năm đã trôi qua dù những trường hợp lao động cưỡng bức nghiêm trọng có thể được nhìn thấy rõ trong ánh sáng ban ngày.
Các tổ chức phi chính phủ (NGO) về lao động ở Trung Quốc hiếm khi tiếp cận các sự kiện nghiêm trọng về lao động cưỡng bức. Không ai biết mức độ thực sự, nhưng điều đáng ngạc nhiên là cả trong nước hay thế giới cũng dường như chẳng ai muốn tìm hiểu vấn đề này.
Trong thập kỷ qua, chỉ một số rất ít trường hợp lao động cưỡng bức ở Trung Quốc đã được đưa ra ánh sáng, điều đó cho thấy vấn đề cần có sự tìm hiểu kỹ hơn, theo The Diplomat.
Lò gạch
Vụ đầu tiên và tồi tệ nhất bị phanh phui ra ánh sáng là vụ việc của những “nô lệ lao động” gồm người già, trẻ em và người khuyết tật trong lò gạch. Hơn một thập niên trước, vào mùa hè năm 2007, tin tức công khai cho biết nhiều người ở nông thôn đã bị bắt cóc và buộc phải làm việc trong các lò nung ở tỉnh Sơn Tây. Vụ việc được phát hiện khi các bậc cha mẹ cùng nhau tìm kiếm những đứa con mất tích của họ.
lò gạch Một cô gái làm việc tại một lò gạch ở làng Liuwu, Yuncheng thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc vào ngày 15/6/2007.
(Ảnh: AP)
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã phanh phui các điều kiện nô lệ phổ biến trong các lò nung, nạn buôn người có tổ chức và sự bàng quan của các cộng đồng địa phương, và đôi khi là sự liên quan trực tiếp của chính quyền địa phương.
Cuối cùng, chính phủ đã tiến hành điều tra các lò nung của Sơn Tây, dẫn đến việc kiểm tra gần 5.000 lò và giải cứu hàng trăm nô lệ lao động, những người cho biết họ bị bắt cóc, bắt bớ, đánh đập, và chịu các điều kiện vô nhân đạo khác. Trong những năm tiếp theo, tình trạng tương tự đã được ghi nhận ở một số tỉnh khác, nhưng lao động cưỡng bức trong lò gạch ở Trung Quốc chưa bao giờ bị dẹp bỏ triệt để.
Ivan Franceschini, một học giả tại Đại học Quốc gia Úc – tác giả một cuốn sách về nô lệ lò gạch, nói: “Những người có vấn đề về tâm thần thường trở thành nạn nhân của nạn buôn người và được bán làm lao động nô lệ cho lò nung và các nơi khắc nghiệt khác muốn dựa vào lực lượng lao động nô lệ, rẻ tiền để kiếm lợi nhuận”.
Thực tập sinh ngành điện tử
Không chỉ có ngành nung gạch, nhiều ngành công nghiệp khác ở Trung Quốc cũng dựa vào lực lượng lao động rẻ và lao động cưỡng bức để kiếm lợi, Và một nhóm đối tượng phổ biến của lao động cưỡng bức là sinh viên thực tập từ các trường dạy nghề.
Thực tập tại công ty được coi là một phần quan trọng của giáo dục nghề nghiệp, sinh viên buộc phải chấp nhận thực tập tại các ngành công nghiệp sản xuất – bất kể nó có liên quan đến ngành học của họ hay không – vì bị đe dọa sẽ không được tốt nghiệp nếu từ chối.
Tình trạng này đã diễn ra trong nhiều năm, nhưng chỉ thu hút sự chú ý của quốc tế vào năm 2012, khi các chương trình thực tập buộc phải liên kết với chuỗi cung cấp điện tử toàn cầu.
Foxconn Công nhân biểu tình tại Công ty Foxconn, Trung Quốc. (Ảnh:CNN)
“Các học sinh trường dạy nghề được gửi đến các nhà máy điện tử, như Foxconn và Quanta, để làm việc như các nhân viên dây chuyền sản xuất thông thường dưới tên thực tập bắt buộc. Chúng tôi đã gặp nhiều người đang học những ngành không liên quan đến điện tử, nhưng cũng bị buộc thực tập ở công ty với đe dọa sẽ không được tốt nghiệp nếu họ từ chối thực tập”, Michael Ma, quản lý của dự án Học sinh và Học giả chống lạm dụng trong doanh nghiệp (SACOM), cho hay.
Các vụ việc mới tiếp tục được ghi lại trong các nhà máy điện tử cho các nhãn hiệu như Apple, Sony, Dell, HP và Acer.
Giữ tiền lương thợ hồ
Trong những tháng gần đây, những cuộc biểu tình đã lên đến đỉnh điểm vì tình trạng giữ lương. Đặc biệt trong ngành xây dựng, tiền lương bị giữ lại tới 1 năm và người lao động không có hợp đồng lao động, phải làm thêm giờ quá mức và bất hợp pháp. Họ phụ thuộc chủ thầu về nhà ở và thực phẩm do không được trả lương. Hầu hết công nhân xây dựng bị lâm vào cảnh này là dân nhập cư từ nông thôn, bị phân biệt đối xử một cách có hệ thống bởi hệ thống đăng ký hộ khẩu của Trung Quốc.
“Giữ tiền lương là một yếu tố cưỡng bức đáng kể. Trong các ngành công nghiệp khác ở các nước, những điều kiện như vậy kết hợp lại được coi là các chỉ số tiềm ẩn về lao động cưỡng bức”, ông Matt Friedman, cựu giám đốc khu vực chống buôn bán người ở châu Á của Liên Hợp Quốc, nói.
Trung Quốc Các công nhân xây dựng Trung Quốc làm việc trong điều kiện thót tim, nhưng nhiều khi bị giam lương cả năm trời. (Ảnh: Shutterslock)
Theo các học giả Trung Quốc và các tổ chức theo dõi lao động, một nửa trong số tất cả các công nhân xây dựng Trung Quốc đã bị tước đoạt ít nhất một lần trong đời. Người lao động hiếm khi phản đối trong khi công trình xây dựng đang diễn ra, vì họ dễ bị thay thế. Chủ thầu thường hứa thanh toán vào cuối năm hoặc vào cuối dự án.
“Bạn làm gì được? Nếu bạn than phiền bạn sẽ bị sa thải và chẳng được trả đồng nào”, Chang, một người từng là thợ hồ, nói.
Tình trạng giữ lương đã diễn ra hàng thập kỷ và được chính phủ công nhận. Mỗi năm nhà chức trách vận động để thu thập khoản tiền quá hạn. Riêng tại tỉnh Chiết Giang, năm 2016 đã thu hồi được 460 triệu USD để phân phối cho 258.000 công nhân. Tuy nhiên, nhiều người lao động còn lại không được giúp đỡ. Các biện pháp và thời hạn mới được đưa ra thường xuyên, nhưng vẫn còn thiếu sự thực thi.
Năm 2017, Bộ Nhân lực và An sinh Xã hội tuyên bố sẽ dẹp sạch tận gốc nạn giữ lương vào năm 2020. Gần đây, tại Northern Mariana Islands thuộc Hoa Kỳ, chính quyền địa phương đã buộc 4 công ty xây dựng Trung Quốc phải trả gần 14 triệu USD tiền lương bị giữ lại và thiệt hại cho hơn 2.400 công nhân.
Cưỡng bức lao động nước ngoài
Trong những năm gần đây, các phương tiện truyền thông và các tổ chức phi chính phủ tại Trung Quốc đã tập trung nhiều hơn vào việc lạm dụng lao động nước ngoài tại Hồng Kông, một thành phố có mật độ lao động cao nhất thế giới, chiếm 10% thị trường lao động và hưởng một số quyền lao động theo luật định.
Các vụ lạm dụng bị phanh phui chủ yếu dưới góc độ nạn buôn người, đặc biệt là phụ nữ Indonesia và Philippines, mặc dù các nghiên cứu ghi nhận có tới 1/6 lao động nước ngoài làm việc tại Hồng Kông ở trong tình trạng bị cưỡng bức lao động, trong đó 14% bị buôn bán.
“Phong trào chống nạn buôn người ở Hồng Kông không được coi nhẹ tính nghiêm trọng của lao động cưỡng bách. Buôn bán người thường là phương tiện cho lao động cưỡng bức, nhưng lao động cưỡng bức thường tồn tại độc lập với nạn buôn người”, Archana Kotecha, người đứng đầu cơ quan pháp luật ở Liberty Asia, một tổ chức chống nô lệ, nói. “Chúng ta phải xem xét phản ứng đối với lao động cưỡng bức cùng với phản ứng đối với nạn buôn người để không gây thiệt hại nhiều hơn lợi ích lâu dài”..
Tình trạng nợ nần vì phí tuyển dụng phi pháp cao quá mức thường đẩy người ta vào con đường nô lệ. Mối đe dọa bị sa thải, và việc cho phép một công nhân chỉ có 2 tuần để tìm việc làm thay thế trước khi bị buộc rời khỏi đất nước, đã góp phần dung dưỡng lao động cưỡng bức.
Thu lợi trên những người dễ tổn thương
Mặc dù có sự khác biệt về nghề nghiệp, lĩnh vực, các trường hợp lao động cưỡng bức nói trên có một số điểm chung: (1) Người lao động dễ bị tổn thương trong môi trường địa phương (thanh niên, người cao tuổi, người tàn tật, người nước ngoài, người di cư nông thôn).
(2) Người lao động gắn bó chặt chẽ với các nhà tuyển dụng, tức có một mối đe dọa đáng kể trong việc bỏ việc hay cố gắng bỏ việc (mất đến một năm tiền lương, không tốt nghiệp, nguy cơ lạm dụng thể chất hoặc tệ hơn).
(3) Cưỡng bức lao động diễn ra liên tục và phổ biến trong các ngành tương ứng, mặc dù các tổ chức phi chính phủ và truyền thông đã có nhiều năm lên tiếng.
Với việc chính phủ ém nhẹm hoặc trấn áp các cuộc biểu tình hay đình công của công nhân, cũng như quấy nhiễu các tổ chức phi chính phủ và các nhà hoạt động vì lao động, người ta có thể đặt vấn đề nạn cưỡng bức lao động có sự dung dưỡng của chính quyền? Và liệu cưỡng bức lao động có phổ biến trong những ngành nghề khác?
Trung Quốc Công nhân xây dựng Trung Quốc làm việc trong điều kiện thót tim, không có bảo hộ. (Ảnh: Shutterslock)
Mặc dù nợ lương trong ngành xây dựng chiếm hơn 1/3 số lượng phản đối ở Trung Quốc, nhiều ngành khác cũng phải đối mặt với các cuộc biểu tình hàng năm vì trì hoãn hoặc thiếu thanh toán. Theo ILO (cơ quan lao động của Liên Hợp Quốc), mặc dù bản thân nó không phải là bằng chứng về lao động cưỡng bức, nhưng nó là một chỉ số liên quan để điều tra.
Các chương trình thực tập cưỡng bức diễn ra trong nhiều ngành công nghiệp khác ngoài ngành điện tử. Một sinh viên thiết kế thời trang học đã nói với SACOM trong cuộc điều tra gần đây rằng “sau khi rời Quanta (nhà sản xuất thiết bị điện tử) chúng tôi sẽ được gửi đến một nhà máy để sửa chữa xe ô tô”.
Và sau đó là vấn đề cưỡng bức trong các chuỗi cung ứng toàn cầu. Kiểm toán viên của các công ty đa quốc gia nói những nỗ lực vẫn còn thiếu với các cơ quan giám sát. Có rất nhiều rủi ro và khó khăn khi đào sâu vào các vấn đề như vậy ở Trung Quốc.
Thế giới ngại đụng chạm
Lao động cưỡng bức là bất hợp pháp ở Trung Quốc, nhưng chính quyền địa phương như các sở lao động và tòa án hiếm khi có hiểu biết đầy đủ về các chỉ số lao động cưỡng bách, và đặc biệt là các khía cạnh của việc ép buộc tâm lý. Mặc dù các chuyên gia địa phương lưu ý luật lao động được cải thiện và cải thiện hợp tác liên ngành trong các cơ quan chức năng nhưng họ vẫn đang tìm kiếm sự thực thi đầy đủ các luật hiện hành.
Hầu hết các tổ chức phi chính phủ về lao động có năng lực hạn chế. Các vấn đề được giải quyết riêng lẻ và luôn luôn sau những thiệt hại đã được thực hiện – chẳng hạn như thiếu lương, bồi thường cho làm thêm giờ, bồi thường tai nạn lao động – thay vì kết hợp với nhau như là trường hợp cưỡng bức lao động.
trại cải tạo Một trại cải tạo lao động ở Trung Quốc
Ngoài Trung Quốc, cũng không có nhiều sự chú ý, nếu không nói sự chú ý của quốc tế là khan hiếm. Nhiều tổ chức nhân quyền không ưu tiên cho chế độ nô lệ hiện đại về lao động cưỡng bức ở Trung Quốc vì những thách thức trong việc điều tra tại chỗ và danh sách dài các vấn đề nhân quyền khác trong bối cảnh Trung Quốc. Các tổ chức chống nô lệ chủ yếu tập trung vào nạn buôn người, thay vì lao động cưỡng bức, vì những lý do tương tự.
Bộ Lao động Mỹ hầu như chỉ dựa vào các nguồn thông tin cũ kỹ từ hàng chục năm trước của Trung Quốc trong danh mục hàng hoá được trích dẫn rộng rãi của họ về hàng hoá do lao động cưỡng bức. Trong Chỉ số về Nô lệ Toàn cầu (Global Slavery Index), một sáng kiến ​​cao cấp để cung cấp các ước tính về nô lệ hiện đại theo quốc gia, lao động cưỡng bức ở Trung Quốc có vẻ như không được tính nhiều vì nguồn dường như có hạn.
Jakub Sobik, người phát ngôn của Anti-Slavery International, nói: “Những khó khăn trong việc điều tra những vấn đề như vậy ở Trung Quốc khiến cho chúng ta khó ghi lại được mức độ và hình thức lao động cưỡng bức, vì vậy việc mở rộng kiểm soát phải là bước đầu tiên để giải quyết những vấn đề này.
Những trại lao động cưỡng bức
Ngoài nạn cưỡng bức lao động tại các doanh nghiệp, Trung Quốc còn bị phê phán về hệ thống các trại cải tạo lao động của nhà nước, thực chất là những cơ sở bóc lột sức lao động của các tù nhân.
Cuộc bức hại đối với các học viên Pháp Luân Công vẫn đang tiếp diễn đến ngày nay, bất chấp sự lên án rộng rãi của cộng đồng quốc tế và dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có một số tín hiệu cho thấy khả năng ông muốn từ bỏ di họa mà người tiền nhiệm để lại.
Một năm sau khi nhậm chức, ông Tập đã chính thức bãi bỏ các trại lao động cải tạo ở Trung Quốc vào năm 2013, một trong những công cụ phổ biến để bức hại các học viên Pháp Luân Công. Tuy nhiên, các nhà hoạt động nhân quyền nhận định khả năng hoạt động cưỡng bức lao động vẫn diễn ra tại các cơ sở giam giữ ở Trung Quốc, theo báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế.
Các thông tin được tiết lộ cho biết các tù nhân bị ép phải lao động với thời gian làm việc lên tới 12-15 giờ mỗi ngày, trong điều kiện bị tra tấn, ngược đãi, chưa kể đến môi trường làm việc đầy hơi độc và khói bụi.
Trung Quốc Cô Julie Keith (trái) quyết định không mua các sản phẩm Made in China sau khi phát hiện một bức thư cầu cứu đến từ Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình)
Nhờ những sản phẩm có chi phí lao động gần như bằng không, cùng với những sản phẩm có chi phí lao động thấp khác, hàng hóa Trung Quốc giờ đây đã thống trị được thị trường thế giới, bất chấp những lời tố cáo vi phạm nhân quyền từ nhiều chính phủ.
Hệ quả là Việt Nam cũng trở thành một nạn nhân. Mặc dù gần đây Việt Nam vẫn được các tổ chức quốc tế đánh giá là một “cường quốc mới nổi” về xuất khẩu, nhưng nếu nhìn lại, Việt Nam đang nhập khẩu rất nhiều hàng hóa sản xuất rất đơn giản từ Trung Quốc nhưng Việt Nam không đủ sức cạnh tranh dù chi phí lao động được coi là thấp. Không kể đến những mớ rau, rổ quả, mà những thứ như bát, đũa, giày, dép, bông tai, kim chỉ, chiếu, chăn… có nguồn gốc từ Trung Quốc đang chi phối mọi thành phố, thôn làng của Việt Nam.
Ưu Đàm
Có thể bạn quan tâm :


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét