Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

QS - Sức mạnh máy bay tác chiến điện tử tối tân Mỹ vừa điều tới ĐNÁ Việt Hùng

Sức mạnh máy bay tác chiến điện tử tối tân Mỹ vừa điều tới ĐNÁ
Việt Hùng
Sức mạnh máy bay tác chiến điện tử tối tân Mỹ vừa điều tới ĐNÁ
Việt Hùng | 17/06/2016 19:30
34
Sức mạnh máy bay tác chiến điện tử tối tân Mỹ vừa điều tới ĐNÁ

Hôm 15/6, Hải quân Mỹ đã điều động 4 máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler tới căn cứ không quân Clark để tham gia huấn luyện cùng với Quân đội Philippines.

Boeing EA-18G Growler là phiên bản máy bay tác chiến điện tử được phát triển từ F/A-18F Super Hornet, EA-18G không chỉ mang thiết bị đối kháng điện tử thế hệ mới mà còn giữ lại tính năng cơ động nổi trội và toàn bộ hệ thống vũ khí của F/A-18E/F.
Việc Hải quân Mỹ điều Growler tới Philippines được cho là một hành động răn đe trước những động thái gây leo thang căng thẳng của Trung Quốc.
Sức mạnh máy bay tác chiến điện tử tối tân Mỹ vừa điều tới ĐNÁ - Ảnh 1.

Thế trận tác chiến điện tử ở Đông Á 

on: June 22, 2016
19.06.2016
Ngô Minh Trí
Chiến tranh điện tử công nghệ cao chẳng phải tương lai xa xăm mà đã trở thành mối nguy hiện thực, và ở khu vực Đông Á thì Mỹ dường như đang triển khai lực lượng ứng phó. Số phận của 10 sĩ quan phi công cao cấp và 2 chiếc phi cơ hiện đại nhất của CSVN đã trở thành mục tiêu thí nghiệm của chiến tranh điện tử TQ để xem hiệu quả sức tàn phá đến đâu với loại chiến tranh nầy!
Với sự phát triển của công nghệ, vũ khí ngày càng có độ chính xác và hiệu suất hoạt động cao hơn nhưng cũng lệ thuộc nhiều hơn vào nền tảng điện tử. Nói chính xác thì hệ thống điện tử đóng vai trò sống còn đối với vũ khí. Khi bị can thiệp vô hiệu hóa hệ thống liên lạc và định vị, thì chiến đấu cơ, máy bay không người lái (UAV), hệ thống tên lửa, tàu chiến… sẽ mất khả năng chiến đấu, thậm chí bị phá hủy. Năm 2014, Nga từng can thiệp thành công để chiếm quyền điều khiển một chiếc UAV MQ-5B của Mỹ ở Ukraine.
Chính vì thế, chiến tranh điện tử trở thành một xu thế mới mà các cường quốc đều theo đuổi. Ngày 7.6, truyền thông phương Tây đưa tin Mỹ sẽ tiến hành hệ thống tác chiến điện tử với khả năng can thiệp vô hiệu hóa tín hiệu hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS). Cuộc thử nghiệm diễn ra ở California và có thể gây ảnh hưởng ở khu vực có bán kính lên đến hơn 300 km, khiến máy bay trong vùng bị mất ổn định.
Nguy cơ trong khu vực
rong khi đó, tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Hạm đội 7 – hải quân Mỹ ngày 16.6 đưa ra thông báo nước này vừa điều động 120 binh sĩ cùng 4 chiến đấu cơ E/A-18G Growler đến Căn cứ không quân Clark của Philippines. Đây chính là loại chiến đấu cơ tác chiến điện tử hiện đại nhất của Mỹ hiện nay.
Theo thông báo trên, việc điều động được cho là nhằm huấn luyện phi công quân sự của Philippines và góp phần đảm bảo quyền tiếp cận vùng trời và vùng biển theo luật pháp quốc tế. Thông báo được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đã nhiều lần phản ứng tàu chiến và máy bay quân sự Mỹ hiện diện ở Biển Đông, nhất là khi có nhiều thông tin Bắc Kinh sẽ sớm tuyên bố Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) tại vùng biển này.
Ngày 18.6, nhận xét với Thanh Niên về sự hiện diện của 4 chiến đấu cơ E/A-18G Growler ở Philippines, Giáo sư Richard Javad Heydarian, chuyên về các vấn đề quốc tế và khoa học chính trị tại Đại học La Salle (Philippines), nhận định: “Với nguy cơ bùng nổ chiến tranh điện tử do Bắc Kinh phát động, Mỹ đang tiến hành tất cả các nỗ lực để phòng ngừa. Dù Mỹ vượt trội về quân sự truyền thống, Trung Quốc vẫn có thể khai thác tác chiến điện tử kết hợp cùng ưu thế về khoảng cách địa lý”.
Tương tự, ngày 18.6, tiến sĩ Koh Swee Lean Collin, chuyên gia quân sự của Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (Singapore), cũng nhận xét với Thanh Niên: “Việc triển khai E/A-18G Growler có thể là một phần của kế hoạch dựa trên Thỏa thuận nâng cao hợp tác quân sự (EDCA) giữa Mỹ và Philippines vừa có hiệu lực hồi tháng 2”. Một trong các thỏa thuận EDCA Mỹ – Philippines là hai bên hỗ trợ nhau đảm bảo an ninh hàng hải. Qua đó, Mỹ cũng điều động các lực lượng đồn trú luân phiên ở Philippines để hỗ trợ nước sở tại.
Tiến sĩ Koh Swee Lean Collin cũng cho biết thêm: “Trung Quốc được cho là đã vận hành các hệ thống can thiệp tín hiệu định vị toàn cầu (GPS) và sở hữu cả thiết bị can thiệp vào sóng điện từ.Thông tin này đã được đề cập gần đây trong giới quân sự. Ngày 26.4, Lầu Năm Góc đệ trình báo cáo thường niên “Sự phát triển quân sự và an ninh của Trung Quốc 2016” lên quốc hội Mỹ. Báo cáo có đoạn nêu rõ: Không quân Trung Quốc đang tiến nhanh trong việc trang bị khả năng điều khiển và chỉ huy bằng kỹ thuật điện tử để can thiệp điện từ, tiến hành tác chiến điện tử.
Về chiến lược chiến tranh điện tử mà Bắc Kinh đang tập trung theo đuổi, báo cáo trên nhận xét thêm: “Trung Quốc đặt lực lượng tác chiến điện tử trở thành lực lượng thứ 4 và ngang bằng với các binh chủng lục quân, không quân, hải quân. Vũ khí tác chiến điện tử mà Trung Quốc sở hữu có thể can thiệp vào nhiều phương tiện liên lạc, tín hiệu vệ tinh… Với những vũ khí như vậy, Bắc Kinh không chỉ có khả năng vô hiệu hóa các tên lửa tấn công, mà thậm chí còn có thể can thiệp cắt đứt liên lạc, phá hỏng hệ thống định vị của máy bay đối phương để triệt hạ.
Bên cạnh đó, cuối năm 2015, Hãng thông tấn Sputnik dẫn nguồn tin quân sự cho hay Bắc Kinh đang thử nghiệm dòng máy bay J-16 chuyên dụng tác chiến điện tử. Được phát triển từ nền tảng mẫu J-15 có thể hoạt động trên tàu sân bay, J-16 sẽ giúp tăng cường khả năng tác chiến điện tử cho không quân Trung Quốc. Dự kiến đến năm 2020, Trung Quốc sẽ nắm trong tay khoảng 100 chiếc J-16
Washington dàn trận
Về phía Mỹ, loại chiến đấu cơ tác chiến điện tử hàng đầu E/A-18G Growler vẫn đóng vai trò chủ lực trong lực lượng viễn chinh của nước này. Chia sẻ chung nền tảng chiến đấu cơ đa nhiệm F/A-18 Super Hornet, E/A-18G Growler có tốc độ tối đa khoảng 1.900 km/giờ, tầm bay 2.300 km, bán kính chiến đấu 700 km. Về hỏa lực, dòng máy bay này chỉ có thể mang theo các loại tên lửa không đối không và không đối đất quen thuộc.
Tuy nhiên, E/A-18G Growler lại sở hữu nhiều kỹ thuật tác chiến điện tử, có khả năng gây nhiễu điện từ mạnh mẽ và dò tìm các nguy cơ tấn công. Nhờ đó, loại chiến đấu cơ này chẳng những đủ sức gây nhiễu để vô hiệu hóa lực lượng đối phương mà còn truy tìm để định vị mục tiêu tấn công.
Bên cạnh đó, E/A-18G Growler còn có thể kết hợp với nhau tạo thành mạng lưới liên lạc phục vụ tác chiến. Với những ưu thế trên, E/A-18G Growler trở thành nhóm tác chiến quan trọng cho các lực lượng không quân Mỹ.
Cũng trong tháng 6, Mỹ không chỉ triển khai E/A-18G Growler đến Philippines mà còn điều động 2 nhóm tác chiến tàu sân bay USS John C.Stennis (CVN 74) và USS Ronald Reagan (CVN 76) đến khu vực tây Thái Bình Dương. Trong thông báo do Hạm đội 7 – hải quân Mỹ phát đi ngày 17.6, USS John C.Stennis và USS Ronald Reagan cùng hiện diện ở vùng biển gần Philippines nhằm thao diễn khả năng vận hành một lúc nhiều nhóm tác chiến tàu sân bay gần nhau. Từ đó, hải quân Mỹ sẽ tập huấn khả năng phối hợp tác chiến. Về lâu dài, Washington sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện như thế nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế.
Lực lượng 2 nhóm tác chiến như trên gồm có khoảng 12.000 binh sĩ, 140 máy bay, 6 tàu chiến nổi, 2 tàu sân bay. Trong đó, mỗi tàu sân bay không chỉ có hơn 40 chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet mà còn có 5 chiến đấu cơ E/A-18G Growler, một số máy bay cảnh báo sớm cùng nhiều phương tiện tác chiến điện tử khác. Chính vì thế, việc hiện diện các nhóm tàu sân bay cũng đã tăng cường đáng kể khả năng tác chiến điện tử của Mỹ trong khu vực
Bỏ qua Mi-28, Việt Nam sẽ mua trực thăng vũ trang LCH của Ấn Độ?
Tuấn Trung | 17/06/2016 
Bỏ qua Mi-28, Việt Nam sẽ mua trực thăng vũ trang LCH của Ấn Độ?

Theo idrw.org, Tập đoàn Hindustan Aeronautics Limited của Ấn Độ đang tiến hành các cuộc đàm phán với Việt Nam để cung cấp trực thăng chiến đấu hạng nhẹ LCH.

Chương trình Trực thăng chiến đấu hạng nhẹ (Light Combat Helicopter - LCH) được Tập đoàn Hindustan Aeronautics Limited nghiên cứu phát triển theo các yêu cầu của Lực lượng vũ trang Ấn Độ trong năm 2006.
Nguyên mẫu trực thăng LCH thứ nhất thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2010, tới năm 2013 đã có tổng cộng 4 mẫu chế thử được xây dựng. Đến năm 2015, LCH hoàn thành đầy đủ các cuộc thử nghiệm về hiệu suất bay.
Lục quân Ấn Độ đã lên kế hoạch đặt mua tổng cộng 114 chiếc LCH trong khi Không quân dự kiến sẽ nhận được 65 máy bay. Tuy nhiên thời điểm cụ thể vẫn chưa ấn định, do sự chậm trễ của các dự án sản xuất vũ khí nội địa là một căn bệnh kinh niên của quốc gia Nam Á này.
Bỏ qua Mi-28, Việt Nam sẽ mua trực thăng vũ trang LCH của Ấn Độ? - Ảnh 1.
Nguyên mẫu trực thăng chiến đấu hạng nhẹ LCH của Ấn Độ
Nguồn gốc của LCH là từ chiếc trực thăng đa dụng HAL Dhruv, với rất nhiều thành phần tương tự như động cơ hay cánh quạt để tiết giảm chi phí sản xuất cũng như bảo trì. Bên cạnh đó, nó còn tạo thuận lợi cho các quốc gia hay lực lượng đang vận hành trực thăng Dhruv.
LCH có thân hẹp với nhiều góc cạnh nhằm tăng tính tàng hình, rotor được thiết kế đặc biệt hạn chế tiếng ồn phát ra, khí thải cũng được pha trộn và làm lạnh để triệt tiêu bộc lộ tín hiệu hồng ngoại, cabin bọc giáp và có các tấm kính giảm phản xạ ánh sáng, đi kèm bộ lọc không khí nhằm chống lại tác nhân vũ khí xạ - sinh - hóa (NBC).
Vai trò chính của LCH là chống thiết giáp cũng như bộ binh; trinh sát, tiêu diệt cứ điểm phòng không đối phương; hộ tống các đoàn xe và trực thăng vận tải. Chiếc trực thăng này cũng có thể sử dụng để tấn công mục tiêu bay thấp với tốc độ chậm như UAV, hay điều động tham gia những sứ mệnh tìm kiếm cứu nạn.
Bỏ qua Mi-28, Việt Nam sẽ mua trực thăng vũ trang LCH của Ấn Độ? - Ảnh 2.
Trực thăng LCH trong một chuyến bay thử nghiệm
Trực thăng vũ trang hạng nhẹ LCH có kíp lái 2 người; chiều dài 15,8 m; đường kính rotor chính 13,3 m; chiều cao 4,7 m; trọng lượng rỗng 2.250 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 5.800 kg.
Máy bay được lắp 2 động cơ HAL/Turbomeca Shakti công suất 1.430 mã lực mỗi chiếc, cho tốc độ tối đa 265 km/h, tầm hoạt động 550 km, tầm bay chuyển sân gần 1.000 km, trần bay của LCH lên tới 6,5 km để tác chiến được ở địa hình cao như vùng núi Kargil.
Hệ thống điện tử của LCH được phát triển bởi SAAB - Nam Phi, gồm thiết bị chỉ thị/ bám bắt mục tiêu gắn phía trước mũi với đầy đủ cảm biến hồng ngoại, đo xa laser lẫn camera.
Vũ khí trang bị cho LCH gồm 1 pháo 20 mm THL của Nexter (Pháp), khi lắp thêm hai cánh phụ bên hông nó sẽ mang được tên lửa chống tăng nội địa Helina hoặc LAHAT của Israel, ngoài ra còn các loại tên lửa chống radar, tên lửa không đối không tầm ngắn hay rocket 60/70/80 mm và bom rơi tự do trọng lượng 250 kg.
Bỏ qua Mi-28, Việt Nam sẽ mua trực thăng vũ trang LCH của Ấn Độ? - Ảnh 3.
Mẫu thử thứ tư của trực thăng hạng nhẹ LCH
Sở hữu nhiều tính năng ưu việt trong khi đơn giá chỉ có 20,2 triệu USD, rẻ bằng một nửa Mi-28 (40 triệu USD), LCH tỏ ra là một đối thủ nặng ký trong cuộc đua giành vị trí trực thăng tấn công thế hệ mới của Việt Nam.
Tuy nhiên LCH lại có nhược điểm là chưa chính thức bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt trong khi Mi-28 đã dày dạn kinh nghiệm chiến trường, vũ khí Ấn Độ cũng bị nhiều điều tiếng liên quan tới chất lượng thực tế so với quảng cáo, bên cạnh đó nguồn gốc "năm cha ba mẹ" của thiết bị lắp trên máy bay gây bất lợi cho quá trình khai thác sử dụng.
Vì vậy, cơ hội chiến thắng của LCH trước Mi-28 vào thời điểm hiện tại bị đánh giá là khá thấp.

Nếu Su-30MK2 gặp lỗi kỹ thuật, Việt Nam có được đền máy bay mới?

Hải Dương | 15/06/2016 13:15
52
Nếu Su-30MK2 gặp lỗi kỹ thuật, Việt Nam có được đền máy bay mới?

Việc hai phi công kịp bung dù khi chiếc tiêm kích Su-30MK2 bị rơi cho thấy lỗi kỹ thuật là khả năng có thể xảy ra.

Tính đến thời điểm hiện tại, trên thế giới đã ghi nhận tổng cộng 3 vụ tai nạn dẫn tới rơi máy baySu-30MK2.
Ngoài chiếc Su-30 số hiệu 8585 gặp nạn ngày hôm qua và một chiếc Su-30MK2 của Không quân Venezuela bị rơi khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, còn có một tiêm kích Su-30MK2 khác rơi trên đất Nga khi đang trong quá trình thử nghiệm trước khi bàn giao cho Việt Nam.
Điều này gây ra một số lo ngại về chất lượng máy bay chiến đấu Nga trong những lô sản xuất gần đây, đặc biệt là khi Không quân Indonesia đã phát hiện ra rất nhiều lỗi nghiêm trọng.
Nếu Su-30MK2 gặp lỗi kỹ thuật, Việt Nam có được đền máy bay mới? - Ảnh 1.
Tiêm kích Su-30MK2 (cánh đuôi bằng) và Su-27SKM (cánh đuôi vát) thuộc Phi đội số 11, Trung đoàn Không quân số 5 của Indonesia
Cụ thể, vào ngày 29/3/2013, khi tiến hành thay thế động cơ trên chiếc Su-30MK2 số hiệu TS-3009 do bị chim va vào, phía Indonesia đã phát hiện ra vết nứt trên các mối hàn của khung thân.
Điều bất thường là máy bay mới chỉ hoạt động trong Không quân Indonesia được khoảng 4 tháng, với tổng cộng 83 giờ bay.
Đến ngày 9/10/2013, lỗi tương tự lại được phát hiện trên tiêm kích Su-30MK2 số hiệu TS-3010 và chiếc này cũng phải tạm dừng bay, đáng nói hơn là nó mới vào biên chế 1 tháng (số giờ bay tích lũy chỉ là 23) trước khi gặp sự cố.
Sau khi gửi trả lại nhà máy Komsomolsk-on-Amur (KnAAPO) để thay thế khung thân, các kỹ sư Nga đã phát hiện hàng loạt lỗi nghiêm trọng trong thiết kế, rất ngạc nhiên là chúng không được phát hiện ra mà vẫn bàn giao cho Không quân Indonesia sử dụng.
Nếu Su-30MK2 gặp lỗi kỹ thuật, Việt Nam có được đền máy bay mới? - Ảnh 2.
Tiêm kích Su-30MK2 số hiệu 8584 của Không quân Việt Nam
Trường hợp tương tự liệu có xảy ra với Không quân Việt Nam, giả thiết trên là chưa thể loại trừ. Tuy nhiên chiếc Su-30MK2 số hiệu 8585 trên còn rất mới, vừa được tiếp nhận trong khoảng thời gian từ cuối năm 2014 hoặc đầu năm 2015, hệ số kỹ thuật theo lý thuyết phải còn rất tốt.
Vậy nếu thực sự máy bay bị rơi do sai sót của nhà sản xuất thì chúng ta có được đền bù một chiếc khác? Việc này còn tùy thuộc vào các điều khoản bảo hành của KnAAPO.
Nhưng do trường hợp trên là chưa có tiền lệ, các tiêm kích Su-30MK2 của Indonesia chỉ hỏng hóc chứ chưa bị phá hủy hoàn toàn, đồng thời dây chuyền lắp ráp Su-30 đã sắp đóng cửa, nên giả sử nguyên nhân là vấn đề kỹ thuật, thì có thể Việt Nam sẽ chỉ nhận được một khoản tiền hỗ trợ (nếu lỗi thuộc về KnAAPO).
Việc cần làm nhất trong thời điểm hiện tại là tìm kiếm và cứu hộ an toàn cho hai phi công, sau đó sẽ cố gắng tìm hộp đen hoặc trục vớt máy bay (nếu có thể) nhằm xác định rõ nguyên nhân dẫn tới tai nạn để có các bước xử lý tiếp theo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét