Nhóm
''SACH HIÊM'' ...''rỗi hơi'' đí tìm tìm...''đống rác''....!
Thông-tin đa chiều là ngọn đuốc soi rọi mọi khía canh'' đen tối! Coi để biết,
biết để....tránh hay phản-biện hoặc quăng vào ... sọt rác !! Bài
viết của tác-giả, không nhất thiết là quan-điểm của THNT.
VP
CHUNG QUANH MỘT CUỘC TRANH LUẬN HÀO HỨNG
Trần Chung Ngọc
Đầu tháng 10, 2009, 2500 người mua vé vào Đại sảnh
Methodist ở Westminster, Luân Đôn, để nghe một cuộc tranh luận về chủ đề “Giáo hội Ca-tô có phải là một sức mạnh để tạo
nên sự tốt đẹp trong thế giới không?” [Is the Catholic Church a force for good in the
World?] thuộc chương
trình Intelligence Squared
Debate, một diễn đàn
tranh luận thiết lập ở Anh trước đây 6 năm.
Điều khiển cuộc tranh
luận là nữ ký giả Zeinab Badawi, tốt nghiệp đại học Oxford về chính trị, triết
học và kinh tế. Có bốn thuyết trình viên thuộc hai phe. Phe ủng hộ [for], đồng
ý với chủ đề trên gồm có hai nhân vật của Ca-tô giáo: Tổng giám mục John
Onaiyekan ở Nigeria và bà Ann Widdecombe, một thành viên bảo thủ của quốc hội
Anh. Phe chống [against] gồm có Christopher Hitchens thuộc Hiệp Hội Thế Tục
Quốc Gia (National Secular Society), một hiệp hội được thành lập tại Anh từ năm
1866, và Stephen Fry, nhà văn, diễn viên, nhà đạo diễn phim ảnh v.. v…
Christopher Hitchens nổi tiếng về những cuốn như “The Missionary Position”, vạch trần sự đạo đức giả và thực chất làm từ
thiện của bà Teresa ở Ấn Độ mà mục đích chính là để truyền đạo và vơ vét tiền
bạc của những người có hảo tâm, dấu kín trong ngân hàng cho giáo hội, và
cuốn “God is not Great”, một cuốn sách gây nên sự phân hóa trong xã
hội Mỹ. Stephen Fry cũng là tác giả của nhiều cuốn sách và phim ảnh. Cuộc tranh
luận được quay phim và đài BBC trình chiếu ngày 7 và 8 tháng 11, 2009. Phim
chia ra làm 5 đoạn, mỗi đoạn chỉ độ 9 phút.
|
|
|
|
Khán giả dự thính được
yêu cầu bỏ phiếu cho hai lập trường trên: “for” và “against”, trước và sau khi
nghe tranh luận. Số phiếu trước và sau cuộc tranh luận cho chúng ta thấy cuộc
tranh luận đã diễn tiến như thế nào. Quý độc giả có thể xem toàn bộ cuộc tranh
luận trên tại URL:
http://www.youtube.com/watch? có
thể xem ở dưới bài
Sau đây là kết quả
cuộc bỏ phiếu trước và sau cuộc tranh luận:
|
Trước cuộc tranh luận:
Số phiếu “for”: 678
Số phiếu “against”:
1102
Số phiếu “không có ý kiến”: 346
Sau cuộc tranh luận:
Số phiếu “for”: 268 (Giảm 410
phiếu)
Số phiếu “against”:
1876 (Tăng 774 phiếu)
Số phiếu “không có ý kiến”: 34 (Giảm 312 phiếu)
|
Nếu nói đến chuyện
thắng thua trong một cuộc tranh luận thì phe của TGM John Onaiyekan và bà Ann
Widdecombe đã thua đậm. Nhưng vấn đề không phải là ở chỗ thắng thua, mà
là “đức tin”, đồng nghĩa với mê tín, không bao giờ có thể thắng nổi “lý trí”,
đồng nghĩa với sự hiểu biết chân thật. Hay nói cách khác, đức tin không thể che
dấu được thực chất của Ca-tô giáo, mà qua những sự kiện lịch sử đã nói lên điều
bất khả phủ bác: Giáo hội Ca-tô, qua suốt dòng lịch sử, chưa bao
giờ, và có thể là không bao giờ, là một sức mạnh để tạo nên sự tốt đẹp
trong thế giới. Và đây chính là nhận định kết luận bất khả phủ bác của
cuộc tranh luận [The Catholic Church is
not a force for good in the world: that was the overwhelming verdict after a
heated debate]
py Diễn giả đầu
tiên:
Diễn
giả đầu tiên là TGM John Onaiyekan. Ông này đúng là một TGM Ca-tô vì không biết
gì hơn là những luận điệu mà người Ca-tô thường viện ra để bênh vực cho Ca-tô
Rô-maGiáo. Đại khái thì ông ta nói nếu Giáo hội Ca-tô không tốt đẹp thì ông ta
đã không theo suốt cả cuộc đời. Ông ta còn viện là trong Giáo hội Ca-tô có đủ
hạng người, từ bình dân cho đến các nhà trí thức, và có cả nguyên thủ quốc gia,
làm như những lời đó có thể thuyết phục mọi người về cái tốt của Giáo hội. Ông
ta còn đưa ra con số thống kê là Ca-tô giáo có tới 1.2 tỷ tín đồ mà quên mất
một điều, 1.2 tỷ người tin vào một điều hoang đường nhảm nhí thì điều đó bản
chất vẫn chỉ là một điều hoang đường nhảm nhí. Ông ta cũng viện lẽ là giáo hội
đã chịu sự thử thách trong 2000 năm và vẫn tồn tại mà quên rằng tại sao giáo
hội tồn tại lâu dài. Robert G. Ingersoll đã chẳng nói thẳng trước một cử tọa
đông đảo mà mỗi người phải bỏ ra $2 (năm 1890) để nghe ông diễn thuyết (Joseph
Lewis, Ingersoll: The
Magnificient, p. 140):
Ca-tô Rô-maGiáo thật
sống dai. Điều này chứng tỏ cái gì? Nó chứng tỏ rằng quần chúng thì ngu dốt
(ignorant) và các linh mục thì xảo quyệt [cunning].
[Roman Catholicism
dies hard. What does that prove? It proves that the people are ignorant and
that the priests are cunning.]
Diễn giả thứ hai:
Diễn giả thứ hai là Christopher Hitchens. Thực
chất bài nói của Christopher Hitchens không phải là tranh luận hay thảo luận mà
là một chuỗi những lời lên án Giáo hội Ca-tô về những tội ác của Giáo hội chống
nhân loại [a devastating prosecution of the Catholic Church for crimes against
humanity]. Chỉ trong ít phút đồng hồ, khán giả có thể thấy những sự xấu ác của
Giáo hội Ca-tô thật là hiển nhiên mà không ai có thể chối cãi được. Nhưng
Hitchens không thể đưa ra tất cả những tội ác của Giáo hội Ca-tô mà chỉ đưa ra
một số điển hình như: giáo điều “bao cao su có thể gây nên bệnh AIDS [p1]”; những sự tàn bạo trong lịch sử [p2]; ủng hộ các nhà độc tài [p3]; biện minh cho chế độ nô lệ [p4]; sự nô dịch hóa phái nữ [p5]; đàn áp những tư tưởng khai sáng tiến bộ [p6]; tra tấn và giết những khoa học gia lạc
đạo; hiếp đáp và ghét những người đồng giống luyến ái [p7] v…v…
Mở đầu, Hitchens nói
với ông TGM John Onaiyekan là nếu ông muốn bảo vệ cho Giáo hội Ca-tô thì hãy
nên đến đây, và nhân danh cái giáo hội ác ôn của ông ta để mà xin lỗi nhân loại
chứ không phải để tranh luận [p8]. Hitchens cũng nhắc đến vụ Giáo hoàng John Paul II đã chính thức
xưng thú 7 núi tội ác của giáo hội đối với nhân loại ngày 12/3/2000 như sau:
1. Xưng thú “tội lỗi chung”.
2. Xưng thú “tội lỗi trong khi phục vụ “chân lý””.
3. Xưng thú “tội lỗi đưa đến sự chia rẽ giữa các tín
đồ Ki Tô”.
4. Xưng thú “tội lỗi trong sách lược bách hại dân Do
Thái”.
5. Xưng thú “tội lỗi trong những hành động với ý
muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo khác, không
tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát
triển”.
6. Xưng thú “tội lỗi trong sự kỳ thị phái nữ, coi
thường phẩm giá phụ nữ”.
7. Xưng thú “tội lỗi trong việc vi phạm những quyền
căn bản của con người”.
Và Giáo hội cũng thú
nhận là Galilei đã đúng và giáo hội đã sai.
CHUNG QUANH MỘT CUỘC TRANH LUẬN HÀO HỨNG:
CHUNG QUANH MỘT CUỘC TRANH LUẬN HÀO HỨNG
Trần Chung Ngọc
Đầu tháng 10, 2009, 2500 người mua vé vào
Đại sảnh Methodist ở Westminster, Luân Đôn, để nghe một cuộc tranh luận về chủ
đề “Giáo hội Ca-tô có
phải là một sức mạnh để tạo nên sự tốt đẹp trong thế giới không?” [Is the Catholic Church a force for good in
the World?] thuộc
chương trình Intelligence
Squared Debate, một diễn đàn tranh luận thiết lập ở Anh trước đây 6 năm.
Điều khiển cuộc tranh
luận là nữ ký giả Zeinab Badawi, tốt nghiệp đại học Oxford về chính trị, triết
học và kinh tế. Có bốn thuyết trình viên thuộc hai phe. Phe ủng hộ [for], đồng
ý với chủ đề trên gồm có hai nhân vật của Ca-tô giáo: Tổng giám mục John
Onaiyekan ở Nigeria và bà Ann Widdecombe, một thành viên bảo thủ của quốc hội
Anh. Phe chống [against] gồm có Christopher Hitchens thuộc Hiệp Hội Thế Tục
Quốc Gia (National Secular Society), một hiệp hội được thành lập tại Anh từ năm
1866, và Stephen Fry, nhà văn, diễn viên, nhà đạo diễn phim ảnh v.. v…
Christopher Hitchens nổi tiếng về những cuốn như “The Missionary Position”, vạch trần sự đạo đức
giả và thực chất làm từ thiện của bà Teresa ở Ấn Độ mà mục đích chính là để
truyền đạo và vơ vét tiền bạc của những người có hảo tâm, dấu kín trong ngân
hàng cho giáo hội, và cuốn “God is not Great”, một cuốn sách gây nên sự phân hóa trong xã hội Mỹ. Stephen Fry
cũng là tác giả của nhiều cuốn sách và phim ảnh. Cuộc tranh luận được quay phim
và đài BBC trình chiếu ngày 7 và 8 tháng 11, 2009. Phim chia ra làm 5 đoạn, mỗi
đoạn chỉ độ 9 phút.
|
|
|
|
Khán giả dự thính được
yêu cầu bỏ phiếu cho hai lập trường trên: “for” và “against”, trước và sau khi
nghe tranh luận. Số phiếu trước và sau cuộc tranh luận cho chúng ta thấy cuộc
tranh luận đã diễn tiến như thế nào. Quý độc giả có thể xem toàn bộ cuộc tranh
luận trên tại URL:
http://www.youtube.com/watch? có
thể xem ở dưới bài
Sau đây là kết quả cuộc
bỏ phiếu trước và sau cuộc tranh luận:
|
Trước cuộc tranh luận:
Số phiếu “for”: 678
Số phiếu “against”:
1102
Số phiếu “không có ý kiến”:
346
Sau cuộc tranh luận:
Số phiếu “for”: 268 (Giảm 410
phiếu)
Số phiếu “against”:
1876 (Tăng 774 phiếu)
Số phiếu “không có ý kiến”: 34
(Giảm 312 phiếu)
|
Nếu nói đến chuyện
thắng thua trong một cuộc tranh luận thì phe của TGM John Onaiyekan và bà Ann
Widdecombe đã thua đậm. Nhưng vấn đề không phải là ở chỗ thắng thua, mà
là “đức tin”, đồng nghĩa với mê tín, không bao giờ có thể thắng nổi “lý trí”,
đồng nghĩa với sự hiểu biết chân thật. Hay nói cách khác, đức tin không thể che
dấu được thực chất của Ca-tô giáo, mà qua những sự kiện lịch sử đã nói lên điều
bất khả phủ bác: Giáo hội Ca-tô, qua suốt dòng lịch sử, chưa bao
giờ, và có thể là không bao giờ, là một sức mạnh để tạo nên sự tốt đẹp
trong thế giới. Và đây chính là nhận định kết luận bất khả phủ bác của
cuộc tranh luận [The Catholic Church is not
a force for good in the world: that was the overwhelming verdict after a heated
debate]
py Diễn giả đầu tiên:
Diễn giả đầu tiên là TGM John Onaiyekan. Ông này đúng là một TGM
Ca-tô vì không biết gì hơn là những luận điệu mà người Ca-tô thường viện ra để
bênh vực cho Ca-tô Rô-maGiáo. Đại khái thì ông ta nói nếu Giáo hội Ca-tô không
tốt đẹp thì ông ta đã không theo suốt cả cuộc đời. Ông ta còn viện là trong
Giáo hội Ca-tô có đủ hạng người, từ bình dân cho đến các nhà trí thức, và có cả
nguyên thủ quốc gia, làm như những lời đó có thể thuyết phục mọi người về cái
tốt của Giáo hội. Ông ta còn đưa ra con số thống kê là Ca-tô giáo có tới 1.2 tỷ
tín đồ mà quên mất một điều, 1.2 tỷ người tin vào một điều hoang đường nhảm nhí
thì điều đó bản chất vẫn chỉ là một điều hoang đường nhảm nhí. Ông ta cũng viện
lẽ là giáo hội đã chịu sự thử thách trong 2000 năm và vẫn tồn tại mà quên rằng
tại sao giáo hội tồn tại lâu dài. Robert G. Ingersoll đã chẳng nói thẳng trước
một cử tọa đông đảo mà mỗi người phải bỏ ra $2 (năm 1890) để nghe ông diễn
thuyết (Joseph Lewis, Ingersoll:
The Magnificient, p. 140):
Ca-tô Rô-maGiáo thật sống dai. Điều này
chứng tỏ cái gì? Nó chứng tỏ rằng quần chúng thì ngu dốt (ignorant) và các linh
mục thì xảo quyệt [cunning].
[Roman Catholicism dies
hard. What does that prove? It proves that the people are ignorant and that the
priests are cunning.]
py Diễn giả thứ hai:
Diễn giả thứ hai là
Christopher Hitchens. Thực chất bài nói của Christopher Hitchens không phải là
tranh luận hay thảo luận mà là một chuỗi những lời lên án Giáo hội Ca-tô về
những tội ác của Giáo hội chống nhân loại [a devastating prosecution of the
Catholic Church for crimes against humanity]. Chỉ trong ít phút đồng hồ, khán giả
có thể thấy những sự xấu ác của Giáo hội Ca-tô thật là hiển nhiên mà không ai
có thể chối cãi được. Nhưng Hitchens không thể đưa ra tất cả những tội ác của
Giáo hội Ca-tô mà chỉ đưa ra một số điển hình như: giáo điều “bao cao su có thể gây nên
bệnh AIDS [p1]”; những
sự tàn bạo trong lịch sử [p2]; ủng hộ các nhà độc tài [p3]; biện minh cho chế độ nô lệ [p4]; sự
nô dịch hóa phái nữ [p5]; đàn áp những tư tưởng khai sáng tiến bộ [p6]; tra tấn và giết những khoa học gia lạc
đạo; hiếp đáp và ghét những người đồng giống luyến ái [p7] v…v…
Mở đầu, Hitchens nói
với ông TGM John Onaiyekan là nếu ông muốn bảo vệ cho Giáo hội Ca-tô thì hãy
nên đến đây, và nhân danh cái giáo hội ác ôn của ông ta để mà xin lỗi nhân loại
chứ không phải để tranh luận[p8].
Hitchens cũng nhắc đến vụ Giáo hoàng John Paul II đã chính thức xưng thú 7 núi
tội ác của giáo hội đối với nhân loại ngày 12/3/2000 như sau:
1. Xưng thú “tội lỗi chung”.
2. Xưng thú “tội lỗi trong khi phục vụ “chân lý””.
3. Xưng thú “tội lỗi đưa đến sự chia rẽ giữa các tín
đồ Ki Tô”.
4. Xưng thú “tội lỗi trong sách lược bách hại dân Do
Thái”.
5. Xưng thú “tội lỗi trong những hành động với ý
muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo khác, không
tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát
triển”.
6. Xưng thú “tội lỗi trong sự kỳ thị phái nữ, coi thường
phẩm giá phụ nữ”.
7. Xưng thú “tội lỗi trong việc vi phạm những quyền
căn bản của con người”.
Và Giáo hội cũng thú
nhận là Galilei đã đúng và giáo hội đã sai.
Hitchens cũng nêu lên
những tội ác của giới linh mục và nữ tu (priests and nuns) đã bị xét xử ở
Rwanda, xứ toàn tòng Ca-tô giáo ở Phi Châu. Về vụ giáo hội cấm dùng bao cao su
(condom), Hitchens quy trách nhiệm cho giới chăn chiên về cái chết của hàng
triệu anh chị em họ ở Phi Châu [the priests are responsible for the death of
millions of their brothers and sisters in Africa]. Một điều đáng nói khác là
Hitchens đã lên án chính sách giáo dục nhồi sọ trẻ con của giáo hội đại khái
như sau: “Nếu anh
là thành viên của giáo hội thì anh đã sinh ra trong tội lỗi. Nếu anh không đi
lễ nhà thờ thì anh không lên được thiên đường [p9].” Hitchens cho rằng như vậy là giáo hội đã “lạm dụng trẻ con ngay trong nhà thờ của
giáo hội [p10]” .
Về thể chế hãm
hiếp và tra tấn, ngược đãi trẻ con dưới sự chăm sóc của Giáo hội Ca-tô[p11],
Hitchens trích dẫn một câu của Giáo hoàng Benedict XVI: “Đây là một sự khủng khoảng nghiêm trọng
đòi hỏi chúng ta phải đối với những nạn nhân lòng ưu ái nhất của giới chăn
chiên [p12]” Hitchens phê bình một câu rất ý nhị: “Thật vậy sao, tôi lấy làm tiếc rằng,
những đứa trẻ đó đã có được sự ưu ái đó rồi [p13]” , ngụ ý là những đứa trẻ đó đã bị giới chăn chiên ưu ái qua sự
cưỡng bách tình dục rồi. Câu phê bình trên cũng nói lên sự vô cùng đạo đức giả
và vô liêm sỉ của Giáo hoàng, vì ai cũng biết, chính Giáo hoàng đã đưa ra chính
sách bao che cho hơn 5000 linh mục can tội loạn dâm.
Hitchens cũng nêu
trường hợp Vatican không để cho Hồng Y Bernard Law, Tổng giám mục giáo phận
Boston, trả lời cảnh sát tiểu bang Massachusetts về vai trò của ông ta trong
xì-căng-đan về các linh mục loạn dâm [p14].
Hồng y Law đã thăng chức, bao che và bênh vực những linh mục can tội loạn dâm
đối với trẻ con trong giáo phận.
Để tránh bị truy tố,
ông ta được Vatican gọi về Vatican, trao cho một chức vụ. Và hiện nay, có tin
là giáo dân Ca-tô Việt Nam đang hồ hởi đón tiếp tưng bừng tên Hồng Y vô đạo đức
này ở Việt Nam, đến làm chủ một thánh lễ gì đó ở Việt Nam. Thật là đẹp mặt cho
Giáo hội Ca-tô ở Việt Nam.
Hitchens cũng còn đưa
ra một danh sách những sự ác ôn của giáo hội qua nhiều thế kỷ như các cuộc
thánh chiến, những tòa án xử dị giáo và những kẻ lạc đạo, và sự tra tấn và giết
hại khoa học gia và tín đồ Tin Lành. Và lẽ dĩ nhiên, Hitchens không bỏ qua sự
kiện là Giáo hội đã vu cho người Do Thái tội giết Chúa cho đến năm 1964 (công
đồng Vatican II) và phải có trách nhiệm về những lò sát sinh người Do Thái của
Đức Quốc Xã [p15].
Đó là những sự kiện lịch sử mà không ai có thể chối cãi.
py Diễn giả thứ ba:
Diễn giả thứ ba là Ann
Widdecombe. Bà này quảng cáo nhiều cho các việc từ thiện của giáo hội trên khắp
thế giới. Nhưng ngày nay, thế giới đã biết rõ bộ mặt từ thiện của Ca-Tô
Rô-MaGiáo, và chỉ có những tín đồ u mê, không biết gì, mới còn ra công tô hồng
đánh bóng cho những công việc từ thiện của Giáo hội. Một trong những sách lược
tuyên truyền, quảng cáo của Giáo hội là thổi phồng việc làm của vài cá nhân
trong Giáo hội, đánh bóng hình ảnh của họ và đưa đến tâm cảnh tôn sùng cá nhân
giữa đám tín đồ. Gần đây, điều mà giáo hội Ca-Tô quảng cáo nhiều nhất và ồn ào
nhất là những công tác từ thiện của Giáo hội. Bất cứ có một cơ hội nào là Giáo
hội và các con chiên ngoan đạo Việt Nam lại mang Mẹ Teresa, người mà Giáo hội
tôn là Thánh Mẫu (Holy Mother), ra làm bình phong từ thiện, lạc dẫn dư luận,
làm như Mẹ là con người rất mực thánh thiện, và tất cả tín đồ Ca-Tô đều như Mẹ
Teresa cả. Nhưng thực chất việc làm từ thiện của bà Teresa đã bị phơi
bày: Bà làm việc từ thiện không phải là do từ tâm mà mục đích chính là
kiếm linh hồn cho Chúa và vơ vét tiền bạc của những người có hảo tâm. Tiền thu
được nhiều triệu đô-la [khoảng 150 triệu đô-la], đáng lẽ để dùng giúp đỡ những
kẻ xấu số, thì lại dấu kín trong các ngân hàng, để làm gì, ai mà biết được.
Nghiên cứu tường tận về
các công việc từ thiện của Giáo hội từ xưa tới nay, chúng ta rất ít thấy ở đâu
là thuần túy từ thiện, mà mục đích chính của các việc làm từ thiện là dùng vật
chất để truyền đạo, và chúng ta phải công nhận đây là nguyên nhân chính về sự
thành công của Ca-Tô giáo trong những thế kỷ qua. Kinh nghiệm Việt Nam cho thấy
từ thời các giáo sĩ thừa sai đầu tiên xâm nhập Việt Nam cho tới thời Ngô Đình
Diệm ở miền Nam, bả vật chất đã là một phương tiện hữu hiệu để truyền đạo và
thu nhặt tín đồ của Ca-Tô Giáo. Dưới thời Ngô Đình Diệm, các Linh mục Việt Nam
được toàn quyền xử dụng viện trợ từ thiện của Mỹ và dùng nó như một vũ khí để
ép người vào đạo, khoan kể đến chuyện bắn pháo binh vào những làng không theo
đạo để ép buộc dân trong làng theo đạo để đổi lấy sự an toàn của làng xóm.
Người Việt Nam đâu đã có ai quên cái câu bất hủ được truyền tụng trong dân
gian: "Theo đạo có gạo mà ăn." Cảnh này cũng lại tiếp diễn trong các
trại tị nạn mà các Linh mục được sự viện trợ của các cơ quan từ thiện KiTô
giáo, họ giữ chặt của viện trợ cho giáo dân và chỉ cho người ngoài khi bằng
lòng theo đạo.
Tôi không nói là các
việc từ thiện của Ca-Tô giáo không có ích lợi gì, chúng góp phần làm vơi bớt sự
khó khăn mà con người gặp phải. Nhưng cái động cơ đằng sau những công việc từ
thiện này và phương cách xử dụng thì chẳng thiện chút nào. Ngày nay, những tài
liệu về thực chất “từ thiện” của Ca-Tô Rô-MaGiáo không thiếu, cho nên bình
phong “từ thiện” của Ca-Tô Rô-MaGiáo chỉ có thể lừa dối được những kẻ không
biết gì. B. S. Rajneesh, tác giả cuốn Linh Mục và Chính Trị Gia: Những Mafia của Linh Hồn (Priests &
Politicians: The Mafia of the Soul), đã viết như sau, trang 25:
Nếu con người nghèo đói, họ có thể dễ bị
dụ vào Ki Tô Giáo, đặc biệt là Ca Tô Giáo. Những trường học, nhà thương, và
viện mồ côi của họ chẳng qua cũng chỉ là những xưởng để dụ người ta trở thành
tín đồ Ca Tô [p16]
Rajneesh đã không nhắc
đến sự kiện là với những sự trợ cấp của chính phủ và sự đóng góp của những
người có từ tâm, nhiều cơ sở "từ thiện" đã là những nguồn kinh tài
cho giáo hội, vơ vét tiền bạc trên sự đau khổ của các trẻ em mồ côi và những
người xấu số. Sơ Lê Thị Tríu ở Phi Luật Tân cũng đã hốt được 2 triệu đô-la để
thành lập “làng Việt Nam ma” ở Phi Luật Tân.
Tưởng chúng ta cũng nên
biết thêm một sự kiện về những tổ chức "từ thiện" của Vatican. Sách
vở, báo chí và TV Âu Mỹ đã phanh phui ra vụ Vatican dùng những cơ quan từ thiện
như Caritas International, Red Cross và một số tu viện làm những đường giây gọi
là "Giây chuột" (Ratlines) với những dịch vụ như cấp căn cước giả,
thông hành giả, tài chánh v..v.. cho nhiều tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã ẩn
náu trong các tu viện chờ cơ hội chuồn sang Nam Mỹ, phần lớn là sang Á Căn Đình
(Argentina).
Nói tóm lại, những công
cuộc “từ thiện” của Ki Tô Giáo, Ca-Tô Giáo cũng như Tin Lành, chỉ là những sơn
phết màu mè che dấu những âm mưu đen tối đàng sau. Tuy vậy, những lớp sơn phết
này cũng đánh lừa được nhiều người, kể cả những chính quyền phi Ki-Tô không
biết rõ bản chất “từ thiện” của Ki Tô Giáo.
Điều hiển nhiên là ở
trên trái đất này không phải chỉ có Ca-Tô Giáo mới làm việc từ thiện. Bất cứ
nơi nào có những cảnh khổ trong xã hội bất cứ vì lý do gì, thiên tai, lụt lội,
đói kém, bệnh tật v..v.. lòng con người lại mở để góp phần làm vơi bớt những
nỗi đau khổ của đồng loại. Trong hầu hết các xã hội khác, tôn giáo khác, việc
từ thiện bao giờ cũng phát xuất từ những tấm lòng, thương người vị tha. Chỉ có
Ca-Tô giáo làm việc thiện cho những mục đích bất thiện: dùng bả vật chất để khuyên
dụ người đi đạo, làm việc thiện để lấy tiếng, kiếm thêm tín đồ cho Chúa, hoặc
với mục đích chính trị nhơ nhớp như vừa được trình bày ở trên. Ở đây tôi chỉ
nói đến sách lược chung của Giáo hội chứ không nói đến cá nhân tín đồ Ca-Tô
trong đó chắc chắn có nhiều người có lòng bác ái thuần túy không thua gì những
người trong các tôn giáo khác.
Ai cũng biết Giáo hội
Ca-Tô là một tổ chức giàu có nhất thế giới với đầy đủ các phương tiện truyền
thông để tạo nên một hình ảnh theo ý Giáo hội về các công cuộc "từ
thiện" mà giáo hội muốn cho quần chúng, và nhất là những tín đồ ở các nước
kém mở mang, phải tin và tôn thờ. Nhưng ở thế giới văn minh Âu Mỹ này thì không
gì có thể qua mắt được những chuyên gia đầy đủ khả năng về mọi vấn đề, những
người có tinh thần tôn trọng tuyệt đối sự thực và quyền tự do phát biểu ý kiến.
Cho nên, thường thường trước sau gì rồi cái mặt trái của một chiếc mề đay cũng
phải phơi bày. Cổ nhân đã dạy: muốn cho người khác không biết thì đừng có làm.
Chân lý này không bao giờ thay đổi.
Thông điệp chính của bà
Ann Widdecombe trong bài nói là “thông điệp về hi vọng và cứu rỗi”, một huyền thoại
mà các tín đồ Ki Tô Giáo đã hi vọng từ 2000 năm nay mà chưa ai thấy thành tựu.
Bà ta cho rằng mọi người trên thế giới đều cần đến cái thông điệp hi vọng và
cứu rỗi của Giáo hội Ca-tô [p17].
Đây là thông điệp cho những người mê mẩn về một cái bánh vẽ trên trời, theo
nhận định của Mục sư Ernie Bringas. Lẽ dĩ nhiên bà này chưa đọc bài “Huyền Thoại Cứu Rỗi [p18]” của Linh mục James Kavanaugh, hay bài “Giê-su như là đấng cứu thế: một vai trò
cần phải dẹp bỏ [p19]” của Giám Mục John Shelby Spong.
Là một tín đồ Ca-Tô
thuần thành, bà Ann Widdecombe còn cho rằng mười điều răn (the ten
commandements) của Thiên Chúa là tiêu chuẩn đạo đức cho cả thế giới bất kể là,
phân tích những điều răn này các học giả đã cho rằng chẳng có gì đặc biệt, vì
các tôn giáo dân gian cũng đều dạy những điều tương tự trừ ba điều răn đầu mà
Christopher Hitchens cho rằng chỉ có mục đích đe dọa để làm cho tín đồ phải sợ
Gót [p20](God)
.
py Diễn giả thứ tư:
Diễn giả cuối cùng là
Stephen Fry. Mở đầu, Fry khẳng định là ông ta không coi thường và có xích mích
gì đối với các cá nhân tín đồ trong giáo hội. Đây là điều mà các tín đồ Ca-tô
Việt Nam cần biết. Những bài viết thuộc loại đưa ra những sự thật về Ca-tô
Rô-maGiáo trên giaodiemonline.com hay sachhiem.net thuộc
loại nghiên cứu nghiêm chỉnh với đầy đủ tài liệu để mở mang kiến thức của quần
chúng về Ca-tô Rô-maGiáo chứ không phải để chống các cá nhân tín đồ Ca-tô
Rô-maGiáo. Stephen Fry cho rằng tín ngưỡng tôn giáo là quyền thiêng liêng của
con người. Nhưng ông ta nói: “Tôi cũng có những niềm tin của tôi, đó là sự khai sáng trong tư
tưởng và khám phá ra thêm những chân lý trong thế giới, và Giáo hội Ca-tô không
thích thú gì hơn là tấn công những niềm tin này [p21].”
Stephen đưa ra một
trường hợp điển hình về sự đạo đức giả của Giáo hội Ca-tô và thực chất các
Thánh trong Ca-tô Rô-maGiáo. Đó là trường hợp của Thomas More người đã tra tấn
và thiêu sống một số người vì đã dám phát tán và đọc cuốn Kinh Thánh bằng tiếng
Anh (those daring to own a Bible in their own language). Tìm hiểu sự kiện này
tôi đọc được trên Internet đoạn sau đây về Thomas More, tôi xin để nguyên văn:
In 1531, Richard Bayfield, a graduate of the University of Cambridge and former Benedictine monk,
was burned at Smithfield for distributing copies of Tyndale's English translation of the New
Testament.[8]
Further burnings followed at More's
instigation, including that of the priest and writer John
Frith in 1533. In The Confutation of Tyndale's Answer, yet
another polemic, More took particular interest[citation needed] in the execution of
Sir Thomas
Hitton, describing him as "the devil's stinking martyr".[9]
Rumours circulated during and after
More's lifetime concerning his treatment of heretics; John Foxe (who
"placed Protestant sufferings against the background of ... the
Antichrist")[10] in
his Book of Martyrs claimed that More had often used
violence or torture while interrogating them. A more recent Evangelical
author, Michael Farris, also used Foxe's book as a reference
in writing that in April 1529 a heretic, John Tewkesbury, was taken by More to
his house in Chelsea and so badly tortured on the rack that he was almost
unable to walk. Tewkesbury was subsequently burned at the stake.[11]
Stephen Fry đặt vấn
đề: “Có thể tưởng
tượng được không, vậy
mà Thomas More về sau được Giáo Hoàng phong Thánh”. Và ngày nay chúng ta
thấy trong Ca-tô Giáo có những cơ sở như Trường Trung Học Thomas More, Trường
Đại Học Thomas More, Nhà Thương Thomas More v…v… Ca-tô Giáo ở đâu cũng vậy, ở
Việt Nam có trường Trần Lục, trường Nguyễn Bá Tòng, trường Pétrus Ký v…v…, toàn
là các trường mang tên Đại Việt Gian cả. Chưa kể là Ca-tô Việt Nam cũng có 117
thánh, hay á thánh, toàn là những kẻ cuồng tín phản bội gia đình, truyền thống
dân tộc, và quốc gia cả. Hiện tượng thần thánh hóa những nhân vật mà một số
người sùng tín, qua những thông tin sai lạc một chiều, vốn không phải là điều
xa lạ trong lịch sử nhân loại. Trong Ca-Tô Rô-MaGiáo (Công Giáo) có rất nhiều
Thánh, đếm không xuể. Có Thánh Abraham lấy em làm vợ, có Thánh David cướp vợ
thuộc hạ, có Thánh Giu-se, ông thợ mộc được phong Thánh chỉ vì đã cay đắng chấp
nhận làm cha của Giê-su mà cha thật của Giê-su không ai biết là ai trừ bà Mary
nhưng bà lại không chịu nói ra, có Thánh Augustine dốt nát về vũ trụ và con
người, kỳ thị phái nữ một cách điên cuồng, có cả Thánh André Phú Yên, một Việt
gian tội đồ của dân tộc Việt Nam đi theo tên thừa sai gián điệp Alexandre de
Rhodes từ ngày đầu v..v..
Stephen Fry cũng lên án
chính sách giáo dục của Giáo hội Ca-tô là “Nhồi sọ trẻ con để chúng tin vào những
tín lý của Giáo hội[p22]” . Vấn đề Stephen Fry tấn công giáo
hội Ca-tô mạnh nhất là lập trường của giáo hội về vấn đề ngừa thai. Fry đưa ra
sự kiện ngăn ngừa bệnh AIDS ở Uganda, thành công phần nào qua chính sách ABC [Abstinence
– Be Faithful – Correct use of Condoms], nghĩa là tiết
chế tình dục, giữ đức tin, và dùng bao cao su đúng cách. Nhưng Fry lên
án Giáo hoàng đương thời là Benedict XVI đã nói láo là bao cao su làm tăng thêm
bệnh AIDS. Như vậy là ông ta (giáo hoàng) cho rằng điều kiện để tránh bệnh
AIDS là không dùng bao cao su (condoms) [p23].
Sự đau khổ, hậu quả của chính sách này thật là khủng khiếp
Về chuyện Benedict XVI
nói bậy này, chúng ta đã biết là Richard Dawkins, Giáo sư người Anh, khoa học
gia, nhà sinh học và vô thần lỗi lạc, nổi tiếng, nói rằng bàn tay của Giáo
hoàng Benedict XVI sẽ đẫm máu nếu những niềm tin của ông ta được các tín đồ
trên thế giới tuân theo. Tại một đại học ở Tây Ban Nha, Giáo sư nói: “Tôi tự hỏi đặt trên căn bản nào mà một
người nào đó có thể nói là bao cao su sẽ làm tăng bệnh AIDS. Giáo hoàng
hoặc ngu, hoặc dốt hay đầu óc lờ mờ.” Nếu các tín đồ coi lời
ông ta làm trọng thì ông ta sẽ chịu trách nhiệm về cái chết của hàng ngàn, ngay
cả hàng triệu con người [p24].
Sau phần thuyết trình
của các diễn giả là phần khán giả đặt câu hỏi. Và cuối cùng là các diễn giả nói
vài lời sau cùng để kết thúc [p25].
Tôi đề nghị quý độc giả hãy xem toàn bộ cuộc tranh luận đã có trên Internet.
Tất cả chưa tới 1 giờ đồng hồ. Tôi bảo đảm “closing statement” của Christopher
Hitchens và Stephen Fry cũng rất là hào hứng.
>[p5][the
subjugation of women]
[p8][Hitchens suggested
that the Archbishop should not have come here to debate, but to beg for
forgiveness on behalf of his wicked organisation..]
[p9] [If you are a
member of the church you were born in sins. If you don’t go to church, you
cannot go to heaven)
[p12][‘It is a very serious
crisis which demands us in the need for applying to the victims, the most
loving pastoral care.’]
[p14][Hitchens tore into the
Vatican for its refusal to hand over Cardinal Bernard Law, the former Archbishop
of Boston, to Massachusetts police for questioning about his role in the child
abuse scandals.]
[p15][He laid the
responsibility for the Holocaust at the Church’s door, which he claims was made
possible by role in inciting hatred of Jews over the centuries: “That the
church taught that the Jewish people were collectively responsible for the
death of Christ until 1964, twenty years after the Nuremberg trials, may or may
not have had something to do with the availability of a reservoir of hate to
tap into in Germany, Poland, Austria, Spain, Italy and elsewhere.”]
[p16] (If people are
poor and hungry, they can be easily converted to Christianity, particularly
into the Catholic Church. Their schools, their hospitals, their orphanages are
nothing but factories for converting people into Catholics)
[p17][The church is about
hope and salvation. And it is intellectual arrogance to say people around the
world can simply live without that. People are trying their hardest to live by
Christ’s message; by the commandments, by the interpretation of those
commandments.]
[p21][It is important as I
also happen to have my own beliefs, in the the Enlightenment thinking, and
trying to discover more truth in the world. It is an empirical fight that began
with, and there is nothing the Catholic Church likes to do more, than attack
it.]
[p23][“I don’t deny
abstinence is a good way of not getting AIDS. It really works. But so do
condoms!" he thundered. "(The Pope) spreads the lie that condoms
increase the incidence of aids. He actually makes sure that aids is conditional
on saying no to condoms. The pain and suffering you see as a result is
appalling.”]
[p24] [British
Professor scientist Richard Dawkins, the prominent biologist and atheist, said
that Benedict XVI would have blood on his hands if his beliefs were followed by
Catholics around the continent.
Speaking at a
university in Spain, he said: "I wonder on what basis anyone can say
condoms make Aids worse. The Pope is either stupid, ignorant or dim.
"If people take
his words seriously he will be responsible for the deaths of thousands, perhaps
millions of people."] Nguồn:http://www.telegraph.co.uk/news/news...is-stupid.html
The Intelligence
Squared Debate - Christopher Hitchens and Stephen Fry vs. The Catholics
From: tranquangdieu@hotmail.com
To:
Subject: Quyền lực, loạn luân, tội ác, dâm đãng và tiền bạc bên trong "tòa thánh" Vatican...! RE: Nhung PhotosDepCuaVatican- MrTrânQuangDiêuLàmQuaDang-CSKhôngThichTuDoTônGiao
Date: Sat, 9 Jul 2016 14:26:40 +0700
To:
Subject: Quyền lực, loạn luân, tội ác, dâm đãng và tiền bạc bên trong "tòa thánh" Vatican...! RE: Nhung PhotosDepCuaVatican- MrTrânQuangDiêuLàmQuaDang-CSKhôngThichTuDoTônGiao
Date: Sat, 9 Jul 2016 14:26:40 +0700
Vatican?
Sự Thât & Tội ác Nhân Loại
của Đạo Công Giáo & Tòa Thánh VATICAN:
TÀN SÁT VÀ THANH TÓAN LẪN NHAU ĐỂ CHIẾM ĐOẠT QUYỀN LỰC:
Đời Sống Bí Mật Của Tiền Bạc Trong Giáo Hội Ca-Tô:
MÀN KỊCH BỊP BỢM “PHÉP LẠ
LỘ ĐỨC” DO VATICAN VÀ HOÀNG GIA PHÁP DÀN DỰNG NĂM 1858 ĐÃ NÔ LỆ HÓA NHỮNG
LINH HỒN MÊ MUỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM:
CÁCH LÀM TIỀN CỦA VATICAN:
Xem Film loạn luân:
Người tình của Đức Giáo Hoàng
1-4.flv:
Người tình của Đức Giáo Hoàng
2-4.flv:
Người tình của Đức Giáo Hoàng
3-4.flv:
Người
Tình Đức Giáo Hoàng - Tập 1
ARTE
(TL Sưu
Tầm)
Phim
tiếng Pháp, có phụ đề Việt ngữ, mô tả sự ô nhục trong giáo triều Vatican thời
Giáo Hoàng Alexandre VI. Nhân vật chính là cô gái 15 tuổi, tên Jule Farnèse.
Khi
nói đến Ky Tô giáo thì chúng ta thường nghe những lời ca ngợi về đức hạnh của
các giáo hoàng, tuy nhiên sự thật thì trái ngược, kể từ khi Vatican được thành
lập đến nay có khoảng 39 ĐGH có vợ và con, thậm chí có người có đến hai, ba vợ
; có kẻ loạn luân với em hay con gái mình như Giáo Hoàng John XII ( 955-963),
Giáo Hoàng Pio II (1458-1464)...Mặc dù Kinh Thánh không nghiêm cấm Giám Mục có
vợ, nhưng vì sự hoang dâm và lợi dụng quyền hành để xử dụng bất chính tài sản
của Giáo Hội, nên năm 1139 Giáo hội ra luật Độc Thân cho tu sĩ nhưng đây là
luật của con người chứ không phải của Thiên Chúa, nên sau đó có nhiều Giáo
Hoàng không chấp hành luật tiếp tục cuộc sống hoang dâm khi tại chức…nhưng có
lẽ nổi tiếng dâm ô nhất là Giáo Hoàng Alexandre VI...
Mời
các bạn xem tài liệu 4 tập của đài truyền hình ARTE nói về Giáo Hoàng Alexnadre
VI...
Xin
các bạn chú ý : tập 2 có đoạn cấm trẻ em dưới 18 tuổi, xin các bạn chớ xem
chung với các em còn dưới tuổi vị thành niên. Xin click vào điạ chỉ dưới đây để
xem tiếp tập 2:http://www.dailymotion.com/video/x77krj_nguoi-tinh-ghtp-2_webcam
sau đó
bạn click vào hàng chử J'ai plus de 18 ans-désactiver mon Filtre Parental nằm
trong khung màu vàng cam, để xem tiếp tập 2
more
Tập 1:
Nguồn: http://www.dailymotion.com/swf/k2WvLf55ciTAhpOUF5&related=1.
Uploaded by hadarama
Uploaded by hadarama
From: bsdva2@gmail.com
2016-07-09 7:38 GMT+02:00 Pham Trung Kien <ptrungkien71@gmail.com>:
2016-07-09 7:38 GMT+02:00 Pham Trung Kien <ptrungkien71@gmail.com>:
Những Sự Thật Thú Vị Về Vatican
Khiến Bạn Bất Ngờ
Ai đã đọc "Thiên thần
và ác quỷ" của Dan Brown hẳn không thể nào quên quốc gia Vatican đầy bí mật
thú vị.
Vatican là quốc gia có chủ quyền nhỏ nhất thế giới, với diện tích
0,44 km2, nằm trong Italy. Quốc gia này chỉ có các con phố mà không có đường
cao tốc.
Với nhiều tài liệu quan trọng được viết bằng tiếng Italy, Vatican
không có ngôn ngữ chính thức. Cư dân nói tiếng Italy, Anh, Pháp, Đức và Tây Ban
Nha
Vatican công nhận trên lý thuyết sự sống ngoài trái đất có thể tồn
tại và thậm chí đã ra một tuyên bố chính thức. Điều này được cha Jose Funes,
trưởng đài thiên văn quốc gia, công bố vào năm 2006.
Tuy nhiên, họ cũng cho biết, dù đó có là dạng sống gì thì cũng được
Chúa trời tạo ra.
Không chỉ nhỏ nhất thế giới, đây còn là quốc gia có dân số ít nhất
với chỉ khoảng 1.000 người.
Vatican có bưu điện với tem riêng. Điều thú vị là hệ thống thư tín
nước này khá phổ biến vì dịch vụ nhanh hơn so với hệ thống của Italy. Ngoài những
món đồ lưu niệm, tem bưu điện là một trong những nguồn thu nhập chính của họ.
Trạm radio nằm trong một tòa tháp ở Vatican Gardens phát sóng bằng
20 ngôn ngữ.
Thành Vatican được công nhận là di sản thế giới của UNESCO, là di
sản duy nhất gồm trọn vẹn một quốc gia. Người dân Italy có thể ủng hộ 8% tiền
thuế hàng năm của mình cho nước này.
Năm 2007, Vatican quyết định trở thành quốc gia không carbon đầu
tiên. Họ trung hòa lượng carbon thải ra bằng cách trồng một khu rừng ở Hungary.
Các tài liệu lịch sử tiết lộ Thánh Peter bị đóng đinh ở gần vườn
Neronian và được chôn ở chân đồi, ngay dưới bệ thờ chính của nhà thờ mang tên
ngài. Các cuộc khai quật diễn ra từ năm 1940 tới năm 1957 đã xác định được ngôi
mô có khả năng là của ngài.
Đây là quốc gia quân chủ chuyên chế với người đứng đầu là giáo
hoàng.
Nhà thờ mới được xây dựng trên nền móng của nhà thờ St. Peter đầu
tiên phải mất tới 120 năm mới hoàn tất phần thô. Việc trát nề, thêm các tượng
điêu khắc, các bức họa và tranh khảm tiếp tục kéo dài thêm 200 năm nữa.
Mái vòm của nhà thờ St. Peter do Michelangelo thiết kế, với chiều
cao khoảng 122 m và đường kính hơn 42 m.
Nhà thờ St. Peter có dạng như một cây thập tự, dài 213 m, chỗ rộng
nhất lên tới 137 m, với tổng diện tích hần 1.700 m2.
Nghĩa địa dưới nhà thờ là nơi chôn cất các giáo hoàng, trong đó có
Thánh Peter (giáo hoàng đầu tiên của Vatican).
Cung điện gồm nhiều tòa nhà nối với nhau, tổng cộng có hơn 1.000
căn phòng. Trong cung điện có các căn hộ, nhà nguyện, bảo tàng, phòng họp và
văn phòng chính phủ.
Nhà nguyện Sistine do kiến trúc sư Giovanni dei Dolci thiết kế. Phần
trang trí và nội thất do Pier Matteo d'Amelia, Michelangelo, Raphael và những
người khác thực hiện trong 60 năm sau khi nhà nguyện xây xong.
Theo Zing.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét