Đập Tam Hiệp săp bị vỡ Cảnh tượng đươc mơ tã
Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tổng hợp.
Năm Canh Tý 2020 đã được định trước là một năm không bình thường. Khi tiếng pháo giao thừa báo hiệu năm mới đến cũng là thời kỳ bắt đầu bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán, làm toàn thế giới đều nhận ra điều không bình thường từ cái gọi là ‘Made in China’…
Người Hồ Bắc đã phải lang thang lưu lạc ngay trong đất nước mình. Danh từ Hồ Bắc trở thành từ tìm kiếm nhiều nhất trên thế giới. Thảm họa năm nay dường như nhất định phải có liên quan tới Hồ Bắc… Và một sự việc khác có liên quan tới Hồ Bắc lần nữa lại trở thành tâm điểm của dư luận: Vỡ đập Tam Hiệp.
Trên thực tế, ngay trong giai đoạn chuẩn bị kế hoạch của công trình đập Tam Hiệp, nhiều kỹ sư chuyên nghiệp đã cảm thấy không nên xây dựng nó. Trong đó có bức thư của chuyên gia thủy lợi Trung Quốc Hoàng Vạn Lý gửi cho chính quyền trung ương. Trong thư, ông chỉ yêu cầu cho ông thời gian 30 phút để nói rõ tai họa của đập Tam Hiệp. Tuy nhiên, mãi cho tới khi vị chuyên gia qua đời, ông cũng không nhận được 30 phút đó.
Mãi tới giây phút hấp mối, miệng ông vẫn không ngừng lẩm bẩm: “Tam Hiệp không thể xây dựng”. Ông lưu lại 12 điều tiên tri về con đập này: “Trường Giang hạ lưu làm đê vỡ bờ; ngăn cản vận tải đường thủy; vấn đề di dân; vấn đề tích ứ; chất lượng nước chuyển xấu; lượng điện phát ra không đủ; khí hậu bất thường; động đất liên tiếp; bệnh trùng hút máu kéo dài; sinh thái chuyển biến xấu; thượng du lũ lụt nghiêm trọng; cuối cùng sẽ bị dồn ép mà nổ tung. 11 sự kiện đầu đều đã xảy ra và ứng nghiệm như lời ông nói, chỉ còn sự kiện cuối cùng: Việc đập Tam Hiệp bị nổ tung chưa xảy ra.
Với bản tính luôn che đậy những sai lầm trước bằng những sai lầm sau lớn hơn, tai hại hơn, rất có thể chính phủ Trung Quốc năm nay sẽ thừa nhận thiết kế của đập Tam Hiệp có vấn đề. Cộng đồng mạng còn suy đoán, đây chính là bước đệm để làm cho con đập này bị nổ tung hoặc đánh sập.
Đập Tam Hiệp nhìn từ vệ tinh (ảnh: Wikimedia)
Cảnh tượng sau khi đập Tam Hiệp bị vỡ trong dự ngôn
Người ta đã nghiên cứu dự ngôn trong “Kim Lăng Tháp bi văn” của Lưu Bá Ôn và tin rằng đập Tam Hiệp có khả năng sẽ bị vỡ do một trận động đất năm nay. Người ta cũng tin rằng trong dự ngôn của Lưu Bá Ôn cũng miêu tả khá chi tiết cảnh tượng bi thảm sau khi đập bị vỡ.
Tháp Kim Lăng được xây dựng tại vùng ngoại ô thành phố Nam Kinh vào khoảng năm 1400 bởi vị quân sư và học giả nổi tiếng Lưu Cơ (tức Lưu Bá Ôn). Ngọn tháp đã bị phá đổ vào đầu thế kỷ 20 và những chữ khắc trên bia đá đã được tìm thấy. Những văn tự này được viết theo hình thức thơ cổ với những câu nói bóng gió dự báo trước những sự kiện sẽ xảy đến trong 500 – 600 năm sau triều Minh.
Trong Tháp Kim Lăng, những câu nói được các nhà dự ngôn giải đọc và tin rằng dự đoán tình hình năm nay đó là:
1./-“Nhất khí sát nhân thiên thiên vạn, Đại dương tàn bạo quá sài lang”
Dịch nghĩa: Một khí giết người nghìn nghìn vạn, Dê lớn tàn bạo hơn lang sói.
Tạm giải: “Nhất khí” là chỉ một bệnh dịch, không nhìn thấy nhưng liên quan đến đường hô hấp. Bệnh dịch có thể cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người. Virus Vũ Hán thông qua không khí mà lây lan phát tán dịch bệnh khắp toàn cầu sẽ cướp đi sinh mệnh của hàng chục triệu người.
2./- “Khinh khí động sơn nhạc, Nhất tuyến thiết nan đương”
Dịch nghĩa: Khí nhẹ chấn động cả núi cao, Một sợi dây sắt cũng khó mà chịu nổi.
Tạm giải: Câu “Khinh khí động sơn nhạc” được các nhà giải thích dự ngôn lý giải: Động đất, núi lửa đều là do luồng khí trong lớp vỏ trái đất bị loạn mà sinh ra. Câu “Nhất tuyến thiết nan đương” được lý giải là: Đập Tam Hiệp yếu ớt mong manh tột cùng, khi đối diện với các thảm họa thiên nhiên như động đất, núi lửa… đều không có sức chống đỡ, đối kháng.
3./-“Nhân phùng mãnh hổ nan huýnh tị, Hữu phúc chi nhân trụ sơn trang. Phồn hoa thị, Biến uông dương. Cao lâu các, Biến nê cương”
Dịch nghĩa: Mọi con hổ đều khó tránh, và những người may mắn thì sống trong biệt thự. Đô thị phồn hoa chìm trong biển nước mênh mông, nhà lầu cao trở thành đống đổ nát trong bùn lầy.
Tạm giải: Mãnh hổ” ở đây là để chỉ Giang Trạch Dân, người sinh năm Hổ, với bản tính tàn bạo và trí trá. Cuộc bức hại Pháp Luân Công của Giang gây ra tai ương và thảm họa cho con người. Sự bạo ngược cũng như con hổ, quan chức không hành thiện và nhân dân chịu khổ. “Hữu phúc chi nhân trụ sơn trang” ám chỉ những người lương thiện, chính trực sẽ không chịu hùa vào với chế độ của Giang. “Đô thị phồn hoa chìm trong biển nước mênh mông, nhà lầu cao trở thành đống đổ nát trong bùn lầy” theo lý giải của các chuyên gia dự ngôn, đây là mô tả về cảnh khốn khổ của người dân sau khi đập Tam Hiệp bị vỡ. Tất cả sự phồn hoa đều bị phù sa, bùn lầy vùi lấp.
4./- “Phụ mẫu tử, Nan mai táng. Đa nương tử, Nhân tôn giang. Vạn vật đồng tao kiếp, Trùng nghĩ diệc tao ương”.
Dịch nghĩa: Phụ mẫu chết, khó mai táng. Cha mẹ chết, con cháu khiêng. Vạn vật cùng chịu kiếp, sâu kiến cũng tai ương.
Tạm giải: Những người chất phác đơn giản còn sống sót sẽ khóc trời khóc đất vì không tìm thấy người thân, hay dù có tìm thấy cũng chỉ là thi thể và chỉ có thể mang đi mai táng. Vạn vật trong trời đất bao gồm cả côn trùng và kiến, đều khó thoát khỏi kiếp nạn này.
Vật cực tất phản, vận hạn rồi sẽ qua đi và sau đó thế giới sẽ có bước ngoặt thay đổi rõ rệt. Tuy nhiên, sự thay đổi đó là gì mọi người có thể thử tự giải đọc những câu cuối.
Hạnh đắc đại mộc lưỡng điều chi đại hạ, Điểu phi dương tẩu phản gia bang
Năng phùng Mộc Thỏ phương vi thọ, Trạch cập quần sinh lạc thả khang
Hữu nhân thức đắc kỳ trung ý, Phú quý vinh hoa bách thế xương
Tầng lâu lũy các tủng vân tiêu, Xa thủy mã long cánh tịch hiêu
Thiển thủy lý ngư chung hữu nạn, Bách tải phồn hoa nhất mộng tiêu
Dịch nghĩa:
May được hai cành gỗ lớn chống đỡ cho lâu đài, dê rời đi và chim bay trở lại quê nhà
May gặp Mộc Thỏ thì được thọ, chúng sinh vui mừng mà khỏe mạnh
Ai biết được ý tứ ở trong đó thì phú quý vinh hoa thịnh vượng trăm đời
Nhà lầu chọc trời lớp lớp tới tận mây xanh, giao thông nhộn nhịp càng ầm ĩ về đêm
Như cá mắc nạn trong ao nước cạn, trăm năm phồn hoa tiêu như giấc mộng
Tạm giải: Đại mộc lưỡng điều” hợp thành một chữ “lâm” (林), đồng thời có xuất hiện “Mộc” (木), tức “Mộc” trong Ngũ Hành; mà “Mộc Thỏ”, cũng thuộc Ngũ Hành. “Mộc”, chỉ năm Thỏ xuất sinh Đại Giác Giả độ nhân. Điểm này nhiều dự ngôn đã có đề cập rồi.
Như dự ngôn của Bộ Hư Đại Sư tiên tri về vị Thánh nhân giáng thế thời mạt pháp là “Tương tương Ngọc Thỏ tiệm Đông thăng” (Thỏ Ngọc dần dần thăng lên từ phương Đông). Trong dự ngôn “Cách Am Di Lục” của Hàn Quốc nói: “Thế mạt Thánh quân Mộc nhân” (Thánh nhân thuộc Mộc thời mạt thế), “Hà Mộc thượng cú mưu kiến tự” (Nhìn thấy chữ ‘Mộc’ ở câu trên hãy lo tính), “Dục tri sinh mệnh xứ tâm giác” (Muốn hiểu biết về sinh mệnh hãy lo tỉnh giác), “Kim cưu Mộc Thỏ ” (Chim cưu vàng Thỏ Mộc). Trong “Trịnh Giám Lục” (một cuốn sách tiên tri nổi tiếng khác của Hàn Quốc) xác minh: “Ký ngữ thế gian Độc Giác sĩ, Tu tùng bạch Thỏ tẩu thanh lâm” (Lời nhắn để lại cho thế gian bởi Giác Giả tự ngộ, bám theo Thỏ trắng mà bước vào rừng xanh). “Thanh lâm”, đối ứng “đại Mộc lưỡng điều” ở trên, ở đây chỉ tu luyện.
Thật trùng hợp, trên mạng xã hội gần đây lan truyền dự đoán của bậc thầy phong thủy Hồng Kông tên là Quyền Lãng. Ông dự đoán vào tháng 5, tháng 6 năm nay sẽ có một trận động đất lớn với cường độ 8,3 độ richter ở phía tây nam Trung Quốc. Sóng địa chấn sẽ trực tiếp gây nguy hiểm cho đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử và làm vỡ đập, từ đó gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng trên diện tích rộng ở toàn Trung Quốc.
Ngoài ra, năm nay Trung Quốc sẽ xuất hiện nạn đói nghiêm trọng, có rất nhiều người chết. Một điều cần chú ý ở đây là: Một khi con đập bị vỡ, toàn bộ vùng hạ du của con đập sẽ gặp tai họa, trong đó bao gồm các khu vực thuộc lưu vực sông Tần Hoài, là các thành phố và tỉnh lỵ như Hồ Bắc, Giang Tây, An Huy, Giang Tô và Thượng Hải. Dân cư sinh sống dọc theo con đập ước tính khoảng 100 triệu dân, đối với dân tộc Trung Hoa đây có thể gọi là tai họa ngập đầu.
Khu vực xây dựng đập Tam Hiệp, phía hạ lưu (ảnh: Wikimedia)
Đập Tam Hiệp – Ký sinh trùng trên thân ‘con rồng lớn” Trường Giang
Theo các nhà phong thủy học, Trường Giang là long mạch của Trung Hoa, từ đầu nguồn chảy tới khi đổ ra biển, cũng tựa như một con rồng lớn từ đầu tới đuôi. Còn đập Tam Hiệp giống như một bức tường đá, gắn chặt lên thân rồng, làm dòng chảy tự nhiên tuần hoàn tạo thành địa thế phong thủy tốt trở thành đầm nước chết. Cũng nghĩa là, vành đai kinh tế sôi động dọc theo sông Trường Giang, thì ngày nay trở thành nơi phát sinh tai nạn thường xuyên.
Một cư dân mạng khác đã mô tả bằng hình ảnh ẩn dụ. Nếu nói rằng sông Trường Giang là một con rồng, thì đập Tam Hiệp giống như một ký sinh trùng sống bằng cách hút chất dinh dưỡng trên cơ thể rồng.
Có cư dân mạng bày tỏ, khi đập Tam Hiệp được xây dựng, họ vẫn còn là học sinh trung học. Khi đó giáo viên nói với họ, đập Tam Hiệp là công trình vĩ đại, có lợi với tất cả mọi người. Vì nó có thể tạo ra sản lượng điện lớn, tiền điện mỗi nhà sẽ giảm. Tuy nhiên, điều anh nhìn thấy ngược lại là với khoản đầu tư xây dựng con đập tưới 90 tỷ nhân dân tệ, mực nước thượng nguồn dâng lên nhấn chìm nơi ban đầu là đất đai, dẫn đến nhiều ngời phải di dân. Ban đầu đã thỏa thuận phí di dời mỗi hộ là 30.000 nhân dân tệ, cuối cùng chỉ một phần trong số họ nhận được 10.000 nhân dân tệ, số còn lại không có tin tức gì. Tiền điện từ lúc anh ta học cấp ba tới nay không thấy giảm, mà đều tăng lên mỗi năm.
Tai họa thứ cấp do đập Tam Hiệp gây ra được Hoàng Vạn Lý nêu trong dự đoán thứ 11 về con đập này. Vùng lân cận hai bên bờ sông Trường Giang, vốn ban đầu rất trù phú thì bây giờ gần như khô cạn.
Người Trung Quốc giảng về Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Từ góc độ phong thủy, đập Tam Hiệp đã đàn áp long mạch của Trung Quốc quá lâu. Nhìn nhận từ quan điểm khoa học tự nhiên, những thiên tai do con đập mang lại cũng là quá nhiều. Về cơ bản, nhiều người cho rằng nó là loại côn trùng hút máu gây hại cho người dân Trung Quốc. Điều quan trọng nhất đó là, lãnh đạo bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ vẫn luôn nói rằng, con đập hoàn toàn an toàn và không có gì phải lo lắng. Đúng là “Chúng khẩu thước kim, tích hủy tiêu cốt dã”, nghĩa là: Miệng người ta nung chảy kim loại, lời gièm pha làm tan xương nát thịt.
Có lẽ, đập Tam Hiệp vỡ chỉ là việc sớm hay muộn mà thôi…
Theo Văn Tư Mẫn, Soundofhope
Kiên Định biên dịch
Video: Trung Quốc và thế giới trong đại dịch: ‘Kẻ đếm tiền, người đếm xác’
Your browser does not support the video tag. Please upgrade to lastest version
Có thể bạn quan tâm:
- Dự ngôn ‘Địa mẫu kinh’ về đại dịch năm 2020: Người sống sót chỉ còn lại một nửa?
- Tiết lộ từ dự ngôn trong lịch sử: Thần bảo hộ ai trong đại nạn?
- Chủ tịch Trung Quốc thừa nhận đập Tam Hiệp tàn phá môi trường, nhưng ‘ăn năn’ liệu đã quá muộn?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét