Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020

Nhân Quả Của Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang Trần Trung Chính

Nhân Quả
Của Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang



Trần Trung Chính

Đạo Phật có nói đến NGHIỆP, đến NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO chứ không hề nói đến ĐỊNH MỆNH.
Do đó : gây nhân xấu ác thì gặt quả đau khổ, gây nhân lành thì gặt quả an vui .chứ không phải “cái tơ cái tóc cũng do trời định” như “định mệnh thuyết của Khổng Nho hoặc định mệnh thuyết 4 giai cấp của Bà –la-môn (Ấn Độ giáo)

Năm 1925, tiếng bom Sa Điện nổ ở Quảng Châu do Phạm Hồng Thái phụ trách, tuy không giết được Toàn Quyền Merlin, nhưng Bộ Thuộc Địa của chính quyền Pháp đang tìm cách “vô hiệu hóa” tinh thần chống Pháp của người Việt. Năm 1930,Toàn Quyền Pasquier đệ trình kế hoạch để thực thi giải quyết vấn nạn này. Ông Pasquier nhận xét rằng những nhà ái quốc của Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho Giáo với quan niệm QUÂN – SƯ – PHỤ  làm kim chỉ nam cho cuộc sống chính trị của người Việt. Ông Toàn Quyền Pasqiuer đề nghị dùng Phật Giáo  để làm “chệch hướng” của cao trào “trung quân ái quốc” vì Phật Giáo chú trọng đến CỨU KHỔ  và GIẢI THOÁT  cho từng cá nhân chứ không bao giờ đề cập đến QUỐC GIA và TỔ QUỐC. Châm ngôn BI – TRÍ – DŨNG cũng chỉ đề cập đến thái độ ứng xử (behavior) của cá nhân chứ không đề cập đến QUỐC GIA và TỔ QUỐC.

Bác sĩ Lê Đình Thám thành lập Hội Phật Giáo (tại Huế) từ năm 1932 với sự ngầm giúp đỡ của Toàn Quyền Pasquier và chính quyền thuộc địa của các ông Khâm Sứ và Công Sứ địa phương. Lợi dụng vỏ bọc “khuếch trương Phật Giáo”, bác sĩ Lê Đình Thám bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản song hành với nghiên cứu về Phật Giáo. Khi đó những người như Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu, Thích Nhất Hạnh…vì nhà nghèo nên được “gửi vào chùa”. Các vị sư trụ trì các chùa lớn ở Huế nhận các “chú tiểu” này với 2 điều kiện tối thiểu :

1/ Điều kiện thứ nhất : phải thông minh

2/Điều kiện thứ hai : phải trường thọ

Chú thích 1 : cả 2 điều kiện này đều dựa vào  môn Tướng Mệnh Học.

Chú thích 2 : thân phụ của ông bạn tù CVB của tôi suýt bị bắt vì mưu toan gia nhập  Quốc Dân Đảng, sau khi  Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học thất bại và bị xử tử, thân phụ ông bạn CVB sinh hoạt bình thường nhưng ẩn mình trong các chùa nên biết rõ xuất xứ của các vị sư sau này làm lãnh tụ của Khối Ấn Quang.

Vào thời điểm từ khi thành lập Hội Phật Giáo Trung Việt vào năm 1932 cho đến 1945, các chú tiểu và tăng sinh trong chùa được dạy dỗ của các nhà sư lớn tuổi, cho nên rành chữ Hán, chữ Phạn. Và riêng chữ quốc ngữ Latinh hóa thì các vị sư rất là yếu kém (ở ngoài đời dân chúng trưởng thành giỏi chữ quốc ngữ là nhờ các ông Trần Trọng Kim, Trần Văn Thông, Đỗ Thận, Bùi Kỷ… soạn bộ sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư dành cho bậc tiểu học. Rồi lên trung học đa phần là nhờ đọc báo chí của các ông Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Khôi, nhóm Tự Lực Văn Đoàn…). Giới thiệu sơ qua như vậy, chúng ta suy đoán chắc chắn rằng trình độ Việt ngữ của các nhà sư ngang tuổi với Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh, Thích Nhất Hạnh, Thích Đôn Hậu…rất là kém cỏi. Về mặt Công Dân Giáo Dục thì các nhà sư này hoàn toàn không biết gì hết về ý thức “trách nhiệm và bổn phận công dân của một quốc gia độc lập”.

Thẳng thắn mà nói, chương trình Cải Tổ Giáo Dục ra đời năm 1957 dưới thời Bộ Trưởng Giáo Dục là ông Trần Hữu Thế của chính phủ Ngô Đình Diệm. Khi ấy , chính phủ VNCH cũng bắt đầu cho các vị tăng sĩ đạt được trình độ Tú Tài đi du học các nước Anh, Mỹ, Pháp…Nhưng có học vị đại học  về văn chương, về Phật Học , về Xã Hội Học, về Triết Học…nhưng trong quá khứ họ không được rèn luyện ý thức  CÔNG DÂN nên sau này khi nhóm ưu tú này nắm quyền lãnh đạo Giáo Hội Ấn Quang , chúng ta biết và thấy rõ là không hề có ông sư, bà sư nào đề cập đến Ý NIỆM ÁI QUỐC và đặt QUYỀN LỢI TỔ QUỐC LÊN TRÊN HẾT.

Một biến cố lớn đã xảy ra trên thành phố HUẾ và tỉnh Thừa Thiên vào năm Mậu Thân 1968 là những người dân thường, viên chức chính phủ, quân nhân ,các đảng viên của Quốc Dân Đảng và Đảng Đại Việt cũng như đồng bào theo Thiên Chúa Giáo ở Phú Cam bị chôn sống gần 7,000 người. Người ta lên án những đồ tể như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Nguyễn Đóa, Tôn Thất Dương Tiềm, Tôn Thất Dương Kỵ, Thích Đôn Hậu… nhưng không ai thắc mắc và tìm hiểu sâu thêm là tại sao những đồ tể này đều là những phật tử thuần thành của tập đoàn tăng lữ Bình Trị Thiên  ?

Xin nhắc lại hệ luận của Học Thuyết Nhân Quả là trên cõi đời này không có chuyện gì tự nhiên xảy ra, con người vì thiếu suy nghĩ hay bị màng vô minh che lấp giữa NHÂN và QUẢ nên cho rằng tự nhiên xảy ra.

Thí dụ : cựu Đại Úy Nguyễn Như Quỳnh (khóa 1 Đại Học Chiến Tranh Chính Trị) trong niên khóa 1961-1962 học lớp đệ nhị (sau năm 1970, Bộ Giáo Dục đổi lại là lớp 11), phụ trách môn Việt Văn là giáo sư  Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ông này đã có tư tưởng ghét chế độ VNCH, ghét Thiên Chúa Giáo, ghét những kẻ theo Mỹ Pháp. Nên nhớ rằng Viện Đại Học Huế khai giảng vào năm 1958, Hoàng Phủ Ngọc Tường dạy trung học đệ nhi cấp năm 1961, tức là Hoàng Phủ Ngọc Tường học trung học và đại học tại Huế. Giáo dục của VNCH không có ai cho phép dạy học trò lòng căm thù như vậy,  chắc chắn là Hoàng Phủ Ngọc Tường đã hấp thụ “văn hóa căm thù” từ các vị tăng gốc là đảng viên Cộng Sản của Hội Phật Giáo Trung Việt mà thôi.

Để chứng minh cho sự thật hiển nhiên là sau Hiệp Định Genève 1954, tất cả những nhà sư Cộng Sản như Thích Tố Liên, Thích Trí Độ, ngay cả bác sĩ Lê Đình Thám cũng rút ra Bắc hoạt đông (Lê Đình Thám để lại gia đình con cái tại Quảng Nam, sau này một người con trai là ông Lê Đình Duyên trở thành dân biểu của Quảng Nam, coi như cầm đầu những dân biếu thân Ấn Quang). Một lý do rất đơn giản là những hoạt động cho Việt Cộng của những tên Việt Cộng đội lốt tu sĩ này đã bị Sở Liêm Phóng lưu hồ sơ. Khi bàn giao cho chính phủ VNCH, các hồ sơ an ninh này đã được giới chức an ninh – phản gián của VNCH tiếp nhận. Những người Cộng Sản này nếu ở lại Huế thì chắc chắn sẽ bị bắt, cho nên lệnh của chính quyền VC chỉ để lại những “trẻ con” như Võ Đình Cường, Thích Trí Quang, Thích Nhất Hạnh, Thích Thiện Minh, Thích Đôn Hậu, Tôn Thất Dương Kỵ, Tôn Thất Dương Tiềm…mà thôi   ( bị xem là “trẻ con” vì chưa bị Sở Liêm Phóng ghi tên vào “sổ đen”)

Những nhà sư Cộng Sản thứ thiệt đã từng bị Sở Liêm Phóng bắt giữ, chính bà Hoàng Thị Cúc (hiệu là Từ Cung – mẹ vua Bảo Đại, đích thân viết thư tay xin Toàn Quyền Pasquier thả ra và Sở Liêm Phóng vẫn còn giữ lá thư của bà Từ Cung. Điều bí mật này, tất cả những phật tử Huế không hề biết, ngay cả Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh, Thích Nhất Hạnh… cũng không thể biết.

Những năm đầu của thập niên 1980, ông Vũ Ngự Chiêu là Ph.D. Candidate của Đại Học Mỹ (lâu quá người viết không nhớ rõ), đề tài của luận án là những hoạt động của Hồ chí Minh tại Pháp vào những năm 1920 – 1930. Ông Vũ Ngự Chiêu đã cậy nhờ Giáo Sư Nguyễn Thế Anh trợ giúp vì ông Vũ Ngự Chiêu rành tiếng Anh và tiếng Việt chứ ông không rành tiếng Pháp và càng không thể rành những nơi cất giữ tài liệu mang tính cách trung thực của lịch sử. Giáo Sư Nguyễn Thế Anh có văn bằng Tiến Sĩ Sử Học của Đại Học Sorbonne, đã nắm giữ chức Viện Trưởng Viện Đại Học Huế kiêm nhiệm luôn chức vụ Trưởng Khoa Sử của Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trong khoảng 1965 – 1975.

Cả 2 ông đã vào tận văn khố của Bộ Thuộc Địa Pháp tìm được những tài liệu mà chưa ai biết (kể cả Ban Tuyên Huấn của Đảng CSVN). Dĩ nhiên nhờ những tài liệu độc đáo này, ông Vũ Ngự Chiêu đã được chấm đậu văn bằng Tiến Sĩ Sử Học của ông. Điều quan trọng là những tài liệu được trình bày trong Luận Án đã lột mặt nạ giả dối của Hồ chí Minh mà lâu nay Đảng Cộng Sản Việt Minh vẽ vời thần thánh hóa những chuyện không có thực.

Đưa thí dụ của Tiến Sĩ  Vũ Ngự Chiêu và Giáo Sư Nguyễn Thế Anh tìm tài liệu trong văn khố của Bộ Thuộc Địa để bác bỏ những cáo buộc mà những phật tử cuồng Ấn Quang sẽ phản đối người viết là “bôi bác uy tín và bêu xấu những vị lãnh đạo của Phật Giáo”. Người viết đoan chắc là trong văn khố của Bộ Thuộc Địa vẫn còn lưu giữ những tài liệu liên quan đến vấn đề thành lập Hội Phật Giáo Trung Việt vào năm 1932, lý do cũng rất tầm thường và giản dị : “ ông Pasquier chỉ thi hành những mệnh lệnh của Bộ Thuộc Địa và ngân sách chi dùng là của Bộ Thuộc Địa chứ không phải tiền túi riêng của Toàn Quyền Pasquier.”

Dự án nâng đỡ Phật Giáo của ông Pasquier đã có kết quả tốt, đó  là suốt từ năm 1932 cho đến năm 1945, không có cuộc kháng chiến vũ trang bạo động nào của người Việt thách thức đến sự thống trị của người Pháp tại Đông Dương. Như đã đề cập trong phần đầu : “học thuyết của Phật Giáo chỉ làm chệch hướng những cuộc đấu tranh chống Pháp”. Trong khi những lãnh tụ Phật Giáo Ấn Quang ngông cuồng, kiêu ngạo và ngu dốt mưu định dùng triết thuyết Phật Giáo thay thế cho ý niệm Ái Quốc của người Việt.

Người viết dám dùng 2 chữ “ngu dốt” vì những nhà sư Ấn Quang không có học Lịch Sử Việt Nam (chưa chắc các ông này đã đọc VIỆT NAM SỬ LƯỢC của học giả Trần Trọng Kim viết từ năm 1930, sách do nhà xuất bản Tân Việt in ấn). Người viết đưa ra 3 thí dụ điển hình trong Lịch Sử Việt Nam để chứng minh Ý NIỆM ÁI QUỐC và ĐẶT QUYỀN LỢI ĐẤT NƯỚC LÊN TRÊN CÁC QUYỀN LỢI KHÁC (cả 3 trường hợp này đều xảy ra trong 2 triều đại Lý – Trần, là thời đại hưng thịnh của Phật Giáo của nước ta)

Thí dụ thứ nhất : trường hợp danh tướng Lý Thường Kiệt, theo như học giả Hoàng Xuân Hãn, 2 anh em của ông Lý Thường Kiệt và Lý Thường Hiển đều làm quan trong triều nhà Lý, ông Lý Thường Kiệt có gia đình, nhưng ông được làm phụ chính cho vị vua lên ngôi còn quá nhỏ, để tránh tiếng dị nghị với Hoàng Thái Hậu và các cung nữ trong triều, ông tình nguyện tự thiến để ra vào trong cung cấm như các thái giám (mặc dù ông không phải tiến thân từ hàng ngũ  thái giám). Tất cả mọi quyết định trọng đại đều do ông lên kế hoạch và thực thi, kể cả việc “tấn công để phòng thủ” của ông sang Quảng Tây .Ông nổi danh với thành tích khi hạ thủ được thành Nam Ninh (thủ phủ của tỉnh Quảng Tây) ông đã giết 36,000 người : khi quân cứu viện của nhà Tống tới Nam Ninh thì ông Lý Thường Kiệt đã rút quân về nước. Trong bản báo cáo cho triều đình, sử quan của đạo quân cứu viện này ghi nhận ông ta đếm được 360 đống đầu lâu, mỗi đống có 100 đầu lâu. Sự kiện này làm rúng động triều đình nhà Tống và làm quân dân của 2 tỉnh Quảng Đông – Quảng Tây khiếp sợ ông Lý Thường Kiệt.

Thí dụ thứ hai :  Khi quân Mông Cổ xâm lăng nước ta lần thứ nhất, vua Trần Thái Tông (tên là Trần Cảnh) có ý định đầu hàng vì thực lực quân sự của nhà Trần còn yếu kém, Thái Sư Trần Thủ Độ (là chú ruột của vua Trần Thái Tông, tuy không làm vua nhưng thực sự là người thành lập – founder – nhà Trần), có tâu vua là : “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”. Ý kiến của người viết : “câu nói của Trần Thủ Độ được sử sách ghi lại chỉ có tính cách ước lệ và hàn lâm, chứ ông Trần Cảnh lên làm vua do vợ là Lý Chiêu Hoàng truyền lại lúc mới 8 tuổi, nên câu nói của Trần Thủ Độ phải hiểu là : Tao còn ngồi đây, đứa nào nói chuyện đầu hàng là tao chặt đầu trước”.

Thí dụ thứ ba : khi quân Mông Cổ xâm lăng nước ta lần thứ hai do Thái Tử Thoát Hoan thống lĩnh 50 vạn quân, vua Trần Nhân Tông cũng có ý định đầu hàng, danh tướng Trần Quốc Tuấn (danh hiệu  Hưng Đạo Vương) chất vấn : “thế còn xã tắc và nhân dân thì sao ? Có cái gì bảo đảm rằng nhà vua đầu hàng cho yên thân thì quân Mông Cổ sẽ để yên cho nhân dân và không tàn phá  đất nước ?. Danh tướng Trần Quốc Tuấn được toàn dân nhiều thế hệ sau truy tặng là THÁNH TRẦN vì ông luôn luôn đặt QUYỀN LỢI CỦA ĐẤT NƯỚC LÊN TRÊN HẾT(trên cả những quyền lợi của chi phái dòng họ của ông cũng như quyền lợi của cá nhân ông)

Chính vì không đặt quyền lợi QUỐC GIA và TỔ QUỐC là cứu cánh cho công cuộc tranh đấu, nên Giáo Hội Ấn Quang cũng như Tập Đoàn Tăng Lữ Bình Trị Thiên không có hậu thuẫn chính trị , ngoại trừ một số tướng tá dốt nát như Nguyễn Chánh Thi, Phan Xuân Nhuận, Tôn Thất Đính, Đàm Quang Yêu…và một số tín đồ cuồng tín chỉ nằm trong địa phương Huế - Thừa Thiên – Quảng Nam… Nhận định của người viết không phải từ sự võ đoán xuất xứ từ sự ghét bỏ những ông bà sư thân Cộng, mà là chính sách chủ yếu của Giáo Hội Ấn Quang, đó là tới năm 2020 mà vẫn cứ rêu rao là  PHẬT GIÁO ĐỒ VN TRANH ĐẤU CHO ĐẠO PHÁP VÀ DÂN TỘC ( trong đám tín đồ ủng hộ không có ai đặt câu hỏi là thế QUỐC GIA – TỔ QUỐC  ở đâu?).

Thực sự, hiện trạng của Giáo Hội Ấn Quang sau khi nhà sư Thích Quảng Độ qua đời, là hiện tượng SỨ QUÂN , y hệt như sau khi Ngô Quyền chết rồi,  con trai kế vị là Ngô Xương Ngập không đủ tài cai trị, loạn lạc nổi lên tứ tung phải nhờ em trai là Ngô Xương Văn trợ giúp cầm quân đi dẹp loạn. Không may, Ngô Xương Văn trúng tên tử trận rồi Ngô Xương Ngập cũng qua đời. Rốt cuộc con Ngô Xương Ngập là Ngô Xương Xí chỉ giữ được đất Đường Lâm và trở thành 01 trong số Thập Nhị Sứ Quân.
Cái tư tưởng ghét VNCH, ghét Mỹ, ghét Pháp…mà chỉ hô hào thương yêu dân tộc Việt Nam vẫn còn tồn đọng trong đám gọi là “trí thức Phật Giáo như Lý Khôi Việt, Trần Chung Ngọc, Trần Quang Thuận, Tạ Văn Tài, Đào Văn Bình, Trần Kiêm Đoàn, Định Nguyên Nguyễn Hữu Đính,Cao Văn Hở,Lê Công Cầu, Huỳnh Tấn Lê , Cao Huy Thuần, Thái Kim Lan…Dẫn chứng qua bài viết mới đây của Định Nguyên với tựa đề 30 tháng tư /năm 1975 là ngày gì ? Dưới vỏ bọc là cựu Đại Úy Cảnh Sát, cả nguyên bài văn chớ hề thấy Định Nguyên vạch trần tội ác của Cộng Sản mà lại lý luận quanh co là sau ngày 20 tháng 7 năm 1954 và sau 30 tháng tư năm 1975, người Việt xuất ngoại khởi đầu cho “hành trình đi tìm tự do”. Rõ ràng là nếu VC không chiếm VN thì nhân dân Việt Nam đâu có phải “Đi Tìm Tự Do” làm quái gì.

Khẩu hiệu GIẢI TRỪ PHÁP NẠN mà Giáo Hội Ấn Quang và tập đoàn tăng lữ Bình Trị Thiên thường hay rêu rao, nhưng không chỉ rõ PHÁP NẠN do ai gây ra ? Chính quyền VNCH trước 1975 ?, giáo hội Thiên Chúa Giáo La Mã ?, Tin Lành ?, Cao Đài?, Hòa Hảo? hay nhóm Việt Nam Quốc Tự của HT Thích Tâm Châu, TT Thích Tâm Giác? Thực tế chính trị cho thấy là khi chưa minh định rõ ràng ai hay tổ chức nào là kẻ thù (gây ra PHÁP NẠN) thì những công việc gây xáo trộn của Khối Ấn Quang chỉ là cách kiếm tiền, kiếm chức bằng nước bọt và bằng sự ngây thơ của các tín đồ khờ khạo.

Sự “đồng hành” với Cách Mạng (thực tế là đồng lõa với Cộng Sản) để “MỸ CÚT, NGỤY NHÀO” là một sự ngu xuẩn cùng cực của nhóm lãnh đạo Ấn Quang và tăng lữ Bình Trị Thiên. Sự đồng lõa với Việt Cộng chỉ tin vào cái bánh vẽ do Cộng Sản đưa ra chứ không hề căn cứ vào tình hình thực tế của lịch sử nhân loại (trách hơi oan vì những ông bà sư Khối Ấn Quang đâu có học Lịch Sử mà biết những cases điển hình)

Trường hợp điển hình thứ nhất : vào thế kỷ thứ ba trước Thiên Chú Giáng Sinh, sau khi nhà Tần bị tiêu diệt, Lưu Bang và Hạng Võ tranh dành nhau để lên ngôi vua, Hạng Võ có sức mạnh và quân sĩ đông hơn, nhưng Lưu Bang có các tướng giỏi như Hàn Tín, Trương Lương, Tiêu Hà trợ giúp. Chính Khoái Kiệt, quân sư của Hàn Tín bàn với Hàn Tín là không nên  đánh bại Hạng Võ, vì khi đánh bại Hạng Võ thì Lưu Bang sẽ giết Hàn Tín. Hàn Tín không nghe lời Khoái Kiệt, nên trước khi Hàn Tín bị giết, Khoái Kiệt giả điên lang thang ngoài chợ ăn uống và  sinh hoạt như những kẻ bị bệnh tâm thần. Sau khi Hàn Tín bị giết rồi, Lưu Bang tha cho Khoái Kiệt vì cho rằng Khoái Kiệt bị điên, mà giết Khoái Kiệt thì bị mang tiếng.

Trường hợp điển hình thứ nhì : vào thế kỷ thứ ba sau Thiên Chúa Giáng Sinh, nhà Hán suy yếu, nước Tàu bị chia  thành 3 QUỐC GIA : Bắc Ngụy do Tào Tháo lãnh đạo, Tây Thục do Lưu Bị lãnh đạo, Đông Ngô do Tôn Quyền lãnh đạo. Vùng Kinh Châu (địa lý chiến lược quan trong vì nằm giữa 3 nước Bắc Ngụy, Tây Thục, Đông Ngô) , Lưu Bị giao cho Quan Công trấn giữ. Trước khi lên đường nhận nhiệm sở,  quân sư Khổng Minh hỏi Quan Công : “nếu Tào Tháo và Tôn Quyền đồng loạt tấn công Kinh Châu cùng một lúc, thì ông phải làm gì ?”. Quan Công trả lời : “Thì ta chia ra làm 2 để chống đỡ”. Khổng Minh nói : “Thế thì không ổn. 2 thằng cha đó mà cùng tấn công Kinh Châu thì 8 ông Quan Công cũng chống không nổi, huống hồ chỉ có một mình ông. Ông phải giữ nguyên tắc sau đây BẮC CỰ TÀO THÁO- ĐÔNG HÒA TÔN QUYỀN thì mới giữ được Kinh Châu”. Về sau, Quan Công không giữ nguyên tắc này nên mất Kinh Châu mà còn bị Tào Tháo chém đầu.

Trường hợp điển hình thứ ba : cận đại nhất, Hoa Kỳ bắt buộc rút lui khỏi Việt Nam vì nhiệm kỳ của Tổng Thống Mỹ không thể vượt quá 8 năm, lãnh đạo của Hoa Kỳ không thể đế nước Mỹ sa lầy vào một cuộc chiến không có hồi kết thúc, Tổng Thống Nixon đã mua sự an toàn của miền Nan Việt Nam bằng Hiệp Định Paris 1973 (khoản 21B quy định, Hoa Kỳ sẽ viện trợ tái thiết Đông Dương 3 tỷ dollars với điều kiện các bên phải thành lập chính phủ 3 thành phần với sự bầu cử tự do có quốc tế quan sát để nhân dân Việt Nam tự quyết định vận mệnh chính trị của mình). Nghe lời xúi dại của Liên Sô và Trung Cộng, Lê Duẩn xua 14 sư đoàn quân BV trong chiến dịch HCM diễn ra trong 55 ngày tiến vào Sài Gòn để nhận được lời khen là “thành đồng của chủ nghĩa Cộng Sản” nhưng Hoa Kỳ không đưa ra một cắc nào với lý do CSBV vi phạm Hiệp Định Paris. Cái đau của CSBV là không thể kiện cáo tại bất cứ tòa án náo.!!!
Kết luận : PHÁP NẠN là do cấp lãnh đạo cũa Giáo Hội Ấn Quang gây ra, bây giờ kêu gọi phật tử góp tay GIẢI TRỪ PHÁP NẠN là sao ? Văn phòng Quốc Tế Vận của Võ Văn Ái phát động chiến dịch vận động các đại cường giúp đỡ Giáo Hội Ấn Quang. Bên Âu Châu thì người viết không rõ chứ ở Hoa Kỳ, nơi mà người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản đông hơn tất cả những người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại các quốc gia khác thì lời kêu gọi của Võ Văn Ái thuộc loại “nghe qua rồi bỏ”. Ngay chính giới thiên tả như John Kerry,Edward Kennedy, Jane Fonda, Tom Hayden, Joe Biden…cũng giả lơ.

Một câu hỏi khác có liên quan mật thiết với học thuyết NHÂN QUẢ, đó là tại sao Giáo Hội Ấn Quang đã gieo NHÂN tốt, có LÃNH ĐẠO NỔI DANH (làm rung chuyển Tòa Bạch Ốc)  có đội ngữ cán bộ xách động quần chúng tài tình (có những người học vị rất cao), có sự ủng hộ cuồng nhiệt của khối tín đồ (xem phật tử Huế đi dự đám tang của nhà sư Thích Trí Quang hồi tháng 11/2019)…vậy tại sao kết QUẢ của Giáo Hội Ấn Quang ( sau khi nhà sư Thích Quảng Độ qua đời)  lại quá bi thảm !

Có một cái gì “không ổn” trong diễn trình NHÂN – DUYÊN –QUẢ này chăng ? Theo ý kiến riêng của người viết, chính Thích Trí Quang và tập đoàn lãnh đạo của tăng lữ Bình Trị Thiên đã “luộc chín” NHÂN TỐT của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ngay từ những ngày đầu tiên thành lập GHPGVNTH vào năm 1964 tại Sài Gòn.

A.- Điều không ổn thứ nhất : nhóm tăng lữ của Bình Tri Thiên vơ vào danh xưng Giáo Hội Phật Giáo VN truyền thừa trên 2,000 năm nay. Cách sinh hoạt các ngôi chùa lớn tại miền Bắc và miền Trung là hoàn toàn độc lập, làng cấp cho chùa một số ít đất đai để tự lực mưu sinh. Sau này ngoài Huế người ta gọi các chùa lớn là Tổ Đình, thí dụ như Tổ Đình Từ Hiếu, Tổ Đình Từ Đàm…Chỉ sau khi Tướng Nguyễn Khánh lên cầm quyền người ta mới rục rịch tổ chức thành Giáo Hội Phật Giáo Và Hiến Chương dự thảo cho Giao Hội Phật Giáo ra đời vào năm 1964 dưới thời của Thủ Tướng Chính Phủ là Trung Tướng Nguyễn Khánh.

B- Điều không ổn thứ hai : Hiến Chương của Giáo Hội Phật Giáo quy định Viện Tăng Thống do các Hòa Thượng cao niên trong Giáo Hội bầu ra Vị Tăng Thống : do đó Tăng Thống đầu tiên là Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, nhưng Tổng Thư Ký Viện Tăng Thống do chỉ định chứ không cần ứng cử và bầu cử.
Hiến Chương cũng quy định Viện Trưởng Viện Hóa Đạo là do các Chánh Đại Diện các miền Phật Giáo bầu ra và điều kiện ứng cử chức vụ Viện Trưởng Viện Hóa Đạo phải là Chánh Đại Diện miền Phật Giáo, khởi thủy chỉ có một ứng cử viên là nhà sư Thích Trí Quang đủ điều kiện ứng cử,, nhà sư Thích Tâm Châu tuy nằm trong Tăng Già Phật Giáo nhưng không là Chánh Đại Diện của miền Phật Giáo nào cả. 48 giờ trước khi đầu phiếu, Thượng Tọa Thích Thanh Cát viết đơn từ chức Chánh Đại Diện miền Vĩnh Nghiêm và suy cử Thượng Tọa Thích Tâm Châu thay thế. Điều này hoàn toàn bất ngờ đối với Thich Trí Quang, nên khi  công bố kết quả Thượng Tọa Thích Tâm Châu đắc cử với 9 phiếu thuận, nhà sư Thích Trí Quang chỉ được 3 phiếu (trong tổng số 13 đại biểu, có 01 vị bỏ phiếu trắng).

Chú thich : hiện nay Hòa Thượng Thích Thanh Cát đã cao tuổi (có lẽ suýt soát 100 tuổi) và vẫn cư ngụ tại chùa Giác Minh – thành phố East Palo Alto, cách thành phố San José khoảng 30 phút lái xe.

C- Điều không ổn thứ ba: cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền nguyên Hội Trưởng Hội Phật Học Nam Việt viện cớ chùa Xá Lợi quá nhỏ bé nên vận động vị sư trụ trì chùa Xá Lợi mời tất cả các vị sư trong Ủy Ban Tranh Đấu của Phật Giáo đi tìm chỗ cư trú khác.

D- Điều không ổn thứ năm : khi Thượng Tọa Tâm Châu đảm nhiệm chức vụ Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, nhà sư Thích Trí Quang qua giữ chức Tổng Thư Ký Viện Tăng Thống, trên danh nghĩa là phụ giúp Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, nhưng thực tế cho thấy là nhà sư Trí Quang đoạt quyền lãnh đạo Viện Tăng Thống và dùng Viện Tăng Thống để khuynh đảo Thượng Tọa Thích Tâm Châu. Từ khi Thượng Tọa Thích Tâm Châu nắm giữ Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Thượng Tọa Thích Tâm Giác giữ chức Chánh Đại Diện miền Vĩnh Nghiêm.

E-Điều không ổn thứ năm : Thủ Tướng Nguyễn Khánh lấy đặc quyền hành pháp ký  văn thư cắt một phần đất của Cục Quân Cụ tọa lạc tại ngã ba Trần Quốc Toản – Petrus Ký thuộc quận 3 Sài Gòn để xây Viện Nam Quốc Tự cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Thống Nhất có nơi sinh hoạt . Thủ Tướng Nguyễn Khánh cũng hứa Chính Phủ VNCH sẽ cấp một khoản nợ lên tới 100 triệu đồng để xây cất và đặc biệt là Giáo Hội PGVNTN trả dần  số nợ này trong nhiều năm không có tiền lời (no interest). Về mặt pháp lý, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo thay mặt Giáo Hội ký khế ước nhận tiền của Chính Phủ.

Vì biết chắc Thích Trí Quang và phe nhóm tăng lữ Bình Trị Thiên sẽ “đảo chánh” và trách nhiệm trả nợ sẽ rơi vào cá nhân mình, nên Thượng Tọa Thích Tâm Châu nhất định không ký giấy tờ vay nợ. Lời qua tiếng lại rất gay gắt đến nỗi Thượng Tọa Thích Tâm Giác nổi giận , ông hăm dọa : “tôi mà xây xong chùa Vĩnh Nghiêm thì các ông liệu với tôi”.

F.- Điều không ổn thứ sáu : hai năm sau, trong dịp Lễ Phật Đản năm 1966,thấy không làm gì được Thượng Tọa Tâm Châu nên Thích Trí Quang tự thành lập Giáo Hội Ấn Quang và dẫn dắt tín đồ Phật Giáo vào những cuộc đối đầu với chính phủ VNCH đồng thời công khai đồng lõa với Việt Cộng để ĐÁNH CHO MỸ CÚT- NGỤY NHÀO. Sự thành lập Giáo Hội Ấn Quang không dựa trên căn bản pháp lý nào và cũng không được chính phủ VNCH công nhận. Điều vô lý là Giáo Hội Ấn Quang chống chính phủ VNCH và chống cá nhân Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, chống cá nhân Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ… nhưng lại đòi hỏi chính phủ VNCH công nhận Giáo Hội Ấn Quang là một “thực thể chính trị” dưới danh xưng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất !!!

E.- Điều không ổn thứ bảy : Chỉ có Tăng Thống Thích Tịnh Khiết và đệ nhị Tăng Thống Thích Giác Nhiên là được bầu cử đúng theo Hiến Chương 1964. Năm 1973 khi Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết viên tịch, Hội Đồng Trưởng Lão Các Tăng Già đã bầu Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên lên thay thế, lúc đó Ngài đã 101 tuổi. Năm 1977, Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên viên tịch, tự nhiên người ta thấy nhà sư Việt Cộng Thích Đôn Hậu tự xưng là Đệ Tam Tăng Thống. Rồi Thích Đôn Hậu “truyền” lại cho Thích Huyền Quang lên làm Đệ Tứ Tăng Thống không qua cuộc bầu cử nào. Thích Huyền Quang cũng “truyền “ lại cho Thích Quảng Độ lên làm Đệ Ngũ Tăng Thống.

Có lẽ nhà sư Thích Quảng Độ có LIÊM SỈ hơn bọn thầy chùa “ĐỒNG HÀNH “ với Cách Mạng nên trước khi lìa đời , ông không TRUYỀN THỪA cho bất cứ người nào.

Đó là tình trạng các sứ quân của PG đang làm “bẩn mắt + điếc tai” trên các diễn đàn điện tử hiện nay. Bọn lãnh đạo các SỨ QUÂN CỦA PHẬT GIÁO quên rằng người Phật Tử chân chính tại hải ngoại không thể và không bao giờ trở thành NHỮNG CON CHIÊN LÔNG VÀNG như đám đông tiễn đưa Thích Trí Quang hồi tháng 11 năm 2019 ở Huế.
Viết xong ngày 29 tháng 4 năm 2020 tại San José
Kỷ niệm năm thứ 46 NGÀY QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Trần Trung Chính

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét